Tập 2 (Quyển 38-50)

07/05/201012:00 SA(Xem: 32921)
Tập 2 (Quyển 38-50)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm


TẬP 2 (Quyển 38-50)

 

X. PHẨM BÁT NHÃ HÀNH TƯỚNG

01 

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán như thế này: Cái gì là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Vì sao gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Ai tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Bát-nhã-ba-la-mật-đa này dùng để làm gì? Như vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thẩm xét, quán sát kỹ, nếu là pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Ở trong cái không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, thì lấy cái gì để vặn hỏi!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Trong đó, pháp nào là không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được?

Thiện Hiện đáp: Đó là pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì do nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

 Xá Lợi Tử! Sắc pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thọ, tưởng, hành, thức, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; sắc xứ pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Xá Lợi Tử! Nhãn giới pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; nhĩ giới pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; tỷ giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thiệt giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Thân giới pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Ý giới pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Địa giới pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới pháp khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp thánh đế khổ khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thánh đế tập, diệt, đạo không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp vô minh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp không nội khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại, không nội ngoại, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tính, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp bốn tịnh lự không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp năm loại mắt không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp sáu phép thần thông không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp bốn niệm trụ không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp mười lực của Phật không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng khôngsở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp chơn như không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp Dự-lưu không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp Bồ tát không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp Như Lai không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Nói tóm lại: Thường hoặc vô thường, lạc hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, không hoặc bất không, vô tướng hoặc hữu tướng, vô nguyện hoặc hữu nguyện, tịch tịnh hoặc bất tịch tịnh, viễn ly hoặc bất viễn ly, tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, sanh hoặc diệt, hữu vi hoặc vô vi, hữu lậu hoặc vô lậu, thiện hoặc phi thiện, hữu tội hoặc vô tội, thế gian hoặc xuất thế gian, thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết-bàn, quá khứ, vị lai hoặc hiện tại, thiện, bất thiện hoặc vô ký, sự ràng buộc trong cõi Dục, sự ràng buộc trong cõi Sắc hoặc sự ràng buộc trong cõi Vô Sắc, học, vô học, hoặc phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn hoặc phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian, các pháp như vậy, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì do nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mà thẩm xét, quán sát kỹ tất cả các pháp như trên, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, thì tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối tiếc; tâm ấy chẳng kinh hoàng, chẳng sợ sệt, chẳng hãi hùng. Nên biết, đại Bồ-tát ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng thường chẳng xa lìa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì duyên cớ gì mà biết là các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng thường chẳng xa lìa?

Thiện Hiện đáp: Vì đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, biết như thật về Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; biết như thật về tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tự tánh tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Do đó, nên biết các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng thường chẳng xa lìa.

Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, biết như thật về sắc, lìa tự tánh sắc; biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức, lìa tự tánh thọ, tưởng, hành, thức; biết như thật về nhãn xứ, lìa tự tánh nhãn xứ; biết như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, lìa tự tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; biết như thật về sắc xứ, lìa tự tánh sắc xứ; biết như thật về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, lìa tự tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; biết như thật về nhãn giới, lìa tự tánh nhãn giới; biết như thật về sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh sắc giới, cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về nhĩ giới, lìa tự tánh nhĩ giới; biết như thật về thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về tỷ giới, lìa tự tánh tỷ giới; biết như thật về hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về thiệt giới, lìa tự tánh thiệt giới; biết như thật về vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về thân giới, lìa tự tánh thân giới; biết như thật về xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về ý giới, lìa tự tánh ý giới; biết như thật về pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về địa giới, lìa tự tánh địa giới; biết như thật về thủy, hỏa, phong, không, thức giới, lìa tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới; biết như thật về thánh đế khổ, lìa tự tánh thánh đế khổ; biết như thật về thánh đế tập, diệt, đạo, lìa tự tánh thánh đế tập, diệt, đạo; biết như thật về vô minh, lìa tự tánh vô minh; biết như thật về hành, thức, danh sắc, lục xứ, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, lìa tự tánh hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; biết như thật về cái không nội, lìa tự tánh cái không nội; biết như thật về cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; lìa tự tánh cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; biết như thật về bốn tịnh lự, lìa tự tánh bốn tịnh lự; biết như thật về bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lìa tự tánh bốn vô lượng, bốn định vô sắc; biết như thật về năm loại mắt, lìa tự tánh năm loại mắt; biết như thật về sáu phép thần thông, lìa tự tánh sáu phép thần thông; biết như thật về bốn niệm trụ, lìa tự tánh bốn niệm trụ; biết như thật về bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lìa tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; biết như thật về mười lực của Phật, lìa tự tánh mười lực của Phật; biết như thật về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lìa tự tánh bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng; biết như thật về chơn như, lìa tự tánh chơn như; biết như thật về pháp giới, pháp tánh, trụ pháp, định pháp, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, lìa tự tánh pháp giới cho đến tánh ly sanh; biết như thật về Dự-lưu, lìa tự tánh Dự-lưu; biết như thật về Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, lìa tự tánh Nhất-lai cho đến Độc-giác; biết như thật về Bồ tát, lìa tự tánh Bồ tát; biết như thật về Như Lai, lìa tự tánh Như Lai; biết như thật về pháp thường, vô thường, lìa tự tánh pháp thường, vô thường; biết như thật về pháp lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, vô tướng, hữu tướng, vô nguyện, hữu nguyện, tịch tịnh, bất tịch tịnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sanh, diệt, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu, thiện, phi thiện, hữu tội, vô tội, thế gian, xuất thế gian, thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn, lìa tự tánh pháp lạc, khổ cho đến pháp thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn; biết như thật về pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, lìa tự tánh pháp quá khứ, vị lai, hiện tại; biết như thật về pháp thiện, bất thiện, vô ký, sự ràng buộc trong cõi Dục, sự ràng buộc trong cõi Sắc, sự ràng buộc trong cõi Vô Sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tự tánh pháp thiện, bất thiện, vô ký cho đến tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Do đó nên biết, các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng thường chẳng xa lìa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Cái gì là tự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Cái gì là tự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa? Cho đến cái gì là tự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian?

Thiện Hiện đáp: Vô tánhtự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vô tánhtự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến vô tánhtự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Do đó, nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tự tánh tịnh lự cho đến tự tánh bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tự tánh pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tướng Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tướng tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tướng pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Tự tánh cũng lìa tự tánh, tướng cũng lìa tướng; tự tánh cũng lìa tướng, tướng cũng lìa tự tánh; tướng của tự tánh cũng lìa tự tánh của tướng, tự tánh của tướng cũng lìa tướng của tự tánh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử nói với Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát mà học những pháp ở trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài nói, nếu đại Bồ-tát học những pháp trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng! Vì sao vậy? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp không sanh, không hoàn thành.

Xá Lợi Tử hỏi: Do nhân duyên gì mà tất cả pháp không sanh, không hoàn thành?

Thiện Hiện đáp: Vì sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc chẳng thể nắm bắt được; vì thọ, tưởng, hành, thức là không, nên sự sanh và hoàn thành của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được; vì sắc xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì địa giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế khổ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được; vì vô minh là không, nên sự sanh và hoàn thành của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên sự sanh và hoàn thành của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thể nắm bắt được; vì cái không nội là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không nội chẳng thể nắm bắt được; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được; vì bốn tịnh lự là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được; vì năm loại mắt là không, nên sự sanh và hoàn thành của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì sáu phép thần thông là không, nên sự sanh và hoàn thành của sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được; vì bố thí Ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì bốn niệm trụ là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được; vì mười lực của Phật là không, nên sự sanh và hoàn thành của mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được; vì chơn như là không, nên sự sanh và hoàn thành của chơn như chẳng thể nắm bắt được; vì pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp giới cho đến tánh ly sanh chẳng thể nắm bắt được; vì Dự-lưu là không, nên sự sanh và hoàn thành của Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác là không, nên sự sanh và hoàn thành của Nhất-lai cho đến Độc-giác chẳng thể nắm bắt được; vì Bồ tát là không, nên sự sanh và hoàn thành của Bồ tát chẳng thể nắm bắt được; vì Như Lai là không, nên sự sanh và hoàn thành của Như Lai chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thường, vô thường là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thường, vô thường chẳng thể nắm bắt được; vì pháp lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, vô tướng, hữu tướng, vô nguyện, hữu nguyện, tịch tịnh, bất tịch tịnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sanh, diệt, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu, thiện, bất thiện, hữu tội, vô tội, thế gian, xuất thế gian, thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp lạc, khổ cho đến thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn chẳng thể nắm bắt được; vì pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp quá khứ, vị lai, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thiện, bất thiện, vô ký, sự ràng buộc ở cõi Dục, sự ràng buộc ở cõi Sắc, sự ràng buộc ở cõi Vô Sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thiện, bất thiện, vô ký cho đến tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, thì liền tiếp cận trí nhất thiết tướng; đại Bồ-tát ấy tiếp cận như thật trí nhất thiết tướng như vậy, nên được thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh; đại Bồ-tát ấy được như thật thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh như vậy, nên chẳng sanh tâm câu hành tham, chẳng sanh tâm câu hành sân, chẳng sanh tâm câu hành si, chẳng sanh tâm câu hành mạn, chẳng sanh tâm câu hành siểm cuồng, chẳng sanh tâm câu hành san tham, chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ. Đại Bồ-tát ấy, vì do chẳng sanh tâm câu hành tham cho đến chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ, nên rốt ráo chẳng đọa vào trong thai nữ nhân, thường được hóa sanh, cũng vĩnh viễn không sanh vào các đường ác, trừ khi vì nhân duyên làm lợi lạc hữu tình; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, cho đến chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thường chẳng lìa Phật.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, muốn được công đức thù thắng lợi lạc như trên, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên xa lìa.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành về sắc, hoặc tu hành về tướng của sắc, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái thường, vô thường của sắc, hoặc tu hành về cái tướng thường, vô thường của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái lạc, khổ của sắc, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của sắc, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịnh, bất tịnh của sắc, hoặc tu hành về cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái không, bất không của sắc, hoặc tu hành về cái tướng không, bất không của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô tướng, hữu tướng của sắc, hoặc tu hành về cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, hoặc tu hành về cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái viễn ly, bất viễn ly của sắc, hoặc tu hành về cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của nhãn xứ, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng nhãn giới cho đến cái tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành địa giới, hoặc tu hành cái tướng địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của địa giới, hoặc tu hành cái tướng của thường, vô thường của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của địa giới, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của địa giới, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của địa giới, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của địa giới, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của địa giới, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của địa giới, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Quyển Thứ 38

HẾT

 

02

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành vô minh, hoặc tu hành cái tướng vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành hành, thúc, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của vô minh, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của vô minh, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của vô minh, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của vô minh, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của vô minh, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của vô minh, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của vô minh, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tu hành cái tướng bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc khởi lên ý nghĩ: “Ta tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Ta là đại Bồ-tát”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Vị kia tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Vị kia là đại Bồ-tát”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, mới là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi lên những ý nghĩ tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, nên biết đây gọi là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà không có phương tiện thiện xảo.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá Lợi Tử rằng: Nếu đại Bồ-tát, không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với sắc, trụ tưởng thắng giải, liền đối với sắc khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thọ, tưởng, hành, thức, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thọ, tưởng, hành, thức, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với nhãn xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhãn xứ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với sắc xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với sắc xứ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với địa giới, trụ tưởng thắng giải, liền đối với địa giới, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với thánh đế khổ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thánh đế khổ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thánh đế tập, diệt, đạo, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thánh đế tập, diệt, đạo, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với vô minh, trụ tưởng thắng giải, liền đối với vô minh, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, trụ tưởng thắng giải, liền đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với bốn tịnh lự, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn tịnh lự, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với bốn niệm trụ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn niệm trụ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với bố thí Ba-la-mật-đa, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bố thí Ba-la-mật-đa, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trụ tưởng thắng giải, liền đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với năm loại mắt, trụ tưởng thắng giải, liền đối với năm loại mắt, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với sáu phép thần thông, trụ tưởng thắng giải, liền đối với sáu phép thần thông, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với mười lực của Phật, trụ tưởng thắng giải, liền đối với mười lực của Phật, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với Thanh-văn và đối với pháp của Thanh-văn, trụ tưởng thắng giải, liền đối với Thanh-văn và pháp của Thanh-văn, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với Độc-giác, Bồ tát, Như Lai và pháp của các bậc này, trụ tưởng thắng giải, liền đối với Độc-giác, Bồ tát, Như Lai và pháp của các bậc này, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Xá Lợi tử! đại Bồ-tát như vậy, còn chẳng thể chứng được Niết-bàn của Thanh-văn, Độc-giác, mà chứng được Quả vị Giác ngộ cao tột là điều không có.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát khởi lên các sự tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, nên biết đây là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa không có phương tiện thiện xảo.

Khi ấy! Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì sao biết các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo?

Thiện Hiện đáp rằng: Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành sắc, chẳng tu hành tướng của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của sắc, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của sắc, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của sắc, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của sắc, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của sắc, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sắc, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sắc, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Sắc và tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức, và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Xá Lợi Tử! Sắc ấy chẳng phải là sắc; không là sắc; không chẳng phải là sắc; sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ ấy chẳng phải là nhãn xứ, không là nhãn xứ; không chẳng phải là nhãn xứ; nhãn xứ chẳng lìa không, không chẳng lìa nhãn xứ; nhãn xứ tức là không, không tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Xá Lợi Tử! Sắc xứ ấy chẳng phải là sắc xứ; không là sắc xứ; không chẳng phải là sắc xứ; sắc xứ chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc xứ; Sắc xứ tức là không, không tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng lại như vậy.

Quyển Thứ 39

HẾT

 

03

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhãn giới và tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của Sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Nhãn giới ấy chẳng phải là nhãn giới; không là nhãn giới; không chẳng phải là nhãn giới; nhãn giới chẳng lìa không, không chẳng lìa nhãn giới; nhãn giới tức là không, không tức là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới cho đến nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Nhĩ giới ấy chẳng phải là nhĩ giới; không là nhĩ giới; không chẳng phải là nhĩ giới; nhĩ giới chẳng lìa không, không chẳng lìa nhĩ giới; nhĩ giới tức là không, không tức là nhĩ giới; thanh hương, vị, xúc, pháp giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tỷ giới và tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Tỷ giới ấy chẳng phải là tỷ giới; không là tỷ giới; không chẳng phải là tỷ giới; tỷ giới chẳng lìa không, không chẳng lìa tỷ giới; tỷ giới tức là không, không tức là tỷ giới; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thiệt giới và tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Thiệt giới ấy chẳng phải là thiệt giới; không là thiệt giới; không chẳng phải là thiệt giới; thiệt giới chẳng lìa không, không chẳng lìa thiệt giới; thiệt giới tức là không, không tức là thiệt giới; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thân giới và tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Thân giới ấy chẳng phải là thân giới; không là thân giới; không chẳng phải là thân giới; thân giới chẳng lìa không, không chẳng lìa thân giới; thân giới tức là không, không tức là thân giới; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì ý giới và tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Ý giới ấy chẳng phải là ý giới; không là ý giới; không chẳng phải là ý giới; ý giới chẳng lìa không, không chẳng lìa ý giới; ý giới tức là không, không tức là ý giới; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành địa giới, chẳng tu hành cái tướng địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của địa giới, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của địa giới, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của địa giới, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của địa giới, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của địa giới, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của địa giới, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của địa giới, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì địa giới và tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Xá Lợi Tử! Địa giới ấy chẳng phải là địa giới; không là địa giới; không chẳng phải là địa giới; địa giới chẳng lìa không, không chẳng lìa địa giới; địa giới tức là không, không tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thánh đế khổ và tánh của thánh đế khổ là không; thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của thánh đế tập, diệt, đạo là không. Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ ấy chẳng phải là thánh đế khổ; không là thánh đế khổ; không chẳng phải là thánh đế khổ; thánh đế khổ chẳng lìa không, không chẳng lìa thánh đế khổ; thánh đế khổ tức là không, không tức là thánh đế khổ; thánh đế tập, diệt, đạo, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của vô minh, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của vô minh, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của vô minh, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của vô minh, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của vô minh, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của vô minh, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì vô minh và tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; và tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Xá Lợi Tử! Vô minh ấy chẳng phải là vô minh; không là vô minh; không chẳng phải là vô minh; vô minh chẳng lìa không, không chẳng lìa vô minh; vô minh tức là không, không tức là vô minh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bốn tịnh lự và tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự ấy chẳng phải là bốn tịnh lự; không là bốn tịnh lự; không chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn tịnh lự chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn tịnh lự; bốn tịnh lự tức là không, không tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bốn niệm trụ và tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ ấy chẳng phải là bốn niệm trụ; không là bốn niệm trụ; không chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn niệm trụ chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn niệm trụ; bốn niệm trụ tức là không, không tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng lại như vậy.

Quyển Thứ 40

HẾT

 

04

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành tướng bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bố thí Ba-la-mật-đa, tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa. Không là bố thí Ba-la-mật-đa, không chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; bố thí Ba-la-mật-đa chẳng lìa không, không chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa; bố thí Ba-la-mật-đa tức là không, không tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành năm loại mắt, chẳng tu hành tướng của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành sáu phép thần thông, chẳng tu hành tướng của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì năm loại mắt, tánh không của năm loại mắt, sáu phép thần thông, tánh không của sáu phép thần thông, Xá Lợi Tử, là năm loại mắt, cũng chẳng phải là năm loại mắt, không là năm loại mắt, không cũng chẳng phải là năm loại mắt; năm loại mắt chẳng lìa không, không chẳng lìa năm loại mắt; năm loại mắt tức là không, không tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì mười lực của Phật, tánh không của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tánh không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, Xá Lợi Tử, là mười lực của Phật, cũng chẳng phải là mười lực của Phật; không là mười lực của Phật, không cũng chẳng phải là mười lực của Phật; mười lực của Phật chẳng lìa không, không chẳng lìa mười lực của Phật; mười lực của Phật tức là không, không tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Như vậy, là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo,có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, chẳng chấp thủ cái có, chẳng chấp thủ cái chẳng phải có, chẳng chấp thủ cái cũng có cũng chẳng phải có, chẳng chấp thủ cái chẳng phải có, chẳng phải chẳng có. Đối với cái chẳng chấp thủ ấy, cũng chẳng chấp thủ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì nhân duyên gì, đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp đều không chấp thủ?

Thiện Hiện đáp: Vì tự tánh của tất cả pháp chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, hoặc chấp thủ cái có, hoặc chấp thủ cái chẳng có, hoặc chấp thủ cái cũng có cũng chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng có chẳng phải chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp đều không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng chấp thủ việc tu hành, chẳng chấp thủ việc chẳng tu hành, chẳng chấp thủ việc cũng tu hành, cũng chẳng tu hành, chẳng chấp thủ việc chẳng tu hành, chẳng phải chẳng tu hành; đối với việc chẳng chấp thủ, cũng chẳng chấp thủ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì nhân duyên gì, đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoàn toàn không chấp thủ?

Thiện Hiện đáp: Vì tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc chấp thủ việc tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc cũng tu hành mà cũng chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng phải tu hành ,chẳng phải chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoàn toàn không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp và Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoàn toàn không chấp thủ, không chấp trước. Đó gọi là đại Bồ-tát đối với tất cả pháp không thủ trước Tam-ma-địa. Tam-ma-địa này vi diệu thù thắng, rộng lớn vô cùng, có khả năng tập hợp tác dụng vô biên, vô ngại, mà tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng có.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối với Tam-ma-địa này, thường trụ chẳng xả, thì mau chứng quả vị Giác ngô cao tột.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Các đại Bồ-tát thường trụ chẳng xả đối với một Tam-ma-địa này, để mau chứng quả vị Giác ngô cao tột, hay thường trụ chẳng xả đối với các Tam-ma-địa khác, cũng để khiến cho đại Bồ-tát mau chứng quả vị Giác ngô cao tột?

Thiện Hiện đáp: Chẳng phải chỉ đối với một Tam-ma-địa này, mà còn có các Tam-ma-địa khác, các đại Bồ-tát thường trụ chẳng xả, để mau chứng quả vị Giác ngô cao tột.

Xá Lợi Tử hỏi: Những Tam-ma-địa ấy là gì?

Thiện Hiện đáp: Đó là Tam-ma-địa kiện hành, Tam-ma-địa thật ấn, Tam-ma-địa Sư tử du hý, Tam-ma-địa diệu nguyệt, Tam-ma-địa nguyệt tràng tướng, Tam-ma-địa nhất thiết pháp hải, Tam-ma-địa quán đảnh, Tam-ma-địa pháp giới quyết định, Tam-ma-địa quyết định tràng tướng, Tam-ma-địa kim cang dụ, Tam-ma-địa nhập pháp ấn, Tam-ma-địa Tam-ma-địa vương, Tam-ma-địa thiện an trụ, Tam-ma-địa thiện lập định vương, Tam-ma-địa phóng quang, Tam-ma-địa vô vong thất, Tam-ma-địa phóng quang vô vong thất, Tam-ma-địa tinh tiến lực, Tam-ma-địa trang nghiêm lực, Tam-ma-địa đẳng dũng, Tam-ma-địa nhập nhất thiết ngôn từ quyết định, Tam-ma-địa nhập nhất thiết danh tự quyết định, Tam-ma-địa quán phương, Tam-ma-địa tổng trì ấn, Tam-ma-địa chư pháp đẳng thú hải ấn, Tam-ma-địa vương ấn, Tam-ma-địa biến phú hư không, Tam-ma-địa kim cang luân, Tam-ma-địa tam luân thanh tịnh, Tam-ma-địa vô lượng quang, Tam-ma-địa vô trước vô chướng, Tam-ma-địa đoạn chư pháp chuyển, Tam-ma-địa khí xả trân bảo, Tam-ma-địa biến chiếu, Tam-ma-địa bất tuần, Tam-ma-địa vô tướng trụ, Tam-ma-địa bất tư duy, Tam-ma-địa hàng phục tứ ma, Tam-ma-địa vô cấu đăng, Tam-ma-địa vô biên quang, Tam-ma-địa phát quang, Tam-ma-địa phổ chiếu, Tam-ma-địa tịnh kiên định, Tam-ma-địa sư tử phấn tấn, Tam-ma-đụa Sư tử tần thân, Tam-ma-địa Sư tử khiếm khư, Tam-ma-địa vô cấu quang, Tam-ma-địa diệu lạc, Tam-ma-địa tối thắng tràng tướng, Tam-ma-địa đế tướng, Tam-ma-địa thuận minh chánh lưu, Tam-ma-địa cụ oai quang, Tam-ma-địa ly tận, Tam-ma-địa bất khả động chuyển, Tam-ma-địa tịch tịnh, Tam-ma-địa vô hà khích, Tam-ma-địa nhật đăng, Tam-ma-địa nguyệt tịnh, Tam-ma-địa tịnh nhãn, Tam-ma-địa tịnh quang, Tam-ma-địa nguyệt đăng, Tam-ma-địa pháp minh, Tam-ma-địa ứng tác bất ứng tác, Tam-ma-địa trí tướng, Tam-ma-địa kim cang man, Tam-ma-địa trụ tâm, Tam-ma-địa phổ minh, Tam-ma-địa diệu an lập, Tam-ma-địa bảo tích, Tam-ma-địa diệu pháp ấn, Tam-ma-địa nhất thiết pháp tánh bình đẳng, Tam-ma-địa khí xả trần ái, Tam-ma-địa pháp dũng viên mãn, Tam-ma-địa nhập pháp đảnh, Tam-ma-địa bảo tánh, Tam-ma-địa xả huyên tránh, Tam-ma-địa phiêu tán, Tam-ma-địa phân biệt pháp cú, Tam-ma-địa quyết định, Tam-ma-địa vô cấu hành, Tam-ma-địa tự bình đẳng cái tướng, Tam-ma-địa ly văn tự tướng, Tam-ma-địa đoạn sở duyên, Tam-ma-địa vô biến dị, Tam-ma-địa vô chủng loại, Tam-ma-địa nhập danh tướng, Tam-ma-địa vô sở tác, Tam-ma-địa nhập quyết định danh, Tam-ma-địa hành vô tướng, Tam-ma-địa ly ế ám, Tam-ma-địa cụ hành, Tam-ma-địa bất biến động, Tam-ma-địa độ cảnh giới, Tam-ma-địa tập nhất thiết công đức, Tam-ma-địa vô tâm trụ, Tam-ma-địa quyết định trụ, Tam-ma-địa tịnh diệu hoa, Tam-ma-địa cụ giác chi, Tam-ma-địa vô biên biện, Tam-ma-địa vô biên đăng, Tam-ma-địa vô đẳng đẳng, Tam-ma-địa siêu nhất thiết pháp, Tam-ma-địa quyết phán chư pháp, Tam-ma-địa tán nghi, Tam-ma-địa vô sở trụ, Tam-ma-địa nhất tướng trang nghiêm, Tam-ma-địa dẫn phát hành tướng, Tam-ma-địa nhất hành tướng, Tam-ma-địa ly chư hành tướng, Tam-ma-địa diệu hành, Tam-ma-địa đạt chư hữu để viễn ly, Tam-ma-địa nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn, Tam-ma-địa kiên cố bảo, Tam-ma-địa ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước, Tam-ma-địa điễn diệm trang nghiêm, Tam-ma-địa trừ khiển, Tam-ma-địa vô thắng, Tam-ma-địa pháp cự, Tam-ma-địa tuệ đăng, Tam-ma-địa thú hướng bất thối chuyển thần thông, Tam-ma-địa giải thoát âm thanh văn tự, Tam-ma-địa tuệ cự xí nhiên, Tam-ma-địa nghiêm tịnh tướng, Tam-ma-địa vô tướng, Tam-ma-địa vô trược nhẫn tướng, Tam-ma-địa cụ nhất thiết diệu tướng, Tam-ma-địa cụ tổng trì, Tam-ma-địa bất hỷ nhất thiết khổ lạc, Tam-ma-địa vô tận hành tướng, Tam-ma-địa nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh, Tam-ma-địa đoạn tắng ái, Tam-ma-địa ly vi thuận, Tam-ma-địa vô cấu minh, Tam-ma-địa cực kiên cố, Tam-ma-địa mãn nguyệt tịnh quang, Tam-ma-địa đại trang nghiêm, Tam-ma-địa vô nhiệt điển quang, Tam-ma-địa năng chiếu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa năng cứu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa định bình đẳng tánh, Tam-ma-địa vô trần hữu trần bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái nhạo, Tam-ma-địa quyết định an trụ chơn như, Tam-ma-địa khí trung mãn xuất, Tam-ma-địa thiêu chư phiền não, Tam-ma-địa đại trí tuệ cự, Tam-ma-địa xuất sanh thập lực, Tam-ma-địa khai xiển, Tam-ma-địa hoại thân ác hành, Tam-ma-địa hoại ngữ ác hành, Tam-ma-địa hoại ý ác hành, Tam-ma-địa thiện quán sát tham, Tam-ma-địa như hư không, Tam-ma-địa vô nhiễm trước gia hư không.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối các Tam-ma-địa như vậy, thường trụ chẳng xả, thì mau chứng quả vị Giác ngô cao tột. Lại có vô lượng vô số pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni khác, nếu đại Bồ-tát thường khéo tu học thì cũng khiến mau chứng quả vị Giác ngô cao tột.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thừa tiếp thần lực Phật nói với Xá Lợi Tử: Nếu đại Bồ-tát nào an trụ các Tam-ma-địa như vậy, thì nên biết, đã được sự thọ ký của chư Phật trong quá khứ, cũng được sự thọ ký của mười phương chư Phật trong hiện tại. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy an trụ các Tam-ma-địa như vậy, mà chẳng thấy các Tam-ma-địa ấy, cũng chẳng đắm trước vào các Tam-ma-địa ấy, cũng chẳng nghĩ là ta đã nhập vào các Tam-ma-địa ấy, ta đang nhập vào các Tam-ma-địa ấy, ta sẽ nhập vào các Tam-ma-địa ấy; chỉ ta có khả năng nhập vào chứ chẳng phải người khác vào được. Nếu vị ấy tầm tư phân biệt như vậy, thì bởi đấy, nên sức định lực hoàn toàn không hiện hành.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Có phải thật riêng có đại Bồ-tát an trụ các Tam-ma-địa như vậy, đã được chư Phật trong quá khứ, hiện tại thọ ký chăng?

 Thiện Hiện đáp: Không! Xá Lợi Tử! Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng khác các Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa chẳng khác đại Bồ-tát, Bát-nhã-ba-la-mật-đa tức là các Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa tức là đại Bồ-tát. Vì sao vậy? Vì tánh của tất cả pháp đều bình đẳng.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu tánh của tất cả pháp là bình đẳng thì Tam-ma-địa này có thể thị hiện chăng?

Thiện Hiện đáp: Chẳng thể thị hiện.

Xá Lợi Tử hỏi: Đại Bồ-tát ấy, đối với Tam-ma-địa này, có ý tưởng phân tích chăng?

Thiện Hiện đáp: Bồ-tát ấy không có ý tưởng phân tích.

Xá Lợi Tử hỏi: Bồ-tát ấy vì sao không có ý tưởng phân tích?

Thiện Hiện đáp: Vì đại Bồ-tát ấy không phân biệt.

Xá Lợi Tử hỏi: Vì sao đại Bồ-tát ấy không phân biệt?

Thiện Hiện đáp: Vì tánh của tất cả pháp đều không có sở hữu. Cho nên đại Bồ-tát ấy, đối với định chẳng khởi sự phân biệt. Do nhân duyên này, mà đối với tất cả pháp và Tam-ma-địa, đại Bồ-tát ấy, đều không có ý tưởng phân tích. Vì sao? Vì tất cả pháp và Tam-ma-địa đều không có sở hữu, trong cái không sở hữu, ý tưởng phân biệt, giải thích không có lý do sanh khởi.

Khi ấy, Bạc-già-phạm khen Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Đúng như ông đã nói. Cho nên Ta đã nói ông an trụ Định vô tránh, là bậc cao nhất trong chúng Thanh-văn, do đó Ta nói ông tương ưng với nghĩa.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên học như vậy; muốn học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nên học như vậy.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học bốn tịnh lự, nên học như vậy; muốn học bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên học như vậy.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học bốn niệm trụ, nên học như vậy; muốn học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên học như vậy.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học năm loại mắt, nên học như vậy, muốn học sáu phép thần thông, nên học như vậy.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học mười lực của Phật, nên học như vậy; muốn học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên học như vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát học như vậy là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chân chính, cho đến học trí nhất thiết tướng một cách chân chính chăng?

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát học như vậy là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chân chính, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện, cho đến học trí nhất thiết tướng một cách chân chính, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát học như vậy, lấy vô sở đắc làm phương tiện để học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến lấy vô sở đắc làm phương tiện để học trí nhất thiết tướng chăng?

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát học như vậy, lấy vô sở đắc làm phương tiện để học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến lấy vô sở đắc làm phương tiện để học trí nhất thiết tướng.

Xá Lợi Tử hỏi: Cái vô sở đắc là những pháp gì, mà chẳng thể nắm bắt được?

Phật dạy: Ngã chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Sắc chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; địa giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Dục giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; sắc, vô sắc giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Thánh đế khổ, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Vô minh, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Bốn tịnh lự, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Bốn niệm trụ, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Năm loại mắt, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; sáu phép thần thông, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Mười lực của Phật, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Dự lưu, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Độc-giác, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Bồ-tát, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Như Lai, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Cái gọi là rốt ráo thanh tịnh, nghĩa là thế nào?

Phật dạy: Các pháp chẳng xuất hiện, chẳng sanh ra, chẳng mất đi, chẳng diệt tận, vô nhiễm, vô tịnh, vô đắc, vô vi. Như vậy gọi là cái nghĩa rốt ráo thanh tịnh.

 Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Khi đại Bồ-tát học như vậy là học pháp gì?

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, đối với tất cả pháp, đều không có cái để học. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp chẳng phải hiện hữu như thật, như cái chấp của bọn phàm phu ngu si, để có thể học được trong đó.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu vậy thì các pháp hiện hữu như thế nào?

Phật dạy: Các pháp hiện hữu như là vô sở hữu. Nếu đối với vô sở hữu như vậy mà không thể hiểu thấu thì gọi là vô minh.

Xá Lợi Tử hỏi: Những pháp vô sở hữu nào mà không hiểu thấu thì gọi là vô minh?

Phật dạy: Sắc là pháp vô sở hữu; thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô sở hữu, vì không nội, không ngoại, không nội ngoại, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bổn tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Nhãn xứ là pháp vô sở hữu; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không không tánh tự tánh. Sắc xứ là pháp vô sở hữu; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không không tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không không tánh tự tánh; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Thân giới, xúc giới, thân xúc giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Địa giới là pháp vô sở hữu; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Dục giới là pháp vô sở hữu; sắc, vô sắc giới là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ là pháp vô sở hữu; Thánh đế tập, diệt, đạo, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Vô minh là pháp vô sở hữu; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Tham, sân, si là pháp vô sở hữu; các kiến thủ là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự là pháp vô sở hữu; bốn vô lượng, bốn định vô sắc là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ là pháp vô sở hữu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa là pháp vô sở hữu; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Năm loại mắt là pháp vô sở hữu; sáu phép thần thông là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật là pháp vô sở hữu; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.

Xá Lợi Tử! Phàm phu ngu si, nếu đối với pháp vô sở hữu như vậy, chẳng thể hiểu thấu thì gọi là vô minh. Do thế lực của vô minh và ái, kẻ ấy phân biệt chấp trước hai bên đoạn, thường. Do đó, chẳng biết, chẳng thấy tánh vô sở hữu của các pháp, nên phân biệt các pháp; do phân biệt nên chấp trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến chấp trước trí nhất thiết tướng; do chấp trước nên phân biệt tánh vô sở hữu của các pháp. Do đó, đối với các pháp, chẳng biết chẳng thấy.

Xá Lợi Tử hỏi: Đối với những pháp nào mà chẳng biết chẳng thấy?

Phật dạy: Đối với sắc, chẳng biết, chẳng thấy, đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng biết, chẳng thấy; cho đến đối với trí nhất thiết tướng, chẳng biết, chẳng thấy. Do đối với với các pháp, chẳng biết, chẳng thấy, nên đọa vào trong đám phàm phu ngu si, chẳng thể thoát ra được.

Xá Lợi Tử hỏi: Họ ở nơi nào mà chẳng thể thoát ra được?

Phật dạy: Họ ở cõi Dục, chẳng thể thoát ra được; ở cõi Sắc, chẳng thể thoát ra được; ở cõi Vô sắc, chẳng thể thoát ra được. Do chẳng thể thoát ra được, nên đối với pháp Thanh-văn, chẳng thể thành tựu được; đối với pháp Độc-giác, chẳng thể thành tựu được; đối với pháp Bồ-tát, chẳng thể thành tựu được; đối với với pháp Như Lai, chẳng thể thành tựu được. Do chẳng thành tựu được, nên chẳng thể tin tưởng, thọ trì.

Xá Lợi Tử hỏi: Họ đối với pháp nào mà chẳng thể tin tưởng, thọ trì?

Phật dạy: Đối với cái không của sắc, họ chẳng thể tin tưởng, thọ trì; đối với cái không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thể tin tưởng, thọ trì; cho đến đối với cái không của trí nhất thiết tướng, chẳng thể tin tưởng, thọ trì. Do chẳng thể tin tưởng, thọ trì, nên chẳng thể an trụ.

Xá Lợi Tử hỏi: Đối với những pháp nào, họ chẳng thể an trụ?

Phật dạy: Đó là chẳng thể an trụ bốn niệm trụ, chẳng thể an trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng thể an trụ bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng thể an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng thể an trụ bực Bất thối chuyển; chẳng thể an trụ năm loại mắt; chẳng thể an trụ sáu phép thần thông; chẳng thể an trụ mười lực của Phật; chẳng thể an trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó nên gọi là phàm phu ngu si, vì đối với các pháp chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử hỏi: Đối với pháp nào mà họ chấp trước là có tánh?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Đối với sắc, họ chấp trước là có tánh; đối với thọ, tưởng, hành, thức, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với nhãn xứ, họ chấp trước là có tánh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chấp trước là có tánh. Đối với sắc xứ, chấp trước là có tánh; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, họ chấp trước là có tánh; đối với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với địa giới, họ chấp trước là có tánh; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với Dục giới, họ chấp trước là có tánh; đối với Sắc, Vô sắc giới, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với Thánh đế khổ, họ chấp trước là có tánh; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với vô minh, họ chấp trước là có tánh; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với tham, sân, si, họ chấp trước là có tánh; đối với các kiến thủ, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với bốn tịnh lự, họ chấp trước là có tánh; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với Bốn niệm trụ, họ chấp trước là có tánh; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với bố thí Ba-la-mật-đa, họ chấp trước là có tánh; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với năm loại mắt, họ chấp trước là có tánh; đối với sáu phép thần thông, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với mười lực của Phật, họ chấp trước là có tánh; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Kẻ phàm phu ngu si vì đối với các pháp chấp trước là có tánh, nên đối với cái không của các pháp, chẳng thể tin tưởng, thọ trì. Do chẳng tin tưởng, nên chẳng thể thành tựu thánh pháp của Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai đã có. Cho nên đối với thánh pháp, chẳng thể an trụ.

Vì vậy, Xá Lợi Tử, các đại Bồ-tát muốn học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, muốn thành tựu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên như vậy mà học.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có đại Bồ-tát nào đã học như vậy mà chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu được trí nhất thiết trí chăng?

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử hỏi: Bạch Thế Tôn! Do duyên gì có đại Bồ-tát tuy học như vậy nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thành tựu trí nhất thiết trí?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, phân biệt chấp trước; đối với tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, phân biệt chấp trước thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí. Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với sắc, phân biệt chấp trước; đối với thọ, tưởng, hành, thức phân biệt chấp trước thì đại Bồ-tát như vậy, tuy đã học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, không có phương tiện thiện xảo, đối với nhãn xứ, phân biệt chấp trước; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với sắc xứ, phân biệt chấp trước; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với địa giới, phân biệt chấp trước, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với Thánh đế khổ, phân biệt chấp trước, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với vô minh, phân biệt chấp trước, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với bốn tịnh lự, phân biệt chấp trước, đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với bốn niệm trụ, phân biệt chấp trước, đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với năm loại mắt, phân biệt chấp trước, đối với sáu phép thần thông, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với mười lực của Phật, phân biệt chấp trước; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bị, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Vì nhân duyên ấy, có đại Bồ-tát tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử hỏi: Có phải đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Phật dạy: Đúng vậy, đại Bồ-tát học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí?

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến chẳng thấy trí nhất thiết tướng là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Xá Lợi Tử hỏi: Đại Bồ-tát ấy, lấy vô sở đắc của pháp nào làm phương tiện?

Phật dạy: Đại Bồ-tát ấy, lấy vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện; lấy vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, làm phương tiện; cho đến lấy vô sở đắc mười lực của Phật làm phương tiện; lấy vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện.

Xá Lợi Tử hỏi: Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì sao lấy vô sở đắc làm phương tiện?

Phật dạy: Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không nội nên lấy vô sở đắc làm phương tiện; cho đếnkhông vô tánh tự tánh, nên lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Quyển Thứ 41

HẾT

 

XI. PHẨM THÍ DỤ

01

 

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi, nhà ảo thuật có khả năng học bốn tịnh lự, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi, nhà ảo thuật có khả năng học bốn niệm trụ, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học pháp môn giải thoát không, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học năm loại mắt, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học sáu phép thần thông, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào? Bạch Thế Tôn! Nếu có người hỏi rằng, nhà ảo thuật có khả năng học mười lực của Phật, thành tựu trí nhất thiết trí chăng; nhà ảo thuật có khả năng học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thành tựu trí nhất thiết trí chăng, thì với câu hỏi như vậy, con nên trả lời như thế nào?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ta hỏi lại ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Sắc cùng với huyễn có khác chăng? Thọ, tưởng, hành, thức cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì sắc chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc, sắc tức là huyễn, huyễn tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nhãn xứ cùng với huyễn có khác chăng? Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì nhãn xứ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác nhãn xứ, nhãn xứ tức là huyễn, huyễn tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Sắc xứ cùng với huyễn có khác chăng? Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì sắc xứ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc xứ, sắc xứ tức là huyễn, huyễn tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nhãn giới cùng với huyễn có khác chăng? Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì nhãn giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác nhãn giới, nhãn giới tức là huyễn, huyễn tức là nhãn giới; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nhĩ giới cùng với huyễn có khác chăng? Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì nhĩ giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác nhĩ giới, nhĩ giới tức là huyễn, huyễn tức là nhĩ giới; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Tỷ giới cùng với huyễn có khác chăng? Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì tỷ giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác tỷ giới, tỷ giới tức là huyễn, huyễn tức là tỷ giới; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Thiệt giới cùng với huyễn có khác chăng? Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì thiệt giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác thiệt giới, thiệt giới tức là huyễn, huyễn tức là thiệt giới; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Thân giới cùng với huyễn có khác chăng? Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì thân giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác thân giới, thân giới tức là huyễn, huyễn tức là thân giới; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Ý giới cùng với huyễn có khác chăng? Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì ý giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác ý giới, ý giới tức là huyễn, huyễn tức là ý giới; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Địa giới cùng với huyễn có khác chăng? Thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì địa giới chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác địa giới, địa giới tức là huyễn, huyễn tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Thánh đế khổ cùng với huyễn có khác chăng? Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì Thánh đế khổ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác Thánh đế khổ, Thánh đế khổ tức là huyễn, huyễn tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Vô minh cùng với huyễn có khác chăng? Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì vô minh chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác vô minh, vô minh tức là huyễn, huyễn tức là vô minh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Bốn tịnh lự cùng với huyễn có khác chăng? Bốn vô lượng, bốn định vô sắc cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì bốn tịnh lự chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác bốn tịnh lự, bốn tịnh lự tức là huyễn, huyễn tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Bốn niệm trụ cùng với huyễn có khác chăng? Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì Bốn niệm trụ chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác bốn niệm trụ, bốn niệm trụ tức là huyễn, huyễn tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Pháp môn giải thoát không cùng với huyễn có khác chăng? Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát không tức là huyễn, huyễn tức là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Bố thí Ba-la-mật-đa cùng với huyễn có khác chăng? Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác bố thí Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa tức là huyễn, huyễn tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Năm loại mắt cùng với huyễn có khác chăng? Sáu phép thần thông cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì năm loại mắt chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác năm loại mắt, năm loại mắt tức là huyễn, huyễn tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Mười lực của Phật cùng với huyễn có khác chăng? Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì mười lực của Phật chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác mười lực của Phật, mười lực của Phật tức là huyễn, huyễn tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Quả vị Giác ngộ cao tột cùng với huyễn có khác chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác quả vị Giác ngô cao tột, quả vị Giác ngộ cao tột tức là huyễn, huyễn tức là quả vị Giác ngô cao tột.

Phật bảo: Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Huyễn có tạp nhiễm, có thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Huyễn có sanh, có diệt chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn tịnh lự, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn niệm trụ, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học pháp môn giải thoát không, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học năm loại mắt, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học sáu phép thần thông, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học mười lực của Phật, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Khác năm uẩn ... các pháp, tưởng, các tưởng, do giả lập, ngôn thuyết, có đại Bồ-tát chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Chỉ đối với năm uẩn ... các pháp, tưởng, các tưởng, do giả lập, ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có phải chỉ đối với năm uẩn ... các pháp, tưởng, các tưởng, do giả lập, ngôn thuyết, có tạp nhiễm, có thanh tịnh, có sanh, có diệt chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu pháp không có tưởng, không có các tưởng, không giả lập, không ngôn thuyết, không có danh, không có giả danh, không có thân, không nghiệp của thân, không có lời nói, không có nghiệp của lời nói, không có ý, không có nghiệp của ý, không tạp nhiễm, không thanh tịnh, không sanh, không diệt, thì là pháp có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng lấy vô sở đắc như vậy làm phương tiện để học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng, thì nên biết đại Bồ-tát ấy, có thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột, thì khi tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên như nhà ảo thuật tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả mọi việc, không có sự phân biệt. Vì sao? Vì nên biết nhà ảo thuật tức là năm uẩn ..., năm uẩn ... tức là nhà ảo thuật.

Phật bảo: Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Như năm uẩn ... huyễn có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì năm uẩn ... huyễn vậy, lấy vô tánh làm tự tánh, mà tự tánh của vô tánh chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Như chiêm bao, như tiếng vang, như bóng sáng, như ảnh tượng, hoa trong hư không, như ánh nước, như ảo thành, như ngũ uẩn biến hóa v.v... có thể học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu trí nhất thiết trí chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì chiêm bao, năm uẩn ... cho đến năm uẩn biến hóa như vậy, lấy vô tánh làm tự tánh, mà tự tánh của vô tánh, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Như huyễn ... năm uẩn ... các pháp ấy, chúng có gì khác nhau?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức như huyễn ... ấy, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức như mộng ...; sắc, thọ, tưởng, hành, thức như huyễn ... ấy, tức là sáu căn ... như huyễn ....; sáu căn ... như huyễn ... ấy, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức như huyễn .... đều do nội không, nên chẳng thể nắm bắt được, cho đến đều do vô tánh tự tánh không, nên chẳng thể nắm bắt được.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát mới phát tâm hướng về Đại-thừa nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, tâm vị ấy sẽ không kinh hãi, sợ sệt chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mới phát tâm hướng đến Đại-thừa, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu khôngphương tiện thiện xảo, chẳng được bạn lành hổ trợ, nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, thì tâm vị ấy có sự kinh khiếp, có hãi hùng, có sợ sệt.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Những đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tâm các vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên dùng cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của sắc là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy, chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên dùng cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Quyển Thứ 42

HẾT

 

02

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, quán cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi khởi lên sự quán chiếu đó, lại khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình mà nói cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp, là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được, thì này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do bố thí Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì chẳng nên lấy cái tâm của Thanh-văn, Độc-giác, mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện. Này Thiện Hiện, đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước tịnh giới Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do tịnh giới Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được, thì ở trong đó thường được an nhẫn vui vẻ. Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước an nhẫn Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do an nhẫn Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy cái tâm của trí nhất thiết trí mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được. Tuy lấy vô sở đắc làm phương tiện, nhưng thường chẳng bỏ ý niệm tương ưng với trí nhất thiết trí. Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước tinh tấn Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do tinh tấn Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì chẳng nên lấy tâm Thanh-văn, Độc-giác, mà quán cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng lạc, khổ là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng ngã, vô ngã là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịnh, bất tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng không, bất không là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô tướng, hữu tướng là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng vô nguyện, hữu nguyện là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh là chẳng thể nắm bắt được, cái tướng viễn ly, bất viễn ly là chẳng thể nắm bắt được. Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên ở trong đó, chẳng nên khởi cái tâm của Thanh-văn, Độc-giác và các tâm bất thiện khác mà làm tán động. Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không đắm trước tịnh lự Ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do tịnh lự Ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên khởi lên sự quán chiếu thế này: sắc chẳng phải là không nên không là sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy. Nhãn xứ chẳng phải là không nên không là nhãn xứ, nhãn xứ tức là không, không tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng lại như vậy. Sắc xứ chẳng phải là không nên không là sắc xứ, sắc xứ tức là không, không tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng lại như vậy. Nhãn giới chẳng phải là không nên không là nhãn giới, nhãn giới tức là không, không tức là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Nhĩ giới chẳng phải là không nên không là nhĩ giới, nhĩ giới tức là không, không tức là nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Tỷ giới chẳng phải là không nên không là tỷ giới, tỷ giới tức là không, không tức là tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Thiệt giới chẳng phải là không nên không là thiệt giới, thiệt giới tức là không, không tức là thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Thân giới chẳng phải là không nên không là thân giới, thân giới tức là không, không tức là thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Ý giới chẳng phải là không nên không là ý giới, ý giới tức là không, không tức là ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy. Địa giới chẳng phải là không nên không là địa giới, địa giới tức là không, không tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng lại như vậy. Thánh đế khổ chẳng phải là không, nên không là Thánh đế khổ, Thánh đế khổ tức là không, không tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng lại như vậy. Vô minh chẳng phải là không nên không là vô minh, vô minh tức là không, không tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lực xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng lại như vậy. Bốn tịnh lự chẳng phải là không nên không là bốn tịnh lự, bốn tịnh lự tức là không, không tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại như vậy. Bốn niệm trụ chẳng phải là không nên không là bốn niệm trụ, bốn niệm trụ tức là không, không tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng lại như vậy. Pháp môn giải thoát không chẳng phải là không nên không là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát không tức là không, không tức là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng lại như vậy. Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải là không nên không là bố thí Ba-la-mật-đa; bố thí Ba-la-mật-đa tức là không, không tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng lại như vậy. Năm loại mắt chẳng phải là không nên không là năm loại mắt, năm loại mắt tức là không, không tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông, cũng lại như vậy. Mười lực của Phật chẳng phải là không nên không là mười lực của Phật, mười lực của Phật tức là không, không tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng lại như vậy.

Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không chấp trước Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Như vậy là đại Bồ-tát, do Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lúc bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa được sự hỗ trợ của các thiện hữu, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt?

Phật bảo Thiện Hiện: Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của sắc là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sắc là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế khổ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế tập, diệt, đạo, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Quyển Thứ 43
HẾT

 

03

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì nên nói cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp bốn tịnh lự, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp bốn niệm trụ, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp môn giải thoát không, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, mà chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp bố thí Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp năm loại mắt, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp sáu phép thần thông, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bậc thiện hữu của các đại Bồ-tát, nếu là người có khả năng lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì tuy nói tu pháp mười lực của Phật, là chẳng thể nắm bắt được; nói tu pháp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, là chẳng thể nắm bắt được, mà khuyên y theo pháp này, siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, chỉ khiến chứng đắc trí nhất thiết trí. Này Thiện Hiện, đó chính là thiện hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, mà tâm của vị ấy chẳng kinh khiếp, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt?

Phật bảo Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đối với sự tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa đó có cái chứng đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, thì đối với sự tu hành tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành bốn tịnh lự, thì đối với sự tu hành bốn tịnh lự đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì đối với sự tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành bốn niệm trụ, thì đối với sự tu hành bốn niệm trụ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì đối với sự tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành pháp môn giải thoát không, thì đối với sự tu hành pháp môn giải thoát không đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì đối với sự tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành năm loại mắt, thì đối với sự tu hành năm loại mắt đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành sáu phép thần thông, thì đối với sự tu hành sáu phép thần thông đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành mười lực của Phật, thì đối với sự tu hành mười lực của Phật đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì đối với sự tu hành bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh của sắc, thì đối với sự quán cái không của sắc, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội … cho đến cái không không tánh tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức thì đối với sự quán cái không của thọ, tưởng, hành, thức đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhãn xứ, thì đối với sự quán cái không của nhãn xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, thì đối với sự quán cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của sắc xứ, thì đối với sự quán cái không của sắc xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, thì đối với sự quán cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhãn giới, thì đối với sự quán cái không của nhãn giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của nhĩ giới, thì đối với sự quán cái không của nhĩ giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của tỷ giới, thì đối với sự quán cái không của tỷ giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thiệt giới, thì đối với sự quán cái không của thiệt giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thân giới, thì đối với sự quán cái không của thân giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của ý giới, thì đối với sự quán cái không của ý giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, thì đối với sự quán cái không của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của địa giới, thì đối với sự quán cái không của địa giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, thì đối với sự quán cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của Thánh đế khổ, thì đối với sự quán cái không của Thánh đế khổ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo, thì đối với sự quán cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của vô minh, thì đối với sự quán cái không của vô minh đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, thì đối với sự quán cái không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn tịnh lự, thì đối với sự quán cái không của bốn tịnh lự đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì đối với sự quán cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn niệm trụ, thì đối với sự quán cái không của bốn niệm trụ đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì đối với sự quán cái không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của pháp môn giải thoát không, thì đối với sự quán cái không của pháp môn giải thoát không đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì đối với sự quán cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, thì đối với sự quán cái không của bố thí Ba-la-mật-đa đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì đối với sự quán cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của năm loại mắt, thì đối với sự quán cái không của năm loại mắt đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của sáu phép thần thông, thì đối với sự quán cái không của sáu phép thần thông đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của mười lực của Phật, thì đối với sự quán cái không của mười lực của Phật đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà quán cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì đối với sự quán cái không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng đó, có cái sở đắc, có cái nương tựa, vì lấy cái có sở đắc làm phương tiện.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lúc bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của các ác hữu, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt?

Phật bảo Thiện Hiện: Kẻ ác hữu của các đại Bồ-tát, hoặc bảo nhàm chán, xa lìa pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc bảo nhàm chán xa lìa pháp tương ưng tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nói như thế này: Này thiện nam tử! Các ngươi đối với sáu pháp tương ưng đáo bỉ ngạn này, chẳng nên tu học. Vì sao? Vì pháp này nhất định chẳng phải Như Lai nói, mà do kẻ văn tụng lừa dối chế tạo ra, vì vậy các ngươi chẳng nên nghe theo, chẳng nên tu tập, chẳng nên thọ trì, chẳng nên đọc tụng, chẳng nên tư duy, chẳng nên suy cứu, chẳng nên vì người khác mà tuyên thuyết khai thị.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát. Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của các đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma thì có ác ma hiện làm hình Phật đến dạy đại Bồ-tát nhàm chán xa lìa sáu phép Ba-la-mật-đa, nói: Thiện nam tử! Nay ngươi cần chi tu Ba-la-mật-đa này! Nay ngươi cần gì tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa!

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy thì đại Bồ-tát đã được giác ngộ rồi. Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của các đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Phật đến nói pháp tương ưng Thanh-văn, Độc-giác cho đại Bồ-tát, đó là khế kinh cho đến luận nghị, phân biệt, khai thị, khuyên phải tu học.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy thì đại Bồ-tát đã được giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Phật đi đến chỗ đại Bồ-tát, nói: Thiện nam tử! Như ngươi thì không có chủng tánh Bồ-tát, không có tâm Bồ đề chơn thật, chẳng có khả năng chứng đắc bực Bất thối chuyển, cũng chẳng có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã được Giác ngộ rồi,

Nếu Đại Bố tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma thì có ác ma hiện làm hình Phật, đi đến chỗ đại Bồ-tát, nói: Thiện nam tử! Sắc là không, không có ngã, ngã sở; thọ, tưởng, hành, thức là không, không có ngã, ngã sở; nhãn xứ là không, không có ngã, ngã sở; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, không có ngã, ngã sở; sắc xứ là không, không có ngã, ngã sở; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, không có ngã, ngã sở; nhãn giới là không, không có ngã, ngã sở; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; nhĩ giới là không, không có ngã, ngã sở; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; tỷ giới là không, không có ngã, ngã sở; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; thiệt giới là không, không có ngã, ngã sở; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; thân giới là không, không có ngã, ngã sở; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; ý giới là không, không có ngã, ngã sở; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; địa giới là không, không có ngã, ngã sở; thủy, hỏa, phong là không, thức giới là không, không có ngã, ngã sở; Thánh đế khổ, là không, không có ngã, ngã sở; Thánh đế tập, diệt, đạo, là không, không có ngã, ngã sở; vô minh là không, không có ngã, ngã sở; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, không có ngã, ngã sở; bốn tịnh lự là không, không có ngã, ngã sở; bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, không có ngã, ngã sở; bốn niệm trụ là không, không có ngã, ngã sở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, không có ngã, ngã sở; pháp môn giải thoát không là không, không có ngã, ngã sở; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, không có ngã, ngã sở; bố thí Ba-la-mật-đa là không, không có ngã, ngã sở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không, không có ngã, ngã sở; năm loại mắt là không, không có ngã, ngã sở; sáu phép thần thông là không, không có ngã, ngã sở; mười lực của Phật là không, không có ngã, ngã sở; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, không có ngã, ngã sở. Này thiện nam tử! Các pháp đều là không, không có ngã, ngã sở thì ai có thể tu tập sáu phép đáo bỉ ngạn; lại ai có thể chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột? Dù cho chứng quả Giác ngộ đi nữa, thì dùng để làm gì?

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Độc-giác đến chỗ đại Bồ-tát, nói: Thiện nam tử! Mười phương đều không; chư Phật, Bồ-tát và chúng Thanh-văn đều không có.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, thì tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình Thanh-văn, đi đến chỗ đại Bồ-tát, chê bai pháp tương ưng trí nhất thiết trí, khiến khởi lên ý nghĩ rất nhàm chán, xa lìa, khen ngợi pháp tương ưng Thanh-văn, Độc-giác, khởi lên ý nghĩ rất ưa thích.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm bậc thầy mô phạm, đi đến chỗ đại Bồ-tát dạy bảo, khiến cho nhàm chán, xa lìa thắng hạnh của Bồ-tát, đó là bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa; và khiến nhàm chán, xa lìa trí nhất thiết trí, đó là năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật cho đến trí nhất thiết tướng; chỉ dạy tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Người học pháp này thì mau chứng quả Thanh-văn, hoặc quả Độc-giác cứu cánh an lạc; cần gì phải siêng năng, cực khổ cầu đạt đến quả vị Giác ngô cao tột?

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Quyển Thứ 44

HẾT

 

04

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình cha mẹ, đi đến chỗ đại Bồ-tát, bảo rằng: “Nầy con! Con nên siêng năng cầu chứng quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, đủ để được vĩnh viễn xa lìa đại khổ sanh tử, mau chứng Niết-bàn cứu cánh an lạc. Cần gì phải cầu đạt quả vị Giác ngộ xa xôi. Người cầu Giác ngộ, cần phải trải qua vô lượng, vô số đại kiếp luân hồi sanh tử, giáo hóa hữu tình, xả thân, xả mạng, chặt đứt các bộ phận cơ thể, chỉ tự chuốc lấy sự lao khổ. Con mang ơn của ai? Việc cầu Giác ngộ của con, hoặc là đạt được, hoặc là chẳng đạt được.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đã Giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình các Bí-sô ... đi đến chỗ đại Bồ-tát, lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế khổ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của Thánh đế tập, diệt, đạo, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát không, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, có thể nắm bắt được.

Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được. Lấy cái có sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, có thể nắm bắt được; nói cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy thì đại Bồ-tát đã được Giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ ác hữu của đại Bồ-tát, nếu chẳng nói đến việc của ma, tội lỗi của ma, thì có ác ma hiện làm hình đại Bồ-tát, đi đến chỗ đại Bồ-tát, khuyên quán cái không nội, có sở đắc; khuyên quán cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, có sở đắc; khuyên tu bốn tịnh lự, có sở đắc; khuyên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có sở đắc; khuyên tu bốn niệm trụ, có sở đắc; khuyên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có sở đắc; khuyên tu pháp môn giải thoát không, có sở đắc; khuyên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có sở đắc; khuyên tu bố thí Ba-la-mật-đa, có sở đắc; khuyên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có sở đắc; khuyên tu năm loại mắt, có sở đắc; khuyên tu sáu phép thần thông, có sở đắc; khuyên tu mười lực của Phật, có sở đắc; khuyên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có sở đắc.

Thiện Hiện! Đó là ác hữu của đại Bồ-tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ-tát đã được Giác ngộ rồi.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, tâm của vị ấy có sự kinh khiếp, có sự hãi hùng, có sự sợ sệt.

Vì vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với các ác hữu phải mau xa lìa.

XII. PHẨM BỒ-TÁT

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Cái gọi là Bồ-tát, ý nghĩa đích thực là gì?

Phật bảo: Thiện Hiện! Không có ý nghĩa đích thực là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bồ-đề chẳng sanh, Tát đỏa chẳng có, nên không có ý nghĩa đích thực là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát. Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của dấu chân chim trong hư không, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của sự như huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của cảnh mộng, ý nghĩa đích thực của bóng nước, ý nghĩa đích thực của bóng sáng, ý nghĩa đích thực của hoa trong hư không, ý nghĩa đích thực của ảnh tượng, ý nghĩa đích thực của tiếng vang, ý nghĩa đích thực của ảo thành, ý nghĩa đích thực của trò biến hóa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của chơn như, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của pháp giới, ý nghĩa đích thực của pháp tánh, ý nghĩa đích thực của pháp trụ, ý nghĩa đích thực của pháp định, ý nghĩa đích thực của sự chẳng hư vọng, ý nghĩa đích thực của sự chẳng đổi khác, ý nghĩa đích thực của tánh ly sanh, ý nghĩa đích thực của tánh bình đẳng, ý nghĩa đích thực của sự thật tế, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực sắc của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của thọ, tưởng, hành, thức của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực nhãn xứ của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực sắc xứ của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực nhãn giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực nhĩ giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực tỷ giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực thiệt giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực thân giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực ý giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực địa giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của thủy, hỏa, phong, không, thức giới của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực Thánh đế khổ của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của Thánh đế tập, diệt, đạo của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực vô minh của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực bốn tịnh lự của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của bốn vô lượng, bốn định vô sắc của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực bốn niệm trụ của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực pháp môn giải thoát không của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

 

Quyển Thứ 45
HẾT

 

02

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực bố thí Ba-la-mật-đa của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực năm loại mắt của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực sáu phép thần thông của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực mười lực Phật của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành cái không nội của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành bốn tịnh lự của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành bốn niệm trụ của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành pháp môn giải thoát không của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về việc tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành bố thí Ba-la-mật-đa của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tu hành năm loại mắt của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về việc tu hành sáu phép thần thông của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về việc tu hành mười lực Phật của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về việc tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng của người huyễn, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng sắc của đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng thọ, tưởng, hành, thức của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng nhãn xứ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng sắc xứ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng nhãn giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng nhĩ giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tỷ giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng thiệt giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng thân giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng ý giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng địa giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng Thánh đế khổ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng Thánh đế tập, diệt, đạo của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng vô minh của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng bốn tịnh lự của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng bốn vô lượng, bốn định vô sắc của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng bốn niệm trụ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng pháp môn giải thoát không của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng bố thí Ba-la-mật-đa của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng năm loại mắt của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng sáu phép thần thông của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng mười lực Phật của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành cái không nội của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành bốn tịnh lự của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành bốn niệm trụ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành pháp môn giải thoát không của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành bố thí Ba-la-mật-đa của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành năm loại mắt của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành sáu phép thần thông của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành mười lực Phật của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của vô vi giới trong hữu vi giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, ý nghĩa đích thực của hữu vi giới trong vô vi giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô đắc, vô thủ, vô nhiễm, vô tịnh, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ý nghĩa đích thực của pháp nào là vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô đắc, vô thủ, vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của sắc là vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô đắc, vô thủ, vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của thọ, tưởng, hành, thức là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của nhãn xứ là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của sắc xứvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của nhãn giớivô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của nhĩ giớivô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của tỷ giới là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của thiệt giới là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của thân giớivô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của ý giớivô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của địa giớivô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của thủy, hỏa, phong, không, thức giớivô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của Thánh đế khổ, là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của Thánh đế tập, diệt, đạo, là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của vô minhvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của bốn tịnh lựvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của bốn vô lượng, bốn định vô sắcvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của bốn niệm trụ là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạovô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của pháp môn giải thoát không là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệnvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của bố thí Ba-la-mật-đa là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đavô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của năm loại mắtvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của sáu phép thần thôngvô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý nghĩa đích thực của mười lực Phật là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là vô sanh, vô diệt cho đến vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của các pháp như vậy là vô sanh, vô diệt, vô tác, vô vi, vô đắc, vô thủ, vô nhiễm, vô tịnh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sắc, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhãn xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sắc xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhãn giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của nhĩ giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của tỷ giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thiệt giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thân giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của ý giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của địa giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của Thánh đế khổ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của vô minh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn tịnh lự, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn niệm trụ, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của pháp môn giải thoát không, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của năm loại mắt, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của sáu phép thần thông, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của mười lực của Phật, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của ngã, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, vì ngã chẳng có, nên ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo thanh tịnh của hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; vì hữu tình cho đến cái thấy chẳng có, nên đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của đại Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của sự tối tăm khi mặt trời mọc, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của các hành trong thời kỳ kiếp thiêu hủy hết, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự phá giới trong giới uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự tán loạn trong định uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự ngu si trong tuệ uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự chẳng giải thoát trong giải thoát uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về sự chẳng giải thoát tri kiến trong giải thoát tri kiến uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực của sự tối tăm trong các ánh sáng của nhật nguyệt ... không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy.

Thiện Hiện! Như ý nghĩa đích thực về ánh sáng của tất cả mặt trời, mặt trăng, ngọc, lửa, điện v.v... trong hào quang của Phật, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; ý nghĩa đích thực về hào quang của tất cả trời Tứ-thiên-vương, cho đến trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng cho đến trời Sắc-cứu-cánh, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý nghĩa đích thực của Bồ-tát, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng như vậy. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ý nghĩa đích thực của, hoặc là Bồ-đề, hoặc là Tát-đỏa, hoặc là Bồ-tát, tất cả như vậy đều là chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, không sắc, không thấy, không đối đãi chỉ thuần một tướng, gọi đó là vô tướng.

Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, đều không có sở hữu, không ngại, không đắm; nên học, nên biết!

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những gì là tất cả pháp mà khuyên các đại Bồ-tát, đối với tất cả pháp đó, đều không có sở hữu, không ngại, không đắm, nên học, nên biết?

Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả pháp đó là pháp thiện, pháp phi thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng. Thiện Hiện! Đó là tất cả pháp. Các đại Bồ-tát, đối với tất cả pháp đó, đều không có sở hữu, không ngại, không đắm, nên học, nên biết.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp thiện?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, thờ kính Sư trưởng, làm việc phước mang tính bố thí, làm việc phước mang tính trì giới, làm việc phước mang tính tu hành, chăm sóc người bệnh, tu hành đầy đủ việc phước phương tiện thiện xảo, tu hành đầy đủ việc phước mười điều thiện, đó là xa lìa giêt hại sinh mạng, xa lìa trộm cắp, xa lìa dục tà hành, xa lìa nói dối, xa lìa nói ly gián, xa lìa nói thô ác, xa lìa nói tạp uế, không tham, không sân, chánh kiến, có mười phép quán tưởng, là tưởng sình trướng, tưởng chảy máu mủ , tưởng đỏ nám, tưởng xanh bầm, tưởng tan rã, tưởng mổ nuốt, tưởng lìa tán, tưởng hài cốt, tưởng thiêu đốt và tưởng tất cả thế gian chẳng thể bảo tồn, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có mười tùy niệm, đó là tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiện, tùy niệm hơi thở ra vào, tùy niệm tịch tịnh, tùy niệm chết, tùy niệm thân. Thiện Hiện! Những pháp này gọi là pháp thiện.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp bất thiện?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là mười điều bất thiện, là giết hại sanh mạng, trộm cắp, dục tà hạnh, nói dối, nói ly gián, nói thô ác, nói tạp uế, tham dục, sân nhuế, tà kiến và phẫn, hận, phú, não, siểm, cuống, kiêu, hại, tật, xan, mạn v.v... Thiện Hiện! Những pháp này là pháp bất thiện.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp hữu ký?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chính là các pháp thiện và pháp bất thiện, gọi là pháp hữu ký.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp vô kỷ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là thân nghiệp vô ký, ngữ nghiệp vô ký, ý nghiệp vô ký, bốn đại chủng vô ký, năm căn vô ký, sáu xứ vô ký, pháp vô sắc vô ký, năm uẩn vô ký, mười hai xứ vô ký, mười tám giới vô ký, pháp dị thúc vô ký. Thiện Hiện! Những pháp này là pháp vô ký.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, mười hai chi pháp duyên khởi của thế gian. Thiện Hiện! Những pháp này gọi là pháp thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp xuất thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, vị tri căn, đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn, Tam-ma-địa hữu tầm hữu tứ, Tam-ma-địa vô tầm duy tứ, Tam-ma-địa vô tầm vô tứ, hiểu rõ giải thoát, niệm chánh tri, tác ý đúng như lý là pháp xuất thế gian. Có tám giải thoát là: Giải thoát thứ nhất: Trong có sắc quán các sắc; giải thoát thứ hai: Trong không có sắc tưởng quán sắc bên ngoài; giải thoát thứ ba: Chứng đắc thân giải thoát thanh tịnh, thù thắng; giải thoát thứ tư: Vượt lên trên tất cả sắc tưởng, trừ diệt tưởng có đối đãi, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập không vô biên, an trú trọn vẹn trong không vô biên xứ; giải thoát thứ năm: Vượt lên trên tất cả không vô biên xứ, nhập vào thức vô biên, an trụ trọn vẹn trong vô sở hữu xứ; giải thoát thứ sáu: Vượt lên trên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn trong thức vô biên xứ; giải thoát thứ bảy: Vượt lên trên tất cả vô sở hữu xứ, nhập vào phi tưởng, an trụ trọn vẹn trong phi phi tưởng xứ; giải thoát thứ tám: Vượt lên trên tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào và an trụ trọn vẹn trong định diệt tưởng thọ.

Có chín định thứ đệ: Định thứ nhất Xa lìa dục, pháp ác bất thiện, có tầm có tứ, ly sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ nhất; định thứ hai: Tầm tứ tịch tịnh, các tâm thanh tịnh bên trong qui về một tánh, vô tầm vô tứ, định sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ hai; định thứ ba: Xa lìa sự vui mừng, an trú trong xả, chỉ nhớ nghĩ trọn vẹn về chánh tri, thân hưởng và an trú trong niềm vui của lời thánh, xả trọn vẹn sự nhớ nghĩ, an trú trong niềm vui, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ ba; định thứ tư: Dứt vui, dứt khổ, cái mừng lo trước kia biến mất, chẳng khổ, chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập vào và an trú trọn vẹn trong bậc định thứ tư; định thứ năm: Vượt lên tất cả tưởng về sắc, diệt trừ tưởng có đối đãi, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập vào trong cái không vô biên, an trụ trọn vẹn trong không vô biên xứ; định thứ sáu: Vượt lên tất cả không vô biên xứ, nhập vào thức vô biên, an trụ trọn vẹn trong thức vô biên xứ; định thứ bảy: Vượt lên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, an trụ trọn vẹn trong vô sở hữu xứ; định thứ tám: Vượt lên tất cả vô sở hữu xứ, nhập vào và an trụ trọn vẹn phi tưởng phi phi tưởng xứ; định thứ chín: Vượt lên tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào và an trụ trong định diệt tưởng thọ.

Thiện Hiện! Cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; những pháp này gọi là pháp xuất thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp hữu lậu?

Phật bảo: Thiện Hiện! Năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc là pháp thế gian. Tất cả pháp đưa đến sự đọa lạc trong tam giới, gọi là pháp hữu lậu.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp vô lậu?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là pháp xuất thế gian; các pháp này gọi là pháp vô lậu.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp hữu vi?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là pháp ràng buộc trong cõi Dục, pháp ràng buộc trong cõi Sắc, pháp ràng buộc trong cõi Vô sắc, năm uẩn, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Tất cả pháp sở hữu có sanh, có trụ, có dị, có diệt; là pháp hữu vi.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp vô vi?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu pháp không sanh, không trụ, không dị, không diệt, có thể nắm bắt được, là hết tham, hết sân, hết si, chơn như, pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh ly sanh, tánh bình đẳng, thật tế, thì những pháp này gọi là pháp vô vi.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp cộng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông của thế gian. Những pháp này gọi là pháp cộng. Vì sao vậy? Vì gắn chặt với phàm phu.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp bất cộng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đó là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp đáo bỉ ngạn, năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thuộc vô lậu. Những pháp này gọi là pháp bất cộng. Vì sao? Vì chẳng gắn chặt với phàm phu.

Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp tự tướng không như thế, chẳng nên chấp trước. Vì sao? Vì tự tướng của các pháp chẳng thể phân biệt.

Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên lấy “vô nhị” mà làm phương tiện, để giác ngộ tất cả pháp. Vì sao? Vì tướng của tất cả pháp bất động.

Thiện Hiện! Đối với tất cả pháp “vô nhị, bất động” là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát. Vì sao? Vì không có ý nghĩa đích thực là ý nghĩa đích thực của Bồ-tát.

Quyển Thứ 46

HẾT

 

XIII. PHẨM MA-HA-TÁT

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì mà Bồ-tát lại còn gọi là Ma-ha-tát?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ-tát ở trong chúng đại hữu tình, nhất định sẽ là thượng thủ. Vì lý do đó nên lại còn gọi là Ma-ha-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những ai là chúng đại hữu tình mà Bồ-tát ở trong đó, nhất định là thượng thủ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chúng đại hữu tình đó là bậc trụ chủng tánh thứ tám, Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác và các đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến bậc Bất thối chuyển. Đó gọi là chúng đại hữu tình, Bồ-tát ở trong chúng đại hữu tình như vậy, nhất địnhthượng thủ, nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát như vậy, vì nhân duyên gì mà ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này phát tâm Kim-cang-dụ, quyết chẳng thối hoại. Vì do tâm này, mà ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tâm Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát?

Phật bảo: Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta phải mặc áo giáp kiên cố, ở trong cánh đồng sanh tử mênh mông, đập phá vô lượng oán địch phiền não; ta phải làm khô cạn biển lớn sanh tử sâu rộng vô cùng; ta phải xả bỏ tất cả gánh nặng về thân mạng, của cải trong ngoài; ta phải đem tâm bình đẳng làm việc lợi ích lớn cho tất cả hữu tình; ta phải dùng pháp ba thừa cứu độ tất cả hữu tình khiến họ đều ở cõi Vô-dư-y Niết-bàn mà nhập Niết-bàn; tuy ta phải dùng pháp ba thừa khiến tất cả hữu tình được diệt độ, nhưng thật ra chẳng thấy có hữu tình nào được diệt độ; ta phải hiểu rõ như thật đối với tất cả pháp là vô sanh, vô diệt; ta nên chuyên thuần lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa; ta phải tu học tất cả pháp cho thông đạt rốt ráo, biến nhập diệu trí; ta phải thông đạt pháp môn đạt đến nhất lý của tất cả pháp tướng; ta phải thông đạt pháp môn đạt đến nhị lý của tất cả pháp tướng cho đến pháp môn đạt đến vô biên lý; ta phải đối với tất cả pháp, tu học cho thông đạt diệu trí của pháp đạt đến nhất lý; ta phải đối với tất cả pháp, tu học cho thông đạt diệu trí của pháp môn đạt đến nhị lý, cho đến thông đạt diệu trí của pháp môn đạt đến vô biên lý; ta phải tu học dẫn phát pháp môn tịnh lự vô biên, pháp môn vô sắc vô lượng; ta phải tu học, dẫn phát pháp ba mươi bảy Bồ-đề phần vô biên, ba pháp môn giải thoát, sáu pháp môn đáo bỉ ngạn; ta phải tu học, dẫn phát vô biên pháp môn: Năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là tâm Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát.

Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Trong tất cả loài địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, người, trời, các loài hữu tình nào chịu khổ não, ta phải chịu thay để họ được an lạc; nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta phải vì một hữu tìnhtrải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp chịu các sự đau khổ kịch liệt trong các địa ngục, dùng vô số phương tiện giáo hóa, khiến chứng Vô-dư-niết-bàn; lần lượt như vậy, vì tất cả hữu tình, cứ mỗi hữu tình, phải trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp, chịu những sự đau khổ kịch liệt trong các địa ngục, cũng vì từng hữu tình dùng vô số phương tiện giáo hóa, khiến chứng được Vô-dư-niết-bàn; làm việc này rồi, tự trồng căn lành, lại trải qua vô lượng trăm ngàn vô số đại kiếp, hoàn thành tư lương để tu tập Bồ-đề, sau đó mới chứng đắc quả vị Giác ngô cao tột. Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là tâm Kim-cang-dụ của đại Bồ-tát.

Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, phát tâm thù thắng quảng đại, quyết chẳng thối hoại. Do vì tâm này, nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm thù thắng quảng đại của đại Bồ-tát?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta nên từ sơ phát tâm cho đến khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, trong khoảng thời gian này, thề chẳng khởi tâm tham dục, tâm sân nhuế, tâm ngu si, tâm phẫn, tâm hận, tâm phú, tâm não, tâm cuống, tâm siểm, tâm tật, tâm xan, tâm kiêu, tâm hại, tâm kiến mạng v.v... cũng lại chẳng khởi tâm hướng đến bậc Thanh-văn, Độc-giác, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là tâm thù thắng quảng đại của đại Bồ-tát.

Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này cũng chẳng ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này phát tâm chẳng thể khuynh động, quyết chẳng thối hoại. Do vì tâm này, nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm chẳng thể khuynh động của đại Bồ-tát?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trítu tập, phát khởi tất cả sự tu hànhứng dụng trong làm việc, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là tâm chẳng thể khuynh động của đại Bồ-tát.

Nếu đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, phát tâm lợi ích an lạc, quyết chẳng khuynh động; do vì tâm này nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tâm lợi ích an lạc của đại Bồ-tát?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát sanh tâm thế này: Ta phải cùng tận đời vị lai, đối với tất cả hữu tình, làm chỗ nương, làm chiếc cầu, làm con thuyền, làm bờ bến, làm hải đảo, cứu giúp, che chở họ, thường chẳng xa lìa, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là tâm lợi ích an lạc của đại Bồ-tát.

Nếu đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong tâm này, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, thì ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường hay thích pháp, ưa pháp, vui mừng với pháp, hoan hỷ với pháp. Do vì duyên này nên ở trong chúng đại hữu tình nhất định được làm thượng thủ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp nào và vì sao đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường đối với pháp ấy, ưa thích, vui mừng, hoan hỷ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Cái mà gọi là pháp, đó là tất cả hữu tình và pháp sắc, phi sắc, đều không có tự tánh và chẳng thể nắm bắt được, thật tướng chẳng hoại, đó gọi là pháp. Nói là thích pháp, nghĩa là đối với pháp ấy, khởi lên sự ham muốn mong mỏi, tìm cầu; nói là ưa pháp, nghĩa là đối với pháp ấy, khen ngợi công đức; nói là vui mừng với pháp, nghĩa là đối với pháp ấy vui mừng, tin tưởng, thọ trì; nói là hoan hỷ với pháp, nghĩa là đối với pháp ấy hâm mộhết lòng tu tập.

Thiện Hiện! Như vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thường hay thích pháp, ưa pháp, vui mừng với pháp, hoan hỷ với pháp, cũng chẳng tự ỷ lại mà sanh kiêu căn, nên ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong năm loại mắt, sáu phép thần thông, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát này, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong Tam-ma-địa Kim-cang-dụ, cho đến lấy vô sở đắc làm phương tiện, an trú trong Tam-ma-địa vô trước, vô vi, vô nhiễm, giải thoát như hư không, nên được ở trong chúng đại hữu tình và nhất định được làm thượng thủ.

Thiện Hiện! Vì các nhân duyên như vậy, nên đại Bồ-tát này, ở trong chúng đại hữu tình, nhất định được làm thượng thủ. Thiện Hiện! Vì vậy, Bồ-tát lại còn gọi là Ma-ha-tát.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn nói, do nghĩa này nên Bồ-tát còn gọi là Ma-ha-tát.

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Tùy ý ông, cứ nói.

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp dứt trừ kiến chấp về ngã, kiến chấp hữu tình, kiến chấp dòng sinh mạng, kiến chấp sự sanh, kiến chấp sự dưỡng, kiến chấp sự trưởng thành, kiến chấp chủ thể luân hồi, kiến chấp người do người sanh, kiến chấp ngã tối thắng, kiến chấp khả năng làm việc, kiến chấp khả năng khiến người làm việc, kiến chấp khả năng tạo nghiệp, kiến chấp khả năng khiến người tạo nghiệp, kiến chấp tự thọ quả báo, kiến chấp khiến người thọ quả báo, kiến chấp cái biết, kiến chấp cái thấy, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp dứt trừ thường kiến, đoạn kiến, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ hữu kiến, vô kiến, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ kiến chấp uẩn, kiến chấp xứ, kiến chấp giới, kiến chấp đế, kiến chấp duyên khởi, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ kiến chấp bốn tịnh lự, kiến chấp bốn vô lượng, kiến chấp bốn định vô sắc, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ kiến chấp bốn niệm trụ, kiến chấp bốn chánh đoạn, kiến chấp bốn thần túc, kiến chấp năm căn, kiến chấp năm lực, kiến chấp bảy chi đẳng giác, kiến chấp tám chi thánh đạo, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ kiến chấp ba pháp môn giải thoát, kiến chấp sáu pháp đáo bỉ ngạn, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ kiến chấp năm loại mắt, kiến chấp sáu phép thần thông, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ kiến chấp mười lực của Phật, kiến chấp bốn điều không sợ, kiến chấp bốn sự hiểu biết thông suốt, kiến chấp đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, kiến chấp mười tám pháp Phật bất cộng, kiến chấp trí nhất thiết, kiến chấp trí đạo tướng, kiến chấp trí nhất thiết tướng, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ kiến chấp thành thục hữu tình, kiến chấp nghiêm tịnh cõi Phật, kiến chấp Bồ-tát, kiến chấp Phật- đà, kiến chấp Chuyển pháp luân, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Bạch Thế Tôn! Nói tóm lại, do các Bồ-tát, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ tất cả kiến chấp, nên Bồ-tát này, còn gọi là Ma-ha-tát.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi Xá Lợi Tử: Nếu đại Bồ-tát thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ các kiến chấp, thì do duyên gì mà đại Bồ-tát tự có sở đắc làm phương tiện, khởi lên kiến chấp về sắc, kiến chấp về thọ, tưởng, hành, thức; khởi lên kiến chấp về nhãn xứ, kiến chấp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; khởi lên kiến chấp sắc xứ, kiến chấp thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; khởi lên kiến chấp về nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; khởi lên kiến chấp nhĩ giới, kiến chấp thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; khởi lên kiến chấp về tỷ giới, kiến chấp hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; khởi lên kiến chấp thiệt giới, kiến chấp vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; khởi lên kiến chấp thân giới, kiến chấp xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; khởi lên kiến chấp ý giới, kiến chấp pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; khởi lên kiến chấp địa giới, kiến chấp thủy, hỏa, phong, không, thức giới; khởi lên kiến chấp Thánh đế khổ, kiến chấp Thánh đế tập, diệt, đạo; khởi lên kiến chấp vô minh, kiến chấp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; khởi lên kiến chấp bốn tịnh lự, kiến chấp bốn vô lượng, bốn định vô sắc; khởi lên kiến chấp bốn niệm trụ, kiến chấp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; khởi lên kiến chấp pháp môn giải thoát không, kiến chấp pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; khởi lên kiến chấp bố thí Ba-la-mật-đa, kiến chấp tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; khởi lên kiến chấp năm loại mắt, kiến chấp sáu phép thần thông; khởi lên kiến chấp mười lực của Phật, kiến chấp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; khởi lên kiến chấp thành thục hữu tình, kiến chấp nghiêm tịnh cõi Phật, kiến chấp Bồ-tát, kiến chấp Phật-đà, kiến chấp Chuyển pháp luân?

Cụ thọ Xá Lợi Tử trả lời Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có phương tiện thiện xảo, lấy cái có sở đắc làm phương tiện, thì liền khởi lên kiến chấp sắc, kiến chấp thọ, tưởng, hành, thức, cho đến khởi lên kiến chấp Phật-đà, kiến chấp Chuyển pháp luân; đại Bồ-tát này chẳng thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện nói pháp đoạn trừ các kiến chấp.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo, thường vì hữu tình, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nói pháp đoạn trừ các kiến chấp, thì đại Bồ-tát này, chẳng khởi lên kiến chấp sắc, kiến chấp thọ, tưởng, hành, thức cho đến chẳng khởi lên kiến chấp Phật-đà, kiến chấp Chuyển pháp luân.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn nói, do vì nghĩa này, nên Bồ-tát còn gọi là Ma-ha-tát.

Phật bảo: Thiện Hiện! Tùy ý ông, cứ nói.

Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, vì trí nhất thiết tríphát tâm Bồ-đề, tâm vô thượng, tâm chẳng gắn bó với tất cả Thanh-văn, Độc-giác, nên đối với các tâm như vậy, cũng chẳng thủ trước. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tâm của trí nhất thiết trí ấy là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, cầu tâm trí nhất thiết trí, cũng là vô lậu, chẳng đọa tam giới; đối với tâm như vậy, chẳng nên thủ trước, nên Bồ-tát này, cũng còn gọi là Ma-ha-tát.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Thế nào là tâm vô thượng, tâm chẳng gắn bó với tất cả Thanh-văn, Độc-giác của đại Bồ-tát?

Thiện Hiện đáp: Các đại Bồ-tát, từ sơ phát tâm chẳng thấy các pháp có sanh, có diệt, có giảm, có tăng, có lai, có khứ, có nhiễm, có tịnh. Xá Lợi Tử! Nếu chẳng thấy các pháp có sanh, có diệt, có giảm, có tăng, có lai, có khứ, có nhiễm, có tịnh, cũng chẳng thấy có tâm Thanh-văn, tâm Độc-giác, tâm Bồ-tát, tâm Như Lai, thì này Xá Lợi Tử, đó là tâm vô thượng, tâm chẳng gắn bó với Thanh-văn, Độc-giác của đại Bồ-tát. Các đại Bồ-tát đối với tâm như vậy cũng chẳng thủ trước.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu ai đối với tâm như vậy mà chẳng nên thủ trước, thì đối với tất cả tâm của phàm phu ngu si, Thanh-văn, Độc-giác v.v... cũng chẳng nên thủ trước, và đối với tâm của sắc, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của nhãn xứ, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của sắc xứ, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của nhãn giới, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của nhĩ giới, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của tỷ giới, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của thiệt giới, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của thân giới, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của ý giới, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của địa giới, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của Thánh đế khổ, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của vô minh, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của bốn tịnh lự, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của bốn niệm trụ, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của pháp môn giải thoát không, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của năm loại mắt, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của sáu phép thần thông, cũng chẳng nên thủ trước; đối với tâm của mười lực của Phật, chẳng nên thủ trước, đối với tâm của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng nên thủ trước. Vì sao? Vì các tâm như vậy đều không có tánh của tâm, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài nói.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tất cả tâm vì không có tánh của tâm, chẳng nên thủ trước, thì sắc vì không có tánh của sắc, chẳng nên thủ trước, thọ, tưởng, hành, thức vì không có tánh của thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng nên thủ trước; nhãn xứ, vì không có tánh của nhãn xứ, chẳng nên thủ trước, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, vì không có tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng nên thủ trước; sắc xứ, vì không có tánh của sắc xứ, chẳng nên thủ trước, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, vì không có tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng nên thủ trước; nhãn giới, vì không có tánh của nhãn giới, chẳng nên thủ trước, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, vì không có tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; nhĩ giới, vì không có tánh của nhĩ giới, chẳng nên thủ trước, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, vì không có tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; tỷ giới, vì không có tánh của tỷ giới, chẳng nên thủ trước, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, vì không có tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; thiệt giới, vì không có tánh của thiệt giới, chẳng nên thủ trước, vị giới, thiệt giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, vì không có tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; thân giới, vì không có tánh của thân giới, chẳng nên thủ trước, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, vì không có tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; ý giới, vì không có tánh của ý giới, chẳng nên thủ trước, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, vì không có tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng nên thủ trước; địa giới, vì không có tánh của địa giới, chẳng nên thủ trước, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, vì không có tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng nên thủ trước; Thánh đế khổ, vì không có tánh của Thánh đế khổ, chẳng nên thủ trước, Thánh đế tập, diệt, đạo, vì không có tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng nên thủ trước; vô minh, vì không có tánh của vô minh, chẳng nên thủ trước, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, vì không có tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng nên thủ trước; bốn tịnh lự, vì không có tánh của bốn tịnh lự, chẳng nên thủ trước, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, vì không có tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng nên thủ trước; bốn niệm trụ, vì không có tánh của bốn niệm trụ, chẳng nên thủ trước, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, vì không có tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng chẳng nên thủ trước; pháp môn giải thoát không, vì không có tánh của pháp môn giải thoát không, chẳng nên thủ trước, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, vì không có tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng nên thủ trước; bố thí Ba-la-mật-đa, vì không có tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên thủ trước, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì không có tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng nên thủ trước; năm loại mắt, vì không có tánh của năm loại mắt, chẳng nên thủ trước, sáu phép thần thông, vì không có tánh của sáu phép thần thông, cũng chẳng nên thủ trước; mười lực của Phật, vì không có tánh của mười lực của Phật, chẳng nên thủ trước, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, vì không có tánh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, cũng chẳng nên thủ trước, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tâm của trí nhất thiết trí là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, thì tất cả tâm của phàm phu ngu si, Thanh-văn, Độc-giác v.v... cũng phải là chơn vô lậu chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì các tâm như vậy bản tánh cũng là không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Sắc cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thọ, tưởng, hành, thức, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nhãn xứ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Sắc xứ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nhãn giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nhĩ giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Tỷ giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Thiệt giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Thân giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Ý giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Địa giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì địa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Thánh đế khổ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì Thánh đế khổ tập, diệt, đạo, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Vô minh cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Bốn tịnh lự, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Bốn niệm trụ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Pháp môn giải thoát không, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: bố thí Ba-la-mật-đa, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Năm loại mắt cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; sáu phép thần thông, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Mười lực của Phật, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vì sao? Vì mười lực của Phật cho đến trí nhất thiết tướng, bản tánh đều không. Vì sao? Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu vì các pháp tâm, sắc ... không có các tánh của tâm sắc, đều chẳng nên thủ trước, thì tất cả pháp đều phải bình đẳng, không có sai biệt, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu tất cả pháp nhất định không có sự sai biệt, thì tại sao Như Lai nói các pháp tâm, sắc ... có các thứ sai biệt?

Thiện Hiện đáp: Đó chính là Như Lai tùy thế tục mà nói có các thứ sai biệt, chẳng phải do thật nghĩa.

Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tất cả các pháp tâm, sắc ... của phàm phu ngu si, Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai, bản tánh đều không, là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, thì bậc thánh, phàm phu và trí nhất thiết cùng với chẳng phải trí nhất thiết, đều phải bình đẳng, không có sai biệt, phải không?

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu các phàm, thánh nhất định không có sự sai biệt, thì tại sao Như Lai nói các phàm, thánh có các thứ sai biệt?

Thiện Hiện đáp: Đây cũng là do Như Lai tùy theo thế tục nói có các thứ sai biệt này, chẳng phải là do thật nghĩa.

Này Xá Lợi Tử! Như vậy, đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên đối với sự phát tâm Bồ-đề, tâm vô thượng, tâm chẳng gắn bó với tất cả Thanh-văn, Độc-giác, chẳng ỷ lại, chẳng đắm trước; đối với tất cả pháp cũng không chấp thủ. Do vì nghĩa này mà gọi là Ma-ha-tát.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Mãn Từ Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn nói, do nghĩa này mà Bồ-tát còn gọi là Ma-ha-tát?

Phật bảo: Mãn Từ Tử! Tùy ý ông, cứ nói.

Mãn Từ Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Do các Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, mặc áo giáp đại công đức, phát tâm hướng đến Đại-thừa, y cứ Đại-thừa, nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử: Vì sao đại Bồ-tát, muốn lợi lạc tất cả hữu tình mà mặc áo giáp đại công đức?

Mãn Từ Tử đáp: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hạnh Bồ-đề chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc mà vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hạnh Bồ-đề. Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là đại Bồ-tát vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình mà mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, khi an trú bố thí Ba-la-mật-đa, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, khi an trú tịnh giới Ba-la-mật-đa, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, khi an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, khi an trú tinh tấn Ba-la-mật-đa, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, khi an trú tịnh lự Ba-la-mật-đa, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, khi an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát mặc áo giáp đại công đức, lợi lạc hữu tình, chẳng bị hạn cuộc, nghĩa là chẳng nghĩ thế này: Ta đã giáo hóa được số hữu tình như vậy, khiến chứng đắc Vô-dư-niết-bàn, một số hữu tình như vậy, chẳng khiến được chứng đắc. Ta đã giáo hóa số hữu tình như vậy, khiến an trú quả vị Giác ngộ cao tột; một số hữu tình như vậy, chẳng khiến được an trú. Nhưng đại Bồ-tát này, đều khiến tất cả hữu tình chứng đắc Vô-dư-niết-bàn và an trú quả vị Giác ngộ cao tột, nên mặc áo giáp đại công đức như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên tự viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, đối với bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành khiến được viên mãn. Ta nên tự viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tu hành khiến được viên mãn. Ta nên tự an trú trong cái không nội, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến được an trú trong cái không nội. Ta nên tự an trú trong cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến được an trú trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Ta nên tự an trú trong bốn tịnh lự, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn tịnh lự. Ta nên tự an trú trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Ta nên tự an trú trong bốn niệm trụ, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn niệm trụ. Ta nên tự an trú trong bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Ta nên tự an trú trong pháp môn giải thoát không, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành pháp môn giải thoát không. Ta nên tự an trú trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Ta nên tự an trú trong năm loại mắt, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành năm loại mắt. Ta nên tự an trú trong sáu phép thần thông, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành sáu phép thần thông. Ta nên tự an trú trong mười lực của Phật, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành mười lực của Phật. Ta nên tự an trú trong bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng.

Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Quyeån Thöù 47

HEÁT

02

 Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với thân mạng v.v... đều không lẫn tiếc. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh bố thí chẳng khởi ý nghĩ Thanh-văn, Độc-giác. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp bố thí tin tưởng chịu đựng ưa thích, vui vẻ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh bố thí, siêng năng tu hành không dừng nghỉ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh bố thí, nhất tâm hướng về trí nhất thiết trí, chẳng xen lẫn ý nghĩ Thanh-văn, Độc-giác. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp bố thí, an trú trong tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, không thấy người cho, kẻ nhận, vật cho. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử!đại Bố tát ấy, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức, đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng đắm trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, vì bảo hộ tịnh giới nên đối với các sở hữu, đều không luyến trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh tịnh giới còn chẳng cầu đến Thanh-văn, Độc-giác, huống là địa vị phàm phu! Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp tịnh giới tin tưởng, chịu đựng ưa thích, vui vẻ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh tịnh giới, siêng năng tu hành chẳng dừng nghỉ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh tịnh giới, chuyên lấy đại bi làm đầu, với nhị thừa, còn chẳng tác ý xen lẫn, huống là tâm phàm phu! Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp tịnh giới, an trú trong tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, đối với tịnh giới, chẳng ỷ lại, chẳng chấp trước, đối với việc ác phá giới, chẳng nhàm chán, chẳng chấp thủ, vì thọ trì cùng hủy phạm, bản tánh là không. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, đã mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức.

Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, vì thành tựu an nhẫn mà đối với thân mạng v.v... không có sự luyến trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh an nhẫn, chẳng tác ý xen tạp Thanh-văn, Độc-giác, phàm phu hạ liệt. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp an nhẫn, tin tưởng, chịu đựng ưa thích, vui vẻ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh an nhẫn, siêng năng tu hành chẳng dừng nghỉ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nhiếp tâm vào một duyên tu hạnh an nhẫn, tuy gặp việc khổ mà chẳng đổi duyên khác. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp an nhẫn, an trú trong tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, vì muốn tu tập tất cả Phật pháp, vì muốn thành thục tất cả hữu tình, quán các pháp là không, chẳng chấp oán hại. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, đã mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức.

Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, siêng tu các hạnh bố thí khó làm. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trítu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, tinh cần hộ trì cấm giới thanh tịnh. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, siêng năng tu các hạnh an nhẫn khó làm. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nhiệt thành, siêng năng tu khổ hạnhlợi ích. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, siêng năng tu các thứ tịnh lự đẳng chí. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, tinh tấn tu hành trí tuệ không thủ trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, an trú tĩnh tâm mà hành bố thí, khiến cho cấu uế xan lẫn, chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, do định lực thanh tịnh, hộ trì cấm giới, khiến cấu uế phạm giới, chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, an trú định từ bi mà tu an nhẫn, khiến giận dữ v.v... chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, an trú định thanh tịnh, siêng năng tu công đức, khiến các sự giải đãi, không còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nương vào các tịnh lự ... dẫn phát thắng định, khiến cho sự mê đắm, tán loạn, chướng ngại chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nương vào các tịnh lự ... dẫn phát thắng tuệ, quán tất cả pháp đều như huyễn ... khiến các ác tuệ chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, đối với tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy, đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thấy người cho, kẻ nhận, vật cho, ba luân thanh tịnh mà hành bố thí. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thấy trì giớiphá giới v.v... dùng tâm vô trước mà tu tịnh giới. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thấy các việc năng nhẫn, sở nhẫn ... dùng không tuệ thù thắng mà tu an nhẫn. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, quán tất cả pháp đều rốt ráo không, dùng tâm đại bi mà hành tinh tấn. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, quán nhập, trú, xuất định và định cảnh đều rốt ráo không mà tu đẳng chí. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với tất cả pháp, tất cả hữu tình, tất cả Ba-la-mật-đa, an trú tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, mà tu các thứ tuệ không thủ trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, đối với tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Xá Lợi Tử! Các Đại Bồ-tát an trú từng Ba-la-mật-đa như vậy, đều tu sáu phép Ba-la-mật-đa, khiến được viên mãn, vì vậy gọi là mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, tuy nhập các tịnh lự và định vô lượng vô sắc, mà chẳng đắm trước, cũng chẳng bị thế lực ấy dắt dẫn, cũng chẳng theo thế lực ấy mà thọ sanh. Xá Lợi Tử! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức phương tiện thiện xảo Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, tuy nhập các tịnh lự và định vô lượng vô sắc, trụ nơi viễn ly kiến, tịch tịnh kiến, không, vô tướng, vô nguyện kiến, mà chẳng chứng thật tế, chẳng nhập bậc Thanh-văn và Độc-giác, vượt lên trên tất cả Thanh-văn, Độc-giác. Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức phương tiện thiện xảo Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát do lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc các áo giáp đại công đức như vậy. Cho nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Xá Lợi Tử! Như vậy, là vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức, đại Bồ-tát khắp vì chư Phật Thế Tônvô số thế giới trong mười phương mà ở trong đại chúng hoan hỷ tán thán, nói như thế này: Ở phương đó, trong thế giới đó, có đại Bồ-tát tên như vậy, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình mặc áo giáp đại công đức, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, du hý thần thông, làm những điều đáng làm. Như vậy, lần lượt tiếng nói biến khắp mười phương, các chúng thiên nhơn … nghe được đều hoan hỷ, cùng nói thế này: Bồ-tát như vậy sẽ mau thành Phật, làm lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử: Thế nào gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà phát tâm hướng đến Đại-thừa?

Mãn Từ Tử đáp: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, đã mặc áo giáp đại công đức sáu phép Ba-la-mật-đa rồi, lại vì lợi lạc các hữu tình, mà xa lìa dục, pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, ly sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự đầu tiên; tầm và tứ lắng xuống, các tâm thanh tịnh bên trong hướng về một tánh, không tầm không tứ, định sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự thứ hai; ly hỷ, trú xả, đầy đủ niệm chánh tri, thân thọ lạc và trú trong lời Thánh xả cụ niệm và an trụ trong niềm vui, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự thứ ba; đoạn lạc, đoạn khổ, sự mừng lo trước kia biến mất, chẳng khổ, chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự thứ tư. Lại nương tịnh lự, khởi tâm tương ưng với từ, hành tướng quảng đại, vô nhị, vô lượng, vô oán, vô hại, vô hận, vô não, khéo tu cùng khắp, thắng giải tràn đầy mười phương tận cùng hư không, pháp giới; từ tâm, thắng giải đầy đủ, mà an trú trong tâm tương ưng với bi, hỷ, xả; hành tướng thắng giải cũng như vậy. Nương vào gia hạnh này, lại vượt lên tất cả sắc tưởng, diệt trừ tưởng hữu đối, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập vào vô biên không, an trú trọn vẹn trong không vô biên xứ; vượt lên tất cả không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, an trú trọn vẹn trong thức vô biên xứ; vượt lên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, an trú trọn vẹn trong vô sở hữu xứ; vượt lên tất cả vô sở hữu xứ, nhập vào phi tưởng, an trú trọn vẹn trong phi phi tưởng xứ. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, lấy vô sở đắc làm phương tiện, phụng trì tịnh lự vô lượng, vô sắc này, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Xá Lợi Tử! Đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Lại nữa! Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên trước hết tự an trú tịnh lự vô lượng, vô sắc như vậy. Đối với các trạng thái hành tướng của nhập, trụ, xuất khéo phân biệt hiểu biết, được tự tại rồi, lại khởi lên ý nghĩ thế này: Ta lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, vì đoạn trừ phiền não của tất cả hữu tình mà nói các tịnh lự vô lượng, vô sắc, phân biệt, khai thị, khiến khéo hiểu rõ các định, sự xuất ly đam mê, tội lỗi, và các trạng thái hành tướng của nhập, trụ, xuất. Xá Lợi Tử! Đó là đại Bồ-tát nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa, mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, khi nói các tịnh lự vô lượng, vô sắc, chẳng bị các tâm Thanh-văn, Độc-giác làm gián tạp, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa để tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, khi nói các tịnh lự vô lượng, vô sắc, đối với pháp như vậy, tin tưởng, chịu đựng, ưa thích, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, khi tu các tịnh lự vô lượng, vô sắc, lấy thiện căn của mình, vì hữu tìnhhồi hướng cầu quả vị giác ngộ cao tột, đối với các thiện căn siêng tu chẳng dừng nghỉ, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát nương tịnh lự Ba-la-mật-đa mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, nương các tịnh lự vô lượng, vô sắc mà dẫn phát các định đẳng chí, đẳng trì, giải thoát, thắng xứ, biến xứ thù thắng, đối với sự nhập, trụ, xuất đều được tự tại, chẳng đọa vào các bậc Thanh-văn, Độc-giác. Đó là đại Bồ-tát nương tịnh lự Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, khi tu hành các tịnh lự vô lượng, vô sắc, đối với các tịnh lự vô lượng, vô sắc và các chi tịnh lự, lấy hành tướng vô thường, hành tướng khổ, hành tướng vô ngã, hành tướng không, hành tướng vô tướng, hành tướng vô nguyện, mà như thật quán sát, chẳng xả đại bi, chẳng đọa vào các bậc Thanh-văn, Độc-giác, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương tịnh lự Ba-la-mật-đa, tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, khi nhập định từ, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên cứu vớt tất cả hữu tình, khiến được an lạc, khi nhập định bi, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên cứu vớt tất cả hữu tình, khiến được ly khổ, khi nhập định hỷ, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên khen ngợi, khuyên bảo tất cả hữu tình, khiến được giải thoát; khi nhập định Xả, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên bình đẳng làm lợi ích tất cả hữu tình, khiến đoạn các lậu, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát, nương định vô lượng tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất, hoàn toàn chẳng hướng đến Thanh-văn, Độc-giác, chỉ cầu quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát, nương định vô lượng, tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất chẳng tác ý xen lẫn Thanh-văn, độc giác, chuyên tâm tin tưởng, chịu đựng, ưa thích quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, nương định vô lượng, tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất siêng năng tu hành thiện pháp, chuyên nhất hướng Bồ-đề, từng không tạm bỏ, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, nương định vô lượng, tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất, dẫn phát các thứ định đẳng trì, đẳng chí, thường ở trong đó, được đại tự tại, chẳng bị các định ấy lôi cuốn, cũng chẳng theo sức mạnh dẫn dắt của nó mà thọ sanh, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương định vô lượng, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, tu hành bốn vô lượng, ở trong vô lượng, dùng hành tướng vô thường, hành tướng khổ, hành tướng vô ngã, hành tướng không, hành tướng vô tướng, hành tướng vô nguyện, như thật quán sát, chẳng bỏ đại bi, chẳng đọa vào bậc Thanh-văn, Độc-giác, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương định vô lượngtu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, nương các phương tiện thiện xảo như vậy, mà tu tập sáu phép Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả pháp: Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, tu hành đầy đủ các pháp môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả các pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả các pháp: Năm loại mắt, sáu phép thần thông, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả các pháp: Mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, khởi lên trí không nội, trí không ngoại, trí không nội ngoại, trí không không, trí không lớn, trí không thắng nghĩa, trí không hữu vi, trí không vô vi, trí không rốt ráo, trí không không biên giới, trí không tản mạn, trí không không đổi khác, trí không bổn tánh, trí không tự tướng, trí không cộng tướng, trí không tất cả pháp, trí không chẳng thể nắm bắt được, trí không không tánh, trí không tự tánh, trí không không tánh tự tánh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả pháp, khởi trí chẳng phải loạn, chẳng phải định, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả pháp, khởi lên trí chẳng phải thường, chẳng vô thường, trí chẳng vui, chẳng khổ, trí chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, trí chẳng tịnh, chẳng phải chẳng tịnh, trí chẳng phải không, chẳng phải chẳng không, trí chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, trí chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, trí chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải chẳng tịch tịnh, trí chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Lại nữa! Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp quá khứ, trí chẳng biết pháp vị lai, trí chẳng biết pháp hiện tại, trí chẳng phải chẳng biết pháp ba đời; lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

 

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp thiện, trí chẳng biết pháp chẳng thiện, trí chẳng biết pháp vô ký, chẳng phải chẳng biết pháp ba tánh, trí chẳng biết pháp dục giới, trí chẳng biết pháp sắc giới, trí chẳng biết pháp vô sắc giới, chẳng phải chẳng biết pháp ba cõi, trí chẳng biết pháp học, trí chẳng biết pháp vô học, trí chẳng biết pháp chẳng phải học, chẳng phải vô học, chẳng phải chẳng biết pháp học, vô học, chẳng phải học, chẳng phải vô học, trí chẳng biết pháp kiến sở đoạn, trí chẳng biết pháp tu sở đoạn, trí chẳng biết pháp phi sở đoạn, chẳng phải chẳng biết kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp thế gian, trí chẳng biết pháp xuất thế gian, chẳng phải chẳng biết pháp thế gian xuất thế gian, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp sắc, trí chẳng biết pháp vô sắc, chẳng phải chẳng biết pháp sắc, vô sắc, trí chẳng biết pháp hữu kiến, trí chẳng biết pháp vô kiến, chẳng phải chẳng biết pháp hữu kiến, vô kiến, trí chẳng biết pháp hữu đối, trí chẳng biết pháp vô đối, chẳng phải chẳng biết pháp hữu đối, vô đối, trí chẳng biết pháp hữu lậu, trí chẳng biết pháp vô lậu, chẳng phải chẳng biết pháp hữu lậu, vô lậu, trí chẳng biết pháp hữu vi, trí chẳng biết pháp vô vi, chẳng phải chẳng biết pháp hữu vi, vô vi, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa.

Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát, do các phương tiện thiện xảo như vậy, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, phát tâm hướng đến Đại-thừa, nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Xá Lợi Tử! Vì muốn lợi lạc các hữu tình như vậy, nên phát tâm hướng đến Đại-thừa, đại Bồ-tát khắp vì chư Phật Thế Tônvô số thế giới trong mười phương, ở trong đại chúng, hoan hỷ khen ngợi, nói như thế này: Ở phương đó, trong thế giới đó, có đại Bồ-tát tên như vậy, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà phát tâm hướng đến Đại-thừa, thành tựu hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, du hý thần thông, làm việc nên làm; cứ như vậy lời nói lần lượt truyền khắp mười phương, các chúng trời, người, nghe đều hoan hỷ, cùng nói thế này: Bồ-tát như vậy, sẽ mau thành Phật để lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

Quyển Thứ 48

 HẾT 

 

 

 

03

Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử: Tại sao, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên nương vào Đại-thừa?

Mãn Từ Tử đáp: Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nương bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có bố thí, chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có người cho, chẳng thấy có kẻ nhận, chẳng thấy có vật cho, chẳng thấy có pháp ngăn trở, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương bố thí Ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nương tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tịnh giới, chẳng thấy có tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có người trì giới, chẳng thấy có kẻ phạm giới, chẳng thấy có pháp ngăn trở, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nương an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có an nhẫn, chẳng thấy có an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có người nhẫn, chẳng thấy có cảnh để nhẫn, chẳng thấy có pháp ngăn trở, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nương tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tinh tấn, chẳng thấy có tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có người tinh tấn, chẳng thấy có kẻ giải đãi, chẳng thấy pháp ngăn trở, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nương tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tịnh lự, chẳng thấy có tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có người tu định, chẳng thấy có kẻ tán loạn, chẳng thấy có cảnh giới định, chẳng thấy có pháp ngăn trở, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nương Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy có bát nhã, chẳng thấy có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy có người tu tuệ, chẳng thấy có kẻ ngu si, chẳng thấy pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng thấy pháp thiện, bất thiện, vô ký, chẳng thấy pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới, chẳng thấy pháp học, vô học, phi học, phi vô học, chẳng thấy pháp kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, chẳng thấy pháp thế gian, xuất thế gian, chẳng thấy pháp sắc, vô sắc, chẳng thấy pháp hữu kiến, vô kiến, chẳng thấy pháp hữu đối, vô đối, chẳng thấy pháp hữu lậu, vô lậu, chẳng thấy pháp hữu vi, vô vi, chẳng thấy pháp bị ngăn trở, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa?

Lại nữa, Xá Lợi tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì chủ động sự tu hành, nên tu bốn niệm trụ, vì chủ động sự tu hành, nên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì chủ động sự tu hành, nên tu pháp môn giải thoát không, vì chủ động sự tu hành, nên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì chủ động sự tu hành, nên tu bốn tịnh lự, vì chủ động sự tu hành, nên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì chủ động sự tu hành, nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, vì chủ động sự tu hành, nên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì chủ động sự tu hành, nên tu năm loại mắt, vì chủ động sự tu hành, nên tu sáu phép thần thông, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì chủ động sự tu hành, nên tu mười lực của Phật, vì chủ động sự tu hành, nên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì chủ động sự tu hành, nên tu trí nội không, trí ngoại không, trí nội ngoại không, trí không không, trí đại không, trí thắng nghĩa không, trí hữu vi không, trí vô vi không, trí tất cánh không, trí vô tế không, trí tản không, trí vô biến dị không, trí bản tánh không, trí tự tướng không, trí cộng tướng không, trí nhất thiết pháp không, trí bất khả đắc không, trí vô tánh không, trí tự tánh không, trí vô tánh tự tánh không, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì Bồ-đề và Tát-đỏa đều chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Sắc chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì sắc chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Nhãn xứ chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Sắc xứ chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Nhãn giới chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì nhãn giới chẳng thể nắm bắt được; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Nhĩ giới chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Tỷ giới chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì tỷ giới chẳng thể nắm bắt được; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Thiệt giới chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì thiệt giới chẳng thể nắm bắt được; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Thân giới chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì thân giới chẳng thể nắm bắt được; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Ý giới chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì ý giới chẳng thể nắm bắt được; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Địa giới chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì địa giới chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Thánh đế khổ chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Vô minh chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì vô minh chẳng thể nắm bắt được; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: cái không nội chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì cái không nội chẳng thể nắm bắt được; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Chơn như chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì chơn như chẳng thể nắm bắt được; pháp giới, pháp tánh, pháp định, pháp trụ, tánh ly sanh, tánh bình đẳng, thật tế chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì pháp giới cho đến thật tế chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Bốn tịnh lự chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Bốn niệm trụ chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Pháp môn giải thoát không chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì pháp môn giải thoát không, chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: bố thí Ba-la-mật-đa chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Năm loại mắt chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Mười lực của Phật chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát như thật: Quả vị giác ngộ cao tột chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì quả vị giác ngộ cao tột chẳng thể nắm bắt được; bậc chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chỉ có giả danh, mượn lời nói để trình bày, vì bậc chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thể nắm bắt được, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, từ khi mới phát tâm cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thường tu, hoàn thành thần thông bấ thối, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, ở chỗ các đức Phật, nghe và thọ pháp tương ưng Đại-thừa; đã nghe và thọ rồi, như lý tư duy, tinh tấn tu học, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên nương vào Đại-thừa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy, tuy nương vào Đại-thừa, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, ở chỗ các đức Phật nghe và thọ Chánh pháp, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, nhưng tâm ngay lúc đầu, không có các tưởng về cõi Phật ....

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy, an trú trong bậc bất nhị, quán các hữu tình, nên dùng thân nào để được lợi ích, thì liền hiện thọ ngay thân ấy để khiến hữu tình kia được lợi ích.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy, cho đến khi chứng đắc trí nhất thiết trí, tùy nơi sanh, chẳng lìa Đại-thừa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy, chẳng bao lâu sẽ chứng đắc trí nhất thiết trí, vì người, trời v.v… mà chuyển bánh xe Chánh pháp. Bánh xe pháp ấy, tất cả Thanh-văn, Độc-giác, Sa-môn, Bà-la-môn, Ma-vương, Phạm-vương, Thiên, Long, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc già, nhân phi nhân v.v... tất cả thế gian, đều không có khả năng chuyển được.

Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát, do các phương tiện thiện xảo như vậy, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, mà nương vào Đại-thừa, nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Xá Lợi Tử! Do vậy, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà nương vào Đại-thừa. đại Bồ-tát, khắp vì chư Phật Thế Tônvô số thế giới trong mười phương, ở giữa đại chúng, hoan hỷ tán thán, nói như thế này: Ở phương đó, trong thế giới đó, có đại Bồ-tát tên như vậy, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà nương vào Đại-thừa, chẳng bao lâu sẽ được chứng đắc trí nhất thiết trí, vì trời, người v.v... mà chuyển bánh xe Chánh pháp. Bánh xe ấy, các chúng trời, người, Ma, Phạm, Thanh-văn v.v... trong thế gian, đều chẳng có khả năng chuyển được. Cứ như vậy, lời tuyên bố ấy lần lượt lan khắp mười phương, các chúng trời người ... nghe đều hoan hỷ, cùng nói như thế này: Bồ-tát như vậy, chẳng bao lâu sẽ được chứng đắc trí nhất thiết trí, chuyển bánh xe Chánh pháp làm lợi ích, an lạc loài hàm thức.

 

XIV. PHẨM ÁO GIÁP ĐẠI-THỪA

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như nói, đại Bồ-tát là người mặc áo giáp Đại-thừa, thì thế nào gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa?

Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát mặc áo giáp bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, mặc áo giáp bốn tịnh lự, mặc áo giáp bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, mặc áo giáp bốn niệm trụ; mặc áo giáp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát mặc áo giáp nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát, mặc áo giáp Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát mặc áo giáp ngũ nhãn, mặc áo giáp lục thông, thì này Thiện Hiện, như vậy gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, mặc áo giáp mười lực của Phật, mặc áo giáp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, mặc áo giáp các công đức thân tướng Phật, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Lại nữa,Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, mặc áo giáp các công đức như vậy, phóng đại quang minh chiếu khắp thế giới ba lần ngàn, cũng khiến ba trong sáu cõi biến động, trong đó, những khổ cụđịa ngục như lửa v.v... và sự thống khổ thân tâm của các hữu tình ấy, đều được diệt trừ. Bồ-tát biết họ đã lìa được các khổ, liền vì họ mà xưng tán công đức Tam-bảo, họ được nghe rồi, thân tâm an lạc; từ đó chết đi, sanh vào trong cõi trời, người, liền được phụng sự, hầu hạ chư Phật, Bồ-tát, thân thừa cúng dường, nhận lãnh Chánh pháp âm; trong đó, bàng sanh tàn hại lẫn nhau, dùng roi đánh đuổi bức bách, các khổ vô lượng, đều được diệt trừ; đại Bồ-tát biết họ đã lìa các khổ, cũng vì họ mà xưng tán công đức Tam-bảo; họ được nghe rồi, thân tâm an lạc. Từ đây chết đi, sanh vào cõi trời, người, liền được phụng sự, hầu hạ chư Phật, Bồ-tát, thân thừa cúng dường, nhận lãnh Chánh pháp âm; trong đó, quỷ giới, sự sợ hãi, đói khát, thân tâm tiều tụy, khổ não, các khổ vô lượng, đều được trừ diệt. Bồ-tát biết họ đã lìa các khổ, cũng vì họ mà xưng tán công đức Tam-bảo; họ được nghe rồi, thân tâm an lạc. Từ đây chết đi, sanh vào trong cõi trời, người, liền được phụng sự chư Phật, Bồ-tát, thân thừa cúng dường, nhận lãnh Chánh pháp âm, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, mặc áo giáp các công đức như vậy, phóng đại quang minh, chiếu khắp vô số thế giới chư Phật trong mười phương, cũng khiến ba trong sáu cõi của thế giới kia biến động, trong đó, địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, có các khổ, đều được trừ diệt; Bồ-tát biết họ đã lìa các khổ, cũng vì họ mà xưng tán công đức Tam-bảo; họ được nghe rồi, thân tâm an lạc. Từ đây chết đi, sanh vào trong cõi trời, người, liền được phụng sự, hầu hạ chư Phật, Bồ-tát thân thừa cúng dường, nhận Chánh pháp âm, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật hay đệ tử của y, ở ngã tư đường, trước đám đông, biến thành vô lượng hữu tình thọ các thứ khổ trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, cũng lại phóng quang, làm đại địa biến động, khiến cho các cái khổ của hữu tình kia đều dứt, lại vì họ mà xưng tán Tam-bảo: Phật, Pháp, Tăng, khiến họ nghe rồi thân tâm an lạc, từ đây chết đi, sanh vào trong cõi trời, người, thừa sự, cúng dường chư Phật, Bồ-tát, ở chỗ chư Phật, nhận Chánh pháp âm.

Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mặc áo giáp các công đức như vậy, phóng đại quang minh, làm biến động đại địa, cứu giúp nỗi thống khổ của hữu tình nơi ba đường ác trong vô lượng thế giới, khiến sanh vào cõi trời, người, thấy Phật, nghe Pháp, cũng lại như vậy, tuy là có làm, nhưng không có một cái gì là thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát, an trú bố thí Ba-la-mật-đa, biến cả thế giới ba lần ngàn thành như ngọc Phệ-lưu-ly, tự thân cũng hóa làm Chuyển luân vương, có bảy báu, quyến thuộc, trước sau vây quanh, trong đó, hữu tình cần ăn thì cho ăn, cần uống thì cho uống, cần y phục thì cho y phục, cần xe thì cho xe; hương xoa, hương bột, hương đốt, tràng hoa, phòng xá, ngọa cụ, đèn đuốc, thuốc men, vàng, bạc, chơn châu, san hô, bích ngọc, và các thứ dụng cụ khác để nuôi sống, tùy theo sự nhu cầu, mà cho tất cả. Làm việc bố thí như vậy rồi, lại vì họ mà nói pháp tương ưng sáu phép Ba-la-mật-đa, khiến họ nghe rồi, cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp tương ưng sáu phép Ba-la-mật-đa, thường chẳng xa lìa, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa,

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật hoặc đệ tử của y, ở trước đại chúng, nơi ngã tư đường, biến hóa thành các loại hữu tình nghèo khổ, cô độc, tật nguyền, bệnh hoạn; tùy theo sự nhu cầu của họ, đều biến hóa ra mà cho. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát an trú bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc biến thế giới thành như ngọc Phệ-lưu-ly, hoặc tự thân hóa làm Chuyển Luân vương v.v... tùy theo nhu cầu của loài hữu tình mà cho và vì họ mà tuyên nói pháp tương ưng sáu phép Ba-la-mật-đa, cũng lại như vậy, tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, tự an trú tịnh giới Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình, sanh vào nhà Chuyển luân vương, nối ngôi Chuyển luân vương, an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình ở trong mười thiện nghiệp đạo; hoặc lại an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình ở bốn tịnh lự, hay bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc lại an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình ở bốn niệm trụ, hay bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc lại an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tìnhpháp môn giải thoát không, hay pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc lại an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tìnhbố thí Ba-la-mật-đa, hay tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc lại an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tìnhnăm loại mắt, hay sáu phép thần thông; hoặc lại an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tìnhmười lực của Phật, hay bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, khiến an trụ rồi, cho đến chứng được quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp như vậy, thường chẳng xa lìa, thì này Thiện Hiện, như vậy, gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật, hoặc đệ tử của y, ở trước đám đông, nơi ngã tư đường, biến ra vô lượng hữu tình, khiến an trú trong mười thiện nghiệp đạo; hoặc lại khiến an trú bốn tịnh lựcho đến trí nhất thiết tướng. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì hữu tình, sanh vào nhà Chuyển luân vương, nối ngôi Chuyển luân vương, an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình ở mười thiện nghiệp đạo; hoặc lại an lập vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình ở bốn tịnh lựcho đến trí nhất thiết tướng, cũng lại như vậy; tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không , đều như huyễn vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát tự an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, khiến an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa. Thiện Hiện! Thế nào là đại Bồ-tát tự an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, khiến an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, từ khi mới phát tâm cho đến chứng đắc trí nhất thiết trí, mặc áo giáp an nhẫn, thường tự nghĩ: Giả sử tất cả hữu tình cầm dao, gậy, đất, đá v.v... đến làm hại, ta hoàn toàn chẳng khởi lên một niệm tức giận và khuyên các hữu tình cũng nhẫn như vậy. Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, như ý nghĩ trong tâm và sự tiếp xúc với cảnh không trái nhau và khuyên các hữu tình an trú nhẫn như vậy … cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với nhẫn như vậy, thường chẳng xa lìa, thì này Thiện Hiện, như vậy gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật hoặc đệ tử của y, ở trước đám đông, nơi ngã tư đường, biến hóa ra đủ các loại hữu tình, đều cầm dao, gậy, đất, đá v.v... làm hại nhà ảo thuật hoặc đệ tử của y. Khi ấy, nhà ảo thuật … đối với các hữu tình biến hóa ra đó, đều chẳng khởi tâm muốn báo oán, mà khuyên những hữu tình ấy an trú an nhẫn như vậy. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mặc áo giáp an nhẫn, tự an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, khiến an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa, thường chẳng xa lìa, cũng lại như vậy, tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát tự an trú tinh tấn Ba-la-mật-đa, thì cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, khiến an trú tinh tấn Ba-la-mật-đa. Thiện Hiện! Thế nào là đại Bồ-tát tự an trú tinh tấn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, an trú tinh tấn Ba-la-mật-đa?

Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, thân tâm tinh tấn, đoạn các pháp ác, tu các pháp thiện, cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, tu tập như vậy, thân tâm tinh tấncho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với sự tinh tấn như vậy, thường chẳng xa lìa, thì này Thiện Hiện, như vậy gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật hoặc đệ tử của y, ở trước đám đông, nơi ngã tư đường, biến hóa ra đủ các loại hữu tình, và nhà ảo thuật đó tự thể hiện hăng hái, thân tâm tinh tấn, cũng khuyên hữu tình được biến hóa ra, tu tinh tấn hăng hái như vậy. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, thân tâm tinh tấn, đoạn các pháp ác, tu các pháp thiện, cũng khuyên hữu tình tu tập như vậy, thân tâm tinh tấn, cũng lại như vậy, tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, tự an trú tịnh lự Ba-la-mật-đa, thì cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, khiến an trú tịnh lự Ba-la-mật-đa. Thiện Hiện! Thế nào là đại Bồ-tát tự an trú tịnh lự Ba-la-mật-đa, cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình khiến an trú tịnh lự Ba-la-mật-đa?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, đối với tất cả pháp, an trú định bình đẳng, chẳng thấy các pháp có định, có loạn, mà thường tu tập tịnh lự Ba-la-mật-đa như vậy, thì cũng khuyên vô số trăm ngàn hữu tình tu tập tịnh lự bình đẳng như vậy, cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với định như vậy, thường chẳng xa lìa

Thiện Hiện! Như vậy gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật, hoặc đệ tử của y, ở trước đám đông, nơi ngã tư đường, biến hóa ra đủ các loại hữu tình, nhưng nhà ảo thuật kia đối với pháp, tự hiện, an trú định bình đẳng, cũng khuyên các hữu tình được biến hóa ra, tu tịnh lự bình đẳng như vậy. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, an trú định bình đẳng, cũng khuyên hữu tình tu tập tịnh lự bình đẳng như vậy, thường chẳng xa lìa, cũng lại như vậy, tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, tự an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, khiến an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Thiện Hiện! Thế nào là đại Bồ-tát tự an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình khiến an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, tự an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô hý luận, chẳng thấy các pháp có sanh, có diệt, có nhiễm, có tịnh và chẳng thấy có sự sai biệt giữa bờ bên này và bờ bên kia, thì cũng khuyên vô lượng, vô số trăm ngàn hữu tình, an trú tuệ vô hý luận như vậy, cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với tuệ như vậy, thường chẳng xa lìa.

Thiện Hiện! Như vậy gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật, hoặc đệ tử của y, ở trước đám đông, nơi ngã tư đường, biến hóa ra đủ các loại hữu tình, và nhà ảo thuật đó tự hiện an trú tuệ vô hý luận, cũng khuyên các hữu tình biến hóa ra ấy, khiến họ tu tập bát nhã như vậy. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát tự an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô hý luận, cũng khuyên hữu tình tu tập tuệ vô hý luận như vậy, thường chẳng xa lìa, cũng lại như vậy, tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát mặc áo giáp các công đức như trên đã nói, ở khắp vô số thế giới chư Phật trong mười phương, dùng sức thần thông, tự biến thân mình, cùng khắp thế giới chư Phật như vậy, tùy theo sự ưa thích của hữu tìnhthị hiện, tự an trú bố thí Ba-la-mật-đa, khuyên kẻ xan tham, khiến an trú bố thí; tự an trú tịnh giới Ba-la-mật-đa, khuyên kẻ phạm giới, khiến an trú tịnh giới; tự an trú an nhẫn Ba-la-mật-đa, khuyên kẻ bạo ác, khiến an trú an nhẫn; tự an trú tinh tấn Ba-la-mật-đa, khuyên kẻ giải đãi, khiến an trú tinh tấn; tự an trú tịnh lự Ba-la-mật-đa, khuyên kẻ loạn tâm, khiến an trú tịnh lự; tự an trú Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khuyên kẻ ngu si, khiến an trú diệu tuệ, thì đại Bồ-tát như vậy, đã an lập hữu tình ở sáu phép Ba-la-mật-đa rồi, lại tùy theo tiếng nói, của mỗi loại mà nói pháp tương ưng sáu phép Ba-la-mật-đa, khiến họ nghe rồi, cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp tương ưng sáu phép Ba-la-mật-đa, thường chẳng xa lìa.

Thiện Hiện! Như vậy gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật, hoặc đệ tử của y, ở trước đám đông, nơi ngã tư đường, biến hóa ra đủ các loại hữu tình, và nhà ảo thuật ấy, tự hiện an trú sáu phép Ba-la-mật-đa, cũng khuyên những hữu tình được biến ra, khiến họ an trụ. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ở khắp vô số thế giới chư Phật trong mười phương, tự hiện thân mình, tùy theo loài mà an trú sáu phép Ba-la-mật-đa, cũng khuyên hữu tình, khiến họ an trúcho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thường chẳng xa lìa, cũng lại như vậy, tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, mặc áo giáp các công đức như trên đã nói, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, lợi ích an lạc tất cả hữu tình, chẳng xen lẫn tác ý Thanh-văn, Độc-giác, nghĩa là chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở bố thí Ba-la-mật-đa, còn hữu tình như thế thì sẽ chẳng an lập! Chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tìnhbố thí Ba-la-mật-đa; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tìnhtịnh giớicho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở cái không nội, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập, chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở cái không nội; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở cái không ngoại … cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở bốn tịnh lự, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở bốn tịnh lự; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở bốn vô lượng, bốn định vô sắc, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở bốn niệm trụ, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở bốn niệm trụ; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở pháp môn giải thoát không, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tìnhpháp môn giải thoát không; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tìnhpháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở năm loại mắt, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tìnhnăm loại mắt; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở sáu phép thần thông, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở sáu phép thần thông; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở mười lực của Phật, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tìnhmười lực của Phật; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở quả Dự-lưu, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở quả Dự-lưu; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, và quả vị Độc-giác; chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ an lập hữu tình như thế ở đạo Bồ-tát, quả vị giác ngộ cao tột, còn hữu tình như thế, thì sẽ chẳng an lập; chỉ nghĩ thế này: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở đạo Bồ-tát, quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, như vậy gọi là đại Bồ-tát mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Như nhà ảo thuật, hoặc đệ tử của y, ở trước đám đông, tại ngã tư đường, biến hóa ra vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, an lập ở sáu phép Ba-la-mật-đa … cho đến an lậpquả vị giác ngộ cao tột. Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Việc biến hóa như vậy là có thật hay chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết tríđại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ở sáu phép Ba-la-mật-đa, cho đến an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tìnhquả vị giác ngộ cao tột, cũng lại như vậy, tuy có làm nhưng không có một cái nào thật. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tánh của các pháp là không, đều như huyễn.

Quyển Thứ 49

HẾT

 

 

02

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như con hiểu ý nghĩa Phật đã dạy, đại Bồ-tát chẳng mặc áo giáp công đức, thì nên biết đó là mặc áo giáp Đại-thừa. Vì sao? Vì tự tướng của tất cả pháp là không. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Sắc và tướng của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tướng của thọ, tưởng, hành, thức là không. Nhãn xứ và tướng của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Sắc xứ và tướng của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Nhãn giới và tướng của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tướng của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Nhĩ giới và tướng của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tướng của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Tỷ giới và tướng của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tướng của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Thiệt giới và tướng của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tướng của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Thân giới và tướng của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tướng của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Ý giới và tướng của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tướng của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không.

Địa giới và tướng của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không.

Thánh đế khổ và tướng của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo là không.

Vô minh và tướng của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không.

Cái không nội và tướng của cái không nội là không; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh và tướng của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không.

Bốn tịnh lự và tướng của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tướng của bốn vô lượng, bốn định vô là không.

Bốn niệm trụ và tướng của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không.

Pháp môn giải thoát không và tướng của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không.

Bố thí Ba-la-mật-đa và tướng của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tướng của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không.

Năm loại mắt và tướng của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tướng của sáu phép thần thông là không.

Mười lực của Phật và tướng của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng là không.

Bồ-tát và tướng của Bồ-tát là không; mặc áo giáp công đức và tướng của mặc áo giáp công đức là không.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, đại Bồ-tát chẳng mặc áo giáp công đức, nên biết đó là mặc áo giáp Đại-thừa.

Phật bảo: Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Thiện Hiện! Nên biết, trí nhất thiết trí vô tạo, vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác. Đại Bồ-tát vì việc ấy, nên mặc áo giáp Đại-thừa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà trí nhất thiết trí vô tạo, vô tác? Tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác? Đại Bồ-tát có phải vì việc ấy mà mặc áo giáp Đại-thừa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Do vì các cái làm ra chẳng thể nắm bắt được, nên trí nhất thiết trí vô tạo, vô tác; tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác. Vì sao? Thiện Hiên! Vì ngã chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì ngã rốt ráo chẳng thể nắm bắt được. Hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì hữu tình cho đến cái thấy, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Sự huyễn chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sự huyễn, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được. Cảnh mộng, ảnh tượng, tiếng vang, bóng sáng, hoa hư không, bóng nước, ảo thành, việc biến hóa chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì cảnh mộng cho đến việc biến hóa, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Sắc, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sắc, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Nhãn xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhãn xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Sắc xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sắc xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Nhãn giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhãn giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Nhĩ giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhĩ giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Tỷ giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì tỷ giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Thiệt giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thiệt giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Thân giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thân giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Ý giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì ý giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Địa giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì địa giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Thánh đế khổ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Thánh đế khổ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Vô minh, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì vô minh, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Cái không nội, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì cái không nội, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Bốn tịnh lự, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Bốn niệm trụ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn niệm trụ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Năm loại mắt, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì năm loại mắt, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sáu phép thần thông, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Mười lực của Phật, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì mười lực của Phật, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Chơn như, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì chơn như, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, pháp trụ, pháp định, tánh ly sanh, tánh bình đẳng, thật tế, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp giới cho đến thật tế, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Bồ-tát, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Bồ-tát, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, trí nhất thiết trí, vô tạo, vô tác; tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác; đại Bồ-tát vì việc ấy, nên mặc áo giáp Đại-thừa.

Thiện Hiện! Do vì nghĩa này, đại Bồ-tát chẳng mặc áo giáp công đức, nên biết đó là mặc áo giáp Đại-thừa.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như con hiểu ý nghĩa Phật đã dạy: Sắc, không buộc, không mở; thọ, tưởng, hành, thức, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của sắc, không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ, không buộc, không mở; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của nhãn xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứviễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứtịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứvô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứvô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứvô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứvô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ, không buộc, không mở; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của sắc xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứviễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứtịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứtịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứvô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứvô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứvô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứvô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứvô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứvô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứvô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứvô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới, không buộc, không mở; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của nhãn giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giớiviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giớitịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giớivô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giớivô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giớivô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giớivô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới, không buộc, không mở; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của nhĩ giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giớiviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giớitịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giớivô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giớivô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giớivô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giớivô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Tỷ giới, không buộc, không mở; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của tỷ giới khôngsở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Thiệt giới, không buộc, không mở; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của thiệt giới khôngsở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Thân giới, không buộc, không mở; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của thân giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giớiviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giớitịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giớivô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giớivô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giớivô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giớivô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Ý giới, không buộc, không mở; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của ý giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giớiviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giớitịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giớivô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giớivô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giớivô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giớivô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Địa giới, không buộc, không mở; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của địa giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giớiviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giớiviễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giớitịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giớitịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giớivô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giớivô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giớivô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giớivô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giớivô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giớivô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giớivô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giớivô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ, không buộc, không mở; Thánh đế tập, diệt, đạo, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của Thánh đế khổ khôngsở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Vô minh, không buộc, không mở; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của vô minh không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minhviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minhtịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minhvô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minhvô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minhvô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minhvô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Cái không nội, không buộc, không mở; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của cái không nội khôngsở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánhviễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánhtịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánhvô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánhvô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánhvô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánhvô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự, không buộc, không mở; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của bốn tịnh lự không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lựviễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắcviễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lựtịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắctịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lựvô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắcvô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lựvô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắcvô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lựvô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắcvô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lựvô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắcvô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ, không buộc, không mở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của bốn niệm trụ không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạoviễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạotịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạovô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạovô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạovô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạovô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không, không buộc, không mở; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của pháp môn giải thoát không khôngsở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệnviễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệntịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệnvô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệnvô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệnvô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệnvô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô tịnh, nên không buộc, không mở.

Quyển Thứ 50

HẾT

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/02/2015(Xem: 17293)
18/10/2010(Xem: 49226)
07/05/2018(Xem: 9159)
07/09/2011(Xem: 58992)
10/05/2010(Xem: 311208)
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.