I. Phó Chúc Lưu Thông

20/06/201012:00 SA(Xem: 12664)
I. Phó Chúc Lưu Thông

PHẬT NÓI KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT
TÂM ĐỊA PHẨM LƯỢC SỚ

Dịch giả: Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải)

Phần hai
GIẢI THÍCH KINH VĂN

C. LƯU THÔNG

I. PHÓ CHÚC LƯU THÔNG

Chư Phật tử lóng nghe, 10 giới trọng và 48 giới khinh, ba đời chư Phật đã tụng, đang tụng, sẽ tụng, Ta nay cũng tụng như thế. Tất cả đại chúng các ông dù là Quốc vương, Vương tử, bá quan, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, tín nam, tín nữ, người thọ giới Bồ Tát, nên thọ trì đọc tụng giải nói, biên chép Phật tánh thường trú giới, lưu thông cho tất cả chúng sanh trong ba đời, trao truyền, thuyết hóa không dứt, được thấy ngàn Phật, được ngàn Phật trao tay, đời đời không đọa vào bát nạn tam đồ, thường được sanh vào cõi trời, cõi người.

Nay Ta ở dưới cội Bồ đề, chỉ bày sơ lược giới pháp của bảy Phật, đại chúng các ông phải nhứt tâm học Ba-la-đề-mộc-xoa, hoan hỷ phụng hành, như trong phẩm Vô Tướng Thiên Vương khuyến học, mỗi mỗi rộng nói ba ngàn vị học sĩ, khi ngồi nghe, nghe Phật tự tụng, tâm tâm đảnh thọ, hoan hỷ phụng trì.

Lúc bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói phẩm Tâm Điạ Pháp Môn, phẩm Thập Vô Tận Giới Pháp mà Phật Lô Xá Na đã diễn nói trong Thế giới Liên hoa Đài tạng xong, ngàn trăm ức Thích Ca cũng nói như thế.

Từ trong cung trời Ma Hê Thủ La, đến dưới cội Bồ đề này, có mười chỗ nói pháp. Tất cả Bồ Tát, bất khả thuyết đại chúng thọ trì, đọc tụng, giải nói nghĩa đó, cũng lại như thế. Ngàn trăm ức thế giới, thế giới Liên hoa Đài tạng, vi trần thế giới, tất cả Phật Tâm tạng, Địa tạng, Giới tạng, Vô lượng hạnh nguyện tạng, Nhân quả Phật tánh thường trụ tạng. Tất cả Phật như thế thuyết Vô lượng tất cả pháp tạng đã xong, trong ngàn trăm ức thế giới, tất cả chúng sanh thọ trì, hoan hỷ phụng hành. Nếu muốn hiểu rộng tướng tâm địa tướng, như trong phẩm Thất Hạnh Phật Hoa Quang Vương đã nói rõ.

Giải thích:

Đây là đức Như Lai Thích Ca dặn dò đại chúng Tăng tục tại tòa, khiến cho lưu thông giới pháp này. Vì 58 giới này là cội nguồn tâm địa của chư Phật, là nền tảng cội gốc để Bồ Tátchúng sanh thành Phật, nên ba đời chư Phật và Phật hiện nay đều tụng. Các ông, tất cả đại chúng trong đại hội, người đã thọ trì giới cấm của Bồ Tát, hành 5 việc:

1. Thọ trì chớ quên mất
2. Đọc tụng cho thông suốt
3. Tụng rõ khiến cho người khác, bát bộ nghe được lợi ích.
4. Hiểu rõ, tỏ ngộ nghĩa lý, diễn nói cho tất cả mọi người
5. Biên chép lưu thông để làm lợi ích tất cả.

Đại sĩ trao tâm địa giới cho chúng sanh, khi giới tử được giới rồi, lại biên chép giới kinh này đem truyền trao cho tất cả chúng sanh. Khi các chúng này được giới rồi, cũng lại biên chép thêm ra, truyền trao cho chúng sanh mãi mãi đến vị lai. Như thế ba đời lại chuyển hóa, lần lần tiếp nối nhau, như đèn sáng liên tục không tắt. Đó chính là gánh vác pháp Phật ba đời, dẫn dụ khuyến hóa tất cả, như đốt đèn vô tận. Như vậy, tất cả chúng sanh trong ba đời y vào giới này tu hành, nên được thấy ngàn Phật bổn nguyên, được Phật trao tay, xoa đầu thọ ký, từ nay về sau không đọa vào ba đường ác, bát nạn, cho đến thành Đẳng chánh giác.

Phật tánh thường trú giới, giới này là tâm địa của Xá Na. Phật tánh thường trú bất biến, bất di, một khi thọ giới này, quyết đi đến thành Phật, không đồng với giới Thanh văn chỉ tu trong một đời.

Đời đời là lìa khổ. Thường sanh là được vui. Do giới này, dứt trừ lỗi quấy của ba nghiệp thân, khẩu, ý, không đọa vào đường ác, sanh ra muôn pháp lành, nên thường sanh về cõi trời, cõi ngườiPhật tánh tâm địa đại giới này, nhân gồm thâu cả biển quả, quả xuyên suốt cả nguồn nhân, ngay phàm thành thámh, thì đâu chỉ lìa tâm ác đạo, sanh về cõi trời, người thôi sao ? Phải biết lúc Như Lai chưa xuất thế, người nước Thiên Trúc, phần nhiều tu, cầu sanh về cõi trời, Phật phương tiện tạm mượn phương thức này giáo hóa phàm nhơn sơ cơ học đạo, chưa khế hợp tâm nguyên đại giới này, để cho họ ham mộ quả lành, phước báu ở cõi trời, để thú hướng tiến tu thế thôi. Khi có tâm thú hướng rồi thì họ sanh tâm nhàm chán cảnh khổ ở ác đạo, do đó Phật vì họ nói pháp.

Nay pháp hội đầu tiên Phật thuyết pháp, nếu chỉ ngay về cực quả, e rằng họ sanh tâm nghi hoặc, gây nên nạn trở ngại, thối thất chánh giới, mất lợi ích lớn. Hoặc cho năng lực giới này không đọa ác đạo, thường sanh vào thế giancõi người, cõi trời gặp Phật, nghe pháp, mau chứng được quả vị bật thối.

Khai sơ lược, nghĩa là giới pháp của bảy Phật, không chỉ 58 giới, những giới mà nay nói, chỉ là nêu sơ lược giáo pháp của bảy Phật mà thôi.

Như chừng đầu sợi lông, là giúp cho người sơ cơ mới học dễ hiểu, để hoan hỷ phụng hành, như muốn biết sự và lý trong giới, ngay phẩm Vô Tướng Thiên Vương trong kinh này nói rõ.

Ba ngàn vị học sĩ, chưa vào ngôi Diệu giác, còn ở vị học Địa, nên gọi là học sĩ. Khi ấy đức Như Lai khuyến trăm ngàn vạn ức đại chúng, phải nhất tâm học. Ở trong pháp hội, ba ngàn vị đại Bồ Tát, nghe Phật tự tụng, nên hết lòng tôn trọng, đê đầu đảnh lễ thọ trì. Đây cũng là nêu vấn đề học ở trước để nhiếp hóa các vị sơ cơ, trăm vạn ức người mới học.

Trước nói rõ thế giới một mặt trời, một mặt trăng, một đức Thích Ca Như Lai nói Giới pháp Tâm địa Thập Vô Tận của đức Xá Na Như Lai. Sau nói rõ trong thế giới có ngàn trăm ức mặt trời, mặt trăng, ngàn trăm ức Thích Ca Như Lai đều nói Giới pháp Tâm địa Thập Vô Tận của Xá Na, nên nói cũng như thế.

Nay chỉ nêu mười giới trọng, không nói 48 giới khinh, vì 10 giới này bao gồm hết thảy các giới, huống gì 48 giới, nên nói Vô tận giới pháp.

Trước nói rõ tâm địa giới, Thập vô tận giới, đức Lô Xá Na đã nói, ngàn trăm ức Phật Thích Ca cùng đồng nói.

Nay nói rõ mười trụ xứ nói các pháp môn. Đoạn sau tổng kết ngàn trăm ức Phật Thích Ca và tất cả Chư Phật, thuyết các pháp môn cũng giống như vậy.

Thế giới thì nhiều, không thể kể hết, nên lấy vi trần để thí dụ. Một hạt vi trần dụ một thế giới, nên nói thế giới nhiều như vi trầnThế giới Liên hoa Đài tạng đầy đủ vô lượng vi trần thế giới. Như thế trăm ngàn ức thế giới, vi trần thế giới, nói chung không ngoài một thế giới Liên hoa đài tạng. Trong thế giới như thế, tất cả chư Phật đầy đủ hàm tàng tâm bình đẳng, nên đồng thuyết chư tạng. Tạng có nghĩa là bao hàm.

1. Nhứt tâm tạng, chỉ cho Nhứt Chơn Như Tâm Thể, bao hàm cả hư không, đầy đủ muôn pháp, vô lượng diệu dụng, nên gọi là Tạng.
2. Địa tạng, vì tâm thể vốn không phân biệt, bình đẳng như đất, sanh ra vô lượng công đức lành, nên gọi là Tạng.
3. Giới tạng, tâm thể vốn không, nhưng đầy đủ vô lượng giới pháp, dung nạp vô lượng biển phước, nên gọi là Tạng.
4. Hạnh nguyện tạng, tâm làm việc lành gọi là Hạnh, tâm đã nguyện khắc kỳ thủ chứng gọi là Nguyện, biển hạnh vô biên, nguyện môn vô tận nên gọi là Tạng.
5. Nhơn quả Phật tánh thường trụ tạng, mới bắt đầu phát tâm tu gọi là Nhân, cuối cùng đạt sở chứng gọi là Quả, vậy thì nhân gồm thâu cả biển quả, quả xuyên suốt cả nguồn nhân, nhân quả tương dung chứng đắc pháp thân, nên gọi là Phật tánhPháp thân vốn tịch diệt vắng lặng thường trú, không biến hoại, không dời đổi, bao gồm pháp giới, thể đồng thái hư, nên gọi là Tạng.

Tâm tạng, Điạ tạng, Giới tạng, rõ ràng chẳng phải Ba-la-đề-mộc-xoa của Tiểu thừa, mà chính là bổn nguyên tâm địa chánh pháp giới của Bồ Tát vậy.

Tất cả chư Phật, chính là ngàn trăm muôn ức chư Phật trong thế giới của Liên hoa Đài tạng. Như vậy, vô lượng chư Phật diễn nói vô lượng Nhứt thiết pháp tạng. Vậy năm tạng đây bao gồm không còn sót, mà giới tạng là quan trọng nhất trong năm tạng. Hiểu được chỗ quan trọng này, thì đầy đủ muôn hạnh, Thánh quả tròn đầy, thế nên tất cả chư Phật ba đời đồng nói, tất cả chúng sanh trong ngàn trăm ức thế giới, đều tôn kính thọ trì, hoan hỷ phụng hành.

Tướng tâm địa tướng, tâm địa vốn vô tướng, mà giới có trì có phạm, đây là tướng của Tâm địa. Tướng có tướng chung, tướng riêng, 10 giới trọng là tướng chung, 48 giới khinh là tướng riêng. Tướng chung có vô lượng, tướng riêng cũng vô cùng, lớp lớp vô tận, giống như lưới châu của trời Đế Thích. Nếu muốn mở rộng tướng sự và lý của tâm địa này, thì ngay trong phẩm Thất Hạnh của kinh này nói rõ. Nhưng phẩm này, Quốc độ ta không có.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/06/2010(Xem: 31443)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.