Lịch sử phiên dịch Hán tạng

06/10/20174:00 SA(Xem: 7950)
Lịch sử phiên dịch Hán tạng

LỊCH SỬ PHIÊN DỊCH HÁN TẠNG
Tác Giả: VƯƠNG VĂN NHAN
Biên dịch: THÍCH PHƯỚC SƠN
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2017

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Lịch Sử Phiên Dịch Hán TạngTrong giới nghiên cứu ngành học liên quan đến Phật giáo trên thế giới, việc nghiên cứu có thể sớm muộn hoặc cạn sâu khác nhau nhưng phần lớn các học giả đều phải đối mặt với một số lượng kinh điển Hán dịch đồ sộ được thực hiện suốt 20 thế kỷ nay và là kho kinh điển Phật giáo hoàn bị nhất thế giới.

Tại Việt Nam, Phật giáo du nhập rất sớm, đến nay trải qua gần 2.000 năm,ảnh hưởng của Tôn giáo từ bitrí tuệ này đối với đất nước và con người Việt Nam ta lâu dài, sâu đậm, trở thành một nhân tố chủ yếu của tính dân tộc. Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch, và cũng như ở Trung Quốc, nhiều vị Tổ sư, Đại sư,đạt trình độ tu chứng cao vời, xứng đáng là các bậc long tượng của Phật giáo, các đệ tử, sứ giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nhằm giới thiệu lịch sử phiên dịch Hán tạng và cung cấp tư liệu tham khảo cho giới phiên dịch Đại Tạng kinh từ Hán sang Việt,dịch giả không ngại khả năng còn hạn chế, đem tác phẩm Phật điển Hán dịch chi nghiên cứu của Giáo sư Vương Văn Nhan dịch thoát thành Lịch sử phiên dịch Hán tạng, mục đích là để cho văn phong được phổ thôngdễ hiểu.

Việc phiên dịch Hán tạng xuất phát từ động cơ hoằng pháp của các bậc Cao tăng, nhưng để đạt được thành quả mỹ mãn là nhờ nhiệt tình hộ pháp của các bậc đế vương. Không những họ chủ động thiết lập dịch trường mà còn thân hành đến dịch trường khích lệ dịch giả, viết lời tựa cho các bản dịch.

Điểm đáng chú ý nhất của tập sách này là những lý luận dịch kinh của các Đại sư sau đây

-   Đại sư Đạo An đề xuất nguyên tắc Ngũ thất bản, tam bất dị (năm điều mất gốc, ba việc chẳng dễ)

-   Pháp sư La-thập chủ trương ba điểm: Chú trọng văn hoa; gia giảm chữ nghĩa cho phù hợp với kinh điển, đính chính tên gọi cho đúng sự thực

-   Đại sư Ngạn Tôn đúc kết thành Bát Bị ( cần phải đủ tám yếu tố). ta có thể tóm tắt thành ba điểm: Dịch giả phải có đủ đức tính của một Tăng sĩ; phải tinh thông Phật học; phải am tường Phạn văn và Hán văn.

-   Tam Tạng pháp sư Huyền Tráng nêu ra năm trường hợp chỉ phiên âm mà không dịch nghĩa, gọi là Ngũ chủng bất phiên: Vì bí mật nên không phiên dịch: Vì quá hàm súc nên không phiên dịch; vì tại Trung Hoa không có nên không phiên dịch; vì theo người xưa nên không phiên dịch; vì để phát sinh điều lành nên không phiên dịch.

-   Đại sư Tán Ninh chủ trương Lục kệ (sáu thể thức): dịch chữ, dịch âm, tiếng Hồ, tiếng Phạn: dịch lại, dịch thẳng; thô ngôn, tế ngữ, Hoa ngôn, nhã tục, trực ngữ, mật ngữ.

thich phuoc son
HT. Thích Phước Sơn

Trong năm nhà lý luận nêu trên, thì Đạo An, Ngạn Tôn tuy có tham dự dịch trường nhưng không trực tiếp tham dự dịch trường nhưng không trực tiếp phiên dịch; Tán Ninh thì khảo cứu kinh nghiệm của người trước rồ cô đọng thành những lý luận; chỉ có Ngài La-thập và Huyền Tráng là trực tiếp phiên dịch, rồi từ kinh nghiệm thực tế đúc kết thành những lý luận sinh động, có giá trị thiết thực; đáng làm kim chỉ nam cho giới dịch giả sau này. Vì thế mà các Ngài được lịch sử Phật giáo suy tôn là hai Đại sư dịch kinh kiệt xuất nhất trong sự nghiệp phiên dịch Hán tạng, và những công trình dịch thuật của các Ngài trở thành chuẩn mực, có giá trị muôn đời.

Trong lúc phiên dịch, dù cố gắng hết sức, người dịch cũng khó tránh khỏi sai sót, rất mong các bậc Tôn túc cao minh hoan hỷ chỉ giáo để khi tái bản, dịch phẩm sẽ được hoàn hảo hơn.

Thiền viện Vạn Hạnh ngày 15-04-2008

Tỳ-kheo Thích Phước Sơn

BÀI TỰA CỦA PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM

thichthanhnghiemPhật giáo phát nguyên từ Ấn Độ, rồi truyền khắp thế giới thông qua sự phiên dịch giới thiệu của các loại ngữ văn mà hình thành Phật giáo thế giới hóa. Lúc đầu Phật giáo được hình thành là do kinh điểnđức Phật Thích ca thuyết giảng rồi nhờ chúng đệ tử miệng miệng truyền nhau mà chưa ghi chép thành văn, và in ấn thành sách. Nhưng trải qua nhiều đời truyền bá về sau, do khu vực truyền bá càng ngày càng rộng, số người cần đến kinh Phật lại ngày càng nhiều, yêu cầu người người đều có thể tụng thuộc số lượng kinh điển lớn lao như vậy là điều không thể thực hiện được, do thế mà bắt buộc phải đem kinh Phật ra ghi chép thành văn.

Ngữ văn dùng để ghi chép kinh Phật tại Ấn Độ chủ yếu là Phạn văn (sanskrit), Pāli văn và Ba-khắc-lai văn. Nhưng ngữ văn dùng để truyền miệng sớm nhất chính là các loại phương ngôn của nội địa Ấn Độ, còn Phạn văn, Pāli văn và Ba-khắc-lai văn nếu đem so sánh thì là ngữ văn cổ điển. Về sau, Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá ra bốn phương. Ba Tạng văn Pāli được truyền sang các nước phương Nam như Tích Lan, Miến Điện, Xiêm La, Đông Bộ Tắc, v.v… Thế nên ngôn ngữ, âm dịch xưa kia của các nước ấy thông thường gọi là Phật giáo tiểu thừa thuộc Thượng tọa bộ. Từ Ấn Độ hướng về phương Bắc truyền bá thì dùng Tam Tạng thánh điển bằng Phạn văn làm chính, rồi dịch ra Hán văn Trung Quốc, rồi đến Tốt Lợi, Quy Tư, Vu Điền v.v… các ngữ văn thuộc Tây vực, từ đó mới có văn Tây Tạng. Kinh Phật bằng Hán văn chủ yếu được dịch từ Phạn văn, cũng có loại được dịch từ phương ngôn của Tây Vực thường gọi là Hồ ngữ, cũng có loại kinh Phật từ Hán dịch dịch ngược lại thành tiếng Hồ và tiếng Tây Tạng. Phật điển về Hán dịch, Đại thừaTiểu thừa đều hoàn bị, Hiển giáoMật giáo đều tồn tại, nhưng về phương diện chất lượng thì Đại thừa Hiển giáo thuộc thời kỳ đầu và thời kỳ giữa là chủ yếu. Tuy nhiên, Phật điển thuộc văn Tây Tạng thì Đại, Tiểu, Hiển, Mật đều có, nhưng Đại thừa Mật giáo thuộc thời kỳ cuối là đặc sắc hơn hết.

Hiện nay, nguyên điển bằng Phạn văn xuất phát từ Ấn Độ số lượng còn lại không nhiều, mà bị tàn khuyết không đầy đủ, văn Ba-khắc-lai lại còn ít hơn, chỉ có văn Pāli vẫn còn, và các ngữ văn dịch âm tại các nước Nam phương còn bảo lưu khá tốt. Có thể nói, số lượng kinh Phật bằng Phạn văn được dịch thành Hán văn và Tạng văn là hết sức phong phú. Cũng có thể nói, ngoại trừ Phật điển thuộc Hán dịch và Tạng dịch ra thì không đâu có thể tìm thấy về Phật giáo Đại thừa. Chính Phật điển được phiên dịch thuộc hai hệ thống này hình thành nên hai trung tâm truyền bá Phật giáo. Phật điển thuộc Tạng dịch lại được dịch ra tiếng Tây Hạ, tiếng Mông Cổ, tiếng cổ của Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Mãn Châu v.v… Phật điển Hán dịch, sức ảnh hưởng của nó, không những bằng các loại ngữ văn được dịch lại từ nó, mà chính bằng diện mạo của Hán văn đã đem Phật pháp truyền đến Cao Ly, Nhật BảnViệt Nam. Do thế, có thể nói, Phật điển hiện còn tương đối hoàn bị là tam tạng tiếng Pāli thuộc Nam truyền, tam tạng Hán dịch thuộc Bắc truyền và tam tạng thuộc tiếng Tây Tạng. Nếu căn cứ về phương diện những khu vực được truyền bá rộng rãi và số người được cảm hóa đông đúc, thì ngoài tam tạng Hán dịch ra không đâu bằng. Do đó, tác giả quyển sách này là Bác sĩ Vương Văn Nhan đã nói: “Khảo sát tường tận nội dung của Phật điển Hán dịch để nghiên cứu Phật giáo sử Trung QuốcPhật giáo phát triển Đông Á là chủ đề số một”.

Sự nghiệp phiên dịch Phật điển sang chữ Hán, trong thời gian từ Hậu Hán đến đời Triệu Tống, tuy cũng có không ít phát xuất từ những vị Tăng Ấn Độ sang Trung Quốc và các vị cao hiền tại Trung Quốc nỗ lực, nhưng những trường dịch được tổ chức đại quy mô và sự ủng hộ nhiệt tình thì đều phát xuất từ các triều đại vua chúa. Từ đời Tống, Nguyên trở về sau, công tác chuyển dịch từ Phạn văn sang Hán văn càng ít dần, chừng khoảng mươi năm trở lại đây, đã có lưa thưa một ít người đem Phật điển từ văn Pāli và văn Tây Tạng dịch ra Hán văn. Do đó có thể thấy, nguồn gốc Phật điển bằng Hán dịch thật là bền vững. Số người tham gia phiên dịch và số quyển được dịch rất nhiều, tuy không có con số thống kê đích xác và số chữ có thể đếm được, thế nhưng về lịch sử phiên dịch trên thế giới có thể nói đây là một thành tựu độc nhất vô nhị vậy. Căn cứ vào các loại kinh lục được khảo cứu thì không ít những Phật điển được phiên dịch đã bị mất mát, và cũng không ít những Phật điển được dịch tác mà không biết do bàn tay của ai. Vào khoảng những năm Đại chính (1912-1925), người Nhật đã biên tập, hiệu đính hoàn thành bộ Đại chính tân tu đại tạng kinh từ tập thứ nhất đến tập 32, thu thập tên của các bản dịch thuộc tam tạng kinh luật luận thuộc Tiểu và Đại thừa là 1658 bộ, và hơn 6.100 quyển. Còn những bản chưa thu thập được vào tạng này thì số lượng không thể biết được.

Sự nghiệp phiên dịch Phật điển sang chữ Hán liên tục không dứt trải qua gần 2000 năm, đây là một bộ sách có nội dung phong phú, thế nên phàm những học giả muốn nghiên cứu về lịch sử văn hóa Trung QuốcẤn Độ đều có thể tham khảo bản phụ lụctiến sĩ Vương đã soạn trong bộ sách này, cũng như những văn hiến liên quan đến nó. Do vậy, lấy tên nghiên cứu Phật điển Hán dịch làm luận đề, rồi hệ thống lại viết thành một quyển sách chuyên nghiên cứu thì Vương tiến sĩ là người số một. Vương quân vốn là người chưa từng bước vào lãnh vực nghiên cứu Phật học, rồi sau khi đi vào Đại học chính trị quốc lập, sở nghiên cứu văn học Trung Quốc, ban Bác sĩ, mới theo đề nghị của giáo sư La Tôn Đào, nghiên cứu quá trình lịch sử Hán dịch Phật điển, tổ chức và chế độ dịch kinh, lý luận dịch kinh, tham khảo dịch bản, lấy lịch sử làm đường dọc và những sự thật diễn biến làm đường ngang. Trải qua thời gian hơn ba năm, trưng dẫn rộng rãi, khảo sát một cách tinh mật mới hoàn thành tập sách. Nhân có giáo sư Cao Minh giới thiệu, trong giai đoạn Vương quân soạn bộ sách này, tôi có đề nghị với ông một số ý kiến, Vương quân không những là một người thông minh xuất chúng, mà công phu nghiên cứu cũng hết sức khẩn trương và chính xác, đặc biệtlãnh vực nghiên cứu không liên quan đến sở học của ông, thế mà chỉ trong thời gian ba năm, đọc hết những văn hiến liên quan đến Phật điển Hán dịch, rồi quyết định lấy, bỏ, dùng văn tự đơn giản viết thành luận văn hơn 20 vạn chữ, theo tôi thì không những cảm thấy vô cùng thống khoái, mà cũng hết sức khâm phục.

Tác phẩm này sau khi biên soạn và đệ trình, Vương quân đạt được học vị tiến sĩ. Theo quan niệm ngày xưa thì luận văn tiến sĩđại biểu cho sự thành tựu học vấn tối cao, thế mà Vương tiến sĩ khiêm tốn nói với tôi rằng, đây là khởi điểm nỗ lực của ông hướng về một phương diện. Hiện giờ, tập sách này do công ty xuất bản Thiên Hoa đầu tư xuất bản. Tôi chỉ thuật lại những hiểu biết của mình như trên để bày tỏ sự tán thán.

Thích Thánh Nghiêm
Viết tại chùa Nông Thiền,
Bắc Đầu Đài Bắc,
ngày 10 tháng 9 năm thứ 72 (1983) Trung Hoa dân quốc. 

 

MỤC LỤC
 

Lời nói đầu
Bài tựa của Pháp sư Thánh Nghiêm
Tựa của tác giả
Chương I : Trình bày khái quát
1.     Động cơ nghiên cứu
2.     Phạm vi nghiên cứu
3.     Nguồn gốc tư liệu
4.     Phương pháp nghiên cứu
Chương II : Lược sử dịch kinh
1.     Tăng lữ Tây Trúc sang Ấn Độ
2.     Cao Tăng Trung Hoa sang Tây Trúc
3.     Quân vương yểm trợ
Chương III : Chế độ và tổ chức
1.     Tài trí của các Cao tăng
2.     Sự phân công tại dịch trường
3.     Các chức vụ tại dịch trường
Chương IV : Lý luận dịch kinh
1.     Lý luận dịch kinh của Đạo An
2.     Lý luận dịch kinh của Cưu- ma- La-Thập
3.     Lý luận dịch kinh của Ngạn Tôn
4.     lý luận dịch kinh của Huyền Tráng
5.     Lý luận dịch kinh của Tán Ninh
Chương V : Khảo cứu bản dịch
1.     Bản Hán dịch bộ kinh Bát- nhã
2.     Những vấn đề được phản ánh
Chương VI : Kết luận
1.     Quân vương hộ pháp
2.     Những chức danh tượng trưng
3.     Khảo cứu lý luận dịch kinh
4.     Đọc và đối chiếu
Phần phụ lục
1.     Những dịch phẩm ngoài Phật điển
2.     Sơ đồ dịch trường
3.     Nguyên văn 7 bản Tâm kinh bát nhã
Thư mục tham khảo
Mục lục



pdf_download_2
Lịch Sử Phiên Dịch Hán Tạng



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 102964)
20/05/2010(Xem: 55242)
06/09/2013(Xem: 15891)
14/05/2010(Xem: 61517)
10/10/2014(Xem: 43171)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.