Lời Tựa

10/10/201012:00 SA(Xem: 44406)
Lời Tựa

KINH AN BAN THỦ Ý LƯỢC GIẢI 
Thích Đạt Đạo biên soạn

LỜI TỰA CHO KINH AN BAN THỦ Ý


An Ban (anapanna), ấy là xe lớn của chư Phật để cứu chúng sanh nổi trôi. Nó có sáu việc nhằm trị sáu tình. Tình, có trong ngoài. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm gọi là trong. Sắc, tiếng, mùi, vị, trơn thô, tà niệm gọi là ngoài.

Kinh nói: “Các biển mười hai việc”. Là nói sáu tình trong ngoài nhận lấy hạnh tà, như biển nhận sông, kẻ đói mơ cơm, ấy là vì không bao giờ thỏa đủ.

Tâm vươn tràn lan, không nhỏ gì là không chen vô, lẹ làng phảng phất ra vào không ngớt, trông không thấy hình, lắng không nghe tiếng, đón không có trước, tìm không có sau, sân niệm nhỏ nhặt, tóc tơ chẳng dáng. Trời thần tiên thánh không thể hiểu rõ. Lặng nẻo ở đây, hoá mọc chỗ kia, người phàm chẳng thấy, nên gọi là ấm. Giống như nhà nông khù khờ gieo cải, vung tay liệng hạt, có tới vạn ức. Người đứng bên không thấy dáng, kẻ gieo không biết số. Một hạt mục dưới đất thì muôn cây mọc trên mặt. Trong khoảnh khắc, tâm chín trăm sáu mươi lần chuyển, một ngày một đêm mười ba ức ý. Ý có một thân, mà tâm không tự biết, như kẻ gieo giống kia. Cho nên, thiền định thì cột ý vào hơi thở, đếm một đến mười. Đếm mười không lầm thì định ý ở đó. Tiểu định ba ngày, đại định bảy ngày, vắng không niệm khác, yên lặng như chết. Ấy gọi nhất thiền.

Thiền bỏ là bỏ mười ba ức ý niệm dở, đã đạt được định bằng đếm, chuyển niệm qua tùy, vứt bỏ tám món thì chính có hai ý. Ý định ở tùy do việc đếm số. Bẩn dơ tiêu hết, tâm hơi trong sạch gọi là nhị thiền.

Lại vứt đi một ý, chú ý vào đầu mũi, thì gọi là chỉ. Hành thiền đạt chỉ thì ba độc, bốn đường, năm ấm, sáu tối, mọi dơ đều dẹp. Tâm sáng rõ ràng hơn chân minh nguyệt, dâm tà dơ tâm, như gương ở bùn, cấu dơ quấy bẩn, đưa lên chiếu trời, úp xuống thấy đất, thông suốt thấy rõ tới muôn cõi. Tuy trời đất có lớn, thì không một cái to lớn nào có thể thấy. Sở dĩ như vậy là do nó bị bẩn dơ. Cái bẩn làm dơ tâm, còn hơn gương kia. Nếu có được thầy giỏi cạo gội lau chùi đến nổi bụi mỏng hơi che cũng sạch không còn, thì cầm lên để soi, lông tóc nét mặt không nhỏ gì là không thấy ấy là vì bẩn hết cho nên khiến được sáng vậy. Tình tràn thì ý lan, niệm muôn, mà không biết một, giống như ở chợ buông lòng nghe theo rộng thấu mọi tiếng nói, lui về ngỏ mà nhớ lại, không biết lời nói của một người. Tâm buông ý tan thì bẩn che chỗ thông. Nếu mình ở chỗ vắng, tâm lặng lẽ suy, chí không ham tà, nghiêng tai lắng nghe thì muôn câu không sót, một lời vẫn nhớ. Ấy là do tâm lắng, ý trong. Thiền định ngừng ý treo ở đầu mũi, đó gọi là tam thiền.

Trở lại thân, từ đầu đến chân, xét kỷ nhiều lần, đồ dơ trong thân, lông tóc xồm xoàm, như thấy mủ chảy, theo đó xem rõ hết trời đất người vật, thịnh cũng như suy, không gì tồn tại mà không tiêu vong, tin Phật ba báu, mọi tối đều sáng, ấy gọi tứ thiền.

Đưa tâm về niệm, các ấm đều diệt, ấy gọi là hoàn. Dục dơ vắng sạch, tâm không còn tưởng, ấy gọi là tịnh.

Người đạt được hạnh an ban, thì tâm họ sáng, đưa mắt xem trông thì không gì tối mà không thấy, việc xưa vô số kiếp và sắp tới cùng người vật hiện tại đang đổi thay ở các cõi, trong đó có đức Thế Tôn giáo hoá đệ tử đọc theo, không xa gì là không thấy, không tiếng gì là không nghe, nhanh nhẹn nhẹ nhàng, còn mất tự do, lớn sánh tám phương, nhỏ gom đầu lông, ngăn trời đất, giữ mạng sống, hiếp đức thần, phá lính trời, rung vũ trụ, dời các cõi, có tám bất tư nghì, trời chẳng thể lường, thần đức vô hạn. Ấy do sáu hạnh vậy.

Đức Thế Tôn, xưa sắp giảng kinh này thì vũ trụ rung chuyển, trời người đổi nét mặt, ba ngày “an ban”, không ai có thể hỏi. Do đó, đức Thế Tôn hoá ra hai người, một người hỏi, một vị tôn chủ diễn thuyết, kinh này mới ra đời. Đại sĩ thượng nhân cử sáu chúng mười hai nhóm, không ai là không chấp hành.

Bồ tát An Thanh, tự Thế Cao, con của đích hậu vua An Tức, nhường nước cho chú, đi khỏi lánh xứ mình, phơi phới tiến lên, bèn tới Kinh đô. Con người này học rộng biết nhiều, nắm hết ý thần, gôm luôn bảy chính, phong thủy cát dung, núi đổ đất rung, các món châm cứu, xem mặt biết bệnh, chim thú kêu hót, không tiếng gì là không hiểu, mang lòng nhân rộng như trời đất, thương người dân đen tăm tối, nên trước khâu lỗ tai, mở đôi mắt, muốn cho họ thấy nghe rõ ràng, rồi từ từ mới diễn bàng sáu độ chính chân, dịch Kinh An Ban bí áo. Người học nổi lên ùn ùn, không ai là không bỏ nết bẩn dơ, mà đến đức trong trắng.

Tôi sinh muộn màng, mới biết vác củi, cha mẹ đều mất, ba thầy viên tịch, ngửa trông mây trời, buồn không biết hỏi ai, nghẹn lời trông quanh, lệ rơi lặng lẽ. Song phước xưa chưa hết, nên gặp được Hàn Lâm từ Nam Dương, Bỉ Nghiệp từ Dĩnh Xuyên và Trần Huệ từ Cối Kê. Ba vị hiền này tin đạo dốc lòng, giữ đức ngay thẳng, canh cánh lo lắng, lòng đạo không mỏi. Tôi đi theo xin hỏi, ý đồng lý hợp, nghĩa không sai khác. Trần Huệ chú nghĩa. Tôi giúp châm chước[1]. Không do thầy thì không truyền, không dám tự do. Lời nhiều thô lỗ, không diễn hết ý Phật. Các vị minh triết hiền năng, xin cùng đến xem. Nghĩa cũng suy suyển, thêm thánh sau định, để cùng làm rõ sự dung hợp thánh thần.

 

[1] Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 324a 27- b1 trích một đoạn thế này: “Khương Tăng Hội chú thích kinh An Ban Thủ Ý, đề tựa nói: “Kinh này do Thế Cao dịch, lâu bị chìm che, nhờ gặp Hàn Lâm từ Nam Dương, Bỉ Nghiệp từ Dĩnh Xuyên, Trần Huệ từ Cối Kê, ba vị hiền này tin đạo dốc lòng, Hội cũng xin hỏi. Nên Trần Huệ giải nghĩa. Tôi giúp châm chước”

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.