Mục Hai : Chú Thích Đặc Thù Về Diệu

28/05/201012:00 SA(Xem: 12408)
Mục Hai : Chú Thích Đặc Thù Về Diệu

Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

 

QUYỂN HAI

Phần Hai
ĐẶC TÍNH CÁ BIỆT CỦA NGŨ HUYỀN 

ĐỐI VỚI SỰ CHÚ GIẢI KINH PHÁP HOA

(Huyền Nghĩa, Ch.1-10, T33, 691a - 814a)

Mục Hai
Chú thích đặc thù về ‘Diệu’

( Huyền Nghĩa, T33, 696b - 771c )

Trong Mục Một chúng tôi đã trình bày chú giải của Trí Khải về chữ ‘Pháp’, tức đặc tính tổng quát của diệu pháp. Trong Mục Hai nầy, chúng tôi sẽ đưa ra những diễn tả của Đại Sư về chữ ‘Diệu’, tức biệt tính giáo lý vi diệu của Thế Tôn. Sự vi tế của Pháp được biểu thị qua Tích Môn Thập Diệu và Bản Môn Thập Diệu. Trí Khải xếp mười bốn phẩm đầu của kinh Pháp Hoa vào Tích Môn, trong đó Thế Tôn biểu hiện như Thích Ca Mâu Ni tức ứng thân Phật. Mười bốn phẩm sau được xếp và Bản Môn, trong đó Pháp Thân Phật lần đầu tiên phô bày. Tích Môn Thập Diệu được chú thích qua năm phần. Bản Môn Thập Diệu được chú thích qua mười khía cạnh. Thập Diệu là một sự cố công của Trí Khải để dung hợp tất cả những lý thuyếttông phái Phật giáo, từ đó, giáo lý Thế Tôn có thể được diễn đạt như một khối liên tục, được dựng lập từ nhân và quả Phật tánh.
Trí Khải áp dụng hai cách để giải thích chữ Diệu : Tổng chú và Biệt chú.

A. Tổng chú về chữ Diệu (T33, 696b-697b) :

Trong phần tổng chú về chữ Diệu, Trí Khải phân biệt tương đối diệu và tuyệt đối diệu (1) như sau :

1. Tương đối Diệu (T33, 696b-c) :

Tương đối diệu có nghĩa Diệu dựa vào pháp Thô. Theo Trí Khải, Thô chỉ cho Bán Tự, biểu thị qua Thanh văn thừa, là giáo pháp chưa tận cùng, và Diệu chỉ cho ‘Mãn Tự’(2) biểu thị qua Đại thừa, tức giáo pháp viên mãn. Giáo lý có thể thâm nhập vào nguyên lý như thực hoặc Mãn Tự (3) thì vi tế, ngược lại, thì thô thiển. Tuy nhiên, Trí Khải tuyên thuyết rằng có hai vị trí trong sự thâm nhập nguyên lý như thực trong Mãn Tự giáo. Giáo lý trong những bản kinh Phương ĐẳngBát Nhã là những giáo lý tương đối trong sự hội nhập thực lý, và giáo lý Pháp Hoagiáo lý tuyệt đốihiển lộ trực tiếp chân tánh.

2. Tuyệt đối Diệu ( T33, 696c - 697b )

Tuyệt đối Diệu khác với tương đối Diệu bởi vì tuyệt đối Diệu không dựa vào phương tiện Thô mà chính bản tánh đã là Diệu. Trí Khải giải thích tuyệt đối Diệu qua Tứ Giáo (Tạng, Thông, Biệt, và Viên) :

(i) Tuyệt đối Diệu qua Tạng giáo nói đến sự phủ nhận thế tục đế. Với sự phủ nhận nầy, hành giả có thể nhận ra tánh Không như chân lý tuyệt đối. Trí Khải nói:‘Nếu bước vào chân lý tối thượng, tương đối (Diệu) sẽ lập tức trở thành tuyệt đối (Diệu) .’(4)

(ii) Tuyệt đối Diệu qua Thông giáo nói về sự nhận ra tánh Không trong thế giới giác quán. Sự nhận chân nầy chỉ cho sự hợp nhất giữa hiện tượng thế tụcchân lý siêu việt. Trí Khải nói:‘(Nếu nhận ra) Chân Tánh có mặt trong thế giới hiện tượng, đây là tuyệt đối (Diệu) . (5)

(iii) Tuyệt đối Diệu qua Biệt giáo nói đến sự nhận raTrung Đạo thuộc Biệt giáo. Điều nầy có nghĩa rằng Bồ tát đi từ Không đến Giả. Nhận chân được thế giới hiện tượng là những sự có mặt hư dối tạm thời, Bồ tát không bị ràng buộc vào Không. Thay vào đó, Bồ tát biết được Bất Không và hòa nhập vào thế sự. Trí Khải nói: ‘Nếu vào được Trung Đạo Biệt giáo, tương đối (Diệu) trở thành tuyệt đối (Diệu)’. (6)

(iv) Tuyệt đối Diệu qua Viên giáo nhận ra được tánh vô phân biệt của các pháp. Vì tất cả các pháp là Phật pháp, không có vật gì ra ngoài Phật pháp, Viên giáotuyệt đối Diệu. Dùng khái niệm hoặc là thô hoặc là tế để khái niệm hóa pháp Phật là việc làm sai lầm, bởi vì không hề có bất cứ sự khác biệt nào giữa thô và tế trong Phật giới thanh tịnh. Trong cảnh giới Phật, vi diệu hoặc tuyệt đối chỉ là một tên gọi đặt ra như ký hiệu hóa một trạng thái bất khả tư nghì tĩnh lặng vượt trên ngôn ngữ và khái niệm.

B. Biệt chú về Diệu (T33, 697b - 771c)

Sau khi phận biệt chữ Diệu trong cái nhìn tương đốituyệt đối, Trí Khải bắt đầu luận về ý nghĩa đặc thù của chữ Diệu là cái được thành lập từ Thập Diệu qua Tích môn và Bản môn.

1. Tích Môn Thập Diệu (Huyền Nghĩa, T33, 697c-771c)

Mười cái Diệu trong Tích môn là : (1) Cảnh Diệu, (2) Trí Diệu, (3) Hành Diệu, (4) Vị Diệu, (5) Tam Pháp Diệu, (6) Cảm ¬ng Diệu, (7) Thần Thông Diệu, (8) Thuyết Pháp Diệu, (9) Quyến Thuộc Diệu, (10) Lợi Ích Diệu.

Mười cái diệu nầy được giải thích dưới năm đề mục : (i) Định nghĩa giới thiệu, (ii) Dẩn Chứng, (iii) Sinh khởi, (iv) Quảng chú, (v) Tóm lược trong tương đốituyệt đối. Đề mục thứ nhất trình bày Thập Diệu ( là hệ thống quán chiếu Phật pháp của Trí Khải) như một toàn khối gồm có nhân và quả Phật tánh. Đề mục thứ hai dẩn chứng những đoạn kinh văn để giữ vững hệ thống tư tưởng của Đại Sư về Thập Diệu. Đề mục thứ ba giải thích bố cục Thập Diệu, qua đó giáo lý Thế Tôn như một toàn thể trình bày qua Thập Diệu được hiển lộ. Đề mục thứ tư gồm giải thích chi tiết về Thập Diệu đưa ra nội dung phong phú của giáo lý Phật. Đề mục thứ năm giải thích Tích môn Thập Diệu bằng cách lập lại rằng giáo lý phong phú của Thế Tôn có thể được toát yếu vào hai chân lý thế tụcsiêu việt. Sau đây là sự mô tả về năm đề mục nầy :

1.1 Định nghĩa giới thiệu (7) (T33, 697c)

Trong đề mục nầy Trí Khải trình bày Tích Môn Thập Diệu như thứ lớp chú giải pháp Phật.

Cảnh Diệu chỉ cho thực tại khách quan từ sáu chân lý, đó là, Cảnh như Thập Như Thị, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế, Nhị Đế, Tam Đế, và Nhất Đế (8). Sáu thứ lớp chân lý nầy thì vi diệu, bởi vì được ‘chư Phật gìn giữ’(9) .Trí Diệu nói về hai mươi thứ trí (10). Trí Khải luận rằng các thứ trí khác nhau liên hệ với các cảnh khác nhau thì thật vi diệu, bởi vì cảnh như thực tại khách quan vi tế . Vì chân pháp thường trụ nên chư Phật thường trụ. Vì trí liên hệ đến thực tại khách quan vượt trên khái niệm, cả hai trí và thực tại khách quan được gọi là vi diệu. Chỗ nầy ví như một cái hộp, nắp và hộp phải tương xứng nhau (11). Hành Diệu nói về những phương cách hành trì khác nhau. Những sự hành trì nầy được trí hướng dẩn, và vì thế, cũng được gọi là diệu (12). Vị Diệu chỉ những thứ bậc chứng đắc khác nhau là kết quả của những hành trì khác nhau. Những vị nầy vi diệu vì là khả chứng từ diệu hành (13).Tam Pháp Diệu chỉ cho Tam Quĩ Phạm của Phật giới. Chân tánh quĩ phạm chỉ cho thực tính của thực tại không hư ngụy, không biến đổi. Quán chiếu quĩ phạm chỉ cho trí tuệnăng lực phá trừ mê vọng, hiển lộ chân lý. Tư thành quĩ phạm liên quan đến việc thực thi những hạt giống lành để nhận ra trí tuệ Phật. Theo không gian mà nói thì ba quĩ phạm như nhau bởi vì cái nầy liên hệ đến cái kia. Theo thời gian mà nói, ba quĩ phạm sai biệt vì đưa ra những nghĩa khác nhau qua nội dung Tứ giáo. Tam quĩ phạm khó nghĩ bàn vì là chỗ cất giữ tất cả những giáo lý khó hiểu bằng khái niệm, vô thời gian cũng như vô không gian. Vì vậy, được gọi là vi diệu. (14)

Cảm ¬ng Diệu chỉ cho những tương quan giữa khả năng chứng đạt Phật tánh của chúng sinh và sự đáp ứng của chư Phật đối với khả năng nầy qua bốn và ba mươi sáu tiến trình (15). Mức độ Cảm của chúng sinh hướng về chư Phật và Phật lực cứu độ chúng sinh cũng qua nhiều thể loại và tam muội khác nhau và -ng của chư Phật thuộc Biệt và Viên giáo. (16) Theo Trí Khải, Cảm ¬ng Diệu ví như mặt nước và bóng trăng, nước không lên với trăng, trăng không xuống cùng nước, nhưng trăng phản chiếu trên mặt nước bất kể nước ở đâu. Chư Phật không đến và chúng sinh cũng không đi. Đó là qua độ cảm của chúng sinh (có khả năng đạt đến Phật tánh) và sức đáp ứng của chư Phật ( bậc đại từ, đại bi) mà hai bên cùng giao hội.Vì vậy, đây là Cảm ¬ng Diệu. (17) Thần Thông Diệu chỉ cho Phật lực hoán chuyển chúng sinh bất khả tư nghì. Điều nầy có nghĩa rằng chư Phật sử dụng những thần thông khác nhau để phổ độ chúng sinh tùy duyên. Vì vậy gọi là Thần Thông Diệu. (18) Thuyết Pháp Diệu chỉ cho mười hai tạng kinh, gồm Thanh văn thừaĐại thừa. Nhiều thể loại giáo pháp khác nhau được Thế Tôn thuyết ra ứng hợp với căn tính người nghe. Tất cả giáo lý Thế Tôn ban phát tuyệt diệu phù hợp với nguyên lý như thực. Điều nầy bởi vì bản hoài của chư Phật là giúp chúng sinh ngộ nhập Phật trí. Vì vậy, đây là Thuyết Pháp Diệu. (19) Quyến Thuộc Diệu chỉ cho những chúng sinhquyến thuộc của chư Phật. Trí Khải sánh quyến thuộc như mây trên trời che phủ mặt trăng, và như các đại thần quanh vua. Bởi vì tất cả chúng sinhquyến thuộc của chư Phật, gọi là Quyến Thuộc Diệu. (20) Lợi Ích Diệu chỉ cho muôn vàn lợi ích đến từ nhân, quả, lý Không, Giả, Trung Đạo, và sự hoán chuyển chúng sinh của chư Phật. Những lợi íchchúng sinh thọ nhận được từ chư Phật thì vô lượng. Trí Khải ví những lợi ích vô lượng nầy với biển lớn có khả năng tiếp nhận tất cả những cơn mưa từ Rồng. (21)

1.2 Dẩn Chứng (22) (T33, 698 a)

Trong đề mục nầy Trí Khải rút ra những đoạn từ mười bốn phẩm đầu của kinh Pháp Hoa để chỉ cho Tích môn. Sự trích dẩn nầy làm sáng tỏ Thập Diệu đã được ám chỉ trong kinh Pháp Hoa.

1.3 Sinh Khởi (23) (T33, 698 b)

 Đề mục nầy giải thích chuỗi Thập DiệuTrí Khải nhìn như ôm trọn giáo lý Phật. Điều nầy bởi vì giáo pháp Phật không gì khác hơn là nhân và quả Phật tánh, và đây cũng là chỗ Thập Diệu nói đến. Trước hết thứ tự của năm Diệu đầu như nhân quả Phật tánh được giải thích.

(i) Thực tại khách quan thường hiện hũu, mặc tình chúng sinh hoặc trực nghiệm hoặc không trực nghiệm. Nó có mặt một cách độc lập và luôn luôn như nó là bất biếnvô thủy. Trí Khải nói: ‘Cảnh (vishaya) (24) như Thực Tánh thì không phải do Phật, Trời, hoặc Người làm ra. Nó Không vào trong chúng sinh để làm thỏa mãn những nhu cầu hiện tại, nhưng luôn luôn hiện hũu như nó là. Đó là lý do tại sao Cảnh được nói đến trước tiên (trong Thập Diệu.)’ (25)

(ii) (Diệu) Trí cần được tiếp theo (Diệu) Cảnh vì cái trước liên quan đến cái sau. Khi hiểu được thực tại tức Trí sinh khởi. Trí Khải nói: ‘Nếu (chúng sinh) không nhìn ra được nguyên lý, ảo giác phát sinh. Nếu nguyên lý được hiểu, Trí phát sinh’ (26)

(iii) Trí được ví với mắt, và tu tập được ví với chân. Với sự hướng dẩn của con mắt trí, bước đường tu có thể tiến hành (chúng sinh bước về chỗ muốn đến). Trí Khải giải thích : ‘Trí là nền tảng cho sự tu tập. Ví trí như con mắt, nơi đó phát hiện những con đường tu. (Trí như) mắt, (tu tập) như chân, và cùng với cảnh, tam pháp nầy lập thành một thừa (giải thoát)’. (27) 

(iv) Với tam pháp như trên ( như cổ xe) để dùng, người tu có thể chứng đắc những Vị khác nhau như kết quả từ sự tu tập. Trí Khải giải thích : ‘Đi trên cổ xe (thừa), hành giả tắm trong hồ nước tươi mát (của Phật tánh) và nhập những quả vị khác nhau (đạt đến giải thoát)’. (28)

(v) Điều nầy để giải thích về trụ địa gồm có Tam Quỹ Phạm như Tam Pháp. Tam Quỹ Phạm là học thuyết của Trí Khải về kho tàng Phật tánh bí mật. Trí Khải tuyên thuyết : ‘Những Vị nầy trụ vào đâu? Trụ trong kho tàng bí mật của Tam Pháp. Trụ được trong Pháp nầy, đạt đến tĩnh lặng nhưng thường chiếu.’(29)
Với bậc thứ năm của Diệu, tiến trình đạt đến Phật tánh hoàn thành. Theo Trí Khải, đây là chỗ hoàn tất nhân quả Phật tánh từ năng lực của riêng người tu. Năm thứ lớp kế tiếp từ thứ sáu đến thứ mười chỉ cho sự chứng đạt nhân quả Phật tánh từ Phật lực hộ niệm.

(vi) ‘Cảm ¬ng Diệu’ thứ sáu nói về hoạt dụng cứu độ của chư Phật đáp ứng nhu cầu của chúng sinh. Trí Khải nói : ‘Chư Phật chiếu soi căn cơ chúng sinh trong khắp mười pháp giới. (Bất cứ nơi nào) chúng sinh kêu cầu, (chư Phật) liền đáp ứng tùy thuận. (30)

(vii) Chư Phật dùng thần lực để đáp ứng chúng sinh. Đây là sự vi diệu thứ bảy gọi là Diệu Thần Thông. Trí Khải nói : ‘Nếu (chư Phật) đáp ứng theo căn tánh (chúng sinh), (chư Phật) trước hết sử dụng ứng thân nầy hiển lộ thần thông lực làm rúng động và khiến chúng sinh chú tâm’. (31)

(viii) Thuyết Pháp Diệu, thứ tám, là một bước xa hơn trong việc hoán chuyển chúng sinh bằng giáo lý. Trí Khải nói:‘Cho thấy được Phật lực khiến chúng sinh dễ dàng chấp nhận vào đường Đạo, sau đó chư Phật dùng lời chuyển Pháp khiến chúng sinh giải thoát.’ (32)

(ix) Quyến Thuộc Diệu, thứ chín, là kết quả của giáo pháp. Trí Khải nói : ‘Thấm nhuần mưa pháp, (chúng sinh) chấp nhận giáo pháptiếp nhận Đạo, trở thành quyến thuộc của Pháp.’(33)

(x) Lợi Ích Diệu, sau cuối, là kết quả của sự được vào hàng quyến thuộc. Trí Khải nói:‘Quyến thuộc nhận lấy sự tu tập Phật Đạo, dứt bỏ gốc rễ luân hồi, khai mở Phật trí, được muôn vàn lợi ích. (34)

Mục lục tổng quát trên về Tích Môn Thập Diệu sẽ đưa theo những trình bày chi tiết về mỗi phần trong Thập Diệu sau đây.

1.4 Quảng Chú (T33, 698b-764b)

Đề mục nầy là phần giải thích chi tiết về mỗi cái Diệu trong Thập Diệu, và cũng là phần chính của Huyền Nghĩa.

1.4.1 Cảnh Diệu - phân tích cái Diệu đầu tiên của Tích Môn 
(T33, 698b - 707a)

‘Cảnh Diệu’ là cái đầu tiên trong Thập Diệu. Trí Khải phân tích Cảnh như sự diễn bày học thuyết về chân tánh của Đại Sư, gồm hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là định nghĩa của Trí Khải về chân tánh, và khía cạnh thứ hai liên quan đến hệ thống nhận ra chân tánh của Trí Khải. Chân tánh là một thực tại khách quan, và nhận ra chân tánh là một sự dụng công chủ quan. Như vậy, phân tích về chân tánh của Trí Khải được vững vàng bởi cả hai mặt khách quan và chủ quan

Về mặt khách quan, Trí Khải luận về Thập Như Thị, Tam Đế, và Nhất Đế có thể được nhìn như là một định nghĩa của Đại Sư về chân tánh. Với lối nhìn của Trí Khải, Nhất Đế đồng nghĩa với chân lý tối hậu, bởi vì Tam ĐếThập Như Thị không gì khác hơn là chuyển đạt cái chân thực tại là, từ những phối cảnh khác nhau. Thực tại khách quan có trong vạn phápchân lý tối hậu, và vì vậy, chân lý nầy bao gồm tất cả thể loại của sự thật được diễn tả trong Cảnh Diệu. Tam Đế dược Trí Khải diễn bày là sự chuyển đạt ba mặt mà chân lý tối thượng dung chứa. Thực tại được nhìn Không và Giả đồng thời, và đây là Trung Đạo. Các pháp là Không vì là ảo tượng và thiếu tự tánh. Cùng lúc, các pháp cũng là Giả vì có mặt và mang danh một cách tạm thời. Lối nhìn về thực tại sâu thẳm như vậy là lối nhìn của Trung Đạo. xa hơn, Thập Như Thị (tướng, tánh, thể, lực, dụng, nhân, duyên, quả, báo, bản mạc cứu cánh đẳng) phát họa đặc tính của chân tánh từ mười phối cảnh.

Về mặt chủ quan, học thuyết của Trí Khải liên quan đến bốn thứ bậc nhân chân thực tánh. Những ý tưởng khác nhau về cái thực tánh là, xác định những thứ lớp khác nhau trong việc nhận ra thực tánh, từ đó hệ thống phân loại thực tánh của Trí Khải, được thuyết giảng trong giáo pháp Thế Tôn, vào bốn thể loại, được duy trì. Theo Trí Khải, trong Tứ Giáo, quan điểm về chân tánh của Viên giáoquan điểm siêu việt nhất, và vì thế, Viên giáo được Trí Khải nhìn như chuyển đạt bản tánh chân lý. Mặc dù tư tưởng Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo tương đối thấp hơn, những tư tưởng nầy cũng rất cần thiết và không thể khinh suất ở chỗ những tư tưởng nầy trình bày tiến trình tiệm giáo từ cạn đến sâu. Với Trí Khải, Tứ Giáo không phải chỉ là tiêu chuẩn thẩm định những thứ bậc khác nhau về chân lý, nhưng cũng đưa ra một phương pháp tiệm tiến trên con đường tu trì hướng về mục tiêu khai mở Phật tánh, hiển lộ bốn thứ lớp thành tựu có thể được toát yếu trong giáo lý Phật.

Mục đích của Trí Khải phân biệt bốn thứ bậc thành tựu là để xác định bốn loại nhận thực thuộc về Tứ Giáo. Qua sự thẩm định về thô và tế của bốn thứ lớp nhận thực nầy, Viên giáo được nhìn nhận là sự hiển lộ tối cao về thể tánh Phật. Vì vậy, mục tiêu cuối cùng trong cách phân biệt những mức độ thành tựu khác nhau là để nhấn mạnh rằng sự giải thoát đến Phật giới là cái mà tất cả chúng sinh phải hướng về. Tại sao sự giải thoát đến Phật địamục tiêu sau cùng của tất cả chúng sinh, và điều nầy có nghĩa gì ? Theo lối nhìn của Trí Khải, mục tiêu hướng về Phật giới của Viên giáo là để giải thoát tất cả chúng sinh, khác với mục tiêu của Tạng, Thông, và Biệt giáo, chỉ thích ứng cho căn tánh của một số chúng sinh. Chúng ta có thể đặt câu hỏi : ‘Tại sao chứng đắc cảnh giới Phật là chân lý trùm khắp muôn loài?’ Điều nầy bởi vì Trí Khải nhìn Phật tánh như nền tảng khiến chúng sinh đạt đến Phật giới. Đến từ sự kiện rằng tất cả chúng sinh tương ưng với Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có thể bình đẳng trở thành Phật. Vì vậy, Phật giớitrùm khắp. Với mục tiêu duy nhất nầy, tất cả chúng sinh không một ai là không thể hướng đến giải thoát. Phổ độ tất cả chúng sinh chính là tinh thần Đại thừa, và là hạnh nguyện vô tận của Bồ tát nhập thế giúp đời. Sự phối hợp của tự giải thoát và khiến người giải thoát là cái làm cho sự chứng đắc Phật giới cực kỳ ý nghĩa và quan trọng.

Giữ vững lập trường nầy, Trí Khải chia Cảnh Diệu làm hai phần : I. Giải thích rộng về những thể loại của Cảnh, II. Luận về dị đồng giữa những thể loại của Cảnh. Phần thứ nhất có mục đích trình bày tất cả những giáo lý về thể tánh trong Phật giáo. Tất cả có sáu cách phân tích thể tánh, và mỗi một cách được đưa vào bốn loại phù hợp với Tứ Giáo. Đây là sự cố công của Trí Khải để xác định một cách có hệ thống cái thể tánh là, qua nội dung Tứ Giáo. Với những môn đồ Tứ giáo, chân lý Phật thuyết ra được hiểu khác nhau, và những lối hiểu khác nhau nầy phản ảnh một tiến trình tiệm tiến : từ cách hiểu sơ đẳng về thể tánh qua Tạng giáo, dần dần tiến lên lối hiểu của Thông giáo, Biệt giáo, và cuối cùng là lối hiểu vẹn toàn của Viên giáo. Làm như vậy, Trí Khải thành lập học thuyết quảng bác của riêng mình về thể tánh Phật. Bằng cách xác định mỗi loại trong sáu loại chân lý vào bốn thứ lớp, tất cả sáu loại đều quan trọng như nhau trong việc hoàn thành mục tiêu phổ độ chúng sinh. Xác định cái thể tánh là trong sáu loại, phần thứ hai hiển lộ sự kiện rằng mặc dù thể tánh có thể được trình bày qua nhiều cách khác nhau, những cách nầy đều cùng chung thực tạiChân Lý Tối Thượng.

I. Giải thích rộng về những thể loại khác nhau của Cảnh (T33, 698b - 705b)

Đây là phần phân tích trước hết về Cảnh Diệu. Sáu thể loại được Trí Khải liệt kê là : (i) Thập Như Thị Cảnh, (ii) Nhân Duyên Cảnh, (iii) Tứ Đế Cảnh, (iv) Nhị Đế Cảnh, (v) Tam Đế Cảnh, (vi) Nhất Đế Cảnh.

1. Giải thích về Thập Như Thị Cảnh (Shih-ju Ching)

Đây là đề mục đầu tiên phân tích về thực tính hoặc thực tại khách quan dưới danh từ Thập Như Thị Cảnh. Cảnh như Thập Như Thị (đó là Như Thị) đã được diễn tả trong phần II.1 (xem tựa đề 1.2.2.1 Giải thích rộng về Chúng Sinh Pháp).

2. Giải thích về Nhân Duyên Cảnh (35) (T33, 698b - 700c)

Đây là đề mục thứ hai phân tích về thực tính hoặc thực tại khách quan dưới danh từ Nhân Duyên Cảnh. Cảnh như nhân duyên chỉ cho thuyết Mười Hai Nhân Duyên (dvadasangapratityyasamutpada) (36). Để trình bày điểm nầy, Trí Khải nói rằng, môn đồ Tứ Giáo hiểu lý Mười Hai Nhân Duyên khác nhau, có bốn lối hiểu Mười Hai Nhân Duyên phù hợp với Tứ Giáo là : (i) 
Mười Hai Nhân Duyên sinh diệt tư nghì (37), (ii) Mười Hai Nhân Duyên bất sinh bất diệt tư nghì, (38) (iii) Mười Hai Nhân Duyên sinh diệt bất khả tư nghì, (39) (iv) Mười Hai Nhân Duyên bất sinh bất diệt bất khả tư nghì (40). Theo Trí Khải, hai lối hiểu Mười Hai Nhân Duyên (i và ii) là giáo lý thuộc Tam Giới, và được hiểu theo lối khái niệm (41) , hai lối hiểu (iii và iv) là giáo lý vượt trên Tam Giới, và không thể nào dùng khái niệm để hiểu được. Để hợp lý hóa bốn lối phân chia nầy, Tri Khải lập luận rằng đó là kết quả của bốn vị trí trong đó Phật dạy chúng sinh với những căn tánh khác nhau, hoặc độn căn, hoặc thượng căn

Trong bốn lối hiểu nầy, lối hiểu sau cùng về Mười Hai Nhân Duyên là lối hiểu thuộc Viên giáo, qua đó, thực tính được diễn tảvô sinh vô diệt bất khả tư nghì. Sự bất khả tư nghì nầy được nói trong tương quan của nguyên lý dung hợp với học thuyết của Trí Khải về Phật tánh như sự kiện Tam Nhân Phật giới, đó là Chánh nhân, Liễu nhân, và Duyên nhân. Với Trí Khải, Phật tánh như tam nhân Bồ Đề bắt nguồn từ sự đồng nhất của tam chướng (phiền não, nghiệp, và khổ) với tam đức (trí tuệ Bồ đề, giải thoát, và Pháp thân). Sự đồng nhất nầy được trình bày như sau :

(i) Ba móc xích như vô minh là nhân quá khứ, vọng dục và trói buộc là nhân trong hiện tại, được Trí Khải diễn tả trong chỗ nói về phiền não. Điều nầy bởi vì vô minh là nhân quá khứ, dục vọngtrói buộc là nhân hiện tại, đưa đến kết quả hiện hữu trong hiện tại và tương lai. Vì đây là vòng luân hồi, ba móc xich nầy được Trí Khải nhìn là phiền não chướng. Phiền não chướng cùng thể tánh với trí tuệ Phật, là cái dựng lập nghĩa Phật tánh như liễu nhân Phật giới. Nếu người tu hiểu cái vô minh là, thì vô minh không thể sinh khởi. Hiểu được như vậy gọi là Phật trí, là cái đưa đến giải thoát. Phiền não đồng tánh với Bồ Đề, cũng có nghĩa rằng phiền não là duyên cần thiết khiến trí tuệ phát sinh.

(ii) Hai móc xích, tác ý là nhân quá khứhiện hữu là nhân hiện tại được 
Trí Khải diễn tảNghiệp Chướng. Điều nầy có nghĩa rằng tác ýhiện hữu là duyên tạo nên nghiệp. Nghiệp Chướng đồng tánh với Giải Thoát, là cái dựng lập nghĩa Phật tánh như duyên nhân Phật giới. Nghiệp chướng là tà vì nó giữ chúng sinh trong vòng luân hồi. Tuy nhiên, vì là tà chúng sinh khởi lòng hướng về sự gieo trồng hạt giống tu hành để ra khỏi luân hồi. Với ý nghĩa rằng những hạt giống Nghiệp là cái kích thích chúng sinh hướng về giải thoát, hạt giống nghiệp và giải thoát tương đồng.

(iii) Như kết quả từ Phiền não chướngNghiệp chướng, đưa đến Khổ 
chướng. Trí Khải nhìn khổ chướng như sự tập hợp của năm móc xích như quả hiện tại, đó là, thức, danh và tướng, sáu căn, xúc, và thọ; hai móc xích như quả tương lai, đó là, tái sinhlão tử. Khổ chướng đồng tánh với Pháp thân, là cái dựng lập nghĩa Phật tánh như chánh nhân Phật giới. Sự khác biệt giữa khổ chướng và Pháp thân chỉ là sản phẩm phân biệt trong tâm chúng sinh. bao lâu tâm chúng sinh không còn phân biệt thì sự đồng nhất giữa hai thực tại được phô bày. Với tâm vô phân biệt, chúng sinh nhận ra rằng khổ và Pháp thân là hai tướng trong cùng một thực thể. Trí Khải kết luận rằng sự đồng nhất nầy được nhìn ra dưới cái nhìn Trung Đạo, từ đó, ý nghĩa ‘Mười Hai Nhân Duyên bất sinh, bất diệt, bất khả tư nghì’ được chuyển đạt. (42)
Trong phần chú nghĩa bốn loại Mười Hai Nhân Duyên, điều được Trí 

Khải nhấn mạnh là bốn nghĩa nầy cùng là kết quả của giáo pháp Thế Tôn cung ứng cho môn đồ qua Tứ Giáo. Bởi vì Mười Hai Nhân Duyên được giải thích khác nhau, những lối chú nghĩa khác biệt nầy nên được phân loại, từ đó những thứ lớp chứng đắc từ những sự khế hội khác nhau nầy được minh bạch. Hẳn nhiên, bốn cách hiểu có thể được phân ra từ thô đến tế. Qua hệ thống của Trí Khải, bốn lối hiểu nầy chỉ cho con đường tiệm tiến, dần dần đưa về lối hiểu tối thượng siêu việt của Viên giáo. Như vậy, Trí Khải nhìn mức độ chứng đắc của chư Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát ( đến từ ba lối hiểu đầu của Mười Hai Nhân Duyên) là thô. Điều nầy bởi vì giải thoát chứng đắc được hoặc là từ sự vươn mình ra khỏi những ảo giác, hoặc là từ sự nhận thực được tánh Không, hoặc tiêu diệt vô minh. Lối hiểu thứ tư về Mười Hai Nhân Duyên là lối hiểu vi diệu, bởi vì giải thoát không thể có được nếu cắt chia vô minh từ giải thoát, nhưng bằng con đường trực nhận một thực tại trong đó lý và sự viên dung. Nói cách khác, Tam Chướng đồng với Tam Đức (như đã nói ở phần trên). Bởi vì cả hai cùng một thực tại, Tam Chướng có thể được gọi là Tam Đức. Một kết luận hợp lý có thể được rút ra từ sự đồng nhất nầy là chúng sinh không cần phải tiêu diệt cái trước để tìm cái sau. Bởi vì cả hai là một, đối với những chúng sinh có khuynh hướng phân chia tạo thành hai thực tại khác biệt là việc làm sai lầm.

Với Trí Khải, sự phân biệt giữa thô và tế nói trên có công dụng như một bước từ đó tiến về sự dung hợp sau cùng. Khi xác định tánh siêu việt của Viên giáo, Trí Khải không có ý loại bỏ ba phương thức giáo hóa còn lại, vì Đại Sư nhìn tất cả giáo lý Phật, dù thô dù tế đều là giáo pháp Thế Tôn thuyết ra. Mục đích có việc thẩm định thô và tế là để dung hòa nhưng sai biệt trong Tứ Giáo. Điều nầy bởi vì chỉ khi nào tất cả Tứ Giáo đều được xác nhận là cùng có giá trị, thì chúng sinh với đủ hạng căn cơ khác nhau đều không bị bỏ sót. Kết luận của Trí KhảiThể Tánh bao gồm cả hai thô và tế. Trong ý nghĩa vi diệu khai thô (tục đế) để hiển tế (chân đế) hướng chúng sinh đạt đến sự giải thoát trùm khắp Phật giới, thì thô chính là tế. Điều nầy có nghĩa rằng mỗi giáo pháp (Tạng, Thông, và Biệt giáo) là một bước cần thiết để đặt chân lên đất Phật. Tuy nhiên, Trí Khải nói rằng ý nghĩa độc đáo trong sự dung hợp thô và tế ( đó là ba giáo pháp kia cùng vi tế như Viên giáo) chỉ được nói minh bạch trong bản kinh Pháp Hoa, qua đó, bản hoài phổ độ chúng sinh của Thế Tôn được chuyển đạt trực tiếp. Mặc dù pháp thô là phương tiện khế hợp được dùng để phơi bày pháp tế, từ cái trước là tương đối và cái sau là tuyệt đối, tính cách quan trọng bình đẳng giữa tương đốituyệt đối, với Trí Khải, nằm trong sự kiện rằng chỉ bằng cách dựa vào tục đế, chân đế mới được hiển lộ. Đồng thời, chỉ bằng cách nhắm vào tuyệt đối thì tương đối mới có giá trị

Phần trên là sự mô tả thứ hai về Cảnh như Nhân và Duyên. Mười Hai Nhân Duyên là một giáo lý căn bản của Phật giáo (giáo lý Duyên Giác) được Trí Khải giải thích rằng nội dung của giáo lý nầy rất phong phú trong Tứ giáo. Nói cách khác, mỗi giáo pháp trong Tứ giáođặc tính riêng từ Mười Hai Nhân Duyên, Tạng giáođặc tính của Mười Hai Nhân Duyên sinh diệt tư nghì; Thông giáođặc tính của Mười Hai Nhân Duyên vô sinh vô diệt tư nghì, Biệt giáođặc tính của Mười Hai Nhân Duyên sinh diệt bất khả tư nghì, và Viên giáođặc tính của Mười Hai Nhân Duyên vô sinh vô diệt bất khả tư nghì. Bởi vì bốn lối hiểu về Mười Hai Nhân Duyên liên quan đến căn tánh khác nhau của chúng sinh, đưa đến bốn thứ lớp chứng đắc từ thô đến tế. Vì mức độ chứng đắc của Viên giáo tuyệt đối vi diệu, không có bất cứ pháp thô nào, kinh Pháp Hoa được thuyết ra như Viên giáo nên được xem là vi diệu. Họa đồ của Trí Khải về giáo pháp viên mãn của kinh Pháp Hoavi diệu nhằm mục đích dung hòa những giáo lý khác nhau trong Phật giáo, từ đó giáo pháp Thế Tôn được nhìn như một toàn thể. Với Trí Khải, giáo pháp Thế Tôn vi diệu bất khả tư nghìbao gồm cả thô pháp và tế pháp.

3. Giải thích về Cảnh như Tứ Đế (Shih Ssu-ti Ching) ( T33, 700c- 702a) 

 Cảnh như Tứ Đế là tầng thứ ba phân tích về Cảnh hoặc chân lý khách quan. Theo học thuyết của Trí Khải, Cảnh như Tứ Đế (44) được nhìn như bốn đường lối phù hợp với Tứ Giáo. Đó là : (i) Sinh Diệt Tứ Đế, (ii) Vô Sinh Diệt Tứ Đế, (iii) Vô Lượng Tứ Đế, và (iv) Vô Tác Tứ Đế.(45) Bốn lối giải thích khác nhau về Tứ Đế được Trí Khải khảo sát với khái niệm phân hai giữa Lý và Sự. 

Trí Khải nói rõ rằng lý do Tứ Đế được hiểu qua bốn cách khác nhau bởi vì những ảo vọng khác nhau mà môn đồ Tứ Giáo đang nắm giữ.

(i) Sinh Diệt Tứ Đếchân lý thuộc Tạng giáo. Môn đồ Tạng giáo mang theo lối hiểu sai lạc nặng nề về Không như Chân Đế, và vì vậy, từ phối cảnh về thế giới hiện tượng như những sự hiện diện có thực, những vị nầy chỉ có thể hiểu được Tứ Đế trong sinh và diệt, trong nhân và quả. Điều nầy có nghĩa rằng Tập Đế là nhân của khổ, Đạo Đế là nhân đưa đến diệt, và Diệt Đế là quả của Đạo. (46)

(ii) Vô Sinh Diệt Tứ Đếchân lý của Thông giáo. Môn đồ Thông giáo mang cái hiểu sai lạc nhẹ nhàng hơn về Không như Chân Đế, và vì vậy, từ cái nhìn về tánh Không, những vị nầy có thể hiểu Tứ Đế trong vô sinh vô diệt. Điều nầy để nói rằng nếu vạn pháp là Không vì nhân duyên, thì sự sinh khởi của thế giới hiện tượng không đứng vững. Suy từ tánh Không, không hề có Pháp nào được sinh ra, cũng không hề có Pháp nào bị hoại diệt. Nếu có cái gọi là vô sinh vô diệt thì Tứ Đế cũng là Không đối với đặc tính nhân và quả.

(iii) Trong khi hai lối hiểu về Tứ Đế nói trên liên hệ đến chân lý, hai lối hiểu kế tiếp về Tứ Đế liên hệ đến Trung Đạo. Bồ tát thuộc Biệt giáo vẫn còn có cái nhìn sai lạc nặng nề về Trung Đạo, và từ phối cảnh của thế giới hiện tượng, những vị nầy hiểu Tứ Đế như mang vô lượng hình tướng. Chỗ hiểu nầy khác với lối hiểu của môn đồ Tạng giáo, vì Bồ tát Biệt giáo đã thông đạt về Không. Tuy nhiên, vì các vị nầy thông đạt về thế giới hiện tượng trong những giao tiếp với đời để cứu chúng sinh, các vị vẫn chưa thể hiểu được lý Trung Đạo nằm trong muôn vàn sự kiện. Với cái nhìn Trung Đạo, người tu hiểu rằng một pháp chứa muôn pháp, và muôn pháp là những khía cạnh sai biệt của một pháp. Tuy nhiên, Bồ tát Biệt giáo vẫn chưa chứng đắc được một lối nhìn về một thực tại đồng nhất như trên. Bởi vì chưa thấy được thực tại là một toàn khối hội nhập, với các Bồ tát nầy, có vô lượng pháp trong thế giới hiện tượng với vô lượng hình tướng. Nhìn về Tứ Đế, các Bồ tát nầy thấy có vô lượng khổ và vô lượng nhân đưa đến khổ, và vì thế, có vô lượng con đường diệt khổvô lượng cách đạt đến cái diệt nầy. (47) Lối hiểu về Tứ Đế của Bồ tát Biệt giáo là nhìn thế giới hiện tượng như hiện hữu giả tạm khi cứu giúp chúng sinh. Tánh vô lượng nầy Nhị Thừa không hiểu được vì cái họ cố công đạt đếntiêu diệt hiện hữu để đạt giải thoát cho chính mình.

(iv) Vô Tác Tứ Đếchân lý của Viên giáo. Bồ tát Viên giáo hiểu Trung Đạo nhưng chưa được vẹn toàn (48), và tương ưng với cái hiểu siêu việt về Tứ Đế. Với cái nhìn về Trung Đạo, các Bồ tát nầy hiểu rằng khổ và nhân của khổ đến từ những chúng sinh lầm lẫn Bồ Đề là khổ, và Niết Bànsinh tử. Nếu chúng sinh có thể dùng trí tuệ để đồng hóa khổ với Bồ Đề, sinh tử với Niết Bàn, chúng sinhthể đạt đạo diệt khổ. Tánh vô phân biệt của Trung Đạo chuyển đạt thực tánh của thực tại như nó là, Trí Khải gọi đó là Vô Tác ( No-function). Điều Trí Khải muốn nói là nhân khổ và đạo diệt khổ đến từ tâm sai lạc vì không thể hiểu lý Trung Đạo. Với trí tuệ Trung Đạo, người tu có thể nhìn được hai điều trái nghịch có đồng tánh như nhau, từ đó đạt đến cái nhìn chân thực. Bởi vì tánh đồng nhất của vạn hữu là thực tánh và không liên quan gì đến tác ý, đây là chân lý vô tác, là cái đồng nghĩa với Nhất Đế. (49) 

Đưa Tứ Đế ra dưới bốn thể loại, theo Trí Khải, đó là việc làm cần thiết để đi vào hai mặt thô và tế của Tứ Đế. Thô và tế được thẩm định trên căn bản ba khía cạnh Giáo, Hành, và Chứng có hội nhập vào nhau hay không. ‘Giáo’ chỉ cho giáo pháp thế Tôn hướng tâm chúng sinh đến chỗ giải thoát. ‘Hành’ chỉ cho sự tu tập, hành trì hướng tâm về con đường giải thoát theo như lời Phật dạy. ‘Chứng’ chỉ cho sự hội nhập chân lý như kết quả tu trì miên mật. Theo lối nhìn của Trí Khải, mỗi một giáo pháp trong Tứ Giáo đều được xây dựng trên ba căn bản nầy. Tuy nhiên, nếu ba mặt nầy không dung hợp như một toàn thể bất khả phân ly, thì cái hiểu về Tứ Đế là thô. Chỗ nầy nói về ba lối tiếp nhận tùy thuộc vào Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo được nhìn như là pháp thô. Mặt khác, ba khía cạnh nầy hội nhập trong lối hiểu rốt ráo về Tứ Đế, tức lối hiểu của Viên giáo, và vì vậy, Vô Tác Tứ Đế thì vi diệu. Nói về năm vị sữa, giáo pháp Thế Tôn trong bốn giai đoạn đầu Hoa Nghiêm, Lộc Uyển, Phương Đẳng, và Bát Nhã sánh với bốn vị đầu (sữa, kem, sữa đặc, và bơ) gồm cả hai thô và tế trong lối hiểu về Tứ Đế. Giáo pháp Thế Tôn trong giai đoạn sau cùng là thời Pháp HoaNiết Bàn sánh với vị đề hồ không còn pháp thô mà chỉ thuần là lối hiểu vi tế về Tứ Đế.

Theo Trí Khải, đưa ra những phân biệt thô và tế kể trên là để hướng về sự vô phân biệt, bởi vì bản hoài của Thế Tônphổ độ. Nói tận cùng thì thô và tế đã hòa nhập trong kinh Pháp Hoa, vì Thế Tôn đã thuyết minh rằng tất cả đều tương ưng trong vi diệu. Bất kể là thô hoặc tế, hoặc không thô cũng không tế, tất cả đều chứa đựng bản hoài của Thế Tôn hưóng tâm chúng sinh về đường giải thoát. Với nghĩa nầy, bốn loại Tứ Đế đều không sai khác. Trí Khải diễn tả sự vi diệu nầy như không thể suy lường, có thể suy lường, vừa không thể vừa có thể suy lường, và chẳng có thể cũng chẳng không thể suy lường :

‘(Nếu) tất cả bốn lối hiểu về Tứ Đế đều không thể suy lường, (tất cả) biểu thị Vị vô biên. (Nếu) tất cả bốn lối hiểu đều có thể suy lường, (tất cả) biểu thị Thể vô lượng. (Nếu) tất cả bốn lối hiểu vừa không thể, vừa có thể suy lường, (tất cả) biểu thị Dụng vô tận. (Nếu) tất cả bốn lối hiểu chẳng có thể cũng chẳng không thể suy lường, (tất cả) không vô biên cũng chẳng vô lượng, không thường cũng chẳng vô thường, không đồng cũng chẳng dị. (Tất cả) đều ‘vi diệu’ như nhau. (50)

Sự không thể suy lường được dùng để chỉ đặc tính Vị vô biên, bởi vì nếu bốn chân lý được nhìn như không thể suy lường vì tất cả đều chứa đựng chân tánh, đây là cái nhìn của Phật, và Phật vị thì vô biên không còn ngờ vực. Sự có thể suy lường chỉ cho chân tánh. Nói cách khác, chân tánh được dùng như thể viên dung vạn pháp, biểu thị sự vô lượng của thể. Mặt khác, nguyên lý về chân tánh có thể được diễn bày trong tương quan với Thập Như Thị như đặc tính, và Tam Đế như ba khía cạnh. Cả hai sự suy lường và khó suy lường liên hệ đến sự vô tận của Dụng. Nói cách khác, cái Dụng vô tận chỉ cho hoạt dụng cứu rổi chúng sinh của chư Phật, bắt đầu từ vô lượng quá khứ thuộc Bản môn cho đến những phương thức giáo hóa hiện bày trong Pháp Hoa thuộc Tích môn. Nói cách khác, vì căn tánh khác nhau của chúng sinh, hoặc là Thế Tôn thuyết ra chân lý qua khái niệm có thể suy lường, hoặc thuyết ra chân lý vượt khái niệm khó suy lường. Sự chẳng có thể cũng chẳng không thể suy lường chỉ cho sự bất khả tư nghì của bốn chân lý, bởi vì không thể dùng khái niệm để thông đạt thể tánh. Trong cái nhìn về sự không tương xứng của ngôn ngữý tưởng thuộc khái niệm trong việc nhận ra thể tánh, bốn chân lý không thể được xác định bởi những danh từ như vô biên, vô lượng, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc đồng hoặc dị. Đây là một thực thể dung hòa mà sự sự vật vật đều không sai biệt, và là vi diệu.

Phần trên là sự diễn tả về cảnh như Tứ Đế. Tứ Đế được hiểu là bốn con đường tương ưng với Tứ Giáo. Với Tạng giáo, Tứ Đế được giải thích như sinh diệt, với Thông giáo Tứ Đế được giải thích như vô sinh vô diệt, với Biệt giáo, Tứ Đế được giải thíchVô Lượng, và với Viên giáo Tứ Đế được giải thích như Vô Tác. Chúng ta có thể nói rằng Trí Khải nhìn bốn loại Mười Hai Nhân Duyên phản ảnh những căn tánh khác nhau của môn đồ Tứ giáo, và bốn lối hiểu về Tứ giáo phản ảnh những chân lý khác nhau được thuyết trong Tứ giáo. Điều nầy nói lên rằng môn đồ Tạng giáoThông giáo thuộc bậc hạ căn, và với các vị nầy, Không là chân lý tuyệt đối; môn đồ của Biệt giáoViên giáo thuộc bậc thượng căn, với các vị nầy, chân tánh tức Trung Đạo. Tuy nhiên, các vị thuộc Biệt giáo vẫn chưa được thông suốt rốt ráo về Trung Đạo. Điều nầy có nghĩa rằng các Bồ tát chỉ có thể nhìn thấy cái Bất Không của vạn pháp với cái nhìn Trung Đạo, nhờ vậy mà các vị có thể đi vào thế tục để hoán chuyển tâm chúng sinh, nhưng chưa thể hợp nhất Không và Giả. Nói cách khác, môn đồ Viên giáo có thể nhìn thấy một thực tại dung hợp với cái nhìn Trung Đạo, và vì thế, Trung Đạo trong Viên giáo là lối nhìn như thực về thực tại. Ý nghĩa của lối nhìn như thực nầy nằm trong sự kiện dung hợp những khác biệt trong Tứ Giáo, bởi vì pháp thô và tế hội nhập vào một thực tại viên diệu. Thêm vào đó, Trí Khải nói rằng phương tiện quán tâm là phương thức thực tiển để có được một lối nhìn như thực.

4. Cảnh như Nhị Đế (51) (T33, 702a - 704c)

Cảnh như Nhị Đế là tầng thứ tư Trí Khải phân tích về chân lý hoặc thực tại khách quan. Nhị Đế (satyadvaya) chỉ cho Tục đếChân đế. Tục đế chỉ cho thế giới thuộc giác quán, Chân đế chỉ cho tánh Không. Đề tài về Nhị Đế đã có mặt trong giáo lý Phật trước thời Trí Khải. Vì vậy, cách thức Trí Khải chú giải về Nhị Đếsự cố công toát yếu một cách có hệ thống những lối hiểu khác nhau về Nhị Đế và đưa ra quan điểm của riêng Đại Sư về Nhị Đế trong rường cột của Tứ Giáo.

Trước hết, Trí Khải đưa ra bảy cách nhìn Nhị Đế (52). Để giữ vững thứ lớp của bảy quan điểm nầy, Trí Khải xác định rằng tất cả đều từ Phật thuyết ra. Tuy nhiên, Trí Khải nói rằng mỗi cách nhìn được dạy tùy thuận với ba hoàn cảnh khác nhau, đó là, theo thượng căn của chúng sinh (Sui ch’ing), theo cả hai thượng căn của chúng sinh và trí Phật (Sui ch’ing chih), và theo trí Phật (Sui chih). 

(i) Nhị Đế được Phật thuyết tương ưng với chúng sinh thượng cănphương tiện thiện xão của chư Phật để thuyết giảng về hai chân lý. Vì căn cơ thính chúng sai biệt, Thế Tôn thuyết giảng khế hợp căn tánh chúng sinh khiến tâm chúng sinh được giải thoát. (53) 

(ii) Nhị Đế được Thế Tôn thuyết tương ưng với chúng sinh thượng cănPhật trí là phương thức dung hợp tùy thuận căn cơ thính chúngcùng lúc trực tiếp mở ra lối nhìn của chư Phật. Giáo pháp Nhị Đế tương ưng với chúng sinh bậc thượng căn, Trí Khải gọi đó là Tục Đế, và sự mở khai Phật trí gọi là Chân Đế. Chân Đế nhấn mạnh trên sự đối nghịch với Tục Đế (54) .

(iii) Nhị Đế được Thế Tôn thuyết tương ưng với tri kiến Phật là phương thức trực tiếp mở bày Phật trí mà không phải dùng đến phương tiện thích ứng. Phật trí liên quan đến Trung Đạo. Với lý Trung Đạo, chư Phật thấy tường tận một thực tại hợp nhất gồm cả tục lẩn chân. Vì vầy, chư Phật không hề phân biệt hai chân lý nầy (55).

Sự phân tích của Trí Khải theo từng quan điểm về Nhị Đế tương quan với ba phương thức nói trên, đưa đến hai mươi mốt cách nhìn về Nhị Đế.

(i) Cách nhìn thứ nhất về Nhị Đế là Thực Hữu Nhị Đế ( Shih-yu Erh-ti / Two Truths of Real Existence). Với lối nhìn nầy, Trí Khải giải thích rằng Tục Đế liên quan đến những hiện hữu có thực, và Chân Đế dứt bỏ những hiện hữu nầy. Những hiện hữu thế tục nầy chỉ cho căn, cảnh, và thức. Tánh Không như Chân Đế chỉ có thể đạt đến bởi sự dập tắt ý niệm cho rằng những hiện hữu nầy là có thực. Thấy rằng quan điểm của Tục Đế đối với thế giới giác quán tương ưng với Tạng giáo. Điều nầy bởi vì Tạng giáo chủ trương rằng vạn pháp trong thế giới hiện tượng thực sự có mặt.

(ii) Cách nhìn thứ hai về Nhị Đế là Huyễn Hữu Không Nhị Đế (Huan-yu k’ung Erh-ti / Two Truths of the Emptiness of Illusory Existence). Định nghĩa của Trí Khải rằng Tục Đế hướng về hiện hữu ảo giác, và Chân Đế xác định ảo giác nầy với tánh Không của thực thể. Trí Khải nói rằng lối nhìn về Nhị Đế nầy chối bỏ giá trị của lối nhìn thứ nhất, bởi vì ý nghĩa của Tục ĐếChân Đế trong lối nhìn thứ nhất không thể đồng thời đứng vững. Nếu hiện hữu thực sự như Tục Đế được trình bày, Chân Đế không thể đứng vững bởi vì sự chứng đắc được Chân Đế đặt căn bản trên sự hủy diệt hiện hữu. Tuy nhiên, nếu hiện hữu bị hủy diệt, Tục Đế cũng không thể đứng vững. Nói cách khác, Nhị Đế với lối nhìn thứ hai nầy vững vàng hơn vì hiện hữu ảo giác được nhìn như Tục Đế. Điều nầy có nghĩa rằng chúng sinh không cần phải hủy diệt hiện hữu thì mới hội nhập vào được Chân Đế. Hiện hữu như ảo giác có nghĩa là hiện hữu không thực tính, và nghĩa nầy chính là Chân Đế. Vì thế, Nhị Đế ở đây đồng nhất. Lối nhìn nầy tương ưng với thuyết về tánh Không của Thông giáogiáo pháp nầy chủ trương rằng hiện hữu ngay đó là Không vì bản chất ảo giác.

(iii) Cách nhìn thứ ba về Nhị Đế là Huyễn Hữu KhôngBất Không Nhị Đế (Huan-yu k’ung pu ‘ung Erh-ti / Two Truths of the Illusory Existence as Empty and not Empty). Trí Khải xác định rằng Tục Đế hướng về hiện hữu ảo giác, và thấy rằng hiện hữu ảo giác nầy với cả hai Không và Bất Không tức Chân Đế. Nội dung của Tục Đế cũng không khác lối nhìn thứ hai về hiện hữu ảo giác, nhưng, theo Trí Khải, nội dung của Chân Đế đưa đến ba lối hiểu, tạo nên ba thứ lớp về Chân Đế. Ba thể loại Chân Đế nầy tương ưng với thuyết của Thông giáo, Biệt giáo đưa đường Thông giáo, và Viên giáo đưa đường Thông giáo (56). Nhị Đế được nói đến như hữu lậuvô lậu. Hữu lậu chỉ cho chúng sinh vẫn còn ô nhiễmchứng đắc Thanh văn thừa, Trí Khải nói đó là Chân Đế của Thanh văn thừa. (a) người đầu tiên thuộc Thông giáo nhìn ‘chẳng hữu lậu’ là Chân Đế, và ‘chẳng không hữu lậu’ như vượt ra ngoài ràng buộc của vô lậu. Thứ bậc chứng đắc nầy tức đã bước vào vô lậu từ hủy diệt sự trói buộc vào vô lậu (57). (b) người thứ hai thuộc Biệt giáo hướng dẫn Thông giáo vượt lên lối nhìn của Thông giáo để đến được với lối nhìn của Biệt giáo. Người nầy nhìn ‘không hữu lậu’ và ‘chẳng không hữu lậu’ là hai cực đoan, và Trung Đạo là nguyên lý đồng nhất với Chân Đế. Tuy nhiên, lý Trung Đạo nầy có thể đạt đến bởi sự vượt lên trên hai cực đoan thay vì hợp nhất ‘không hữu lậu’ với ‘chẳng không hữu lậu’(58).(c) Người thứ ba thuộc Viên giáo hướng dẫn Thông giáo vượt trên lối nhìn của Thông giáo để đến được với lối nhìn của Viên giáo. Điều nầy có nghĩa rằng người nầy lập tức nhận ra rằng hai lần phủ định của ‘không hữu lậu chẳng không hữu lậu’ chỉ cho Trung Đạo xác định rằng tất cả khía cạnh của thực tại quy về một thể tánh hợp nhất.’(59).

(iv) Cách nhìn thứ tư về Nhị Đế là Huyển Hữu đồng quy về Không và Bất Không Nhị Đế ( Huan-yu I-ch’ieh Ch’u k’ung pu K’ung Erh-ti / Two Truths of the Illusory Existence, all tending toward Emptiness and No-Emptiness). Trí Khải giải thích rằng Tục Đế trong quan điểm thứ tư nầy không khác với lối nhìn thứ hai và thứ ba về Nhị Đế với hiện hữu ảo giác. Chân Đế có nghĩa rằng hiện hữu ảo giác như là Không thì chẳng phải là Không. 
Lối hiểu nầy tương ưng với Biệt giáo, vì giáo pháp nầy dùng hiện hữu giả tạm để vào đời chuyển tâm chúng sinh.

(v) Lối nhìn thứ năm về Nhị Đế là Huyễn Hữu và Không, và Chẳng Hữu Chẳng Không Nhị Đế (Huan-yu wu Pu- yu Pu-wu Erh-ti / Two Truths of Illusory Existence and Emptiness, and neither Existence nor Emptiness). Khác với ba lối nhìn Nhị Đế từ thứ hai đến thứ tư nói trên, dùng hiện hữu ảo giác làm Tục Đế, Trí Khải nói rằng với lối nhìn thứ năm nầy, Tục Đế dung hợp hiện hữu ảo giác với Không. Chân Đế nằm trong hai lần phủ định của hữu và vô ( không hữu không vô). Lối hiểu về Nhị Đế nầy tương ưng với Biệt giáo.

(vi) Lối nhìn thứ sáu về Nhị ĐếViên giáo vào Biệt giáo Nhị Đế (Yuan-yu Pieh Erh-ti / The Two Truths of the Perfect entring the Separate). Trí Khải nói rằng Tục Đế trong lối hiểu thứ sáu nầy không khác với lối nhìn thứ năm, nhưng Chân Đếý nghĩa chẳng hữu chẳng vô, và vạn pháp hướng về chẳng hữu chẳng vô. Tuy nhiên, Trí Khải nhắc chúng ta rằng Bất Không như Chân Đế nhấn mạnh vào những ẩn tàng khác biệt giữa Biệt giáoViên giáo. Với Biệt giáo, Bất Không đưa đến sự tinh tấn tu trì để nhận được lý Bất Không. Để hiển lộ lý nầy, người tu phải sử dụng phương tiện hành trì thích hợp. Tuy nhiên, với Viên giáo, Bất Không không chỉ là một đối tượng nhận thức, nhưng tương ưng với pháp Phật, đó là, nguyên lý viên dung vạn pháp hoặc thực tại thuộc thế giới giác quán.

(vii) Lối nhìn thứ bảy về Nhị ĐếViên giáo Nhị Đế (Yuan Chiao Erh-ti). Trí Khải cho rằng Tục Đế trong quan điểm sau cuối nầy không khác với lối nhìn thứ năm và thứ sáu. Tuy nhiên, Chân Đế dung hợp tất cả những lối nhìn về Không và Hữu : ‘Vạn pháp nghiêng về Hữu, Không, và chẳng Hữu chẳng Không, là Chân Đế.’(60) Lối hiểu nầy vượt trên lối hiểu qua khái niệm, bởi vì Tục và Chân tương đồng trong nhau. Rõ ràng hơn, sự bất khả tư nghì của Nhị Đế có nghĩa rằng cả hai không khác, và hơn thế nữa, hai quy về một.

Bảy lối nhìn về Nhị Đế nói trên có thể chia hẳn ra thô và tế, và quan hệ đến Tứ Giáo. Trí Khải vẫn nói rằng ngoài cái thứ nhất hoàn toàn thô và cái sau cùng thuần diệu, những quan điểm còn lại từ thứ hai đến thứ sáu gồm cả thô và tế. Đường lối Trí Khải thẩm định pháp thô hoặc pháp tế tương hợp với ba phương thúc Thế Tôn dùng để thuyết về Nhị Đế, đó là thuyết theo chúng sinh thượng căn, thuyết theo chúng sinh thượng căn và trí Phật, và thuyết theo trí Phật. Ba phương thức nầy đưa ra một tiến trình tiệm tiến từ Tạng giáo đến Thông giáo, đến Biệt giáo và sau cùng quy về Viên giáo. Phương thức thứ nhất gồm Tạng giáoThông giáo, và là pháp thô. Phương thức thứ hai có Biệt giáo, vừa thô vừa tế. Phương thức sau cùng riêng Viên giáo, và là thuần tế.

Như vậy, bảy lối hiểu về Nhị Đế được Trí Khải phân loại tùy thuận theo ba phương thức giáo hóa. Với lối nhìn thứ nhất và thứ nhì về Nhị Đế, tương ưng với Tạng giáoThông giáo là những pháp thô bởi vì những pháp nầy được Thế Tôn thuyết ra khế hợp căn tánh thính chúng. Với lối hiểu từ thứ ba đến thứ sáu về Nhị Đế, được xem là tương ưng với Biệt giáo (vì được Thế Tôn thuyết giảng ứng hợp với thính chúng bậc thượng căn và với Phật trí), và được xem là có cả thô lẫn tế. Lối hiểu sau cùng về Nhị Đế tương ưng với Viên giáo (vì được Thế Tôn thuyết ra tương hợp với tri kiến Phật), và là thuần diệu.

Trí Khải khảo sát cả bảy quan điểm về Nhị Đế dưới cái nhìn thô và tế và đi đến sự khẳng định rằng những giáo lý khác nhau của Thế Tôn là kết quả của những phương sách giáo hóa khác nhau. Điều Trí Khải muốn nói là mặc dù có bảy lối hiểu về Nhị Đế, tất cả đều tương hợp trong nhau, thấy rằng bản hoài của Thế Tôn là thuyết ra tri kiến Phật một cách bình đẳng. Bản hoài nầy biểu thị bằng phương tiện khai mở pháp thô, và pháp vi tế được thành tựu qua giáo lý tối hậukinh Pháp Hoa. Trí Khải nhấn mạnh rằng kinh Pháp Hoa mang sự đồng nhất giữa pháp thô và pháp tế đến chỗ vẹn toàn. Trí Khải cũng lưu ý rằng không phải chỉ có những giáo lý trước kinh Pháp Hoa được thuyết ra nhằm mục đích hiển lộ thể tánh, nhưng thật sự qua sự xuất hiện của Thế Tôn từ vô lượng thời gian trong quá khứ đã nói đến sự có mặt của kinh Pháp Hoa. Tại sao kinh Pháp Hoa lại quan trọng như thế kia? Với Trí Khải, vì là sự trực chỉ về Chân Như trong kinh Pháp Hoagiáo lý Pháp Hoa giúp cho những môn đồ Thanh văn thừaĐại thừa đi từ trí thô thiển (trạng thái chưa tiếp nhận được Chân Như) để ngự được trên đóa sen bừng nở (một biểu tượng của sự giải thoát vi diệu). Với giáo lý Pháp Hoa, tất cả môn đồ, hoặc thường nghe một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn vị giáo lý, và ngay cả chưa từng nghe qua giáo lý nào, được bảo nhiệm sẽ chứng đắc Phật giới. Đây là ý nghĩa khai thô hiển tế.

Phần trên nói đến sự phân tích của Trí Khải về Cảnh như Nhị Đế. Những lối hiểu khác nhau về Cảnh được Đại Sư toát yếu vào bảy loại, và bảy lối hiểu nầy được phân ra làm pháp thô và pháp tế trong tương quan với Tứ Giáo. Điều nầy để nói rằng lối hiểu thứ nhất liên quan đến Tạng giáo, thứ hai đến Thông giáo, thứ ba đến Biệt giáo vào Thông giáo, thứ tư đến Viên giáo vào Thông giáo, thứ năm đến Biệt giáo, thứ sáu Viên giáo vào Biệt giáo, và thứ bảy thuần Viên giáo. Bảy lối nhìn vào Nhị Đế phản ảnh những phương thức khác nhau Thế Tôn sử dụng để giảng dạy. Trí Khải trình bày phương thức giáo hóa của Thế Tôn thăng tiến từ sự phù hợp với căn cơ chúng sinh bậc thượng căn, dần dần đến căn cơ thượng cănPhật trí, và sau cùng thuần Phật trí. Đưa ra ba phương thức giáo hóa nầy, Trí Khải có thể mang ra ánh sáng bản hoài của Thế Tôn bao gồm trong tất cả những cách thức giáo hóa, thuyết ra chân lý từ Phật trí. Điều nầy được nhận ra qua Viên giáo trong kinh Pháp Hoa. Viên giáo được thuyết ra tương hợp với Phật trí làm trọn vẹn mục tiêu tối hậu chuyển tâm chúng sinh đưa về Phật giới.

5. Giải thích về Cảnh như Tam Đế ( Shih San-ti Ching) (T33, 704c - 705a) 

Cảnh như Tam Đế là tầng thứ năm Trí Khải phân tích về chân lý hoặc thực tại khách quan. Tam Đế thành hình từ Nhị Đế, và là hệ thống học Phật của riêng Trí Khải. Trước hết, Trí Khải chủ trương rằng có năm loại Tam Đế tương ưng với bảy loại Nhị Đế. Trí Khải giải thích rằng hai lối nhìn về Nhị Đế đầu tiên không nằm trong Tam Đế, nhưng năm lối hiểu sau cùng có ẩn chứa Trung Đạo (Chung-tao), từ đó, năm loại Tam Đế (Wu-chung San-ti) được thành lập. Ngũ chủng Tam Đế nầy được trình bày trong ánh sáng của khái niệm Hữu Lậu (sasrava) biểu thị Tục ĐếVô Lậu (anasrava) biểu thị Chân Đế. Hai khái niệm nầy đưa đến khái niệm ‘Phế Hữu Lậu Phế Vô Lậu’ (Fei-yu-lou Fei wu-lou), là một lối nhìn thâm sâu của Trung Đạo. Tuy nhiên, qua hệ thống lập luận của Trí Khải về năm loại Trung Đạo, mỗi phần ám chỉ khác nhau.

(i) Loại Tam Đế thứ nhất (Biệt giáo vào Thông giáo Tam Đế), ‘hữu lậu’ chỉ cho Tục Đế, và ‘vô lậu’ chỉ cho Chân Đế. Hai lần phủ định ‘không hữu lậu chẳng không hữu lậu’ chỉ cho Trung Đạo. Theo Trí Khải, Trung Đạo nầy chỉ dùng như phương tiện giúp chúng sinh không bị trói buộc vào Không Chỗ nầy có ý nói rằng Trung Đạo như một dấu ấn chứng sự thông đạt nghĩa Không : không nên bị trói buộc vào quan điểm về Không, bởi vì quan điểm nầy, chính bản thân nó cũng là Không theo thuyết Nhân Duyên (62). Vì Trung Đạo nầy là một phương tiện để hiểu đúng chữ Không, nó không liên quan đến hạnh nguyện vào đời chuyển tâm chúng sinh của chư Bồ tát, là chỗ mà Trí Khải gọi là ‘viên dung vạn pháp’ (Pei chu fa). Danh từ nầy muốn nói Trung Đạo khởi dụng như một năng lực phổ độ.

(ii) Loại Tam Đế thứ hai (Viên giáo vào Thông giáo Tam Đế), hai đế không khác với loại thứ nhất nói trên, nhưng cái hiểu về Trung Đạo hoàn chỉnh hơn. Dùng Viên giáo để vào Trung Đạo, Trí Khải giải thích rằng Trung Đạo viên dung vạn pháp, có nghĩa Giả được nhìn như Bất Không. Mang theo Bất Không, Bồ tát vào đời giúp chúng sinh chuyển tâm.

(iii) Loại Tam Đế thứ ba (Biệt giáo Tam Đế), hai đế được hiểu là hữu và vô hoặc chẳng hữu chẳng vô. Trí Khải giải thích rằng khái niệm nhị nguyên (hữu với vô) được xem là Tục Đế; khái niệm không nhị nguyên (chẳng hữu chẳng vô) được xem là Chân Đế. Điều nầy có nghĩa rằng chân đế chỉ cho Trung Đạo. Trung Đạo vượt ra khỏi sự ràng buộc của cả hai mặt có và không. Trí Khải nói rằng đây chỉ là thuần lý Trung Đạo, chưa có cái dụng.

(iv) Loại Tam Đế thứ tư (Viên giáo vào Biệt giáo Tam Đế), hai đế không khác với loại thứ ba liên hệ đến Giả là có và không, hoặc chẳng có chẳng không. Khác với cái nhìn thứ ba về Trung Đạo như vượt trên Có và Không, Trung Đạo ở đây xác định giá trị của cả hai cái nhìn về có và không. Trong văn ngôn của Trí Khải, loại Trung Đạo nầy viên dung Không và Hữu có đặc tính ‘tương ưng với pháp Phật’, đưa Bồ tát vào đời làm tròn hạnh nguyện giúp chúng sinh chuyển tâm.

(v) Loại Tam Đế thứ năm (Viên giáo Tam Đế) đưa ra một sự hợp nhất của cả ba mặt. Chỗ nầy có nghĩa rằng không riêng Trung Đạo viên dung pháp Phật như loại thứ tư nói trên, mà cả Tục ĐếChân đế cũng viên dung pháp Phật. Ba mặt nầy hội nhập vào một thực tại gọi là ‘ba là một’ (Chi-san erh i), và một thực tại bao gồn cả ba mặt gọi là ‘một là ba’(Chi-i erh-san). Tam Đế được hiểu như một thực tại đồng nhất ba trong một và một trong ba là Viên giáo. Điều nầy muốn nói rằng cả ba đế (Tục, Chân, và Trung Đạo) tương ưng với pháp Phật, và bất cứ mặt nào trong ba mặt đều có thể khởi dụng cứu chúng sinh

Trí Khải thẩm định pháp thô hoặc pháp tế trong năm loại Tam Đế căn cứ vào sự có mặt của những yếu tố khác trong Tam Đế như là Thông giáo hoặc Biệt giáo (như phương tiện thích hợp). Hai loại Tam Đế đầu được xem là pháp thô bởi vì cả hai sử dụng Thông giáo như phương tiện. Loại Tam Đế thứ ba không dùng đến Thông giáo nên được xem là pháp tế. Loại thứ tư là pháp thô vì có Biệt giáo làm phương tiện. Loại sau cùng là Tam Đế thuần vi tế vì không dùng bất cứ phương tiện nào.

Hơn nữa, năm loại Tam Đế được Trí Khải phân loại hoặc thô hoặc tế sánh với năm vị sữa (đó là năm thời giáo). Thời vị sữa thứ nhất là thời hổn hợp ba tạng Biệt, Viên, và Thông giáo, và gồm ba loại Tam Đế. Vì thế, hai loại Tam Đế (thuộc về Biệt và Thông giáo) là thô pháp, và chỉ một loại Tam Đế (thuộc Viên giáo) là pháp tế. Thời vị kem thứ hai là thời của Tạng giáo, thuần pháp thô. Thời sữa đặc và chất bơ thứ ba và thứ tư là thời kỳ pha trộn Thông, Biệt, và Viên giáo và gồm năm loại Tam Giáo. Vì vậy, bốn loại Tam Đế đầu tiên (thuộc Thông và Biệt giáo) là pháp thô, và loại Tam Đế sau cùng thuộc Viên giáo là pháp tế. Thời vị đề hồ thứ năm thuần Viên giáo bởi vì kinh Pháp Hoa chỉ diễn đạt một Tam Đế thuộc Viên giáo. Vì thế, loại Tam Đế nầy thì được xem là tế (với nghĩa rằng sự vi tế nầy được dùng để đối lại với pháp thô).

Lối phân chia của Trí Khải về thô và tế nhắm mục đích đạt đến sự vô phân biệt bằng cách khai thô hiển tế. Theo như cách chú giải của Trí Khải, mở thô bày tế có nghĩa rằng với bản kinh Pháp Hoa, Thế Tôn đã tuyên thuyết rõ ràng rằng mặc dù với ba giáo pháp (Tạng, Thông, và Biệt giáo) dùng làm phương tiện khế cơ, cả ba chứa đựng chân tánh nhằm giúp chúng sinh hiểu được phương pháp giáo hóa sau cùng là kinh Pháp Hoa. Vì vậy, trong kinh Pháp Hoa, ba giáo pháp nói trên có cùng sự vi diệu như Viên giáo, nhấn mạnh trên Thể Tánh như tất cả những giáo thuyết trong Tứ giáo.

6. Cảnh như Nhất Đế (Ming I-ti) (T33, 705a) 

Cảnh như Nhất Đế là loại thứ sáu của Trí Khải phân tích chân lý hoặc thực tại khách quan. Nhất Đế là một kết luận hợp lý từ Tam Đế nói trên. Nhất Đế là cái hiểu sau cùng của Trí Khải về thể tánh, cho thấy chỉ có một chân như là thực tánh của thực tại. Từ một thực tại (đưa về không hai), Trí Khải cho rằng Nhị Đế vẫn còn là phương tiện nhằm mục đích hiển lộ Nhất Đế. Chỗ nầy sánh với một đoạn kinh Niết Bàn

‘Cái được gọi là hai chân lý, thực sự chỉ là một. Gọi hai là chỉ vì khế cơ (63). Như một người say chưa ói mửa ra (để phục hồi), người nầy nhìn thấy nhật nguyệt xoay tròn, liền nói rằng có một mặt trời xoay quanh và một mặt trời không xoay quanh (64). Một người tỉnh chỉ thấy mặt trời không xoay quanh và cũng không có cái gì xoay quanh.’(65)

 Đưa sự tương tự nầy vào trường hợp những giáo pháp khác nhau của Thế Tôn, Trí Khải nói : 

‘Giáo lý Tạng giáo giống như hai ảnh hiện của người say nhìn. Tất cả kinh Đại thừa diễn đạt Nhất Đế Không Hai trong hình thức của hai ảnh tượng. Kinh Pháp Hoa trực tiếp vượt qua phương tiện khế cơ và chỉ tuyên thuyết Đạo tối thượng (66). Không hiện ra hai ảnh tượng là Nhất Đế, và vì vậy nên siêu việt.’(67).

Theo Trí Khải, khái niệm về chân lý liên quan đến người khởi niệm. Một chúng sinh sai lầm và không tỉnh thức phát sinh cái nhìn sai lạc, từ đó chân lý bị nhận một cách sai lạc. Đây là cái nhìn của Thanh văn thừa. Đại thừa thì trong tình trạng tỉnh thức, có thể hiểu đúng chân lý như một thực tại đồng nhất. Tuy nhiên, chân lý được thuyết ra vẫn phải nhận chịu sự thiếu tương ưng của ngôn từ. Nói cho cùng thì chân lý không thể được cắt nghĩa và vượt trên ngôn ngữ, bởi vì bất cứ cố gắng muốn khái niệm hóa đều làm cho chân lý bị hủy hoại. Vì vậy, Vô Đế (wu ti / No Truth) chuyển đạt tuơng xứng được cái thể tánh là, là cái có đặc tính rỗng lặng (68).

Phần trên là những nét chính trong sáu cách phân tích về thực tánh. Sáu loại Cảnh như thực được Trí Khải trình bày như một cố gắng đưa ra tất cả những giáo lý về thực tánh trong Phật giáo. Trong sáu loại, loại thứ nhất Cảnh qua Thập Như Thị là từ kinh Pháp Hoa, và Trí Khải nhìn Thập Như Thị như đặc tính của Chân Như. Thập Như ThịChân Như được nói đến trong tương quan với Thập Pháp Giới, Thập Như Thị có trong mỗi một pháp giới, và Chân Như hội nhập khắp nơi trong mười pháp giới. Bởi vì Trí Khải phân chia Thập Pháp Giới thành bốn nhóm, cũng có bốn nhóm định nghĩa về Thập Như Thị. Thập Như Thịđặc tính của Chân Nhưbao gồm Tam Đế Không, Giả, Trung Đạo là khái niệm của riêng Trí Khải về thực tại khách quan và là bức họa toàn hảo của Chân Như.

Cảnh như Mười Hai Nhân Duyên, Tứ Đế, và Nhị Đế được Trí Khải liệt kê từ loại thứ hai đến loại thứ tư là học thuyết đương thời về chân lý. Tuy nhiên, với cách thức chú giải của Trí Khải, khái niệm đương thời về chân lý trong khuôn khổ chật hẹp không còn được lập lại. Như thường được hiểu, Mười Hai Nhân Duyênchân lý của bậc Duyên Giác, Tứ Đếchân lý của các bậc Thanh văn. Nhị Đếgiáo lý của Đại thừa đặt trọng tâm vào sự tương quan giữa Tục ĐếChân Đế. Trí Khải đưa ra ba loại Cảnh trong một cái khung rộng lớn, và mỗi một Cảnh có thể là con đường đưa đến sự chứng đắc giải thoát theo từng mức độ thông đạt khác nhau. Với Trí Khải, ý nghĩa của ba chân lý trên không có tính cách cố định, nhưng tùy thuộc vào sự kiện chúng sinh hiểu những chân lý nầy như thế nào. Trí Khải hệ thống hóa mức độ thông đạt chân lý khác nhau vào bốn thứ lớp tương hợp với Tứ giáo.

Cảnh như Mười Hai Nhân Duyên có thể được hiểu trong phạm vi ‘sinh diệt có thể suy lường’ đưa đến thứ bậc chứng đắc thuộc Tạng giáo, như ‘Chẳng sinh chẳng diệt được suy lường’ đưa đến thứ bậc chứng đắc thuộc Thông giáo, như ‘sinh diệt bất khả tư nghị’ đưa đến thứ bậc chứng đắc thuộc Biệt giáo, và như ‘chẳng sinh chẳng diệt bất khả tư nghì’ đưa đến thứ bậc chứng đắc thuộc Viên giáo.

Cảnh như Tứ Đế có thể được hiểu như Sinh Diệt đưa đến thứ bậc chứng đắc thuộc Tạng giáo; như Chẳng Sinh Chẳng Diệt thuộc Thông giáo; như Vô Lượng thuộc Biệt giáo; và như Vô Tác thuộc Viên giáo.

Cảnh như Nhị Đế, Trí Khải toát yếu vào bảy lối hiểu :(i) Nhị Đế được hiểu như hiện hữu có thực thuộc thứ bậc chứng đắc của Tạng giáo, (ii) Nhị Đế được hiểu như huyễn hữu tức Không thuộc Thông giáo, (iii) Huyễn Hữu KhôngBất Không thuộc Thông giáo vào Biệt giáo, (iv) Nhị Đế được hiểu như Huyễn Hữu và vạn pháp quy về Không và Bất Không thuộc Thông giáo vào Viên giáo, (v) Nhị Đế được hiểu như Huyễn Hữu và Không, và chẳng Có chẳng Không thuộc Biệt giáo, (vi) Nhị Đế được hiểu như Huyễn Hữu và Không, chẳng Có chẳng Không, vạn pháp thiên về chẳng Không chẳng Bất Không thuộc Biệt giáo vào Viên giáo, (vii) Nhị Đế được hiểu như Huyễn Hữu và Không, vạn pháp quy về Có, Không, và chẳng Có chẳng Không thuộc Viên giáo.

Cảnh như Tam Đế, theo Trí Khải, là phương thức chính xác và cô đọng nhất để diễn đạt Chân Như. Trong khi phương pháp Nhị Đế có khuynh hướng phân hai vạn hữu, Tam Đế đưa ra giải pháp vượt thoát tư tưởng nhị nguyên. Với Tam Đế, chúng sinh có thể tiếp nhận chân tánh một cách thâm diệu. Bởi vì chân tánh có mặt muôn nơi không ngăn ngại, viên dung thực thể toàn pháp giới, cái nhìn của chúng sinh cũng sâu rộng, tâm chúng sinh cũng đồng thời ôm trọn toàn thể vũ trụ. Với Trí Khải, mục tiêu sau cùng của khái niệm viên mãn chân tánh không chỉ là vấn đề đạt đến Phật giới, nhưng còn là hạnh nguyện vào đời giúp chúng sinh chuyển tâm của chư vị Bồ tát. Khía cạnh thực dụng của mục tiêu nầy nhắm vào con đường phổ độ (là kết quả của sự viên mãn chân tánh) là ý nghĩa tiên quyết. Với nguyện vọng nầy, Trí Khải trình bày năm loại Tam Đế (i) Tam Đế được hiểu như hữu lậu, vô lậu, chẳng hữu lậu, chẳng vô lậu thuộc Thông giáo vào Biệt giáo, (ii) Tam Đế được hiểu như hữu lậu, vô lậu, chẳng hữu lậu chẳng vô lậu viên dung vạn pháp thuộc Thông giáo vào Viên giáo, (iii) Tam Đế được hiểu như hữu và vô, chẳng hữu chẳng vô, và lý Trung Đạo thẳng vào Thể Tánh thuộc Biệt giáo, (iv) Tam Đế được hiểu như hữu và vô, chẳng hữu chẳng vô, vạch rõ Thể TánhTrung Đạo thuộc Biệt giáo vào Viên giáo, (v) Tam Đế được hiểu như thực thể đồng nhất ba trong một, và một trong ba thuộc Viên giáo.

Loại Cảnh sau cùng như Nhất Đế, nhấn mạnh rằng chỉ có một chân tánh. Theo lối nhìn của Trí Khải về chân tánh, chân tánh chính nó thì siêu việt, không có một danh xưng cố định, và không thể được hiểu qua khái niệm. Vì thế, chân tánh chỉ có thể được trình bày trong tương quan với cái hiểu về thực tại. Chỉ với căn cơ bậc thượng mới có thể hiểu trọn vẹn chân tánh. Theo đó, Trí Khải không những trình bày có hệ thống những loại Cảnh như thực khác nhau, nhưng cũng đưa đến cho chúng ta một hệ thống phân loại thứ bậc chứng đắc trong tương quan với những chân lý nầy. Chỗ nầy cho thấy rằng thứ bậc chứng đắc tùy thuộc vào khả năng liễu ngộ chân tánh.

Hơn nữa, với cách thức phân chia những mức độ thông đạt chân lý thô và tế khác nhau, Trí Khải bảo chúng ta rằng mặc dù chân tánh bất biến, chúng sinh có nhiều căn tánh khác nhau nên kết quả chứng đắc cũng khác nhau. Như vậy, thô và tế không liên quan với chính chân tánh, mà là kết quả của căn cơ chúng sinh. Tuy nhiên, nếu người tu hướng tâm về Phật giới, sự thông đạt chân lý Viên giáo được xem là siêu việt. Với sự liễu ngộ như vậy, người tu có thể tiếp nhận được chân lý một cách rốt ráo.

Với phương thức mở ra pháp thô để phơi bày pháp tế, Trí Khải bước một bước xa hơn khi nhắc chúng ta rằng người tu không nên tự trói buộc vào những khác biệt, tất cả mức độ chứng đắc chân tánh đều có giá trị bởi vì tất cả chúng sinh đều có thể bình đẳng hội nhập vào Phật giới. Điều nầy nhấn mạnh vào thông điệp phổ độ chúng sinh được nói đến trong kinh Pháp Hoa.

II. Luận về những điểm dị đồng của các loại Cảnh ( Lun Chu-ching T’ung-I) (T33, 705b - 707a) 

Luận về những điểm dị đồng của các loại Cảnh là phần quan trọng thứ hai mà Trí Khải đã đưa ra để phân tích Diệu Cảnh. Phần nầy nhắm vào sự phân tích những khác biệt trong bảy loại Cảnh nói trên cũng như toát yếu những điểm chung cùng mà bảy loại Cảnh nầy gặp gỡ. Sự khác nhau chỉ cho tên gọi, sự giống nhau chỉ cho những khía cạnh các Cảnh nầy biểu thị. Trí Khải nói :

‘Tên thì khác, vì vậy mà được gọi là Khai. Nghĩa thì giống, vì vậy mà được gọi là Hội (69).

 Khai, hội các Cảnh, Trí Khải muốn chuyển đạt cùng thực tại như thực trên sự thông đạt các loại Cảnh ( mặc dù mang tên gọi khác nhau). Hơn nữa, với phương cách hợp nhất các chân lý khác nhau, cáí nầy xác định ý nghĩa cái kia tương hợp với chân lý, khiến những thứ bậc chân lý trong hệ thống tư tưởng của Trí Khải được biểu hiện.

1. Cảnh như Mười Hai Nhân Duyên hổ tương với Cảnh như Mười Như Thị (Shih-erh Yin-yuan Ho Shih-ju) (T33, 705b-c) 

Đây là nhóm hổ tương thứ nhất giữa bốn loại Mười Hai Nhân Duyên và Mười Như Thị. tất cả xác định lẩn nhau hoặc bằng cách hổ tương cái trước với cái sau hoặc cái sau với cái trước. Bốn nhóm Mười Hai Nhân Duyên được phân ra làm hai loại - có thể suy lường và không thể suy lường. Có thể suy lường chỉ cho Mười Hai Nhân Duyên sinh diệt có thể suy lường, và vô sinh vô diệt có thể suy lường, là thực tại thuộc tam giới; và không thể suy lường chỉ cho Mười Hai Nhân Duyên sinh diệt không thể suy lường, và vô sinh vô diệt không thể suy lường, là thực tại vượt trên tam giới. Một cách tùy thuận, mười Như Thị trong sáu cõi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người, và Trời) hiển lộ đặc tính của cảnh giới luân hồi thì đồng với Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường nói đến sinh diệt của thế giới hiện tượng. Mười Như Thị của Tứ Thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và Phật) hiển lộ đặc tính của cảnh giới siêu việt đồng với Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghì phản ảnh sự liễu ngộ về Mười Hai Nhân Duyên.

(1) Sự tương hợp giữa Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường và mười Như Thị của sáu cõi thuộc về loại thứ hai : Biệt và Tổng. Hổ tương biệt thù nối kết Mười Hai Nhân Duyên với mười Như Thị bằng cách phân chia Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường thành bảy nhóm. Bảy nhóm nầy hợp với mỗi Như Thị trong mười Như Thị trong sáu cảnh giới luân hồi khiến định nghĩa về nhân duyên được sáng tỏ. (i) Vô minh (căn bản sinh tử) được định nghĩa là ‘như thị tánh’. (ii) Hành (biểu thị của vô minh) được định nghĩa là ‘như thị tướng’. (iii) Thức, Danh và Sắc, Lục xứ, Xúc, Thọ (sinh ra khổ) được định nghĩa là ‘như thị thể’. (iv) Ái (duyên sinh ra khổ hiện tại) được định nghĩa là ‘như thị duyên’. (v) Thủ (nhân sinh ra khổ hiện tại) được định nghĩa là ‘như thị lực’ và ‘như thị dụng’. (vi) Hữu (nhân khổ hiện tại) được định nghĩa là ‘như thị nhân’ (vii) Sinh, Lão, Tử (quả khổ vị lai) được định nghĩa là ‘như thị quả’ và ‘như thị báo’(70).
Hổ tương tổng quát nối kết mười Như Thị với Mười Hai Nhân Duyên bằng cách phân chia ra ba nhóm. Cũng vậy, mười Như Thị lại được chia làm ba. Đây là để nhấn mạnh ý nghĩa của mười Như Thị trong sáu cõi qua phối cảnh của Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường dựa vào sự tương hợp nói trên.

(i) Nhóm thứ nhất, tánh ( căn bản nghiệp sinh khởi), duyên (khiến nghiệp gia tăng), và lực (khả năng tạo nghiệp) chỉ cho vô minh, ái, thủ.

(ii) Nhóm thứ hai, tướng (như dáng vẻ phiền não), dụng (tạo nghiệp), nhân (khả năng nhận thức khác nhau khi gặp gỡ những liên kết khác nhau), quả (hậu quả tạo ra từ thói quen ràng buộc vào ái), và báo (khổ kết quả từ quả) cùng chung lại hướng về hành và hữu. 

(iii) Nhóm thứ ba, thể (phản ảnh trạng thái khổ) chỉ cho thức, danh sắc, sáu thức, xúc, thọ, sinh, lão, và tử. (71)

(2) Nhóm tương hợp thứ hai giữa Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghì và mười Như Thị trong bốn cõi Thánh. Trí Khải nhìn Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường vả mười Như Thị trong sáu cõi như những pháp thô bởi vì những pháp nầy giữ chúng sinh trong vòng luân hồi. Nói cách khác, Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghì có thể được nhìn như pháp vi tế nối liền Phật địa. Với Trí Khải, pháp tế nầy không đâu khác hơn là từ pháp thô (hoán chuyển), và như vậy, giữ vững sự thành lập của mười Như Thị trong cõi Thánh. Đây là chỗ tương hợp của Mười Hai Nhân Duyên và Mười Như Thị bằng cách chuyển thô thành tế khiến hiển lộ Thập Như Thị của thánh nhân. Mười Hai Nhân Duyên được chia ra làm sáu nhóm lần lượt tương hợp với sáu nhóm Mười Như Thị thuộc cõi thánh.

(i) Vô minh chuyển đổi thành trí tuệ chỉ cho như thị tánh của bậc thánh, bởi vì tất cả chúng sinh đều có sẳn trí tuệ, và trí tuệ được hiển lộ khi chúng sinh nhận thức được vô minh.

(ii) Tà hạnh chuyển hóa thành thiện hạnh chỉ cho như thị tướng của bậc thánh. Điều nầy có nghĩa rằng phá vỡ tà, chánh sẽ thành tựu, tích tụ những hạt giống giá trị như tướng của thánh nhân.

(iii) Khổ chướng (thức, danh sắc, xúc, thọ, sinh, lão, và tử) chuyển hóa thành Pháp thân, chỉ cho như thị thể của bậc thánh. Điều nầy bởi vì tất cả chúng sinh đều có sẳn chân tánh thanh tịnh thâm nhập vào thực thể nhất nguyên (vì không còn có sự phân biệt giữa khổ và Pháp thân). Thể tánh sẳn có trong mỗi chúng sinhPhật tánh như chánh nhân Bồ Đề.

(iv) Ái và thủ hoán chuyển thành Bồ đề tâm của bậc thánh chỉ cho như thị lực của thánh nhân.

(v) Hữu hoán chuyển thành lục độ chỉ cho như thị dụng, nhân, và duyên của thánh nhân. Điều nầy bởi vì Hữu giữ vững đường lối hành trì của người tu với đại nguyện tự giác và giác tha như dụng, thức và tuệ là nhân, và an lạc hạnh là duyên của bậc thánh.

(vi) Lão và Tử hoán chuyển thành Pháp tánh thường trụ chỉ cho như thị quả và báo của bậc thánh. Điều nầy bởi vì với sự chuyên cần tu trì Phật hạnh, thay vì đối diện với những lão, tử thường tình, bậc thánh có thể hưởng quả an lạc từ sự chứng đắc siêu việtNiết Bàn là báo.

(3) Nhóm tương hợp thứ ba liên quan đến cái dụng tổng quát của ba như thị (thể, lực, và dụng), và nói rõ về sự hổ tương trong nhóm thứ hai. Điều nầy ám chỉ rằng sự tương hợp giữa Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghì và Mười Như Thị là kết quả cái dụng của tam pháp nầy, bởi vì Trí Khải nhìn tam pháp đồng như tam vô minh. Khi tam vô minh hoán chuyển, tức đồng với Pháp thân là cái biểu thị thể tánh, bồ đề tâm biểu thị lực, và hạnh lục độ biểu thị dụng. Như vậy, sự thành tựu Thập Như Thị của thánh nhân là kết quả từ sự hành trì tam pháp nầy. Tu trì tinh cần, bên trong như thị tánh thành tựu, bên ngoài như thị tướng thành tựu. Chính tâm không tà niệm thành tựu như thị thể. Hạnh nguyện của chư Phật trong vô lượng thời gian lâu xưa thành tựu như thị lực. Hành thành tựu như thị dụng. Quả theo sau thành tựu như thị nhân. Những cái phụ theo thành tựu như thị duyên. Giảm trừ những khuynh hướng tư duy sai lầm và mong cầu đạt đạo thành tưụ như thị quả và báo. (72)

2. Cảnh như Tứ Đế tương hợp với Cảnh như Thập Như Thị và như Mười Hai Nhân Duyên ( Ssu-ti Ho Shih-yu & Ssu-ti Ho Shih-erh Yin-yuan) 
(T33, 705c-706a) 

Đây là nhóm tương hợp quan trọng thứ hai giảng rộng nhóm thứ nhất để đưa về Tứ Đế. Trước hết đưa ra sự hổ tương giữa bốn loại Tứ ĐếThập Như Thị, sau đó hợp lại bốn loại Tứ Đế và bốn loại Mười Hai Nhân Duyên. Với sự dung hợp như vậy, bốn loại Tứ Đế được xác định từ Thập Như ThịMười Hai Nhân Duyên.

(1) Nhìn về sự hổ tương giữa bốn loại Tứ ĐếThập Như Thị, Tứ Đế được chia ra làm bốn nhóm phù hợp với Mười Như Thị trong sáu cõi và Mười Như Thị của bốn bậc Thánh. Vì thế, có bốn nhóm hổ tương giữa hai loại Cảnh nầy. 

(i) Trước hết, Khổ đếTập đế trong Sinh Diệt Tứ ĐếVô Sinh Diệt Tứ Đế tương quan với Mười Như Thị trong sáu cõi. Loại Tứ Đế thứ hai Trí Khải gọi vắn tắtVô Sinh (Wu sheng). Vì hai loại nầy có đặc tính luân hồi nên được đưa vào Mười Như Thị thuộc sáu cõi. 

(ii) Thứ hai, Đạo đếDiệt đế trong Sinh Diệt Tứ Đế và trong Vô Sinh Tứ Đế tương quan với Thập Như Thị của bốn bậc Thánh. Vì hai loại nầy đưa ra cả hai đường lối chứng đắcđặc tính của thế giới siêu việt nên được đưa vào Mười Như Thị của tứ thánh

(iii) Thứ ba, Khổ đếTập đế trong Vô Lượng Tứ ĐếVô Tác Tứ Đế tương quan với Thập Như Thị của tứ thánh. Điều nầy bởi vì hai loại nầy không còn có đặc tính luân hồi, thay vào đó, chuyển đạt khái niệm siêu việt về thực tại của Bồ tát Biệt giáoViên giáo

(iv) Thứ tư, Đạo đếDiệt đế của Vô Lượng Tứ ĐếVô Tác Tứ Đế tương quan với Thập Như Thị của tứ thánh. Điều nầy bởi vì hai loại nầy nói đến Niết Bàn vượt trên ba cõi, và vì vậy, được xác định từ Thập Như Thị của bốn bậc thánh.

(2) Nhìn về sự tương hợp giữa bốn loại Tứ Đế và bốn loại Mười Hai Nhân Duyên, cũng có bốn nhóm hổ tương. Về Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường phát khởi từ mười hai móc nối ; về Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghì hủy diệt mười hai móc nối. 

(i) Trước hết, Khổ đếTập đế trong Sinh Diệt Tứ ĐếVô Sinh Tứ Đế liên quan đến sự sinh khởi Pháp trong thế giới giác quan được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường liên hệ đến sinh. 

(ii) Thứ hai, Đạo đếDiệt đế trong Sinh Diệt Tứ ĐếVô Sinh Tứ Đế liên hệ đến sự diệt trừ Pháp như thế giới giác quan được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường liên quan đến diệt. 

(iii) Thứ ba, Khổ đếTập đế trong Vô Lượng Tứ ĐếVô Tác Tứ Đế thuộc thứ bậc siêu việt liên quan đến sự sinh khởi các pháp được xác định bới Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghị liên hệ đến sinh.

(iv) Thứ tư, Đạo đếDiệt đế trong Vô LượngVô Tác Tứ Đế thuộc thứ bậc siêu việt liên quan đến sự diệt các Pháp được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghì liên quan đến diệt.

3. Cảnh như Nhị Đế tương hợp với Cảnh như Thập Như Thị, như Thập Nhị Nhân Duyên, và như Tứ Đế (Erh-ti Ho Shih-ju, Shih-erh yin-yuan, Ssu-ti) (T33, 706a-b) 

Đây là nhóm tương hợp quan trọng thứ ba, giảng rộng những sự hổ tương nói trên để đưa vào Nhị Đế. Cái mà bảy lối nhìn Nhị Đế biểu lộ trở nên sáng tỏ trong tương quan với Thập Như Thị, Thập Nhị Nhân Duyên, và Tứ Đế.

(1) Nhóm tương hợp thứ nhất giữa bảy lối nhìn Nhị ĐếThập Như Thị. Trong nhóm nầy, Tục Đế trong bảy lối nhìn về Nhị Đế tạo thành ba nhóm hợp với Thập Như Thị của sáu cõi Nhị Thừa (Thanh vănDuyên giác), và chín Pháp giới. Chỗ nầy ám chỉ rằng : 

(i) Tục Đế, trong bốn lối nhìn đầu tiên về Nhị Đế liên quan đến hữu hoặc huyễn hữu của sáu cõi luân hồi, được xác định bởi Mười Như Thị trong sáu cảnh giới

(ii) Tục Đế, trong lối nhìn thứ năm và thứ sáu về Nhị Đế chỉ tánh Không của huyễn hữu, được xác định bởi Mười Như Thị của sáu cõi và của Nhị Thừa. Khía cạnh ảo hiện liên quan đến Mười Như Thị của sáu cõi, bởi vì cõi luân hồi như ảo mộng; và Không liên quan đến Mười Như Thị của Nhị Thừa, vì mục tiêu của Nhị Thừađạt đến Không. 

(iii) Tục Đế trong Nhị Đế thuộc Viên giáo phát họa tánh Không của huyễn hữu, được xác định bởi Mười Như Thị của chín pháp giới. Thấy rằng hiện hữu ảo giác liên quan đến sáu cõi, và Không liên quan đến các cõi của Nhị Thừa và các cõi của Bồ tát, Tục Đế thuộc Viên giáo có thể liên quan đến chín cảnh giới

(iv) Mặt khác, Chân Đế qua bảy lối nhìn về Nhị Đế tụ họp vào hai loại phù hợp với Thập Như Thị của Nhị Thừa, và của chín pháp giới. Chỗ nầy có nghĩa rằng chân đế qua hai lối nhìn đầu tiên về Nhị Đế nói về sự hủy diệt Hữu hoặc tánh Không của huyễn hữu, được xác định bởi Thập Như Thị của Nhị Thừa. Chân Đế, qua năm lối nhìn sau cùng về Nhị Đế chứa đựng Trung Đạo, được xác định bởi Thập Như Thị của Phật giới, bởi vì lối nhìn Trung Đạo thuộc về Viên giáo của Phật địa.

(2) Nhóm tương hợp thứ hai giữa bảy lối nhìn của Nhị Đế và bốn loại Mười Hai Nhân Duyên. Trong nhóm hổ tương nầy, Tục Đế, qua bảy lối nhìn về Nhị Đế tụ họp vào ba loại, hợp với Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường liên quan đến sinh diệt, và với bốn loại Mười Hai Nhân Duyên liên quan đến sinh. 

(i) Tục Đế, trong bốn cách nhìn đầu tiên về Nhị Đế có thể được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường liên quan đến sinh, bởi vì cái trước liên quan đến hữu hoặc huyễn hữu có đặc tính của cái sau chỉ cho sự sinh khởi của các pháp.

(ii) Tục Đế, trong lối nhìn thứ năm và thứ sáu về Nhị Đế có thể được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường liên quan đến sinh hoặc diệt, bởi vì cái trước phân tích tánh Không của huyễn hữu liên quan đến cái sau chỉ cho sự sinh và diệt của các pháp.

(iii) Tục Đế trong Nhị Đế thuộc Viên giáo được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường và không thể suy lường liên quan đến sinh, thấy rằng cái trước liên hệ đến tánh Không của huyễn hữu là cái nhìn chân thực thế giới giác quán và được nói đến qua bốn loại Mười Hai Nhân Duyên. Nói cách khác, Chân Đế, qua bảy cái nhìn về Nhị Đế được chia ra hai nhóm phù hợp với Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường, và không thể suy lường. Chỗ nầy có nghĩa rằng : 

(iv) Chân Đế qua hai lối nhìn đầu tiên về Nhị Đế được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường liên quan đến diệt, vì cái trước liên hệ đến diệt hữu hoặc tánh Không của huyễn hữu được nói đến bởi cái sau. 

(v) Chân Đế qua năm lối nhìn sau cùng về Nhị Đế được xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên bất khả tư nghị liên quan đến diệt, vì cái trước chứa đựng cái nhìn Trung Đạo như Niết Bàn là cái được cái sau nói đến.

(3) Nhóm tương hợp thứ ba giữa bảy lối nhìn về Nhị Đế và bốn loại Tứ Đế. Trong nhóm hổ tương nầy, bảy lối nhìn về Nhị Đế được xác định qua nội dung bốn loại Tứ Đế. Tứ Đế được chia ra hai nhóm : Khổ đếTập đế thuộc một nhóm, Đạo đếDiệt đế thuộc một nhóm. 

(i) Cái nhìn đầu tiên về Nhị Đế được xác định bởi Sinh Diệt Tứ Đế, vì cả hai là mức độ hiểu thuộc Tạng giáo

(ii) Cái nhìn thứ hai về Nhị Đế được xác định bởI Vô Sinh Tứ Đế, vì cả hai là mức độ hiểu thuộc Thông giáo

(iii) Cái nhìn thứ ba về Nhị Đế, Tục Đế liên hệ đến huyễn hữu được xác định bởi Khổ đếTập đế qua Vô Sinh Tứ Đế, vì cả hai liên quan đến lối nhìn về huyễn hữu. Chân Đế liên hệ đến huyễn hữu như KhôngBất Không được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Lượng Tứ Đế, vì cả hai phản ảnh lối nhìn của Biệt giáo đưa đến hạnh nguyện vào thế giới giả tạm để cứu độ chúng sinh của chư Bồ tát

(iv) Cái nhìn thứ tư về Nhị Đế, Tục Đế liên quan đến huyễn hữu được xác định bởi Khổ đếTập đế qua Tứ Đế Vô Sinh, thấy rằng cả hai liên quan đến cái nhìn về huyễn hữu. Chân tánh liên quan đến huyễn hữu như KhôngBất Không được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Tác Tứ Đế, thấy rằng cả hai thuộc cái nhìn Trung Đạo của Viên giáo.

(v) Cái nhìn thứ năm về Nhị Đế, Tục Đế nhân ra huyễn hữu với Không được xác định bởi Khổ đếTập đế qua Vô Lượng Tứ Đế, vì cả hai thuộc về cái nhìn Giả của Biệt giáo. Chân Đế liên quan đến huyễn hữu như chẳng Có chẳng Không được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Lượng Tứ Đế, vì cả hai liên hệ đến lối nhìn của Biệt giáo vượt qua hai lối nhìn cực đoan của Có và Không. 

(vi) Cái nhìn thứ sáu về Nhị Đế, Tục Đế nhận ra huyễn hữu với Không được xác định bởi Khổ đếTập đế qua Vô Lượng Tứ Đế, vì cả hai là lối nhìn Giả của Biệt giáo. Chân Đế là cái chỉ cho Trung Đạo viên dung vạn pháp được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Tác Tứ Đế. Chỗ nầy bởi vì cả hai lối nhìn Trung Đạo thuộc Viên giáoTrung Đạo nầy hiển lộ thực tại gồm Không và Giả.

(vii) Cái nhìn sau cùng về Nhị Đế, Tục Đế nhận ra huyễn hữu với Không được xác định bởi Khổ đếTập đế qua Vô Tác Tứ Đế, vì cả hai phản ảnh sự hội nhập thực tại siêu việt thuộc Viên giáo. Chân Đế là cái chỉ cho Trung Đạo viên dung vạn pháp được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Tác Tứ Đế, vì cả hai là lối nhìn Trung Đạo thuộc Viên giáo, nhìn thực tại như vạn pháp vô phân biệt.

4. Cảnh như Tam Đế tương hợp với cảnh như Thập Như Thị, như Thập Nhị Nhân Duyên, như Tứ Đế, và như Nhị Đế.(San-ti Ho Shih-ju, Shih-erh Yin-Yuan, Ssu-ti, Erh-ti) ( T33, 706 b-c) 

Đây là nhóm tương hợp quan trọng thứ tư giảng rộng về những hổ tương nói trên đưa về Tam Đế. Cái Tam Đế biểu thị trở nên siêu việt trong tương quan với Thập Như Thị, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Đế, và Nhị Đế.

(1) Nhóm tương hợp thứ nhất giữa năm loại Tam ĐếThập Như Thị. Trên căn bản, Tục Đế trong hai loại đầu tiên của Tam Đế liên hệ đến hữu lậu (hiện hữu) thì tương quan với Thập Như Thị của sáu cảnh giới, vì cả hai liên hệ đến quan điểm về Hữu. Đối với Tục Đế trong loại thứ ba và thứ tư của Tam Đế, Hữu tương quan với Thập Như Thị của sáu cõi, vì cả hai liên hệ đến quan điểm về Hữu, và với Không thì liên quan đến Thập Như Thị của Nhị Thừa, vì cả hai liên quan đến quan điểm về Không. Tục Đế trong loại thứ năm của Tam Đế liên hệ đến Thập Như Thị của chín cõi, vì cái trước viên dung vạn pháp, và cái sau liên quan đến đặc tính của vạn pháp. Chân Đế trong năm loại Tam Đế hổ tương với Thập Như Thị của Nhị ThừaThập Như Thị của Bồ tát, vì cả hai liên quan đến cái nhìn về Không và Giả. Chân lý Trung Đạo trong năm loại Tam Đế trực thuộc Thập Như Thị của Phật giới, vì cả hai liên quan đến Phật tánh. (73)

(2) Nhóm tương hợp thứ hai giữa năm loại Tam Đế và bốn loại Mười Hai Nhân Duyên. Trong sự hổ tương nầy : 

(i) Tục Đế trong năm loại Tam Đế xác định bởi Mười Hai Nhân Duyên có thể suy lường, vì cả hai liên quan đến quan điểm về Hữu. 

(ii) Chân Đế trong năm loại Tam Đế tương quan với Thập Nhị Nhân Duyên Tư Nghị và Bất Tư Nghị liên hệ đến diệt, vì cả hai phản ảnh cái nhìn về Không, là cái khả dĩ tư nghị, và về Chẳng Có Chẳng Không bất tư nghị

(iii) Trung Đạo trong năm loại Tam Đế chỉ tương hợp với Thập Nhị Nhân Duyên Bất Tư Nghị liên quan đến diệt, vì cả hai phản ảnh sự liễu ngộ về thực tánh thuộc Biệt giáoViên giáo (74).

(3) Nhóm tương hợp thứ ba giữa năm loại Tam Đế và bốn loại Tứ Đế. Trong sự hổ tương nầy : 

(i) Tục Đế trong hai loại đầu tiên của Tam Đế được xác định bởi Khổ và Tập trong Vô Sinh Tứ Đế, vì cả hai liên quan đến huyễn hữu. Tục Đế trong ba loại sau cùng của Tam Đế được xác định bởi Khổ và Tập trong Vô Sinh Tứ Đế ( vì cả hai liên hệ đến huyễn hữu), bởi Đạo và Diệt trong Vô Sinh Tứ Đế, vì cả hai liên quan đến tánh Không của huyễn hữu), và bởi Khổ và Tập trong Vô Lượng Tứ Đế (vì cả hai liên quan đến tánh Bất Không của hữu). 

(ii) Chân Đế trong hai loại Tam Đế đầu được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Sinh Tứ Đế, vì cả hai liên quan đến cái thấy tánh Không của huyễn hữu. Chân đế trong loại Tam Đế thứ ba và thứ tư liên quan đến Giả như Chẳng Có chẳng Không, được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Sinh Tứ Đế (vì cả hai phản ảnh cái thấy tánh Không của huyễn hữu), và bởi Khổ đếTập đế qua Vô Lượng Tứ Đế (vì cả hai phản ảnh cái thấy Bất Không của hữu). Chân Đế là loại Tam Đế sau cùng, viên dung Tục ĐếTrung Đạo, được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Sinh Tứ Đế (vì cả hai liên quan đến tánh Không của huyễn hữu, bởi Khổ đếTập đế qua vô Lượng Tứ Đế (vì cả hai liên hệ đến Bất Không của hữu), và bởi Khổ đếTập đế qua Vô Tác Tứ Đế (vì cả hai liên hệ đến Trung Đạo- con đường siêu việt nhận thực chân lý

(iii) Trung Đạo trong loại Tam Đế đầu tiên liên quan đến Chẳng Có Chẳng Không được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Lượng Tứ Đế vì cả hai vượt qua những lối nhìn cực đoan của Không và Giả. Trung Đạo trong loại Tam Đế thứ hai viên dung vạn pháp được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Tác Tứ Đế, vì cả hai xác định rằng thực tại gồm cả Không và Giả. Trung Đạo trong loại Tam Đế thứ ba liên hệ đến Chẳng Có Chẳng Không, được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Lượng Tứ Đế, vì cả hai vượt qua hai lối nhìn cực đoan của Không và Có. Trung Đạo trong loại Tam Đế thứ tư viên dung vạn pháp được xác định bởi Đạo đếdiệt đế qua Vô Tác Tứ Đế, vì cả hai xác định rằng thực tại gồm cả hai Không và Giả. Trung Đạo trong loại Tam Đế sau cùng viên dung vạn pháp được xác định bởi Đạo đếDiệt đế qua Vô Tác Tứ Đế, cả hai tròn đủ vì sự vô phân biệt đối với vạn pháp được xác định.

(4) Nhóm tương hợp thứ tư giữa năm loại Tam Đế đầu tiên và bảy lối nhìn Nhị Đế. Sự hổ tương giữa hai loại Cảnh nầy bỏ ra ngoài hai lối nhìn về Nhị Đế đầu tiên, vì không chứa đựng Trung Đạo. Với lối nhìn Nhị Đế thứ ba và thứ tư, Tục Đế tương hợp với Tục Đế trong năm loại Tam Đế, vì cả hai liên quan đến huyễn hữu. Chân Đế liên hệ đến huyễn hữu như Có và Không, và Bất Không. Với Không mà Chân Đế nói đến, tương hợp với Chân Đế trong năm loại Tam Đế; và với Bất Không tương hợp với Trung Đạo trong năm loại Tam Đế. Trong ba lối nhìn Nhị Đế sau cùng, Tục Đế liên hệ đến tánh Không của huyễn hữu. Đối với hữu mà Tục Đế nói đến, tương hợp với Tục Đế trong năm loại Tam Đế, và Không tương hợp với Chân Đế trong năm loại Tam Đế. Chân Đế chứa đựng Trung Đạo tương hợp với Trung Đạo trong năm loại Tam Đế. (76)

5. Cảnh như Nhất Đế tương hợp với cảnh như Thập Như Thị, như Thập Nhị Nhân Duyên, như Tứ Đế, như Nhị Đế, và như Tam Đế (T33, 706c)

Đây là nhóm tương hợp quan trọng sau cùng giảng rộng về những sự hổ tương nói trên đưa về Nhất Đế. Nhất Đế được xác định trong tương quan với Thập Như Thị, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Đế, Nhị Đế, và Tam Đế. Vì thế, cái Nhất Đế nói lên liên quan đến năm loại Cảnh. Với Trí Khải, điều Nhất Đế đưa ra không gì khác hơn là cảnh gìới Phật được thuyết qua Viên giáo. Vì thế, trong phần hổ tương sau đây, ba chân lý Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo sẽ bị loại trừ,

Chỗ nầy nói lên rằng Một Chân Lý Cứu Kính tương quan với Thập Như Thị thuộc Phật giới, Thập Nhị Nhân Duyên Vô Sinh Vô Diệt Bất Tư Nghị, Vô Tác Tứ Đế, năm loại Chân Đế qua năm lối nhìn Nhị Đế. Điều Trí Khải muốn nói ở đây là, mặc dù Chân Đế diễn đạt Chân Như, Chân Đế ở đây chưa phải là cái có thể diễn đạt được viên mãn Chân Như. Trong khi Chân Đế đứng vào vị thế đối nghịch với Tục Đế, Trung Đạo là cái nhìn thâm diệu viên dung cả hai Tục ĐếChân Đế, và là cái diễn đạt được viên mãn Chân Như. Với nghĩa nầy, Chân Đế có thể và không thể diễn đạt Chân Như. Hơn nữa, Một Chân Như thì liên quan đến năm loại Trung Đạo trong năm loại Tam Đế. Chỗ nầy có ý nói rằng, bởi vì Trung Đạo có thể diễn đạt trọn vẹn Chân Như, và bởi vì bao gồm cả Tục Đế lẩn Chân Đế, phạm vi Tam Đế có thể vượt qua.

6. Cảnh như Vô Phân Biệt Pháp tương quan với Cảnh như Thập Như Thị, như Thập Nhị Nhân Duyên, như Tứ Đế, như Nhị Đế, như Tam Đế, và như Nhất Đế (T33, 706c) 

Ngoài ra, sự tương hợp được đưa ra giữa Vô Đế (No Truth) và sáu loại Cảnh khác. Theo Trí Khải, Vô Đế có đặc tính vượt trên ngôn từ. Đó là sự tĩnh lặng, thâm sâu, không thể diễn tả, ở chỗ chẳng nhị nguyên, chẳng không nhị nguyên, và không liên quan gì đến lối hiểu qua khái niệm. Nói cách khác, Vô Đế chỉ cho một trạng thái rỗng lặng, và trạng thái nầy được nhấn mạnh trong tất cả các loại Cảnh.

Trước hết, Vô Đế tương quan với Thập Như Thị. Trí Khải chủ trương: ‘Như Thị chỉ cho sự vô phân biệt, đồng như tĩnh lặng vượt trên ngôn từ. Tĩnh lặng và rỗng rang không thể diễn đạt bằng lời và hàm ngụ ý nghĩa rằng Thập Như Thị là như vậy (trên ngôn từ và đồng như vô phân biệt pháp)’ (77)

 Thứ hai, Vô Đế tương quan với Thập Nhị Nhân Duyên, Trí Khải chủ trương: ‘Diệt từ vô minh cho đến lão tử chỉ một trạng thái thâm diệu.. Một sự thâm diệu như vậy thì đồng như Vô Đế.’(78)

Thứ ba, Vô Đế tương quan với Tứ Đế. Trí Khải nói: ‘ (Tứ Đế liên hệ đến) sinh sinh thì không thể diễn tả, và cho đến Tứ Đế liên quan đến vô sinh vô sinh cũng không thể điễn đạt.(79) Chỗ nầy đồng như Vô Phân Biệt Pháp.’(80)

Thứ tư, Vô Đế tương quan với Chân Đế trong bảy lối nhìn Nhị Đế. Trí Khải nói: ‘Tất cả bảy loại Chân Đế (qua bảy cái nhìn Nhị Đế) thì không thể diễn tả. Với loại Chân Đế thứ nhất không thể suy lường, cũng như Shen-tzu nói: ‘Ta nghe rằng ( khi người đạt đến) giải thoát, không thể nói bằng lời.’(Nếu loại Chân Đế thứ nhất không thể được diễn đạt) làm cách nào sáu loại Chân Đế sau cùng được diễn đạt?’(81)

Thứ năm, Vô Đế tương quan với lý Trung Đạo qua năm loại Tam Đế. Trí Khải giải thích: ‘(Lý Trung Đạo chứa đựng cái nhìn) không sinh tử chẳng Niết Bàn. Điều nầy nói rằng không hai cực đoan cũng không Trung Đạo, và năm loại Trung Đạo cũng đồng như Vô Phân Biệt Pháp.’(82)

Thứ sáu, Vô Đế tương quan với Chân Lý Cứu Cánh. Trong trường hợp Chân Lý Cứu Cánh, Trí Khải trước hết nhìn như hư không. Hư không cũng không có Nhất Đế, vì vậy Nhất Đế cũng là Vô Đế. Như Trí Khải nói: ‘Chân Lý Cứu Cánh được gọi tên là hư khôngHư không thì không có bất cứ thực thể, làm thế nào có một cái là cứu cánh? (không cả một Nhất Đế) đồng như Vô Đế.’(83)

Kết luận, những diễn tả trên về sáu sự hổ tương qua các loại Cảnh khác nhau là phần quan trọng thứ hai trong Diệu Cảnh. Xuyên qua hệ thống tương hợp phức tạp như trên, tất cả sáu loại nói về chân lý hoặc sự thật khách quan được nhìn như một toàn thể bất khả phân ly, vì liên hệ lẩn nhau khi chuyển đạt cùng thực tại mang những khía cạnh sai khác. Cái Trí Khải muốn nói qua những tương hợp nầy là chân lý mang cả hai hình dạng nhiều và một. Đa dạng hợp với cả sáu loại Cảnh khi đưa ra những bộ mặt khác nhau của thực tại, và nhất dạng đưa sáu cảnh hợp nhất với Chân Như. Cái dụng của hai mặt nầy được trình bày qua hệ thống phân loại của Trí Khải liên quan đến Tứ giáo. Trong rường cột Tứ giáo, mỗi loại Cảnh như chân lý được chia ra làm bốn loại tương quan lẩn nhau. Cùng loại Cảnh không những đồng như nhau mà còn xác định những loại Cảnh khác. Càng nhiều loại Cảnh trong mỗi nhóm tưong quan nhau, Nhất Đế trong nhóm tương hợp sau cùng được đưa về chỗ hợp nhất tất cả các Cảnh. Điều nầy có nghĩa rằng Nhất Đế bao gồm tất cả chân lý, và tất cả các loại chân lý là những định nghĩa khác nhau của Nhất Đế.

Trong phần luận về Cảnh như chân lý của Trí Khải, chân lý được phân tích liên quan đến những khái niệm về chân lý khác nhau. Điều nầy có nghĩa rằng mối quan tâm của Trí Khải không phải chỉ là chính vấn đề chân lý, nhưng còn là vấn đề chân lý được tiếp nhận như thế nào. Chỗ nầy bởi vì chân lýthực tại khách quan, và việc đạt đến chân lý lại liên quan đến tâm chủ quan của chúng sinh. Vì vậy, trình bày đúng cái chân lý là, và đưa ra những khái niệm khác nhau về chân lý thì đều quan trọng như nhau. Đề tài chân lý chính nó được Trí Khải phát họa qua lối Đại Sư phân tích về Cảnh như Thập Như Thị, như Tam Đế và như Nhất Đế. Thập Như Thị diễn tả một cách cụ thể đặc tính của Chân Như. Tam Đế đưa ra ba mặt dựng lập Chân Như. Nhất Đế đồng nghĩa với Chân Như, đó là, Nhất Đế là Chân Như, và Chân Như là Nhất Đế, là cái chuyển đạt thực tánh bao gồm vạn pháp, và có thể bao gồm tất cả Cảnh như thực.

Diễn đạt đúng cái chân lý là, xác định được nhiều lối hiểu khác nhau về chân lý hoặc thượng hoặc hạ, là tiến về hệ thống phân loại của Trí Khải qua Tứ giáo. Vì lối hiểu về chân lý thuộc Viên giáo được xem là lối hiểu siêu việt nhất, Viên giáo cũng được nhìn nhận là đường lối diễn đạt Chân Như. Tuy nhiên, với những chúng sinh chọn đi qua con đường tiệm tiến trước khi đạt đến giải thoát, ba lối hiểu khác về chân lý, được xem là kém so với Viên giáo, thuộc về Tạng, Thông, và Biệt giáo, cũng được nhìn nhận là có giá trị. Trong lối nhìn cứu cánh của Viên giáo, mỗi một cửa trong ba cửa nầy là mỗi một bước tiến dần về Viên giáo. Với đường lối nầy, Tứ giáo không chỉ phục vụ như tiêu chuẩn phân loại các khái niệm khác nhau về chân lý, nhưng cũng là hệ thống gồm thu những tiến trình khác nhau của người tu, từ đó những thú lớp chứng đắc thuộc Tứ giáo lần lượt hiển lộ. Phân biệt những thứ bậc chứng đắc là để nói rằng chứng đắc có thể được phân ra làm bốn loại qua Tứ giáo. Bằng cách so sánh pháp thô và pháp tế, sự chứng đắc của Viên giáo được xem là cứu cánh, với nghĩa đó là sự chứng đắc Phật giới. Vì vậy, mục tiêu sau cùng với phương sách của Trí Khải qua sự phân biệt những thứ lớp chứng đắc khác nhau là để nhấn mạnh đến sự chứng đắc cứu cánh của Phật địa mà tất cả chúng sinh nên hướng về. Đề mục theo sau là, tại sao chứng đắc Phật giớicứu cánh, và tại sao đạt đến Phật giới là điều quan trọng đến như vậy? Trí Khải lập luận rằng Viên giáo gắn liền với Phật giới là để giải thoát tất cả chúng sinh, khác với ba giáo pháp kia nhắm vào sự thích ứng với những tầng lớp thính chúng. Tại sao Phật giới phổ quát? Trí Khải luận rằng Phật tánh là cái khiến chúng sinh đạt được Phật giới. Bởi vì Phật tánh có sẳn trong chúng sinh, tất cả chúng sinh tương ứng với khả năng đạt đến Phật địa. Vì thế, Phật địa có cho tất cả chúng sinh, và chỉ với mục tiêu cứu cánh nầy, giải thoát cùng khắp được tiếp nhận. Về ý nghĩa đạt đến Phật địa, với cái nhìn của Trí Khải, phổ độtinh thần của Phật giáo Đại thừa, và đưa đến con đường vô tận của Bồ tát vào đời để cứu giúp chúng sinh. Tự giác hợp với giác tha đưa đến sự chứng đắc Phật giới. (84)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.