Thư Viện Hoa Sen

Kệ Ngôn 33 & 34: Người Tu Cần Phải Hiểu Tâm Mình

20/12/20203:55 SA(Xem: 3490)
Kệ Ngôn 33 & 34: Người Tu Cần Phải Hiểu Tâm Mình
blank
Kệ Ngôn 33 & 34: 
Người Tu Cần Phải Hiểu Tâm Mình
Giảng sư: TT. Thích Giác Đẳng

Tâm yếu đuối giao động
Nhiếp, hộ thật khó khăn
Như thợ khéo chuốt tên
Bậc trí gìn tâm thẳng
Tâm (tu) vùng vẫy mạnh
Như cá trên đất khô
Tách ra khỏi thủy tánh
Hãy đoạn tận ma lực
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali
Phandana.m capala.m citta.m durakkha.m dunnivaaraya.m
Uju.m karoti medhaavii usukaaro-va tejana.m.
Vaarijo-va thale khitto okamokataubbhato
Pariphandati-mida.m citta.m maaradheyya.m pahaatave.
Minh Hạnh chuyển biên


DUYÊN SỰ

Tỳ kheo Meghiya lúc đang làm thị giả cho Đức Phật lại nóng lòng muốn vào rừng tu thiền. Đức Phật xét thấy điều nầy không mang lại sự tăng tiến cho thầy nên khuyên hãy chờ đến lúc thích hợp. Tỳ kheo Meghiya không nghe lời khuyên nên bỏ vào rừng một mình. Sau một thời gian luôn bị phiền não chi phối nên trở về chỗ Đức Phật. Đức Từ Phụ đã dùng hai kệ ngôn trên để mang lại pháp nhãn cho thầy.

TT Giác Đẳng: Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về hai bài kệ 33 và 34 trong kinh Pháp Cú và hai bài kệ này là hai bài đầu tiên của phẩm thứ ba là phẩm Tâm . Hai bài kệ được thuyết trong một duyên sự, và không những cùng một duyên sự mà lại có yý nghĩa liên quan với nhau do vậy chúng ta sẽ nói về hai bài kệ trong buổi giảng hôm nay. Phandana.m capala.m citta.m durakkha.m dunnivaaraya.m

Uju.m karoti medhaavii usukaaro-va tejana.m.

Tâm yếu đuối giao động
Nhiếp, hộ thật khó khăn
Như thợ khéo chuốt tên
Bậc trí gìn tâm thẳng

Vaarijo-va thale khitto okamokataubbhato
Pariphandati-mida.m citta.m maaradheyya.m pahaatave.

Tâm (tu) vùng vẫy mạnh
Như cá trên đất khô
Tách ra khỏi thủy tánh
Hãy đoạn tận ma lực


Hai bài kệ này mới nghe dường như rất gần gủi nhau như là trùng lập, tuy vậy chúng ta có thể nói rằng ở đây có một số điểm hết sức quan trọng, chúng ta cần phân biệt, kể cả về mặt từ ngữ.

Một lần nữa chúng ta lại nhìn thấy một ví dụ mà Đức Phật Ngài dùng để chỉ một trạng thái của tâm, là người Phật tử hay ngay cả không phải Phật tử, chúng ta đều nhận rằng nền văn hóa của đạo Phật là nền văn hóa tâm linh, và con đường tu Phậtcon đường tu tâm, do có thể an tịnh được tâm trí lắng đọng được phiền não cuối cùng chúng ta có thể thành tựu chánh trívì vậy con đường thanh tịnh hóa nội tâm là một trong những điều thiết yếu khi nói đến sự tu Phật. Chúng ta không thể phủ nhận được điều này, và khi Đức Phật Ngài đề cập đến sự tu tập nội tâm, thì Ngài nhắc cho chúng ta biết rằng nội tâm của mỗi chúng ta vốn dĩ là một trạng thái không phải đơn giản, ngay cả ở một người đơn giản nhất, đó là một nội tâm dễ hoảng hốt và dễ dao động.

Dễ hoảng hốt là bởi vì con người trong đời sống ai cũng thích tìm về một thế giới bình yên, không phải chỉ có thế giới bình yên làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy vững lòng, mà chúng ta luôn luôn tìm cách để nhốt mình vào trong tháp ngà, và tìm thấy sự che chở trong sự che chở này dường như chúng ta thấy rằng ít nhất cũng có 5, 7 phần được bảo đảm sự an bình của mình, do vậy chúng ta luôn luôn mong mỏi rằng mình không gặp tai ương nào.

Như vậy nói rằng cuộc sống là một cái gì bấp bênh vô định, không phải chỉ có những tai ương, không phải chỉ những tai bay hoạ gửi đến bất ngờ, mà ngay cả cái vui cái buồn ở trong đời sống như Đức Phật Ngài đề cập đến 8 ngọn gió đời khen chê vui khổ, đặng danh mất danh, đặng lợi mất lợi. Cái đặng cái thất cũng làm cho chúng ta hồi hộp, cũng làm cho chúng ta phân tán, làm cho chúng ta lo sợ. Chúng ta càng ưa thích nhiều thì chúng ta lại càng lo sợ nhiều, tham muốn sanh ra lo sợ, và sự lo sợ đó là một bản năng tìm ẩn trong mỗi chúng ta, và rất dễ dàng để nỗi lo sợ, nỗi hoảng hốt trổi dậy. Và bởi vì hoảng hốt là một bản chất cố hữu của nội tâm chúng ta, do vậy dẫn đến tình trạng gọi là khó trì, khó giết .

Chúng ta cứ tưởng tượng ngày xưa nếu qúi vị nào sống ở miền quê, qúi vị biết rằng nếu chúng ta đi chăn vịt ở ngoài đồng và trong lúc chúng ta đi chăn vịt thì sẽ rất dễ dàng nếu không có chuyện gì xảy ra làm cho bầy vịt sợ hãi, nhưng chỉ có một con chó săn chạy ngang hay một tiếng động lớn bày vịt sợ hãi, nó sẽ chạy tán loạn hết. Tâm tư của chúng ta cũng vậy nếu chúng ta có một nội tâm tương đối ổn định, không biết sợ trước sự chết, không biết hồi hộp trước những điều bất trắc, và những gì bất ngờ xảy ra mà không làm cho chúng ta lao chao loạn động, thì thưa qúi vị, có lẽ tâm đó dễ điều phục, dễ phòng hộ hơn nhiều.

Đức Phật Ngài cho chúng ta biết bản chất dể hoảng hốt, dễ dao động, chính hai bản chất rất tự nhiên của đời sống nội tại, và một người tu tập là người phải rất thành thật nhận ra điều đó. Chúng ta dao động bởi vì tâm tư của chúng ta giống như mặt hồ mênh mông, mặt hồ đó trước những cơn gió rất khó có thể giữ bằng phẳng, cho dù chúng ta nhìn thấy mặt hồ thật phẳng, nhưng lúc nào cũng có những gợn sóng lăn tăn, bởi vì bản chất của nước là không thể nằm yên được.

Thì thưa qúi vị, sự hoảng hốt ở đây, Đức Phật Ngài dùng chữ phandana.m là một trạng thái tâm hốt hoảng lo sợ khi đối trước những bất trắc, capala.m ở đây được hiểu là dao động, hay là một trạng thái có thể gần giống như trạo cử, nhưng chúng tôi không dùng chữ trạo cử, chữ trạo cử có thể dùng trong những chỗ khác. Nhưng tâm ở đây rất dễ lao chao, rất dễ loạn động. Chữ citta.m là tâm, ở trong này chúng ta phải hiểu một cách rất đơn giản, đó là một phần khác của con người của chúng ta. Ví dụ như chúng ta nói con người có hai phần là thân và tâm, thì chúng ta hiểu ở đây chữ tâm nói chung tất cả tâm, phần nội tại của chúng ta.

Đời sống nội tâm vốn dĩ là một đời sống hết sức phức tạp, chúng ta thường có những đinh ninh về cuộc sống của mình, mình lớn lên ở trong một gia đình tương đối có tiền bạc xung túc, sống trong một xã hội nền pháp trị vững mạnh, ở một quốc gia tương đối về tiền hưu bổng, về vật chất mọi thứ đều có thể được xem như đã được an bày, đã được xắp đặt một cách rất trật tự, một cách rất ngăn nắp.

Nhưng mà rồi những thứ đó chỉ là một sự bình an giả tạo, bởi vì rõ ràng nỗi nguy hiểm vẫn là cái gì chờ đợi chung quanh chúng ta, cho dù chúng ta không nhận ra điều đó, nhưng chúng ta tận trong đáy lòng, từ trong bản năng của mình vẫn cảm nhận được như vậy.

Chúng tôi có nghe nhiều người đi về Việt Nam nói rằng, đất nước Việt Nam ngày hôm nay khi đi ra ngoài đường rất dễ bị sợ hãi trước cách lái xe của những người lái xe mô tô, tức là giao thông ở Việt Nam tương đối dễ gây nhiều tai nạn. Chúng tôi nghĩ rằng không riêng về Việt Nam mà có nhiều quốc gia, ngay cả những nơi đường xá rộng rãi tương đối việc lái xe lưu thôngtrật tự đi nữa, thì thưa qúi vị khi chúng ta cầm tay lái để lái xe, có thể vì một cơn buồn ngủ, hay vì một người nào đó uống rượu họ có thể đâm vào xe của chúng ta, và chính bản thân của mình không lái xe mà mình ngồi, mình cũng giao mạng của mình cho người tài xế lái xe.

Như vậy chỉ riêng một khía cạnh nhỏ cũng cho thấy đời sống của chúng ta luôn luôn bấp bênh vô định, và trong cái bấp bênh vô định đó chúng ta hiểu nhiều, chúng ta cảm thấy bị đe doạ rất nhiều, chúng tôi có đọc rất nhiều bản tin về chứng bịnh hô hấp cấp tính đang hoằnh hành tại Á Châu, và đang lan rộng sang Canada và một vài quốc gia khác. Khi nhìn thấy hình ảnh của đường phố Hồng Kông trống vắng và nhiều học sinh nghỉ học và rồi những nơi buôn bán vắng vẻ, đó là những hình ảnh chúng tôi không bao giờ nghĩ về Hồng Kông như vậy. Mỗi lần sang Hồng Kông bao giờ cũng tìm thấy ở đó một thành phố không bao giờ ngủ, lúc nào cũng rộn rịp, ở trên đường phố đầy rãy người đi lại tấp nập, bây giờ có những con đường phố của những khu siêu thị hoàn toàn vắng người, điều đó là một điều không thể tưởng tượng được, nhưng nỗi kinh hoàng do bệnh tật quả thật là một nỗi đe dọa lớn cho nền kinh tế của chính Hồng Kông và các quốc gia tại Á Châu.

Đó là một trong những ví dụ cho chúng ta thấy rằng dù ở thời buổi nào, dù ở cuộc sống ra sao mỗi chúng ta ở trong lòng đều cảm thấy một sự bất an len lén thầm kín mà chính chúng ta cũng không nhận ra được. Mình nghĩ rằng mình rất vững lòng, nghĩ rằng mình có đầy đủ sự điềm tỉnh, nghĩ rằng có thể đối diện với bất cứ cái gì ở cuộc đời này kể cả cái chết, nhưng thật sự đó chỉ là một cái đinh ninh, một sự tưởng tượng , hay một sự ngây thơ của chúng ta, mỗi chúng ta đều bị run sợ khi chúng ta đối diện với sự chết, mỗi chúng ta đều cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy những con số của thị trường cổ phiếu lên hoặc xuống, chúng ta nghe nói chiến tranh xảy ra thì cũng hoang mang, không biết tương lai của mình như thế nào.

Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy rằng bản tâm của chúng ta vốn dĩ có hai trạng thái được Phật nói ở đây là tâm dễ bị hoảng hốt, và tâm luôn lao chao giao động. Chính hai bản chất này dẫn đến một hệ quả đó là một tâm rất khó để hộ trì, hộ trì tức là chúng ta gìn giữchúng ta có thể bảo đảm được nó và nhiếp phục, có nghĩa là chúng ta sẽ hướng tâm ở trong một cảnh giới, một trạng thái chúng ta mong muốn, hai điều này là hai điều hết sức khó khăn. Đúng ra chỉ có những người nào đã dành thời gian sống với nội tâm của mình, ví dụ như bỏ 5 ngày, 10 ngày đi tập thiền, hay làm một cố gắng nào đó để sống với đời sống nội giới, mới hiểu được là tại sao điều phục tâm trí lại khó như vậy.

Ở đây trong bài kệ này Đức Phật Ngài lại đưa ra một ví dụ, và ví dụ này hết sức quan trọng:

Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ khéo chuốt tên.

Người thợ làm tên để bắn trong nghệ thuật bắn cung, cây tên phải thẳng, nếu cây tên không thẳng dầu quí vị là một nhà thiện xạ đi nữa cũng khó bắn vào mục tiêu được, cái tên thẳng rất quan trọng, tại sao tên thẳng rất quan trọng, bởi vì do tên thẳng,cho chúng ta nhắm chính xác thì nó mới theo ý hướng của chúng ta nhắm, còn trái lại mũi tên cong thì không thể làm được.

Tại Nhật Bản, ở Đông Kinh họ có một ngôi chùa Tam Thập Tam Giang, ở trong ngôi chùa này có một truyền thống rất lâu đời là dạy về nghệ thuật bắn cung, và được xem như là một bộ môn của thiền zen. Đó là một ngôi chùa rất nổi tiếng thiền zen, có một ngàn pho tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ tại Kyoto. Những điều chúng tôi thấy được ghi ở trên tường ngoài cái tư thế bắn cung, ngoài sự chuẩn bị tinh thần tỉnh táo, người ta còn nói rằng mũi tên để bắn chính xác, nó phải được lựa trọn rất kỹ, là một loại gỗ không bị cong bởi thời tiết, nếu bị cong bởi thời tiết thì không thể làm tên được.

Đây là một điểm rất đặc biệt khi Đức Phật Ngài dạy rằng người trí làm tâm thẳng, tại sao người trí làm tâm thẳng, chữ làm tâm thẳng này không đơn giản để chúng ta dịch, và khi chúng ta dịch làm tâm thẳng nghe như một cách dịch rất buồn cười, rất nghèo nàn, nhưng chúng tôi nghĩ rằng khó có thể tìm một chữ nào khác mà nó có thể gần hơn chữ ujum.caroti là làm cho tâm thẳng. Có một vài người muốn dùng chữ làm cho tâm chánh trực, chánh trực cũng ngay thẳng, nhưng chữ chánh trực mang tánh luân lý.

Nhưng chữ uju.m caroti ở đây có ví dụ như đối với đời sống của chúng ta, hiểu rằng thế giới nội tâmthế giới bất định, đó là một thế giới có nhiều cái lắc léo, có nhiều ngõ ngách. Và một cách để đối trị tâm là chúng ta biết việc nào ra việc đó, chúng tôi lấy một ví dụ là khi chúng ta đi chùa thì chúng ta biết rằng việc đặt chân vào chùa là ngoài việc tụng kinh bái sám học Phật pháp làm các phước sự rồi đi về, nếu chúng ta vào chùa ngoài mục đích đó tức là tâm của chúng ta không khéo đặt ngay thẳng.

Người xưa có câu nói như vầy: trời đất thì có xuân hạ thu đông, và con người có lúc suy tư có lúc hành động, nhưng một khi đã hành động thì không còn phân vân nữa, đó là một tâm ngay thẳng, đâu ra đó. Nghĩa là chúng ta vốn dĩ biết rằng nội tâm của mình không rõ ràng, tâm của mình có rất nhiều ngõ lắc léo, bây giờ một cách để trị tâm là chúng ta phải làm cách nào đó cho nó trong sáng cho nó rõ ràng ít nhất ở trong phương cách sống của chúng ta.

Người xưa tại Trung Hoa trong đạo Nho khi nói về chánh sách làm sao để có thế giới bình an, họ nói rằng làm vua làm đúng đạo làm vua, làm dân đúng đạo làm dân, làm cha đúng đạo làm cha, làm thầy đúng đạo làm thầy, làm con đúng đạo làm con, làm trò đúng đạo làm trò, thì như vậy sẽ làm cho chúng ta không bị tâm của mình sai sử.

Chính vì lý do này mà tại sao khi Đức Phật Ngài truyền dạy giáo pháp của Ngài đặc biệt về lục tạng. Lục tạng thật ra nó không phải là giá trị tuyệt đối, có nhiều vị nói với chúng tôi rằng Lục Tạng nó chỉ là điều chế định, nó là điều chí thiết, nhưng mà nó chính là phương tiện rất thiện sảo. Trên những phương tiện đó một cộng đồng Chư Tăng có thể thoả hiệp với nhau là phải ăn như thế nào, phải sống như thế nào, phải mặc pháp phục như thế nào, phải sinh hoạt như thế nào, phải đối xử với nhau như thế nào, những luật định như vậy nó sẽ làm cho chúng tatrật tự, cũng như khi chúng ta chạy xe ra đường tới bản stop tức là một bản phải ngưng thì chúng ta ngưng, khi đèn xanh thì chúng ta chạy, đèn vàng thì chậm lại, và đèn đỏ thì chúng ta ngừng. Những luật lệ giao thông đó là một cách công bằng cho tất cả mọi người, nó bảo đảm được sự bình yên tương đối của tất cả mọi người. Nếu chúng ta không có luật rõ ràng đó, sẽ khiến cho chúng ta rơi vào tình trạng hỗn độn, và tình trạng hỗn độn này sẽ khiến chúng ta trả một giá rất lớn.

Có rất nhiều quốc gia trên thế giới họ chủ trương rằng chính quyền phải là một chính quyền, có khả năng để bảo mật, nghĩa là những chuyện riêng tư, những chuyện bí mật của quốc gia chỉ có một số cá nhân nào đó được biết mà thôi. Nhưng ở một số các quốc gia họ quan niệm rằng chính quyền là phải mở rộng cho công chúng, bởi vì nếu những hành vi của chính quyền không được công chúng theo dõi bám sát thì dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, và nó sẽ tạo nên một chế độ mục nát. Ông Jefferson là một trong những người viết ra hiến pháp Hoa kỳ, ông nói rằng nếu cho tôi lựa chọn một chính thể, hoặc có báo chí hoặc có chính quyền, thì tôi không ngần ngại gì để lựa chọn một thể chế có báo chí mà không có chính quyền, bởi vì cái gì mà nó không rõ ràng thì rất dễ dẫn đến tình trạng hỗn độn, và tình trạng hỗn độn đó sẽ lôi kéo bao nhiêu hệ quả.

Một trong cố gắng mà nền kinh tế ngày nay người ta cố gắng làm là làm sao những kế toán, những thu chi được rõ ràng, ít nhất công ty họ phải biết tối thiểu, sự điều hành công ty không rõ ràng sẽ kéo theo sự mất niềm tin của những người đầu tư, sự suy thoái của nền kinh tế như những năm vừa qua.

Thành ra trạng thái chúng ta nói người trí giữ tâm cho thẳng, cái thẳng ở đây tức là một số nguyên tắc những nguyên tắc này, khi nào chúng ta ăn thì chúng ta ăn, khi nào chúng ta ngủ thì chúng ta ngủ, khi nào chúng ta đến chùa để lạy Phậtlạy Phật, khi nào chúng ta tụng kinh thì chúng ta tụng kinh, khi nào chúng ta nghe pháp thì nghe pháp, chúng ta ra ngoài đường ngoài chợ ở đâu thì làm việc đó, chuyện nào nó ra chuyện đó, cái rõ ràng này nó sẽ giúp cho tâm tư chúng ta dễ điều phục hơn.

Nói một cách khác giống như trường hợp qúi vị dạy con của qúi vị, trẻ em lớn lên tâm vốn dĩ không có ý thức trách nhiệm đầy đủ như một người lớn, trẻ em không có sự khôn ngoan để thấy được cái gì nên làm, do vậy trẻ em cần có một sự hướng dẫn rõ ràng, là đi mấy giờ, về mấy giờ, nên làm việc gì và không nên làm việc gì, chính sự hướng dẫn rõ ràng cụ thể như vậy khiến cho các em trưởng thành lên trong một không khí lành mạnh.

Ở đây khi Đức Phật Ngài dùng ví dụ của một người trí, chữ trí ở đây ngài dùng chữ medhaavii, thật ra trong phạn ngữ có rất nhiều chữ đề cập đến người trí. Ngày hôm qua chúng tôi có nói chữ sumedho, hôm nay chúng tôi nói chữ medhaavii, và thỉnh thoảng qúi vị sẽ tìm thấy chữ pandidha cũng là người trí, nhưng chữ medhaavii ở đây được hiểu khác với chữ sumedho, sumedho là một vị có thành tựu được một sở đắc, một sở học, một sở chứng, và sumedho được xem như là vị có một cái nhìn toàn diện, là một vị đại trí. Còn medhaavii ở đây được hiểu là một người làm việc gì, làm một cách khéo léo, làm một cách thông minh, ví dụ như một người học trò giỏi, một người tu có trí.

Và trong việc làm của mình tuy rằng mình chưa phải là một người thành tựu hoàn toàn nhưng chúng ta có cái khéo, có cái linh mẫn, có khả năng để hiểu được vấn đề, thì một người như vậy gọi là medhaavii. Thật ra medhaavii là một chữ rất đẹp, nếu đem ra đặt tên của người là pháp danh thì chữ medhaavii cũng là một tên rất đẹp, đặc biệt là tên của qúi vị nữ Phật tử.

Chữ medhaavii, ở đây Đức Phật dạy rằng một người trí mà nhận thức được rằng đời sống nội tại của chúng tamột đời sống dễ hoảng hốt, dễ giao động thì người đó khéo gìn giữ tâm của mình được thẳng, tức là rõ ràng như một người thợ chuốc tên mà khéo chuốc những tên thẳng.

Câu truyện liên quan đến bài kệ này rất thú vị, vào hạ thứ 13 trong cuộc đời của Đức Phật, chúng ta biết rằng Đức Phật Ngài sau khi thành đạo lúc 35 tuổi Ngài đã hoằng pháp suốt cả quảng đời 45 năm, trong 20 năm đầu Đức Phật không có một người thị giả nào cố định hết, và đó là một mùa hạ, trước mùa an cư vào hạ thứ 13 ở tại Calica có một tỳ kheo tên là Mekhia, Mekhia thật ra là một trong những hoàng tử ở trong giòng Thích Ca, khi Đức Phật trở về cố hương những vị này xuất gia theo Đức Phật, và trong thời gian đó Mekhia phát nguyện để trở thành một thị giả của Đức Phật. Thị gỉa tức là một người tùy tùng hầu cận để săn sóc cho Đức Phật, lo lắng nhiều việc đặc biệt là những công việc giúp đỡ phụ tá Đức Phật ở trong việc tiếp các vị Phật tử hay các vị Samôn, bàlamôn, ngoại đạo hay vua chúa đến thăm viếng v.v....

Mặc dù có vai trò thị giả như vậy, nhưng một hôm Mekhia đi ngang qua một vườn soài, cảnh trí rất thơ mộng, và Mekhia nghĩ rằng tại sao mình không vào trong đó để tu thiền thì thật ra rất hạnh phúc, và nghĩ như vậy Mekhia mới xin với Đức Phật để đi vào trong rừng soài để tu thiền.

Đức Phật Ngài hiểu rất rõ đó là một quyết định không khôn khéo, bởi vì Mekhia có một trách nhiệm làm một vị thị giả của Đức Phật, và một người không có tâm thành, không trí thú trong việc làm tròn trách nhiệm của mình mà bỏ trách nhiệm để đi như vậy thì người đó rất khó để nâng cao tâm định của mình, điều đó là một sự việc rất đương nhiên. Việc thứ hai nữa là mekhia có lẽ không phải chỉ nghĩ đến sự tu tậpưu tiên, mà mekhia chỉ nghĩ đến vườn soài là nơi cảnh trí rất nên thơ, rất hữu tình, và Mekhia lại liên tưởng đến đời sống nhàn nhã hơn là biết được ý nghĩa xác thực của một đời sống độc cư nhàn tịnh dốc lòng tu tập.

Bởi vì Đức Phật thấy sự vọng móng trong tâm tư của Mekhia, Ngài thấy rằng quả thật đây không phải là một điểm thích hợp, không phải là một quyết định sáng suốt và Ngài đã hai lần khuyên Mekhia nên hoãn ý định đó lại, nhưng lần thứ ba Mekhia cũng khăn khăn xin với Đức Phật ra đi và Đức Phật Ngài im lặng, rồi Mekhia đã rời Đức Phật để đi vào trong rừng soài đó sống một thời gian dài vài tháng, ở trong những tháng ngày Mekhia sống ở trong rừng soài tâm tư không lúc nào an tịnh, tâm tư không lúc nào tìm thấy được sự lắng đọng để mà chuyên chú vào đề mục thiền định.

Mặc dầu đã từng nghe pháp, mặc dầu đã từng nghe Đức Phật Ngài dạy về các pháp nhiếp tâm, nhưng Mekhia đã không có một chút tiến bộ gì và cuối cùng Mekhia trở về gặp Đức Phật để thưa với Đức Phật về những khủng hoảng cũng như những khó khăn của mình, Đức Phật Ngài dạy về 5 pháp thích hợp cho một người thiền định, ví dụ như bạn lành, ví dụ như đề mục, ví dụ như chỗ ở v.v... những thứ được xem nhưcần thiết, rất tiếc là Mekhia đã không nắm rõ điều đó nên đã không có những thành tựu khả dĩ trong đời sống thiền tập của mình.

Nhưng rồi nhân dịp này Đức Phật lại nói thêm, Ngài dạy hai câu kệ, câu kệ đầu chúng ta vừa nghe:

Tâm yếu đuối giao động
Nhiếp, hộ thật khó khăn
Như thợ khéo chuốt tên
Bậc trí gìn tâm thẳng

Và sau đó thì Ngài cũng dạy bài kệ thứ hai :

Tâm (tu) vùng vẫy mạnh
Như cá trên đất khô
Tách ra khỏi thủy tánh
Hãy đoạn tận ma lực

Nghe xong hai bài kệ này tỳ kheo Mekhia đã chứng quả Dự Lưu Tu Đà Hườn và sau đó không lâu nỗ lực thiền quán, và Tỳ kheo Mekhia chứng được tuệ giác vô sanh tức là đạt tứ quả.

Trước khi đi xa hơn với ý nghĩa của trọn vẹn hai bài kệ này thì có lẽ chúng tôi phải dành một ít thì giờ cho câu kệ thứ hai, bởi vì câu kệ thứ hai tương đối là một câu kệ hơi khó hiểu.

Vaarijo-va thale khitto okamokataubbhato
Pariphandati-mida.m citta.m maaradheyya.m pahaatave.

Chữ Vaarijo nhiều khi chúng ta hiểu là loài cá, nhưng thật sự chữ vaarijo trong tiếng Phạn chỉ chung là những loài sống ở dưới nước chúng ta gọi là thủy tộc, nhưng ở đây chúng ta cũng hiểu rằng có những loài thủy tộc vừa sống dưới nước được và sống trên bờ được, ví dụ như những con hải cẩu, như con cá thòi lòi ở miền quê miền nam nước Việt chẳng hạn. Tuy vậy những loài vaarijo ở đây chỉ cho những loài chỉ sống ở môi trường của nước thôi, ra khỏi nước nó không sống được, vaarijo-va thale khitto là những loài cá hay loài thủy tộc mà bị quăng lên bờ, thale là trên đất, tức là một cảnh giới ngược lại nó không thích hợp cho những loài thủy tộc.

Câu thứ hai là câu tương đối hơi khó hiểu một chút, và chính vì câu này nên ở trong kinh sớ giải lại có hai bản giải khác nhau, và ở đây chúng tôi cũng sẽ nói về ý nghĩa của cả hai, okamokataubbato, chữ oka ở đây cũng có nghĩa là nước và cũng có nghĩa là nhà, ví dụ như chúng ta nói rằng từ bỏ gia đình sống đời sống không gia đình, ở đó họ cũng dùng chữ oka chỉ cho nhà, nhưng chữ oka ở đây cũng có nghĩa là nước, và nếu đem câu đầu với câu thứ hai nhập lại với nhau thì mạch văn đó cho chúng ta cái nghĩa như vầy:

--Như là loài cá hay loài thủy tộc mà được quăng lên đất liền, tức là bị kéo ra khỏi môi trường sống của mình, môi trường sống cần thiết của mình, hay như cá ra khỏi nước vậy, Pariphandati-mida.m citta.m cái tâm này vùng vẫy giống như con cá sống dưới nước bị chúng ta quăng lên bờ, nó vùng vẫy như thế nào thì ở trong này có một chữ tương đối hơi khó hiểu maaradheyya.m pahaatave, ở đây dịch là hãy đoạn thế lực ma, thì cả hai bài kệ, bài kệ thứ hai này người ta có hai cách giải. Cách giải thứ nhất là tâm của chúng ta thường thường vốn giao động trước những nghịch cảnh, nó vốn tán loạn vùng vẫy trước những điều bất trắc như câu Pháp Cú thứ 33 chúng ta đã nghe. Bởi vì nó hay vùng vẫy như vậy trước những nghịch cảnh, trước những điều trái ý nghịch lòng, trước những điều bấp bênh vô định, và chính vì sự bấp bênh đó được xem như một thế lực của ma.Và tâm của chúng ta không bao giờ có thể ổn định được, nói như Ngài Achaan Chaa có khi tâm của chúng ta giống như ngồi ở trên ổ kiến lửa vậy đó, thì chúng ta hiểu như vậy là chúng ta vượt thoái khỏi sự khủng hoảng đó là vượt thoái khỏi thế lực ma.

Ý nghĩa thứ hai cũng được giảng trong một bản sớ giải của Ngài Buddhaghosa dịch là một con người khi rời bỏ đời sống phóng dật buông lung để bắt đầu vào sự tu tập, bởi vì tâm không còn được chiù chuộng nữa, bởi vì tâm không còn được dỗ dành nữa, không còn được vỗ về, được nuông chiù nữa, thì tâm này trở lên khó chịu, tâm này có nhiều phản cảm, và hiểu như vậy giống như chúng ta nói rằng "Đạo cao hoa cảo", khi chúng ta tu càng nhiều thì những sự phản kháng nó trổi dậy trong nội tâm của chúng ta càng mạnh, và chúng ta hiểu đó như là thế lực ma vương. Ví dụ như là bồ tát đã chiến thắng ma vương ở dưới cội bồ đề thì hãy vượt thoái khỏi thế lực ma.

Nếu câu kệ sau này đi cùng mạch văn với câu kệ phía trước thì chúng tôi nghĩ rằng ý nghĩa đầu là chính xác hơn, và nếu câu kệ thứ hai nằm một mình thì ý nghĩa thứ hai lại dễ dàng lãnh hội nhất. Thưa qúi vị chúng tôi phải nói như vậy là chính chúng tôi cũng không cảm thấy được là có một sự thuyết phục nào cho thấy rằng một trong hai ý nghĩa đó là ý nghĩaĐức Phật Ngài đã dạy, thành ra trong khi chúng tôi lật trong bản sớ giải chúng tôi cứ theo đó trình bày với qúi Phật tử là trong Phật ngôn này người ta nói rằng có hai cách giảng như vậy.

- - Một cách giảng đầu tiên là tâm tư của chúng ta khi đối diện với những nghịch cảnh thì giống như cá bị quăng lên bờ, đó là trạng thái tâm luôn luôn vùng vẫy ngang ngạnh, luôn luôn có nhiều khủng hoảng, và chúng ta phải vượt qua giống như một người có thể đoạn thế lực của ma chướng.

- - Trong ý nghĩa thứ hai, hay nói rằng những lúc chúng ta tu tập thì tâm của chúng ta sẽ được xem như sống vào một cảnh giới khác ở trong một môi trường khác, và điều này là một điều tự nhiên chúng ta chẳng những phải chấp nhậnchúng ta phải vượt để chúng ta đi qua khỏi đoạn đường nằm trong thế lực của ma vương.

Cho dù được giảng với ý nghĩa nào đi nữa, một trong hai ý nghĩa đó thì chúng ta thấy ở đây có hai gợi ý của Đức Phật rất quan trọng trong việc thầy tỳ kheo Makhia đã phải đối diện với những khủng hoảng nội tại, ở trong khủng hoảng nội tại này, thầy tỳ kheo Makhia đã không nhận ra rằng bản chức của đời sống nội tại của chúng ta là một bản chất lao xao tán loạn, nếu chúng ta thành thật nhận như vậy, nếu chúng ta lấy công tâm mà nói như vậy, nếu chúng ta không có ngoan cố để mà nói rằng mình hay, mình giỏi.

Thì tất cả chúng ta đều nhận rằng đời sống nội tại của chúng tamột đời sống có nhiều giông bão, đời sống nội tại của chúng tađời sống có nhiều xáo trộn và hiểu được nội tâm đó thì chúng ta nên làm một việc là hãy cho tâm tư của mình sống theo một số nguyên tắc nhất định.

Trong một xã hội như xã hội Trung Hoa ảnh hưởng đến nền luân lý của Khổng Mạnh, người ta đề ra một số nguyên tắc, và nguyên tắc này người ta sống theo đó, nó cũng là một cách, cho dù chúng ta nghĩ nó hay, nó dở nhưng nếu nó có khuôn nào đó, nó có một cái nếp nào đó, nó có một chỗ tựa nào đó, nó có một sự hướng dẫn rõ ràng nào đó, thì qua đó tâm tư có thể phát triển được.

Riêng ở trong đời sống tu tập của người Phật tử thì chúng ta hiểu rằng chúng ta phải đối diện với tâm của mình, đó là một trạng thái tâm không có hướng đi rõ ràng nó dễ bị xao động, dễ bị hoảng hốt và vì vậy chúng ta nên tìm chỗ cho nó tựa, tìm chỗ cho nó nương nhờ, tìm hướng đi chúng ta cắm những cọc quy định rõ ràng, những cột móc này chỉ rằng là tâm chúng ta nên sống như thế nào, nên làm gì tại vì nguyên tắc đó và những thái độ rõ ràng, thái độ thiện xảo đó sẽ giúp cho chúng ta chống lại được với trạng thái hoảng hốt giao động là một trạng thái cố hữu ở trong lòng của mỗi chúng ta.

Cuộc tu là một kinh nghiệm rất quan trọng và kinh nghiệm này là kinh nghiệm mà mỗi cá nhân chúng ta phải biết tự chắc chiu, phải biết tự làm thế nào để có thể hiểu được đời sống của mình.

Khi chúng tôi mới sang Hoa kỳ, chúng tôi thường đến vị Hoà Thượng bổn sư tế độ của chúng tôi là Ngài Tangulu, là một vị thiền sư Miến Điện, Ngài dạy rất nhiều khoá thiền ở Santagru, và chúng tôi vẫn thích mong mỏi về đó hành thiền, một năm một tháng hay hai tuần, hay mười ngày với Ngài cho đến ngày Ngài tịch, nhưng rồi sau đó năm 90 chúng tôi sang Thái lan ở chùa của Ngài Achaan Cha, chúng tôi tìm thấy một việc mà đôi lúc chúng tôi không hiểu là điều đó nó có thực sự có giá trị của mình hay không.

Chùa Wat Ba Pong của Ngài Achaan Cha ở trên một tiêu chuẩn nào đó thì không hẳn là một thiền viện, giống như một tòng lâm, một sơn môn ở trong đó đời sống giới luật của Chư Tăng được chú trọng rất nhiều, một vị ty kheo phải tự cắt y, tự may y, tự nhuộm y và những thứ vải, thuốc nhuộm v.v... đều do Phật tử họ cúng dường, và rồi việc đi khất thực mỗi ngày, và bổn phận trong chùa mỗi buổi sáng sau khi tụng kinh xong thì phải dọn dẹp cho sạch sẽ ở trong và ngoài, rồi mỗi tuần như vậy phải thay phiên nhau, đặc biệt những vị mới vào đóng vai trò thị giả để lo lắng cho những vị trưởng lão cho Ngài thiền sư. Chúng tôi cảm thấy rằng đời sống nghiên nặng về giới luật như vậy rất bận rộn, và sự bận rộn đó cơ hồ như một chướng duyên, một trở ngại cho sự tu tập.

một lần chúng tôi gặp Ngài Achaan Liem là đệ tử trưởng tràng của Ngài Achaan Cha, chúng tôi trình với Ngài rằng:

- Con nghĩ rằng ở đây nếu mà một nơi để dạy về giới luật thì có lẽ thích hợp, nhưng về sự tu tập thì con thấy ở đây không được nhiều thì giờ để tu tập, bởi vì quá bận rộn với việc chấp tác, quá bận rộn với những đời sống hàng ngày, nội việc phải tự mình may, tự mình nhuộm y rồi tự mình phải lo lắng bình bát của mình như thế nào và tứ cụ cá nhân của người xuất gia là con đã thấy quá mất thì giờ.

Ngài cười, Ngài nói với chúng tôi rằng:

- Nếu nói đến bận rộn thì ở đâu cũng bận rộn hết, và nếu có những bất ổn thì ở đâu cũng có bất ổn hết, đừng nghĩ rằng ở trong những trường thiền người ta lo lắng cho mình mọi thứ, mình chỉ ăn cơm xong mình về ngồi yên mà không có sự bất ổn. Và do vậy một người tu tập phải là một người khéo léo để sử dụng những phương tiện về tu viện, những sự hướng dẫn, những thanh qui ở tu viện, những nguyên tắc, những cách sống hợp quần để qua đó để trao dồi tâm của mình.

Và dần dà chúng tôi cảm thấy điều này rất có lý, vì rõ ràng rằng con người của chúng ta trong quá trình tự giáo dục với chính mình, hay hấp thụ nền giáo dục của xã hội nào, thì chúng ta làm một công việc giống như thời thơ ấu chúng ta thường làm, chúng ta muốn học viết thì phải tập đồ, phải nắn nót từng chữ theo một mẫu người ta đưa sẵn cho mình. Chính vì tâm tư của chúng ta rõ ràng, khi nào ăn thì biết mình ăn, khi nào mình chấp pháp thì mình chấp pháp, mình làm việc gì mình để tâm trọn vẹn về điều đó, thì điều đó giúp ích rất lớn cho chúng ta, chúng ta cảm thấy bình an hơn

Có một số phật tử đi với chúng tôi sang Thái Lan, và họ than phiền rằng ở trong chùa không thoải mái, ví dụ như Phật tử khi tiếp xúc với Chư Tăng thì phải làm sao, rồi vào trong chùa sala, tức là vào trong giảng đường thì phải ngồi như thế nào, rồi cúng dường cho Chư Tăng phải cúng dường với thể thức ra sao, họ cảm thấy những cái đó nó rờm rà, nhưng chúng tôi nói với qúi vị một điều rằng chúng tôi đã sống ở Thái Lan hai năm và chúng tôi tìm thấy một điều rằng ban đầu thì những quy luật đó làm cho chúng ta cảm thấy bối rốicảm thấy bận lòng, nhưng lâu ngày thì chúng ta rất là thoải mái.

Bởi vì thưa qúi vị, khi chúng tôi là vị tăng, và vào ngồi trong một sala trong chùa Thái Lan, chúng tôi biết phải ngồi như thế nào thích hợp, chúng tôi biết phải nhận thức ăn, cách cúng dường thế nào là thích hợp, biết cách để tụng kinh phúc chúc như thế nào là thích hợp, và biết cách để cư xử như thế nào cho thích hợp. Tại vì mỗi thứ nó đã có hướng dẫn cụ thể, và nếu chúng ta biết chuyện đó thì rất thoải mái.

Nhưng khi chúng tôi trở về sống với người Việt Nam thì mỗi người một kiểu, mỗi người một cách, và có thể nói một điều rằng người Phật tử Việt Nam không có gì rõ ràng hết, có những người Phật tử đi chùa thích được Chư Tăng săn đón, săn sóc cho mình, có những người Phật tử đến chùa thì e dè khép nép, và mỗi người một kiểu khác nhau, chúng ta không có một sự hướng dẫn rõ ràng, không có cái gì để chúng ta theo, do vậy chúng ta bị phiền toái, và chúng ta không thể nào xây dựng một nền đạo ổn định của mình được, bởi vì chúng ta không có cái nếp, cái nếp rất quan trọng.

Bây giờ nói đến người Phật tử đi chùa trong cộng đồng Việt Nam của chúng ta, đặc biệtcộng đồng ở hải ngoại, đôi khi chúng ta thấy như người ta đi chùa nhưng xem chùa giống như một hội đoàn, người ta đi đến chỗ văn hoá thì xem nó giống như chỗ văn nghệ, và những chuyện này làm cho người ta trở nên rất phiền toái. Ví dụ như Phật tử đến chùa mà biết rằng chùa là chỗ mình đến để thắp hương lạy Phật, tụng kinh, nghe pháp làm các phước sự rồi chúng ta đi về, thì như vậy nó không có chuyện gì rắc rối hết nhưng chúng ta đi vào chùa mà chúng ta thấy những việc gì khác hơn những chuyện đó thì chúng ta cảm thấy phiền phức.

Người tây phương họ rõ ràng lắm cái hơn thua cái danh lợi ở bên ngoài là danh lợi hơn thua ở bên ngoài, nhưng một khi bước vào trong ngôi nhà thờ nhà nguyện ở đó họ biết làm cái gì vừa phải và họ đi ra, đôi khi họ chỉ đến một cách yên lặng rồi đi về. Và trong sự yên lặng đó họ cũng được nhiều sự lợi lạc, vì vậy khi Đức Phật Ngài dậy cho chúng ta ở đây rằng tâm hoảng hốt giao động khó hộ trì, khó nhiếp phục, họ lưu ý chúng ta rằng bản tâm của chúng ta vốn giao động, vốn dễ bị hoảng hốt, và phải nói rằng rất là khó để gìn giữ, khó bảo vệ, rất khó để có thể định hướng cho nó.

Bây giờ một người có trí là dùng phương tiện ở bên ngoài, dùng những nguyên tắc, dùng những nết căn bản một xã hội tốt đẹp đã cho chúng ta một nền đạo học, cho chúng ta những kinh nghiệm tu tập, đặc biệt về giới luật cho phépthì chúng ta cứ theo đó làm chuẩn, làm mực thước, giống như một người thợ làm tên chuốc, cái tên thẳng khi họ nhắm bắn một mục tiêu dễ dàng. Do vậy ở trong bài kệ này là một bài có ích lợi rất lớn cho sự tu tập.

Đức Phật Ngài cũng đưa ra một hình ảnh khác:

Tâm (tu) vùng vẫy mạnh
Như cá trên đất khô
Tách ra khỏi thủy tánh
Hãy đoạn tận ma lực

Chúng ta phải luôn luôn tự nhắc nhở mình rằng nội tâm của chúng ta vốn luôn bị đe dọa, và ở trong rất nhiều trường hợp, trường hợp gặp nghịch cảnh hay một hành trình, một trường hợpchúng ta bắt nó phải khác đi thì nội tâm đó sẽ rơi vào khủng khoảng, sẽ rơi vào một trạng thái mãnh liệt, và chúng ta phải biết điều phục nó như thế nào trở lên thiện xảo, đó là y’ nghĩa của hai bài kệ đầu tiên của phẩm tâm. bài kệ thứ 33 và 34.

Tâm (tu) vùng vẫy mạnh
Như cá trên đất khô
Tách ra khỏi thủy tánh
Hãy đoạn tận ma lực

Đọc hai câu kệ này, nhìn lại duyên sự Đức Phật Ngài đã dạy hai câu kệ này cho tỳ kheo Mekhia, chúng tôi tin rằng mỗi chúng ta sẽ tìm thấy ở đó một bài học rất quan trọng, không phải chỉ là những lời hay ý đẹp, một câu Phật ngôn thâm thúy, mà ở đó là một phương pháp hướng dẫn tâm tư của mình, và cầu chúc tất cả chúng ta sẽ sớm thành tựu được một con đườngĐức Phật Ngài đã khuyến khích chúng ta tại đây, là chúng ta có thể hộ trì tâm, có thể nhiếp tâm như là thợ khéo chuốc tên, cầu mong tất cả chúng ta sẽ thành tựu được điều đó.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: