Lời Nói Đầu - Tựa

14/06/201012:00 SA(Xem: 24891)
Lời Nói Đầu - Tựa

KINH BÁCH DỤ
Thích Nữ Như Huyền
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1996

Lời nói đầu

Bộ kinh Bách Dụ gồm 98 bài thí dụ của Phật nói do Ngài Pháp Sư Tăng Gia Tư Na sao lục trong kinh tạng. Hai thí dụ rốt sau: "Thuốc hay hòa trong đường phèn", "Dùng là gói thuốc A Dà Đà" là của Pháp Sư tự soạn, để tổng dụ cho diệu lý đủ trong những thí dụ trên.

Một đời thuyết giáo trong bốn mươi chín năm, tùy theo căn cơ chúng sanh sai khác, Đức Phật nói ra vô lượng Pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung qui chỉ hướng về một mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của mình.

Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta.

Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó. 

Chúng tôi nhận thấy những mẩu chuyện thí dụ đây, có thể thông dụng trong các tầng lớp quần chúng, ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng, vì chuyện rất vui, có kỹ thuật hấp dẫn, rất hữu ích cho mọi người, nên tôi không nệ tài hèn, đức bạc phiên dịch ra tiếng Việt để cống hiến đọc giả một tác phẩm của Phật Giáogiá trị giáo dục cho tăng đồ và cho cư sĩ.

Nếu có chỗ nào khuyết điểm, cúi mong quí Ngài từ bi chỉ giáo, chúng tôi xin muôn phần cảm tạ.

Thích nữ Như Huyền

Tựa

Không may được thừa sự thọ pháp nhưng mộ đạo sẳn lòng, tôi hằng chuyên tâm xem kinh nghe giảng, thường lui tới tịnh đường. Thiện chí thuận duyên khiến một hôm tôi được thầy Thiện Hoà giới thiệu một bộ kinhtác dụng phổ thông Phật pháp bằng phương pháp tỷ dụ, chính là kinh Bách Dụ.

Thầy Thiện Hoà ngỏ ý muốn kinh nầy được phiên dịch, vì tin tưởng chắc chắn là sẽ có ích lợi nhiều cho người tu học, dầu là cư sĩ hay người xuất gia, cũng như cho người cò xa lạ đối với Phật Giáo.

Riêng tôi, tôi trộm thấy kinh Bách Dụ đối với Phật Giáotính cáchcông dụng cũng như sách Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn Van Ngọc, đối với Nho Giáo.

Kinh Bách Dụ gồm một trăm câu chuyện ngu ngôn ngố nghỉnh, có khôi hài, có bi thảm, khi cạn thấp, khi cao sâu, do Đức Phật kể ra, đầy vẻ giáo lýgiáo pháp cho tăng đồhội chúng.

Ngoại trừ giá trị hiển nhiên về Phật Giáo, những chuyện ngu ngôn ấy còn có tác dụng giáo dục nói chung, có thể giúp cho người đọc, bất luận ở tôn giáo nào, thuộc cấp bực nào, với học lực nào, dể bề tu trau dồi đức tánh, theo chánh bỏ tà, làm lành lánh dử, thương vật, yêu đời.

Tôi chưa hết tiếc vì thiếu tài đức để phổ biến bộ kinh quí giá ấy, bổng may gặp sư cô Như Huyền sẵn thiện chí thành tâm, gánh lấy công việc phiện dịch. Tôi lấy làm vui mừng, thấy sư cô gia tâm trì chí, phiên dịch từ cốt chuyện đến lời bàn một cách trung thành.

Vậy tôi dám mong quyển kinh Bách Dụ nầy đạt được mục đích giáo lýluân lý của Đức Phật khuyến dụ từ xưa.

Thuần Phong

Saigon, 24 tháng 12 năm 1957





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/02/2015(Xem: 17882)
18/10/2010(Xem: 49797)
07/05/2018(Xem: 9569)
07/09/2011(Xem: 59639)
10/05/2010(Xem: 321897)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :