Chương 5 Nhất Thừa

20/05/201012:00 SA(Xem: 10043)
Chương 5 Nhất Thừa

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng

 

PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH KINH VĂN

勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN 
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích

 

CHƯƠNG NĂM:
NHẤT THỪA
[423]

ĐĐức Phật bảo Thắng Man:

«Nay con lại hãy nói thêm về sự nhiếp thọ Chánh pháp mà hết thảy chư Phật đều nói.»

Thắng Man bạch Phật

«Lành thay! Bạch Thế Tôn, con kính vâng lời dạy.» 

Rồi bạch Phật

«Bạch Thế Tôn, nhiếp thọ Chánh pháp tức là Đại thừa.[424] Vì sao? Bởi vì Đại thừa xuất sinh hết thảy thiện pháp của thế gianxuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác

«Bạch Thế Tôn, cũng như từ hồ A-nậu-đại[425] xuất phát tám con sông lớn,[426] cũng vậy, từ Đại thừa xuất sinh hết thảy thiện pháp của thế gianxuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác

«Bạch Thế Tôn, lại nữa, cũng như hết thảy hạt giống[427] đều nương vào đất mà sinh trưởng; cũng vậy, hết thảy thiện pháp của thế gianxuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác, đều nương nơi Đại thừa mà được tăng trưởng. Cho nên, Bạch Thế Tôn, an trụ nơi Đại thừa, nhiếp thọ Đại thừa, tức là an trụ Nhị thừa[428] và nhiếp thọ hết thảy thiện pháp thế gianxuất thế gian của Nhị thừa.» 

«Như Thế Tôn đã nói, có sáu xứ.[429] Những gì là sáu? Đó là: Chánh pháp trụ, Chánh pháp diệt, Ba-la-đề-mộc-xoa, Tỳ-ni, Xuất-gia và Thọ cụ túc giới. Sáu xứ ấy được nói vì mục đích Đại thừa

«Vì sao? Chánh pháp trụ,[430] ấy là vì Đại thừa mà nói. Đại thừa trụ cho nên nói Chánh pháp trụ. Chánh pháp diệt,[431] ấy là vì Đại thừa mà nói. Đại thừa diệt cho nên Chánh pháp diệt.»

«Ba-la-đề-mộc-xoa[432] và Tỳ-ni,[433] hai pháp ấy, tên gọi khác nhưng ý nghĩa là một. Tỳ-ni tức là cái học của Đại thừa.[434] Vì sao? Vì nương Phật xuất gia, mà thọ cụ túc, cho nên nói rằng oai nghi giới của Đại thừa[435] là Tỳ-ni, là xuất gia,[436] là thọ cụ túc.[437] Cho nên A-la-hán[438] không có xuất gia, thọ cụ túc. Vì sao? Vì A-la-hán nương Như Laixuất gia, thọ cụ túc.[439] A-la-hán quy y theo Phật, A-la-hán có sự sợ hãi. Vì sao vậy? Vì A-la-hán vẫn còn an trụ với ý tưởng sợ hãi đối với hết thảy vô hành;[440] như có người cầm gươm muốn đến hại mình, cho nên A-la-hán không có sự an lạc tuyệt đối.[441] Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì là nương tựa bậc không cần nương tựa.[442] Cũng như chúng sinh vì không nơi nương tựa cho nên sợ hãi cái này cái kia. Do sợ hãi[443] nên tìm đến quy y. Cũng vậy, A-la-hán có sự sợ hãi cho nên nương tựa Như Lai

«Bạch Thế Tôn, A-la-hán và Bích-chi Phậtsợ hãi; cho nên, A-la-hán và Bích-chi-Phật vì còn sinh pháp tàn dư[444] chưa diệt tận nên còn có sự sinh; vì còn phạm hạnh dư tàn chưa thành tựu nên không thuần nhất;[445] vì phận sự[446] không cứu cánh nên còn có những điều cần làm; vì chưa vượt qua cái kia[447] nên còn có những cái phải đoạn trừ. Vì không đoạn trừ nên cách Niết-bàn giới[448] còn xa. Vì sao vậy? Duy chỉ có đức Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác,[449] mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựu hết thảy công đđức.[450] A-la-hán và Bích-chi-Phật không thành tựu hết thảy công đức; nói rằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật. 

«Duy chỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựu công đức không thể nghĩ bàn. A-la-hán và Bích-chi-Phật thành tựu công đức có thể nghĩ bàn; nói là chứng đắc Niết Bàn, đó là phương tiện của Phật.»

«Duy chỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã đoạn trừ hết thảy những sai lầm cần phải đoạn trừ,[451] thành tựu đệ nhất thanh tịnh. A-la-hán và Bích-chi còn có lỗi lầm tàn dư, chưa phải là đệ nhất thanh tịnh; nói rằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.» 

«Duy chỉ có Như Lai mới chứng đắc Niết Bàn, được hết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, vượt trên cảnh giới A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ tát. Cho nên, A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ tát cách Niết-bàn giới còn xa.»

«Nói rằng, với A-la-hán và Bích-chi-Phật, quán sát sự giải thoátsự cứu cánh của bốn trí,[452] đạt đến chỗ yên nghỉ;[453] đấy cũng là phương tiện của Như Lai, còn có dư tàn, chưa phải là liễu nghĩa.»[454] 

«Vì sao? Có hai loại chết. Những gì là hai? Chết bởi phần đoạn và chết bởi biến dịch bất tư nghị.[455] Chết bởi phần đoạn là chúng sinh hư ngụy.[456] Chết bởi bất tư nghị biến dịch, là ý sinh thân[457] A-la-hán, Bích-chi Phật, Đại lực[458] Bồ tát cho đến cứu cánh Bồ-đề.»

«Trong hai loại chết, do sự chết phần đoạn mà nói rằng trí của A-la-hán và Bích-chi Phật nhận biết ‹Sự sinh của ta đã hết›.[459] Do chỉ chứng đạt được quả hữu dư[460] cho nên nói rằng ‹hạnh đã vững.›[461] Vì là điều mà phàm phu, trời, người không thể hoàn thành, là điều mà bảy bậc học nhân[462] trước đây chưa làm và vì đoạn trừ phiền não hư ngụy,[463] cho nên nói ‹Điều cần làm đã làm xong›.[464] Vì A-la-hán và Bích-chi-Phật đã đoạn trừ phiền não không còn có thể tái sinh đời sau nữa cho nên nói ‹Không còn tái sinh đời sau›[465] nhưng không phải là đoạn tận hết thảy phiền não, cũng không phải là đoạn tận hết thảy sự thọ sinh[466] để nói rằng ‹Không còn tái sinh đời sau›.» 

«Vì sao? Vì có phiền não mà A-la-hán và Bích-chi Phật không thể đoạn trừ được.»

«Phiền não có hai loại. Những gì là hai? Là trụ địa phiền não và khởi phiền não. Trụ địa phiền não có bốn.[467] Những gì là bốn? Đó là, kiến nhất xứ trụ địa,[468] dục ái trụ địa,[469] sắc ái trụ địa[470] và hữu ái trụ địa.[471] Bốn trụ địa này sinh ra hết thảy khởi phiền não.[472] Khởi tức là sát-na tương ứng sát-na tâm.[473] Bạch Thế Tôn, vô minh trụ địa[474] vô thủy không tương ưng với tâm.[475] Bạch Thế Tôn năng lực bốn trụ địa này là nơi nương tựa[476] cho hết thảy phiền não hiện khởi;[477] so với vô minh trụ địa, thì không thể bằng toán số, thí dụmô tả được.» 

«Bạch Thế Tôn, như vậy là sức mạnh của vô minh trụ địa; đối với bốn trụ địa thuộc hữu ái,[478] vô minh trụ địasức mạnh lớn hơn hết. Cũng như Ma Ba-tuần[479] đối với Tự Tại thiên[480] có sắc, lực, thọ mạng và đám quyến thuộc thảy đều tự tại trổi vượt; cũng vậy, sức mạnh của vô minh trụ địa, đối với bốn trụ địa thuộc hữu ái, sức mạnh của nó tối thắng, là sở y của hằng hà sa số phiền não tạp nhiễm, và cũng khiến cho bốn loại phiền não tồn tại lâu dài, không phải là cái mà trí của A-la-hán và Bích-chi-Phật có thể đoạn trừ được, duy chỉ trí Bồ-đề của Như Lai mới có thể đoạn trừ. Như vậy bạch Thế tôn, vô minh trụ địasức mạnh rất lớn.»

«Bạch Thế Tôn, lại nữa, như thủ là duyên, nghiệp hữu lậu là nhân,[481] sinh ra ba hữu;[482] cũng vậy, vô minh trụ địa là duyên, nghiệp vô lậu là nhân[483] mà sinh ra ba loại ý sinh thân của A-la-hán, Bích-chi Phật, và Đại lực Bồ tát. Ba loại ý sanh thân này của ba địa vị kia cùng với nghiệp vô lậu đều y trên vô minh trụ địa, có duyên chứ không phải không có duyên.[484] Cho nên ba loại ý sanh thân và nghiệp vô lậu duyên vô minh trụ địa.»[485]

«Như vậy, bạch Thế Tôn, bốn trụ địa, như hữu ái trụ địa, không đồng với nghiệp[486] của vô minh trụ địa. Vô minh trụ địa khác biệt và ở ngoài[487] bốn trụ địa, được đoạn trừ nơi Phật địa,[488] được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Phật.[489] Vì sao? Vì A- la-hán và Bích-chi Phật đoạn trừ bốn loại trụ địa, mà vô lậu chưa diệt tận, không được tự tại lực, cũng không thể tác chứng.[490] Vô lậu chưa diệt tận[491] tức là vô minh trụ địa.»[492]

«Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi PhậtBồ tát tối hậu thân[493] bị che lấp và trở ngại[494] bởi vô minh trụ địa cho nên đối với pháp này pháp kia[495] không biết, không thấy. Vì không biết và không thấy cho nên những gì cần đoạn trừ thì không được đoạn trừ, không được rốt ráo.[496] Do không đoạn trừ nên nói là giải thoát với khuyết điểm còn tàn dư,[497] không phải là giải thoát với sự dứt lìa hết thảy khuyết điểm; gọi là thanh tịnh hữu dư chứ không phải là thanh tịnh tất cả; gọi là thành tựu công đức hữu dư chứ không phải là công đức tất cả. Vì thành tựu giải thoát hữu dư, thanh tịnh hữu dư, công đức hữu dư cho nên biết khổ hữu dư,[498] đoạn tập hữu dư, chứng diệt hữu dư, tu đạo hữu dư.[499] Đó gọi là đạt được một phần Niết-bàn.[500] Đạt được một phần Niết Bàn, gọi là hướng Niết-bàn giới. Nếu biết hết thảy khổ, đoạn hết thảy tập, chứng hết thảy diệt, tu hết thảy đạo, đối với thế gian vô thường bại hoại, đối với thế gian vô thường bịnh hoạn mà chứng đắc thường trụ Niết-bàn;[501] đối với thế gian không được che chở, không nươơng tựa mà che chở và là làm nơi nương tựa. Vì sao? Vì pháp không có hơn kém mà chứng đắc Niết-bàn;[502] vì trí tuệ bình đẳngchứng đắc Niết-bàn; vì giải thoát bình đẳngchứng đắc Niết-bàn; vì thanh tịnh bình đẳngchứng đắc Niết-bàn. Cho nên Niết- bàn chỉ có một vị, vị bình đẳng, gọi là vị giải thoát.» 

«Bạch Thế Tôn nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, không được cứu cánh thì không thể đạt được hương vị duy nhất,[503] hương vị bình đẳng,[504] tức vị giải thoát.»[505] 

«Vì sao? Vì nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, không được cứu cánh, thì các pháp cần đoạn trừ nhiều hơn số cát sông Hằng không được đoạn trừ, không được cứu cánh;[506] các pháp cần chứng đắc nhiều hơn số cát sông Hằng không được chứng đắc, cần chứng ngộ không được chứng ngộ. Cho nên, vô minh trụ địa tích tụ mà sinh ra phiền não hiện khởi[507] của hết thảy phiền não thuộc tu đoạn.[508] Nó sinh ra phiền não hiện khởi của tâm,[509] phiền não hiện khởi của chỉ,[510] phiền não hiện khởi của quán,[511] phiền não hiện khởi của thiền,[512] phiền não hiện khởi của chánh thọ,[513] phiền não hiện khởi của phương tiện,[514] phiền não hiện khởi của trí, phiền não hiện khởi của quả, phiền não hiện khởi của đắc, phiền não hiện khởi của lực, phiền não hiện khởi của vô úy, các phiền não hiện khởi nhiều hơn cát sông Hằng như vậy được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai;[515] tất cả đều nương trên vô minh trụ địa mà được thiết lập. Hết thảy phiền não hiện khởi sinh khởi do nhân là vô minh trụ địa, duyên là vô minh trụ địa

«Bạch Thế Tôn, đối với khởi phiền não này, tâm sát-na tương ưng sát-na.[516] Bạch Thế Tôn tâm không tương ưng với vô thủy vô minh trụ địa.»[517]

«Bạch Thế Tôn, các pháp được đoạn bởi trí Bồ-đề của Như Lai dù có nhiều hơn số cát sông Hằng, tất cả đều được duy trì, được thiết lập bởi vô minh trụ địa. Cũng như hết thảy hạt giống đều nương trên đất mà sinh, mà tồn tại,[518] tăng trưởng; nếu đất bị hủy hoại thì chúng cũng bị hủy hoại theo. Cũng vậy, các pháp nhiều hơn số hằng sa được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai, hết thảy đều nương trên vô minh trụ địa mà sinh, mà tồn tạităng trưởng. Nếu vô minh trụ địa bị đoạn trừ thì các pháp nhiều hơn số hằng sa được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai cũng bị đoạn trừ theo.» 

«Như vậy, hết thảy phiền não, tùy phiền não[519] được đoạn trừ, thì các pháp nhiều hơn số cát sông HằngNhư Lai sở đắc đều được thấu suốt vô ngại, với hết thảy trí và kiến,[520] lìa hết thảy khuyết điểm,[521] được hết thảy công đức, là Pháp vương, Pháp chủ, mà được tự tại bước lên địa vị tự tại đối với hết thảy pháp,[522] là Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, với tiếng rống sư tử chân chánh:[523] ‹Sự sinh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tiếp thọ đời sau nữa›. Cho nên, bạch Thế Tôn, tiếng rống sư tử, y trên liễu nghĩa, là sự xác nhận một cách tuyệt đối.»[524] 

«Bạch Thế Tôn trí không tiếp thọ đời sau[525] có hai loại.[526] Như Lai bằng năng lực điều ngự vô thượng[527] mà hàng phục bốn loại Ma,[528] ra khỏi hết thảy thế gian, được hết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, chứng đắc Pháp thân bất khả tư nghị, được tự tại đối với pháp vô ngại[529] trên tất cả mảnh đất sở tri;[530] bên trên không còn phận sự cần làm, không còn địa vị cần chứng nào nữa; đầy đủ möôøi năng lực,[531] dũng mãnhbước lên địa vị vô úy vô thượng bậc nhất; đối với hết thảy nhĩ diệm, quán sát bằng vô ngại trí, không do ai khác, với nhận thức rằng ‹Sau đời này không còn đời nào nữa› mà cất tiếng rống sư tử

«Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-Phật[532] vượt qua sự sợ hãi về sinh tử, lần lượt đạt được sự an lạc của giải thoát, bèn nghĩ rằng: ‹Ta đã xa lìa sợ hãi về sinh tử, không còn tiếp thọ sự khổ sinh tử›. Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-Phật khi quan sát liền chứng đắc địa vị không còn tiếp thọ đời sau, quán nơi yên nghĩ bậc nhất, là Niết-bàn địa.»[533]

«Bạch Thế Tôn, địa vị mà vị ấy chứng đắc trước kia, không ngu si đối với pháp, không do ai khác, và tự biết là chỉ đạt được địa vị hữu dư, rồi tất sẽ chứng đắc vô thượng chánh đẳng giác.[534] Vì sao? Thanh vănDuyên giác thừa đều quy vào Đại thừa. Đại thừa ấy tức Phật thừa. Cho nên Ba thừa vốn là Một thừa. Chứng đắc Một thừa là chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.[535] A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề tức là Niết-bàn giới.[536] Niết-bàn giới tức là Pháp thân của Như Lai. Được cứu cánh Pháp thân thì cứu cánh Một thừa không khác Như Lai, không khác Pháp thân. Như Lai tức Pháp thân. Được cứu cánh Pháp thân tức cứu cánh Một thừa. Cứu cánh tứcvô biên không đoạn.»[537]

«Bạch Thế Tôn, Như Lai tồn tại với thời gian không có giới hạn. Như Lai, bậc ÖÙng cúng, Chánh đẳng giác tồn tại với suốt cùng hậu tế.[538] Như Laiđại bi không giới hạn và an ủi thế gian cũng không giới hạn. Đại bi vô hạn, an ủi thế gian vô hạn, nói như vậy gọi là nói toàn thiện. Nếu gọi rằng Như Lai là pháp vô tận, là pháp thường trụ, là nơi nương tựa của hết thảy thế gian, đó cũng gọi là nói về Như Lai một cách toàn thiện. Cho nên, đối với thế gian chưa được cứu độ, đối với thế gian không nơi nương tựa mà làm nơi vô tận quy y, thường trụ quy y, cho đến suốt cùng hậu tế, đó chính là Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác vậy.»

«Pháp tức là thuyết Nhất thừa đạo.[539] Tăng tức là các chúng của Ba thừa. Hai sự quy y ấy không phải là quy y rốt ráo, mà gọi là quy y phần ít. Vì sao? Thuyết Nhất thừa đạo pháp, chứng đắc Pháp thân cứu cánh, bên trên không còn nói đến pháp Nhất thừa[540] nữa.»

«Các chúng Ba thừasợ hãiquy y Như Lai, cầu mong xuất ly, tu học, hướng Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên hai sự quy y ấy không phải là quy y cứu cánh, đó là sự quy y có hạn. Nếu có chúng sinh được Như Lai điều phụcquy y Như Lai, được thấm nhuần[541] bởi pháp, sinh tâm tin vui mà quy y Pháp và Tăng. Đó là hai quy y. Không phải rằng hai sự quy y này là quy y Như Lai.[542] Quy y đệ nhất nghĩaquy y Như Lai. Đệ nhất nghĩa[543] của hai sự quy y này là cứu cánh quy y Như Lai. Vì sao? Như Lai không khác biệt với hai sự quy y này. Như Lai tức là ba quy y. Vì sao? Thuyết Nhất thừa đạo, Như Lai thuyết bằng bốn vô úy,[544] thành tựu sư tử hống. Nếu Như Lai tùy theo xu hướng của chúng[545] mà phương tiện thuyết giảng, tức thị Đại thừa chứ không có hai thừa.[546] Ba thừa đều nhập vào một thừa. Một thừa tức là thừa của đệ nhất nghĩa.»[547]
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.