- Lời Giớì Thiệu
- Lời Nói Đầu
- 1. Phẩm Phật Quốc
- 2. Phẩm Phương Tiện
- 3. Phẩm Đệ Tử
- 4. Phẩm Bồ Tát
- 5. Phẩm Văn Thù Sư Lợi
- 6. Phẩm Bất Tư Nghị
- 7. Phẩm Quán Chúng Sanh
- 8. Phẩm Phật Đạo
- 9. Phẩm Vào Pháp Môn Không Hai
- 10. Phẩm Phật Hương Tích
- 11. Phẩm Hạnh Bồ Tát
- 12. Phẩm Thấy Phật A Súc
- 13. Phẩm Pháp Cúng Dường
- 14. Phẩm Chúc Lụy
Phật Lịch 2514
KINH DUY-MA-CẬT
Đời Diêu Tần, ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La
Thập
vưng chiếu dịch ra chữ Trung Hoa
Dịch giả: Thích Huệ Hưng
Dương Lịch
1970
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh “DUY MA CẬT” cũng có tên gọi : “Kinh BẤT KHẢ TƯ NGHỊ GIẢl THOÁT”. Kinh này nói rõ cảnh giới của Đại Bồ Tát chứng nhập.
Bồ Tát thườnng chẳng những thị hiện thuận hành mà cũng lắm khi thị hiện nghịch hành để hóa độ chúng sinh.
Ngài DUY MA CẬT chính là vị Đại Bồ Tát ở cõi Bất Động, vì trợ duyên đức Thích Ca mà hiện thân cư sĩ đến cõi ta bả này. Muốn hiển bản tánh “Bình Đẳng Chơn Thật Không Hai” của chúng sinh sẵn có, Ngài hiện thân có bịnh để chỉ bày các phưong pháp phá chấp : có, không, thường, đoạn của Tiểu Thừa và phàm phu ngoại đạo.
Đọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật dạo. Có thật hành Phật đạo mới trở về bản tánh “bình đẳng không hai” và đầy đủ diệu dụng giải thoát.
Đạo Phật là đạo chú trọng thật hành, không phải lý thuyết suông. Bộ Kinh DUY MA CẬT đây hiển rõ rành mạch cả lý thuyết và chỗ thật hành cho đến thế nào là thân chứng. Càng đọc, càng gẫm, càng thật hành, ta sẽ thấy đầy tánh cách từ bi vô ngại rộng lớn bao la của tâm hồn lợi tha triệt để.
Đời đang đắm chìm trong biển khổ mênh mang, người muốn cứu đời chân chính, cần phải có phương pháp chân chính cao siêu. Thấy sự lợi ích của kinh này hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy nhơn sinh, Dịch giả chẳng nệ gì chỗ hiểu chưa cùng tột và hạnh đức chưa thân chứng đến cảnh giới “bất tư nghị” mà vội cống hiến cho bạn đọc một pho sách chưa từng có.
Vậy có chỗ nào sơ sót mong các bực cao minh phủ chính cho. Rất thâm tạ !
Dịch giả cẩn chí
LỆ NGÔN
I. Kinh này có phân ra thượng, trung, hạ, 3 quyển, 14 phẩm. Nhưng tôi dịch đây chỉ để luôn một quyển và số mục của các phẩm.
II. Về phẩm 11 và 111, tôi có nêu tên các vị Thanh Văn, Bổ Tát trên mỗi đoạn cho dễ tìm khi quí vị muốn xem.
III. Ở sau có phụ phần chú thích danh từ. Phàm danh từ nào ở trước có giải rồi sau không giải nữa.
Kinh này không phải là kinh khóa tụng hàng ngày, nhưng nếu quí vị nào phát tâm trì tụng cũng được nhiều lợi ích và công đức vô lượng, như trong phẩm “Thấy Phật A Súc”, phẩm “Pháp cúng dường” và phẩm “Chúc lụy” có nói rõ. Khi tụng kinh này cũng phải y theo nghi thức tụng niệm thường lệ, trước khai kinh, sau hồi hướng như tụng các kinh khác vậy.