Chương 5: Quà tặng trở về

23/02/20162:38 CH(Xem: 3307)
Chương 5: Quà tặng trở về

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ 

Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014

Chương 5 QUà TẶng TrỞ Về

1. Chánh VĂn
佛言. 人愚吾以為不善. 吾以四等慈. 護濟之. 重以惡來 者. 吾重以善往. 福德之氣. 常在此也. 害氣重殃. 反在于彼.
 有人聞佛道. 守大仁慈. 以惡來. 以善往. 故來罵. 佛默 然不答愍之. 癡冥狂愚使然. 罵止問曰. 子以禮從人. 其人 不納. 實禮如之乎. 曰持歸. 今子罵我. 我亦不納. 子自持歸. 禍子身矣. 猶響應聲. 影之追形. 終無免離. 慎為惡也 Dịch nghĩa phật dạy: người không hiểu như Lai mà làm điều bất thiện, như Lai dùng Bốn tâm vô lượng che chở và cứu giúp. họ nhiều lần đem điều ác đến, thì như Lai đáp lại bằng những điều lành. Tính chất phước đức là ở chỗ đó. Còn việc hại người, thì chỉ thêm tai ương, trở lại hại thân mình. Có người nghe phật chủ trương giữ lòng đại nhân từ, đáp lại điều ác bằng điều lành, nên đến mắng nhiếc, phật yên lặng không đáp, chỉ xót thương cho họ, vì họ bị sai khiến bởi ngu muội, cuồng mê. họ mắng xong, Đức phật hỏi: ông đem lễ phẩm cho người, người ta không nhận, lễ phẩm thực sự về đâu? Đáp: Thì 
tôi mang về. phật nói: hôm nay ngươi mắng Ta, Ta không nhận những điều đó, thì ông nên tự mang về, quả là tội cho thân ngươi. Cũng như vang theo tiếng, bóng theo hình, không thể trốn tránh. hãy cẩn thận chớ làm ác.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 1, số 099, Kinh Tạp A-hàm, quyển 42, kinh số 1152. Tống, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch. Tôi nghe như vầy: Một thời Đức phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳđà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một thiếu niên Bà-la-môn tên Tân-kì-ca, đến chỗ phật, ở trước mặt Thế Tôn dùng những lời bất thiện, thô ác, sân si, mạ lỵ, chỉ trích phật. Bấy giờ Thế Tôn bảo thiếu niên Tân-kì-ca: - Vào những ngày tốt, anh có mời bà con thân thuộc hội họp không? Tân-kì-ca bạch phật: - Có, bạch Cù-đàm! phật nói với Tân-kì: - nếu những người bà con thân tộc của anh không nhận vật thực thì sẽ thế nào? Tân-kì bạch phật: - nếu họ không nhận vật thực thì vật thực ấy trở về tôi. phật nói với Tân-kì: - Cũng vậy, ở trước mặt như Lai anh nói ra những lời mạ nhục, chỉ trích thô ác, bất thiện. Cuối cùng Ta không nhận, thì những lời trách mắng như vậy sẽ thuộc về ai? Tân-kì bạch phật: - như vậy, thưa Cù-đàm, tuy người kia không nhận, nhưng vì đã tặng nhau nên coi như đã cho rồi. phật bảo Tân-kì: - như vậy, không gọi là quà tặng nhau, thì đâu được gọi là cho nhau? Tân-kì hỏi: - Thế nào mới gọi là quà tặng nhau, gọi là cho nhau? Thế nào gọi là không nhận quà tặng nhau, không gọi là cho nhau? phật bảo Tân-kì: - hoặc sẽ như vầy: Mắng thì trả mắng, sân thì trả sân, đánh thì trả đánh, đấu thì trả đấu; gọi là quà tặng nhau, gọi là cho nhau. Lại nữa, Tân-kì, hoặc bị mắng mà không trả mắng, sân không trả sân, đánh không trả đánh, đấu không trả đấu; nếu như vậy thì không phải là quà tặng nhau, không gọi là cho nhau. Tân-kì bạch phật: - Bạch Cù-đàm! Tôi nghe chuyện xưa có vị Trưởng lão Bàla-môn, kỳ cựu, được trọng vọng, là bậc Đại sư hành đạo, nói: ‘như Lai, ứng Cúng, Đẳng Chánh giác bị người mạ nhục, sân nhuế, chỉ trích trước mặt, vẫn không sân, không giận’. Mà nay Cù-đàm (307b) có sân nhuế chăng?
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Không sân sao có sân, Chánh mạng để chế ngự; Chánh trí, tâm giải thoát, người trí tuệ không sân. người lấy sân báo sân, Thì chính là người ác; Không lấy sân báo sân, Chế ngự giặc khó chế. Không sân thắng sân nhuế, Ba kệ nói như trước. Bấy giờ, thiếu niên Tân-kì bạch phật: - Bạch Cù-đàm, con xin hối lỗi. Con thật ngu, thật si, không biết phân biệt, bất thiện, ở trước mặt Sa-môn Cù-đàm dám nói ra lời trách mắng, sân si, thô ác, bất thiện. Sau khi nghe những gì phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ rồi ra về. (Tạp A-hàm, tập 3, Thích Đức Thắng dịch,  kinh 1052, Tân-kì-ca, nXB.phương Đông, 2010, tr.226-229)
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099, 雜阿含經, 卷第四十二 , 一一 五二. 宋天竺三藏求那跋陀羅譯.
如是我聞. 一時. 佛住舍衛國祇樹給孤獨園. 時. 有年少賓耆迦 婆羅門來詣佛所. 於世尊面前作麁惡不善語. 瞋罵呵責. 爾時. 世尊 告年少賓耆迦. 若於一時吉星之日. 汝當會諸宗親眷屬耶. 賓耆白佛. 如是. 瞿曇.佛告賓耆. 若汝宗親不受食者.當如之何. 賓耆白佛. 不受 食者. 食還屬我. 佛告賓耆. 汝亦如是. 如來面前作麁惡不善語. 罵辱
呵責. 我竟不受. 如此罵者. 應當屬誰. 賓耆白佛. 如是. 瞿曇. 彼雖不 受. 且以相贈. 則便是與. 佛告賓耆. 如是不名更相贈遺. 何得便為相 與. 賓耆白佛. 云何名為更相贈遺. 名為相與. 云何名不受相贈遺. 不 名相與. 佛告賓耆. 若當如是罵則報罵. 瞋則報瞋. 打則報打. 鬪則報 鬪. 名相贈遺. 名為相與. 若復. 賓耆. 罵不報罵. 瞋不報瞋. 打不報打. 鬪不報鬪. 若如是者. 非相贈遺. 不名相與. 賓耆白佛. 瞿曇. 我聞古昔 婆羅門長老宿重行道大師所說. 如來. 應. 等正覺. 面前罵辱. 瞋恚訶 責. 不瞋不怒. 而今瞿曇有瞋恚耶.爾時. 世尊即說偈言. 無瞋何有瞋. 正命以調伏.正智心解脫. 慧者無有瞋.以瞋報瞋者.是則為惡人.不以 瞋報瞋. 臨敵伏難伏. 不瞋勝於瞋.三偈如前說. 爾時. 年少賓耆白佛 言. 悔過. 瞿曇. 如愚如癡. 不辯不善. 而於沙門瞿曇面前麁惡不善語. 瞋罵呵責. 聞佛所說. 歡喜隨喜. 作禮而去.
2.2. Tư liệu nikaya Kinh Tương ưng bộ, kinh phỉ báng. Một thời Thế Tôn trú ở ràjagaha (Vương-xá), Veluvana (Trúc-lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được nghe Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. ông phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói những lời nói không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn. Được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja: - này Bà-la-môn, ông nghĩ thế nào? Các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm ông không?
- Thưa Tôn giả gotama, thỉnh thoảng, các thân hữu, bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm tôi. - này Bà-la-môn, ông nghĩ thế nào? ông có sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm không? - Thưa Tôn giả gotama, thỉnh thoảng tôi sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm, các loại đồ nếm. - nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về ai? - Thưa Tôn giả gotama, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về lại chúng tôi. - Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng; nhiếc mắng chúng tôi là người không nhiếc mắng; gây lộn với chúng tôi là người không gây lộn; chúng tôi không thâu nhận sự việc ấy từ ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại ông. này Bà-la-môn, sự việc ấy chỉ về lại ông. này Bà-la-môn, ai phỉ báng lại khi bị phỉ báng, nhiếc mắng lại khi bị nhiếc mắng, gây lộn lại khi bị gây lộn, thời như vậy, này Bà-la-môn, người ấy được xem là đã hưởng thọ, đã san sẻ với ông. Còn chúng tôi không cùng hưởng thọ sự việc ấy với ông, không cùng san sẻ sự việc ấy với ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại ông! này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại ông! nhà vua và vương cung, vương thần nghĩ rằng: “Sa-môn gotama là vị A-la-hán”. Tuy vậy Tôn giả gotama nay đã phẫn nộ. (Thế Tôn): Với vị không phẫn nộ/ phẫn nộ từ đâu đến?/ Sống chế ngự, chánh mạng/ giải thoát, nhờ chánh trí/ Vị ấy sống như vậy/ 
Đời sống được tịch tịnh/ những ai bị phỉ báng/ Trở lại phỉ báng người/ Kẻ ấy làm ác mình/ Lại làm ác cho người/ những ai bị phỉ báng/ Không phỉ báng chống lại/ người ấy đủ thắng trận/ Thắng cho mình, cho người/ Vị ấy tìm lợi ích/ Cho cả mình và người/ Và kẻ đã phỉ báng/ Tự hiểu, lắng nguôi dần/ Bậc y sư cả hai/ Chữa mình, chữa cho người/ Quần chúng nghĩ là ngu/ Vì không hiểu Chánh pháp. Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn: - Thật là vi diệu thay, Tôn giả gotama!.., Con xin quy y Thế Tôn gotama, quy y phápquy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả gotama cho con được xuất gia tu học với Tôn giả gotama, được thọ Đại giới. Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được xuất gia với Tôn giả gotama, được thọ Đại giới. Được thọ Đại giới không bao lâu, Tôn giả Akkosaka Bhàrahvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: Đó là vô thượng cứu cánh phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí, tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”. Và Tôn giả Akkosaka Bhàradvàkja trở thành một vị A-lahán nữa. (Kinh Tương ưng bộ, tập 1, chương bảy, Tương ưng Bà-la- môn, phẩm A-la-hán thứ nhất, kinh phỉ báng,  Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1993, tr.352-356) 
3. nhận Định gây ra nhân xấu, tất lãnh quả xấu. nguyên lý nhân quả bao trùm và chi phối mọi lãnh vực của đời sống. Cùng một nội dung câu chuyện trong chương năm của kinh Tứ thập nhị chương, nhưng được phát hiện gần như đầy đủ trong cả hai nguồn tư liệu quan trọng là kinh điển hán tạng và kinh điển nikaya. riêng về tư liệu hán tạng, ngoài bản kinh Tân-kì-ca trong Tạp A-hàm, thì nội dung tương tự còn được phát hiện trong ĐTKĐCTT, tập thứ 2, kinh số 100, kinh Biệt dịch Tạp A-hàm, quyển thứ tư, kinh số 75. Điều đó đã góp phần vẽ nên bối cảnh chắc thật và cụ thể về cơ sở xuất hiện của bản kinh. hãy cẩn thận, chớ làm ác là thông điệp quan trọng được chuyên chở từ chương này.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.