Thánh pháp Nhập Lăng-già Phạn bản tân dịch - Chương 8. Đoạn trừ sự ăn thịt

23/06/20191:04 SA(Xem: 6749)
Thánh pháp Nhập Lăng-già Phạn bản tân dịch - Chương 8. Đoạn trừ sự ăn thịt
THÁNH PHÁP NHẬP LĂNG-GIÀ KINH 
PHẠN BẢN TÂN DỊCH
Phước Nguyên
dịch & chú
Dịch theo nguyên bản Sanskrit
(Bấm vào tựa đề để thỉnh sách)
*****
Chương 8
ĐOẠN TRỪ SỰ ĂN THỊT[1]
blank
Sách mới: Thánh pháp Nhập Lăng-già kinh, Phước Nguyên dịch & chú


Bấy giờ Bồ-tát Đại sĩ Đại Huệ khi đã dùng kệ tụng hỏi Thế Tôn, lại thỉnh cầu[2]: Bạch Đức Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác! Cúi mong Ngài dạy con về phẩm chất và khuyết điểm của việc ăn thịt và không ăn thịt[3]. Khiến cho con và các Bồ-tát Đại sĩ khác trong hiện tạivị lai đắc thuyết pháp này, đối với kẻ bị xông ướp bởi tập khí ăn thịtthèm khát ăn thịt, khiến họ đoạn tuyệt việc tham thịt. Người ăn thịt do đây từ bỏ mong muốn ấy mà cầu pháp vị pháp lạc. Bồ-tát hộ niệm tất cả hữu tình như hộ niệm đứa con độc nhất, nơi họ sẽ khởi đại bi, họ sẽ tu học an trú Bồ-tát địa, lại được mau chóng chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; hoặc tạm thời an trụ nhị thừa, cuối cùng đạt đến Như Lai Vô thượng địa.

Bạch Thế Tôn! Tức họ chủ trương các nhận thức thác loạn của chúng ngoại đạo, như chủ trương thuận thế ngoại đạo kiến, kèm theo nhị nguyên: hữu - vô, đoạn - thường, các thứ khác, còn cấm chế ăn thịt, cấm mình không ăn, huống chi Ngài là nơi nương tựa của thế gian, nuôi dưỡng vị bi mẫn, Ngài là đấng viên giác, tại sao không giáo huấn việc cấm ăn thịt đối với tự thân và người khác? Lành thay! Thế Tôn! Vị đầy đủ đại từ bi ai mẫn thế gian, coi tất cả hữu tình như đứa con duy nhất của mình, cúi mong thuyết giảng tội - phước của việc ăn thịt cho con, khiến con và các Bồ-tát khác đắc thuyết pháp này[4].

Thế Tôn nói: Đại Huệ! Hãy lắng nghe kỹ và tư duy cẩn trọng, Ta sẽ nói cho ông.

Đại Huệ nói: Thưa vâng! Thế Tôn! Con kính nghe Thế Tôn dạy.

Thế Tôn dạy vị ấy rằng: Đây có vô lượng duyên, Bồ-tát bản tính vốn bi mẫn[5], không nên ăn thịt. Ta sẽ giải thích cho ông.

Đại Huệ! Ở trên lộ trình lâu dài của lưu chuyển chưa từng có bất cứ hữu tình nào không phải là cha mẹ, anh em, chị em, con cái hoặc thân quyến này, thân quyến kia của ông; hoặc khi ái sinh thân khác thì có thể là dã thú, gia cầm, chim muông, thai sinh, các dạng khác, hoặc sanh xứ khác mà đều có thân thích với ông, làm sao Bồ-tát Đại sĩ muốn khiến cho tất cả hữu tình đồng như tự thân, nhập nơi Phật pháp, mà cuối cùng có thể ăn thịt hữu tình, vốn cùng yếu tính cá biệt với tự thân? Đại Huệ! Đây khiến cho cả La-sát sau khi nghe Như Lai thuyết pháp thậm thâm, còn xả ly tự tính La-sát[6], khởi bi mẫn mà đoạn tuyệt việc ăn thịt, huống chi là người có pháp lạc? Thế nên, Đại Huệ! Nơi nơi chốn chốn đều có hữu tình chuyển, đối với họ nên khởi ý tưởng thân quyến, nhớ nghĩ tất cả hữu tình như đứa con độc nhất, nên khiến họ đoạn tuyệt việc ăn thịt. Bồ-tát vì bi tâmviễn ly nơi thịt. Tuy rằng, có lúc không phải là thiện xứ, Bồ-tát cũng không ăn thịt, thịt chó, thịt lừa, thịt bò, thịt ngựa, thịt người, cũng không phải thứ thịt được ăn phổ biến của con người. Ở trong quán thịt, người mổ dê nói: “Thịt này đều có thể ăn”, bán mà cầu lợi. Đại Huệ! Bồ-tát làm sao có thể ăn cho được.

Đại Huệ! Vì cầu thanh tịnh, Bồ-tát cần phải chấm dứt việc ăn thịt được hình thành từ tinh huyết kia. Đại Huệ! kẻ ăn thịt làm cho hữu tình khiếp sợ, Bồ-tát tu học đại bi nên cũng phải đoạn trừ việc ăn thịt. Đại Huệ! Ví như khi một con chó dù đang ở khoảng cách xa nhìn thấy một tên thợ săn tiện dân, một người đánh cá v.v… do chúng tham cầu ăn thịt, con chó nhìn thấy tức thì kinh sợ, nghĩ rằng sẽ bị họ giết. Đại Huệ! Tương đồng với đây ngay cả vi trùng trong nước, trên đất, trên hư không, nếu thấy chúng vì do hơi hướng của chúng như La-sát, vi trùng cảm nhận được mùi vị ấy, lập tức tránh thật xa người ấy một cách mau chóng, bởi vì, người ấy uy hiếp sự sống của chúng. Vì nguyên nhân này, Bồ-tát tu học trụ nơi bi tâm, vì sợ gây kinh hãi cho hữu tình, nên đoạn tuyệt việc ăn thịt.

Đại Huệ! Thịt là điều yêu thích của kẻ không phải Thánh giả, mùi vị của nó rất hôi thối, ăn thịt ấy làm hoại thanh danh của người đó, khiến họ bị Thánh giả xa lìa nên Bồ-tát cần phải đoạn trừ việc ăn thịt. Thức ăn của Thánh giả, Đại Huệ! Tức là thức ăn của Tiên nhân, không máu, không thịt, nên Bồ-tát cần phải chấm dứt việc ăn thịt.

Đại Huệ! Chúng Bồ-tát bản tính vốn bi mẫn và không muốn Giáo pháp bị người hủy báng, vì nhiếp hộ tâm của tất cả hữu tình, nên đoạn tuyệt sự ăn thịt. Đại Huệ! Khi thế gian có kẻ hủy báng Phật pháp, họ nói: do đâu kẻ tu Sa-môn hành và Bà-la-môn hành kia từ bỏ thức ăn của Tiên nhân cổ đại, như ăn thịt thú vật. Do thịt là thức ăn làm đầy bụng, du hành thế gian khiến hữu tình, vi trùng ở trong nước, trên mặt đất, trong hư không khiếp sợ, họ từ bỏ Sa-môn hành, hủy hoại thệ nguyện Bà-la-môn, vô pháp, vô giới luật. Đây có nhiều chúng tâm thù nghịch, phỉ báng nơi Phật như thế. Vì nguyên nhân này, Bồ-tát tự tính vốn bi mẫn và không muốn Phật pháp bị người hủy báng, vì nhiếp hộ tâm của toàn thể nhân loại, cần phải đoạn trừ việc ăn thịt.

Đại Huệ! Thịt của thây chết thường đủ mùi quái lạ, khiến người không vừa ý, nên Bồ-tát cần phải chấm dứt việc ăn thịt. Đại Huệ! Trong khi các loại thịt được thiêu nướng, bất luận đó là thịt người chết hay là thịt của sanh vật nào khác, hơi hướng của nó cũng không khác gì. Trong khi thiêu nướng hai loại thịt này, nó phát ra mùi tanh hôi như nhau. Vì vậy, Đại Huệ! Bồ-tát muốn tu học ở trong thanh tịnh, thật sự cần đoạn tuyệt việc ăn thịt. Đại Huệ! Hoặc có người nào sống nơi nghĩa địa, đồng vắng, rừng sâu, cao nguyên, lĩnh vực quỷ thần hoặc tại biên địa, khởi thùy miên và trú xứ, những hành giả ấy muốn kết tòa tu tập ở trong chỗ ấy hoặc thích tâm từ bi[7], hoặc trì minh chú[8], hoặc muốn thành tựu minh chú[9] nhưng việc ăn thịt thì có thể chướng ngại giải thoát trong khi thành tựu minh chú. Thiện gia nam tử, thiện gia nữ nhân nào muốn thú nhập Đại thừa, quán sát nó làm chướng ngại tất cả sự tu hành được thành tựu. Cho nên, chúng Bồ-tát muốn tự lợilợi tha thật sự cần phải đoạn tuyệt việc ăn thịt.

Y nơi hình sắc, cùng lấy thức làm duyên, vị giác do đây sanh khởi, vì chúng Bồ-tát bổn tính vốn bi mẫn, lại coi hữu tình như đứa con độc nhất nên cần phải đoạn trừ việc ăn thịt. Đại Huệ! Chư thiên, nhân loại cũng xả ly việc ăn thịt, vì vậy chúng Bồ-tát bổn tính vốn bi mẫn cần chấm dứt việc ăn thịt. Nếu biết rằng hơi hướng phát ra từ miệng khiến người chán ghét, Bồ-tát tự tính vốn bi mẫn thì nên chấm dứt việc ăn thịt.

Người ăn thịt, khi ngủ thường bất an, kinh hoàngthức giấc, trong giấc mộng thấy các ác sự khiến lông tóc dựng đứng. Vì vậy, họ lẻ loi nơi túp lều, sinh hoạt đơn độc, tinh khí thường bị ác ma chiếm đoạt. Thường bị khiếp sợ, kinh hãi như thế, hoảng hốt, lúng túng như vậy mà không biết tại sao. Bởi vì nó ăn[10] không biết đủ; đối với việc ăn, việc uống, việc thưởng thức nó đều không biết thế nào là vị thích hợp, tiêu hóa và dinh dưỡng. Nội tạng ấy tràn đầy sâu bọ và trùng dòi, do đây ủ chứa nhân của ung nhọt thối rữa. Vì vậy, họ lìa nơi hưởng thụ mà chấp trước cái có thể sanh tất cả bệnh tật và ưu khổ.

Đại Huệ! Ta thường dạy phàm ngu hễ thức ăn nào khi ăn làm khởi lên ấn tượng là thịt của con mình, hoặc như bốn độc dược, làm sao Ta cho phép đệ tử ăn các thứ máu thịt. Điều này chỉ có kẻ không phải Thánh giả yêu thích, còn đối với Thánh giả thì luôn xả ly. Đây sanh các khuyết điểm, viễn ly công đức. Đây không phải thực phẩm hiến cúng cho Tiên nhân, nên thật không thích hợp.

Ở đây, Đại Huệ! Thực phẩm mà Ta cho phép đệ tử ăn, vì được Thánh giả yêu thích, vì không phải làm hài lòng kẻ phi Thánh giả, vì xả ly được các khuyết điểm, vì được Tiên nhân cổ đại cho phép. Thức ăn ấy gồm gạo tẻ, lúa mạch, lúa mì, đậu xanh, đậu, đậu cove, các loại đậu khác, và bơ, dầu cải, mật đường, đường mía, đường đỏ, cây mía, nước đường, các thứ[11]; những thức ăn được làm bằng các thứ đó, gọi là chánh thực. Đại Huệ! Trong đời vị lai hoặc có kẻ thác loạn nào, nơi đa dạng giới luật khởi phân biệt, người ấy thật sự bị xông ướp bởi tập khí chủng tính, sanh tham đắm nơi vị, các loại thức ăn được kể trên không phải chế định cho chúng. Đại Huệ! Các vị Bồ-tát Đại sĩ, họ đã từng ở nơi đời quá khứ, cung dưỡng chư Phật, vun trồng thiện căn; họ đầy đủ tín thọ, lìa các phân biệt, họ là nam tử, nữ nhân của chủng tính Thích-ca, họ là nam tử, nữ nhân của chủng tính thiện; họ không chấp thân mạng tài sản; họ không có dục vọng và không có các tham; họ đầy đủ bi tâmhộ niệm tất cả hữu tình như đứa con của mình; họ coi tất cả hữu tình như đứa con độc nhất của mình; những thức ăn được kể trên Ta vì họ mà khuyến khích và chế định.

Đại Huệ! Nơi đời quá khứ có một vị vua tên là Sư Tử vương[12], yêu thích thái quá đối với việc ăn thịt nên tham ăn và mong muốn thỏa mãn khẩu vị, từ từ tiến đến cả việc ăn thịt người. Ăn thịt người không ngừng, đến nỗi bị thân quyến, tôi tớ tránh xa, đó là chưa nói đến nhân danh nước ấy, vì vậy mất nước, chịu đại khổ não. Đây vì yêu thích việc ăn thịt.

Đại Huệ! Như đế Thích, vị ấy thống trị chư Thiên, do tập khí ăn thịt đời quá khứ, bởi vì tội lỗi này, cũng từng sanh làm chim ưng; khi ấy Tì-thủ-yết-ma thiên[13] hiện hình làm con chim Cưu, bị đế Thích tập kích. Thi-tì[14] vương thương xót kẻ vô tội bị đại thống khổ[15]. Đại Huệ! Cho dù đế Thích thiên đã từng kinh qua nhiều đời sống, cũng có một đời sống sai lầm hại bản thân và người khác, huống chi không phải là đế Thích.

Đại Huệ! Lại có một vị vua cỡi con ngựa của mình tiến vào rừng lớn rậm rạp, quanh quẩn không ra được, vì vậy phạm tà hành với sư tử cái mà không sợ hãi, rồi sanh một đứa con, bởi vì, được sư tử cái sanh ra vương tử được mệnh danh là Ban Túc[16]. Có rất nhiều sự việc như thế[17]. Do tập khí xấu của việc ăn thịt trong đời quá khứ, họ vẫn ăn thịt cho đến khi làm vua cũng vẫn ăn thịt. Đại Huệ! Họ suốt đời sống trong thôn Thất Xá[18], do khuyết điểm của việc ăn thịt liền sanh các không hành và không hành mẫu[19], là những kẻ ăn thịt người khủng khiếp. Đại Huệ! Khi sinh trong lưu chuyển, những chúng như thế sẽ sanh vào loài đam mê vị thịt, như sư tử, hổ, báo, chó, sói, chồn, hùm, chim cắt, các loại như thế. Họ bị rơi vào bào thai của loài ham thích ăn thịt như rơi vào thai của loài La-sát thích ăn thịt một cách khủng khiếp, rơi vào trong đó, thì khó có thể tái nhập thai người, huống chi chứng đắc Niết-bàn. Đây là khuyết điểm của loại ăn thịt. Nếu ai tiếp tục việc ăn thịt, liền sanh các khuyết điểm như thế; ngược lại liền sanh đại công đức. Nhưng kẻ phàm ngu dị sinh không biết được công đức và khuyết điểm của việc ăn thịt và không ăn thịt. Hôm nay Ta dạy ông, Đại Huệ! Quán sát công đức và khuyết điểm ấy, Bồ-tát tự tính vốn bi mẫn, cần đoạn trừ việc ăn thịt.



Nếu không có người ăn thịt thì không có sát sanh. Đại Huệ! Sát sanh phần lớn phát xuất từ tư lợi, nên họ sát hại những hữu tình vô tội kia, thật sự không có lý do đặc biệt nào có thể nói. Thì hỡi ôi! Đại Huệ! Kẻ thèm khát vị thịt, có thể ăn cả thịt người, huống chi các thịt khác như hươu, chim, các loại hữu tình khác?

Đại Huệ! Con người ở khắp mọi nơi sắp đặt bẫy lưới, họ vì ham vị thịt nên mất lý tính, vì nguyên nhân này vô số sanh mệnh vô tội bị bức đoạt vì tài lợi. Đây như chim muông, như Câu-na-la[20], như Điếu-ngư lang[21], v.v… vốn bay trong hư không, bơi trong nước, đậu trên mặt đất. Đại Huệ! Thậm chí có người nhẫn tâm như La-sát, quen nuôi dưỡng sinh vật mà ăn, mất tâm bi mẫn, khi thấy sanh mệnh biết nó có sanh mệnh nhưng vẫn giết và ăn thịt của nó, nơi họ thật sự không có bi tâm có thể hoán khởi.

Đại Huệ[22]! Tức là đối với Thanh văn có thể cho phép dùng các loại thịt làm chánh thực, tức là thịt không phải do vị ấy giết[23], không khiến người khác giết[24], không phải vì vị ấy mà giết[25]. Thật khôngsự thể này. Lại nữa, Đại Huệ! Nơi đời vị lai, có những người vô nghĩa, trước thì y Giáo pháp của Ta mà xuất gia, coi bản thânThích chủng, lấy việc mang cà-sa làm dấu hiệu. Nhưng mà họ lại bị lý giải sai lầm ảnh hưởng, khởi tà tư duy. Họ nơi đa dạng giới luật khởi ngôn thuyếtphân biệt, chấp trước nhân kiến, ngã kiến. Dưới sự ảnh hưởng của việc thèm khát ăn thịt, có kẻ bị dao động do sự bênh vực nguỵ biện việc ăn thịt. Họ đối với nghĩa phức tạp của Giáo pháp Ta, sanh đa dạng phân biệt, đây thật là phỉ báng Ta. Như nói điều này, lý giải vì Thế Tôn cho phép lấy thịt làm chánh thực, lại liệt kê những loại thịt gì có thể ăn, tức Như Lai cũng ăn những thịt này v.v…

Đại Huệ! Không có bất cứ chỗ nào trong kinh chấp nhận việc ăn thịt, Ta cũng chưa từng nói thịt là thức ăn chế định thành chánh thực.

Đại Huệ! Nếu Ta có ý hứa khả hoặc Ta chấp nhận Thanh văn thì Ta đã không giới chế. Ta chẳng phải không giới chế những hành giả ấy, những nam tử, nữ nhân thuộc chủng tính thiện ấy, những người thích coi tất cả hữu tình như đứa con độc nhất, lại đầy đủ bi tâm, tu hành Đại thừa đạo. Đại Huệ! Ta cấm việc ăn tất cả loại thịt. Giới này truyền dạy cho tất cả thiện gia nam tử. Bất luận họ tu khổ hạnh ở nghĩa địa, hoặc tu khổ hạnh trong rừng rậm, hoặc hành giả khởi quán tu hoặc thích thú nơi pháp, lại đắc tự tại ở trên tất cả thừa đạo, thành tựu bi tâm, chứng đắc quyết định, coi tất cả hữu tình như đứa con độc nhất, thì cần phảihoàn thành việc tu học ấy mà giữ gìn giới này.

Đối với điều này và điều khác trong giáo thuyết, kiến lập học xứ thứ đệ, tương tục như bậc thang, từng bước từng bước do đây đạt đến nơi đó, có qui tắc, có điều lý. Sau khi giải thích mỗi một phân đoạn, có khi bởi vì tình huống đặc thù được cho phép ăn thịt; lại nữa, mười điều cấm chỉ được trình bày đối với thịt của các động vật đã chết. Nhưng đây bất luận trong tình huống gì, bằng phương thức gì, tại địa phương gì, đều bị luật cấm chỉđiều kiện. Do đây, Đại Huệ! Ta không từng chấp nhận bất cứ người nào ăn thịt. Ta hiện tại không chấp nhận, vị lai cũng không chấp nhận việc có thể ăn thịt. Đại Huệ! Ta dạy ông rằng, Tăng lữ xuất gia không được ăn thịt.

Đại Huệ! Hoặc có người nào nói rằng: Như Lai ăn thịt, cần phải tư duy rằng, người này thật phỉ báng Như Lai. Đại Huệ! Người ngu ấy bị nghiệp chướng cản ngại, sẽ rơi vào đêm dài man mác của tà hành mà không có chút nghĩa lợi.

Đại Huệ! Các Thánh giả Thanh văn còn không ăn thức ăn bị phàm nhân chấp thủ huống chi là thức ăn của máu huyết, đây thật không thích hợp. Đại Huệ! Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát chúng của Ta chỉ lấy pháp làm thức ăn mà không phải thức ăn là thịt, huống chi là đức Như Lai.

Pháp thân của Như Lai, Đại Huệ! Ngài trụ ở trong pháp lấy đó làm thức ăn; Ngài không phải là nhục thân; Ngài không trụ nơi bất cứ món ăn nào từ thịt. Ngài đã đoạn trừ các tập khí khao khát duy trì tất cả hữu pháp tư tài, viễn ly tất cả tập khí xấu của tai họa phiền não; Ngài đã cứu cánh giải thoát ở trong tâm và trí; Ngài là đấng Nhất thiết chủng trí; Ngài là đấng Biến kiến; Ngài không có thiên vị và coi tất cả hữu tình là đứa con độc nhất; Ngài đầy đủ đại bi tâm.

Đại Huệ! Thử suy nghiệm, vị xem tất cả hữu tình như con độc nhất như Ta làm sao có thể cho phép chúng Thanh văn ăn thịt đứa con độc nhất ấy, huống chi chính Ta ăn. Do vậy, Đại Huệ! Nói rằng Ta cho phép các Thanh văn ăn thịt, Ta cũng ăn thịt, đây thực tế không có bất kỳ căn cứ nào. Cho nên nói kệ tụng:

  1.  Bồ-tát Ma-ha-tát,
Họ là Thắng lợi giả,
Do vậy cần viễn ly:
Rượu, thịt, hành, các thứ.
2. Thịt, Trí giả phản đối,
Nó đủ mùi tanh hôi,
Nó gây tiếng đồn xấu,
Ta nói không thể ăn.
3. Người ăn đủ tội lỗi,
Không ăn sanh thiện đức,
Đại Huệ! Ông nên biết,
Ăn thịt, tự chuốc tội.
4. Hành giả lìa ăn thịt,
Coi nó sanh từ mình,
Coi đây là tội hành,
Nó do tinh huyết thành,
Khiến chúng sinh khiếp sợ.
5. Hành giả thường viễn ly,
Thịt và các loại rượu,
Hẹ, tỏi, hành, các thứ.
6. Dầu mè chớ xoa thân,
Chớ nằm giường khoan lỗ,
Vi trùng sống trong lỗ,
Bít lỗ sanh kinh sợ.
7. Ăn thịt sanh kiêu mạn,
Kiêu mạn khởi tà kế,
Tà kế sanh nơi tham,
Nên giữ giới kiêng thịt.
8. Vì tà kế sanh tham,
Tham khiến tâm tê liệt,
Do đây hợp với “hoặc”,
Không giải thoát sinh tử.
9. Vì lợi nhiếp hữu tình,
Lấy tiền và lấy thịt,
Hai điều này ác nghiệp,
Sẽ đọa ngục hào khiếu,
10. Người ăn thịt ác tâm,
Trái ngược thuyết Mâu-ni,
Thích-ca đã chỉ rõ,
Nó hoại hai thế gian.
11. Những người ác hành kia,
Sẽ đến ngục khiếp nhất,
Ăn thịt thì thành thục,
Trong hào khiếu các ngục.
12. Không có tam tịnh nhục,
Đây đều không hứa khả,
Chớ hỏi, chớ cổ súy;
Giới trừ sự ăn thịt.
13. Hành giả đừng ăn thịt,
Ta và chư Phật cấm,
Kẻ ăn thịt lẫn nhau,
Sanh làm thú ăn thịt.
14. Hôi hám và đáng khinh,
Sanh và thành cuồng loạn,
Đời đờitiện dân,
Thợ săn, đàm-bà chủng[26].
15. Chủng tính người ăn thịt,
Sanh trong thai không hành,
Lại trong thai La-sát,
Triển chuyển làm tiện dân.
16. Các Kinh cấm ăn thịt:
Kinh Tượng hiếp[27], Đại vân[28],
Niết-bàn[29]Chỉ man[30],
Cùng với Lăng-già này.
17. Chư Phật và nhị thừa,
Thường chê việc ăn thịt,
Ham thịt không tàm quí,
Thì thường thành cuồng loạn.
18. Người thường lìa ăn thịt,
Sẽ sanh nhà hành giả,
Hoặc là Bà-la-môn,
Đủ trí và tài sản.
19. Nếu với giới cấm thịt,
Mà khởi kiến, văn, nghi,
Thuyết của người ăn thịt,
Nó thực vô sở tri.
20. Tham là chướng giải thoát,
Rượu thịt cũng như thế,
Nếu người có ăn thịt,
Không thể nhập Thánh đạo.
21. Hoặc nơi đời vị lai,
Người khởi thuyết ngu si,
Nói: Thịt là chánh thực,
Được Phật-đà chấp nhận.
22. Ăn thịt như dùng độc,
Hoặc như ăn thịt con,
Vì vậy người tu hành,
Tri túchành khất.
23. Mọi nơi và mọi lúc,
Ta đều cấm ăn thịt,
Người trụ nơi bi tâm;
Người nào mà ăn thịt,
Đồng sư tử, cọp, sói.
24. Cho nên cấm ăn thịt,
Vì thịt khiến người sợ,
Đây là pháp giải thoát,
Giới là lọng Trí giả[31].
Kết thúc chương 8: Đoạn trừ sự ăn thịt.
thuộc Nhập Lăng-già tất cả Phật thuyết minh thể tính
(Trích từ bản in, đã xuất bản 6/2019, tr. 325-339)
ĐÃ PHÁT HÀNH NGÀY 11/6/2019 
TẠI NHÀ SÁCH HÀ NỘI
ĐỊA CHỈ: 958/13 Lạc Long Quân, P8, Tân Bình, Saigon, Vietnam
Facebook: A-tì-đạt-ma Bắc Truyền
Thánh điển Phật giáo Phạn ngữ
Email: Tangkinhcacthienthe@gmail.com


[1] Vaidya 100: Māṃsabhakṣaṇaparivarto nāmāṣṭamaḥ; Ngụy dịch: tr.561a20; Đường dịch: tr. 622c28; Tạng 1: Kj mdo sde ca 192a7; Tạng 2: Kj mdo sde ca 63a6; Suzuki (1932): Chapter eight. On meat-eating.

[2] Phạn bản đoạn này không có phần Đại Huệ vấn tụng, chỉ có trong phần trùng tụng của phẩm sau được Phật thuyết, ba tụng đầu đại khái tương đồng với Đại Huệ vấn tụng trong cựu dịch. Về cựu dịch, chỉ Đường dịch thành trường hàng, sau mới khai tụng, làm thành trùng tụng, hai bản dịch khác thì dịch thành vấn tụng, đặt trước trường hàng.

[3] Phạn văn: Māṃsabhakṣaṇe guṇadoṣam, dịch sát: “công đức và tai họa của sự tai họa của sự ăn thịt”, nghĩa mơ hồ. Đây y Đường dịch: “Công đức và khuyết điểm của việc ăn - không ăn thịt”, cựu dịch rất là kỹ lưỡng, nhưng do lề lối ấy, có thể thấy ý dịch.

[4] Do “thiện tai” khởi, y bản Đường dịch ý.

[5] Kṛpātmano bodhisattvasya.

[6] Cựu dịch không có câu: “xả ly tự tính La-sát” (agatarakṣabhāvāḥ), mà dịch thành: “vẫn sinh tâm hộ niệm”.

[7] Maitrīvihāriṇāṃ.

[8] Vidyādharāṇāṃ.

[9] Vidyāṃ sādhayitukāmānāṃ.

[10] D.T. Suzuki bỏ pītakhāditā (dòng 7, Nanjio).

[11] Thứ tự theo bản Phạn: śāli, yava, godhūma, mudga, māṣa, masūra, sarpi, taila, madhu, phāṇita, guḍa, khaṇḍa, matsyaṇḍika.

[12] Siṃhasaudāsa; Lưu Tống dịch: 師予蘇陀娑 Sư tử tô-đà-sa; Ngụy dịch: “師子奴 Sư tử nô”; Đường dịch: “師子生 Sư tử sinh”.

[13] Viśvakarmā; Vị trời này là thần tử của đế Thích, trưởng quản công nghệ.

[14] Śibī (Śivin); Đường: Thi-tì 尸毘.

[15] Phạn bản chỉ có một câu này, cựu dịch thì nhập Thi-tì vương cắt thịt v.v… vào phần tự thuật. Do Phật trong tiền kiếp từng làm Tì-thi vương, “cát nhục thục cáp”, tại Ấn-độ đã lưu truyền sâu rộng, nên không cần nói chi tiết, dịch giả Hán không thể thuyết minh chi tiết, do đây có sai biệt này.

[16] Kalmāṣapada. Đường dịch: 班足 Ban Túc.

[17] Điều này cũng được lưu hành rộng rãi tại Ấn-độ, nên dùng: “các việc như thế”, việc này việc ở trên có thể thấy rõ trong Phật bản sinh kinh v.v…

[18] Saptakutirake’pi grame, Đường dịch: “領七億家”, có thể bị nhầm.

[19] ḍākā vā ḍākinya.

[20] Kaurabhraka; loại chim này do có đôi mắt đẹp. Ấn-độ có chuyện cặp mắt thái tử Câu-na-la.

[21] Kaivarta.

[22] Từ đoạn này, Đường dịch và Tống dịch phần lớn lược bỏ, chỉ Ngụy dịch đầy đủ. Nhưng Ngụy dịch có sai khác nhiều với Phạn bản, suy đoán có thể do khác truyền bản Phạn.

[23] Akṛtaka: không có hành vi giết. Hán: tự tác.

[24] Akārita: không sai bảo hay khích lệ người khác giết. Hán: giáo tha tác.

[25] Asaṃkalpitaṃ: không phải vì bản thân mình mà giết. Chỗ khác cựu dịch: kiến tác tùy hỷ “thấy người khác làm mà mừng theo”.

[26] Đây y Ngụy dịch, Đàm-bà (Domba), tức là Dạ-xoa nữ.

[27] Skt. Hastikakṣyā (sūtra), Tib. Glaṅ-poḥi rtsal; Hán dịch: Phật thuyết Tượng hiếp kinh 佛說象腋經 T17, no. 814.

[28] 大雲經; Tên khác của Đại phương đẳng vô tưởng kinh 大方等無想經 (Mahāmegha-sūtra, Tib. Sprin chen-po), T12, no. 387.

[29] Nirvāṇa sutra.

[30] “Chỉ-man 指鬘” tức “Ương-quật-ma-la kinh 央掘魔羅經” (Aṅgulimālika), T02, no. 120. Tib. 'Phags pa sor mo'i phreng ba la phan pa zhes bya ba theg pa chen po'i mdo.

[31] Phạn bản: tràng phan trí giả.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 103216)
20/05/2010(Xem: 55348)
06/09/2013(Xem: 15998)
14/05/2010(Xem: 61743)
10/10/2014(Xem: 43609)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.