Tiểu Sử Ngài Thubten Osall Lama (Nhẫn Tế Thiền Sư)

22/05/201012:00 SA(Xem: 17889)
Tiểu Sử Ngài Thubten Osall Lama (Nhẫn Tế Thiền Sư)

TÂY TẠNG TỰ - BÌNH DƯƠNG
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG

Người dịch : THUBTEN OSALL LAMA - NHẪN TẾ THIỀN SƯ
THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH - Phật lịch : 2541 - 1997


TIỂU SỬ NGÀI THUBTEN OSALL LAMA
(NHẪN TẾ THIỀN SƯ)

blank

Ngài sanh ngày Rằm tháng Bảy năm Kỷ Sửu (1888), tại làng An Thạnh thuộc Búng - Lái Thiêu Tỉnh Bình Dương, trong một gia đình khá giả.

Từ thơ ấu Ngài đã thọ quy y với Hòa Thượng trụ trì Chùa Sắc Tứ Thiên Tôn Tự (ở Búng), được đặt pháp danh Nhẫn Tế. Sau đó, Ngài thọ giới cụ túc với Hòa Thượng Thiên Thai (ở Bà Rịa) làm chủ Giới Đàn, được đặt pháp hiệu Minh Tịnh.

Trải qua thời gian, phần lớn là tự tu, thấy không thỏa mãn chí nguyện, Ngài lên đường đi Ấn Độ tầm sư học đạo.

Tháng Tư năm Ất Hợi (1935), Ngài đến Ấn Độ. Trong thời gian trên đất Ấn, Ngài tùy thuận phong tục, đắp y theo xứ Sri Lan-ka. Ở Ấn Độ, Ngài cũng không thấy thỏa mãn, lại muốn sang Tây Tạng học hỏi. (Hình trên: Nhẫn Tế Thiền Sư chụp ngày 21-12-1935 tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ)

Ngài được một vị Lama pháp danh Gava Samden, từ Tây Tạng sang cùng ba đệ tử là Lama Chamba Choundouss, Lama Ise và Lama Isess qua Ấn Độ rước Ngài về Tây Tạng. Do được thông báo, nên qua các trạm dẫn vào Tây Tạng Ngài đều được nghinh tiếp rất niềm nởtrọng đãi.

Ngài đến Lhasa vào tháng Sáu năm 1936.

Tại Tây Tạng, Ngài cầu pháp với Lama Quốc Vương và dự cuộc thi tuyển toàn quốc, chỉ có hai người được tuyển chọn ứng thí: một người Tây Tạng và người còn lại là Ngài, người Việt Nam. Khi đoạn dây chỉ bện màu đỏ thắt quanh cổ Ngài xiết lại, Ngài vẫn bình thản nhìn. Chỉ có Ngài qua được cuộc khảo thí.

Sau một trăm ngày ở Tây Tạng, Ngài được Đại Thượng Toạ Lama Quốc Vương ngự ý ban cho pháp danh THUBTEN OSALL LAMA và ấn chứng sở đắc Pháp Giáo Ngoại Biệt Truyền, Bất Lập Văn Tự, Trực Chỉ Chơn Tâm Kiến Tánh Lập Địa Thành Phật tại triều đình nước Tây Tạng.

Dòng Tổ Sư Thiền đã dứt vào thời Đức Lục Tổ Huệ Năng nay lại được khơi nối lại ở Việt Nam từ ngày đó.

Ngài trở về Việt Nam ngày 20 tháng 6 năm 1937.

Cuộc hành trình cùng các hình ảnh được Ngài ghi chép cẩn thận trong nhật ký còn lưu lại tại Chùa Tây Tạng - Bình Dương.

Về Việt Nam, Ngài lập Chùa Thiên Chơn (ở Búng - Lái Thiêu). Sau đó, lại xây dựng Chùa Tây Tạng hiện nay tại Bình Dương.

Ngài thị tịch ngày 17 tháng Năm năm Tân Mão (1951) tại Chùa Tây Tạng, thọ 63 tuổi.

Vị kế thế Ngài là Hoà Thượng Thượng Tịch Hạ Chiếu hiện trụ trì Chùa Tây Tạng - Bình Dương.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.