Lời Người Dịch

18/10/201012:00 SA(Xem: 13216)
Lời Người Dịch

LỜI NGƯỜI DỊCH

Từ khi hội PĀLI TEXT LONDON ra đời, các bộ Nikāya và một số chú giải lần lượt được dịch sang tiếng Anh, nhưng chưa có bản dịch nào về chú giải kinh Phạm Võng. Do đó, tác phẩm của Ngài Bodhi là một đóng góp lớn lao cho nền văn học Phật giáo khắp thế giới. Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào. Như lời của Ngài Bodhi trong phần giới thiệu: "Phạm Võng đứng hàng đầu trong Dīghanikāya. Đây không phải là việc sắp xếp tình cờ, hoặc ngẫu nhiên của các trưởng lão khi kết tập kinh điển, nhưng hoàn toàn có chủ tâm. Việc phân loại của các trưởng lão phản ảnh tầm nhìn xa hiểu rộng về tính trọng yếu của kinh này qua tương quan với tất cả lời Phật dạy. Đứng ở lối vào của các Nikāya, thông điệp chính của Phạm Võngcung cấp lời giới thiệu cho toàn thể mô hình Phật pháp."

Khi đọc qua kinh văn, chúng ta vấp phải những thuật ngữ đương thời như: Ngã, Thế giới, Như lai, Niết-bàn v.v… Một bản chú giải sẽ trợ giúp đắc lực cho việc lãnh hội những ý nghĩa cô đọng trong kinh. Khi dịch xong tôi nhận thức rằng kinh Phạm Võng giải thích cặn kẽ về nguồn gốc của ngã chấp - một bản đồ đưa đến kho tàng vô ngã tướng kinh. Qua đó tôi có một niềm xác tín: căn nguyên của mọi tà chấp sinh khởi do trình độ nhận thức về vấn đề nhân sinhvũ trụ, về sự ngộ nhận chân lý. Tất cả tà chấp cứ tái diễn vô cùng tận khi người ta tiếp tục xây dựng đời sống trên nền tảng ngã kiến. Nơi đây trong kinh Phạm Võng Đức Phật đã tung ra lưới chánh pháp trên đại dương của những tư tưởng tà kiến và xác chứng rằng Ngài chính là nhân vật đã ly thoát thế giới điên đảo đó.

Phần đặc sắc nhất của kinh Phạm Võng liên quan đến sáu mươi hai tà kiến nên tôi dịch rất cẩn thận; phần còn lại bàn về giới chỉ là lời giới thiệu và khá đơn giản, tôi xin lược bỏ để bản chú giải kịp thời đến tay chư độc giả. Nếu bản dịch này giúp một phần nhỏ phương tiện cho người học Phật thành tựu tri kiến về Không tính của các pháp thì đó là phần thưởng dành cho người dịch.

Tỳ-kheo GIÁC LỘC
Pháp Bảo Tự 
28-03-2000 - PL. 2543

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :