Lời Sau Cùng

10/06/201012:00 SA(Xem: 23066)
Lời Sau Cùng

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

(Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán,
Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 (1992))
Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Hoàng Niệm Tổ chú giải - Như Hòa dịch Việt

 Lời sau cùng

 Chú giải kinh tạm xong, lại xin bày tỏ đôi lời. Niệm Tổ tôi chướng sâu, phước mỏng, kiếp phù sinh mấy chục năm trôi nổi lênh đênh trong chốn phiền não, may được từ quang chiếu dội nên mới được dừng nghỉ. Bởi thế, tôi cảm ân, báo ân, liều chết chú giải kinh.

Năm Kỷ Mùi (1979), gạt bỏ việc đời, tìm đủ các kinh luận Trung Hoa, ngoại quốc, khổ tâm tìm tòi, tham khảo, trăn trở suy nghĩ suốt cả hai năm; mãi đến năm Đinh Dậu (1981) liền đóng cửa tạ khách, nhất tâm chú giải. Trong năm ấy, hoàn tất bản thảo đầu tiên; năm kế, hoàn tất bản thảo thứ hai. Năm tiếp đó, chợt bị bịnh nặng, sức chẳng kham nổi, huyết áp tăng cao (220/120), tim bị loạn nhịp, xuất hiện tử mạch. Bởi vậy, trong năm Quý Hợi (1983) phải tạm ngưng viết, đóng cửa tiềm tu; mỗi ngày niệm Phật tu pháptrì chú vài vạn câu.

Mùa Xuân năm Giáp Tý (1984), y tá cảnh cáo phải chú ý nghỉ ngơi, nhưng tôi thấy vô thường nhanh chóng, thời gian chẳng chờ đợi mình, sợ chưa viết xong sách đã mất mạng, chẳng dám nghỉ ngơi để tự giữ thân. Do đó, cố gắng viết hoàn tất bản thảo thứ ba. Mất cả sáu năm mới tạm hoàn tất. Trí cạn lực cùn nên bản chú giải ắt có nhiều điểm sai lầm. Vì vậy, trước hết chỉ in cảo bản để rộng cầu được các bậc thức giả chỉ ra những chỗ sai lầm rồi sửa đổi sau, chỉ mong tạm bày sơ lược ý kinh để báo ân Phật.

Suốt mấy năm tận lực chú giải kinh, hoặc gặp khi trời quá nóng, mồ hôi thấm ướt bản thảo; hoặc có lúc cảm xúc ân Phật, lệ đẫm nét bút; hoặc có lúc toàn thân lông tóc dựng cả lên, ý tứ, câu văn cứ tuôn tràn ra; hoặc có lúc đang bế tắc chợt hiểu ra, vỗ bàn kêu lớn!

Tôi vốn toan báo ân Phật, nhưng càng muốn báo ân càng cảm thấy ân Phật khó báo. Phát tâm chú giải thì lại do chú giải mới càng thấy ý nghĩa kinh thật u huyền. Đối với lẽ Thiền, Tịnh, Mật dung thông nhất vị, phương tiện rốt ráo trì danh, cảnh giới sự sự vô ngại trong Đại kinh, càng suy xét sâu hơn càng thấy biển cả Phật pháp viên dung tuyệt hẳn đối đãi, vi diệu, tinh thâm chẳng thể cùng tận; mới biết là Đại kinh như biển cả, còn lời chú giải ở đây chưa bằng nổi giọt nước đọng nơi đầu sợi lông. Chỉ mong người khác tự tin nơi bản thân mình, do giọt nước này sẽ biết đến biển cả.

Pháp này viên dung, siêu tình ly kiến, như những hạt châu nơi lưới Thiên Đế trùng trùng vô tận. Vô biên lời răn dạy, vô tận đà ra ni, tám vạn bốn ngàn pháp môn, hết thảy vô lượng vô biên diệu pháp như thế đều có thể nhập vào trong mỗi một pháp, như quang sắc tỏa ra từ ngàn viên châu đều nhập trong mỗi một viên châu. Trong mỗi một viên châu gồm trọn ngàn viên châu. Bởi thế, Đại kinh gồm trọn vô tận tạng. Sáu chữ hồng danh gồm trọn hết thảy pháp. Tịnh Độ chính là Thiền.

Kinh nói: ‘Dùng cái tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật… chẳng nhọc phương tiện, tự được tâm khai’‘Chỉ cần niệm A Di Đà đã là vô thượng thâm diệu thiền’. Tịnh tông cũng chính là Mật, một câu Di Đà chính là chơn ngôn (câu đầu của chú Vãng Sanh chính là thánh hiệu Di Đà bằng tiếng Phạn. Namo amitabhaya tathagataya: NamA Di Đà Như Lai). Hơn nữa, ‘tiếng và chữ chính là Thật Tướng’. Bởi thế, trì danh chẳng khác gì trì chú, niệm Phật chính là niệm Thật Tướng, thẳng đến cứu cánh chẳng thể nghĩ bàn.

Nếu xét theo lý thể thì ‘pháp này bình đẳng, chẳng có cao thấp’. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, pháp nào cũng dẫn về Viên Đốn, môn nào cũng là hạt châu nơi lưới Thiên Đế. Bởi thế, những lời lẽ tán dương Tịnh Độ trong bản chú giải đây cũng là lời tán dương Thiền, ca tụng Mật, khen ngợi hết thảy pháp.

Phật pháp như chiên đàn cắt thành miếng, miếng nào cũng thơm; như đổ thủy ngân ra, giọt thủy ngân nào cũng tròn xoe. Nếu luận về mặt thích ứng căn cơ thì thiên sai vạn biệt, khó dễ cả một trời một vực, trong đại bình đẳng hiển lộ sự sai biệt đến tột cùng. Trong ngàn muôn viên châu, chỉ có một viên ngọc Tịnh pháp đối với kẻ phàm phu còn đầy dẫy phiền não là dễ nghe, dễ biết, dễ tin, dễ nhập. Trong hết thảy pháp, Tịnh Độ là pháp dễ hành nhất.

Pháp môn Tịnh Độ lại gồm trọn muôn pháp, đốn siêu tam thừa, tâm này làm Phật, tâm này là Phật, đương hạ cứu cánh. Niệm Phật chính là có công tu đức thì Phật hiệu chính là tánh đức mới hiển. ‘Bằng với chư Thánh trong một lời, vượt khỏi ba a tăng kỳ trong một niệm’, nhiếp khắp muôn loại, hội quy Nhất Thừa, vượt ngang khỏi tam giới, chứng trọn bốn cõi Tịnh Độ. Vì thế, trong hết thảy pháp, trước hết phải hoằng dương Tịnh Độ.

Pháp môn vi diệu thù thắng như vậy ‘chỉ có Phật với Phật mới có thể thấu hiểu rốt ráo’. Niệm Tổ là kẻ hạ ngu dám đâu lạm bàn, kính mong chư vị Tăng, tục khắp nơi, những bậc đại đức tu lâu, chẳng tiếc lòng từ bi chỉ dạy đính chánh cho, thật mong lắm thay.

Hoàng Niệm Tổ cung kính đảnh lễ

Đầu Thu năm Giáp Tý




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :