Giải Thích Giới LuậtOai Nghi Của Sa Di

26/06/20213:29 CH(Xem: 10063)
Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
THÍCH QUẢNG HÓA
GIẢI THÍCH
GIỚI LUẬTOAI NGHI CỦA SA-DI
Dịch và chú thích
THÍCH NHẬT TỪ
Trợ lý 
NGỘ TÁNH HẠNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Giai Thich Gioi Luat va Oai Nghi cua Sa Di
MỤC LỤC
Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn 
Lời đầu sách 
PHẦN I: MƯỜI ĐIỀU ĐẠO ĐỨC CỦA SA-DI
Chương 1: Tác giảý nghĩa “Sa-di”
Chương 2: Những điều Sa-di nên biết
Chương 3: Không được giết hại 
Chương 4: Không được trộm cắp 
Chương 5: Không được dâm dục 
Chương 6: Không được nói dối 
Chương 7: Không được uống rượu bia
Chương 8: Không đeo hoa thơm, không bôi hương liệu
Chương 9: Không được ca múa, chơi các nhạc cụ, không đến xem nghe 
Chương 10: Không được ngồi giường lớn cao rộng 
Chương 11: Không ăn trái giờ 
Chương 12: Không được cầm giữ vàng bạc đồ quý 
PHẦN II: OAI NGHI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
Xuất xứ của oai nghi 
Chương 1: Kính đại Sa-môn 
Chương 2: Thờ Thầy 
Chương 3: Theo Thầy ra ngoài 
Chương 4: Nhập chúng 
Chương 5: Ăn uống với mọi người 
Chương 6: Lễ lạy 
Chương 7: Nghe pháp 
Chương 8: Học tập kinh điển 
Chương 9: Vào chùa 
Chương 10: Đi vào thiền đường 
Chương 11: Làm việc thường ngày 
Chương 12: Vào nhà tắm 
Chương 13: Vào nhà vệ sinh 
Chương 14: Nằm ngủ 
Chương 15: Quanh lò lửa 
Chương 16: Sống trong phòng 
Chương 17: Đến chùa Ni 
Chương 18: Đến nhà cư sĩ 
Chương 19: Khất thực
Chương 20: Đi vào làng xóm 
Chương 21: Mua sắm đồ đạc 
Chương 22: Không được tự ý làm bất cứ gì 
Chương 23: Đi du phương 
Chương 24: Tên gọi, hình tướng của y và bát 

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển “Giải thích giới luậtoai nghi của Sa-di” được Thượng tọa Nhật Từ dịch từ nguyên tác chữ Hán: “Sa-di luật nghi yếu lược tập chú” (沙彌律儀要略集註) của Hòa thượng Luật sư Quảng Hóa, là tác phẩmgiá trị đối với sự tu học của các Sa-di và người xuất gia trẻ tuổi.

Giảng viên của các Trường Trung cấp Phật học hay Trụ trì của các chùa trên toàn quốc dạy về 10 giới và oai nghi của Sa-di/Sa[1]di-ni có thể sử dụng sách này làm giáo trình giảng dạy cho học trò và đệ tử của mình. Từng điều giới trong sách này đều có: (i) Dịch nghĩa, (ii) Nguyên văn chữ Hán, (iii) Phiên âm, (iv) Giải thích. Bên cạnh đó, còn có câu hỏi ôn tập cho từng bài, giúp cho các Sa-di và Tăng Ni trẻ bước đầu vào thiền môn dễ dàng tiếp thu, hiểu rõ giới luậtthực hànhhiệu quả.

Đóng góp của dịch giả trong sách này là cung cấp gần 500 chú thích, giải thích các khái niệm, thuật ngữ, nhân danh và địa danh, giúp cho độc giả có thêm kiến thức tổng quan về Phật học và Luật học Phật giáo.

Tôi hy vọng với sự cẩn trọng trong dịch thuật và kiến thức của dịch giả, tác phẩm này sẽ giúp cho các Tăng Ni sinh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân tại sao các Sa-di/ Sa-di-ni phải giữ gìn giới hạnhoai nghi để trở thành người xuất gia hữu ích cho đời.

Đọc “Lời nói đầu” của tác giả, tôi vô cùng xúc động với sự tu hành và tâm huyết của Hòa thượng Quảng Hóa: “Xin khuyên các vị xuất gia đọc được quyển sách này, nên sớm phát tâm học tập giới luậtgiữ giới. Nên biết rằng hiện nay các cư sĩ nghiên cứu giới luật ngày càng gia tăng, người xuất gia nếu không học giới luật và trì giới thì làm sao nhận cúng dường, làm gương sáng cho trời người được?”

Phật giáo Việt Nam trải qua các thời kỳ. Thời kỳ nào cũng có các bậc thạc đức gìn giữ giới luật, hoằng truyền giới luật, nhờ đó Tăng đoàn Việt Nam được phát triển. Giới kinh dạy: “Giới luật còn là Phật pháp còn. Giới luật mất là Phật pháp mất” (Tỳ-ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ. Tỳ-ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt).

Tôi rất mong các Sa-di và Tăng Ni trẻ noi gương quý Tôn đức Việt Nam và các tổ sư ở các nước, thể hiện sự tôn kính giới luật, học hỏi, thọ trì giới pháp nghiêm cẩn, làm nền tảng vững chắc cho sự thành tựu trí tuệ, đạo đức, thiền định để hướng đến việc đạt được giải thoát, đền ơn Tam bảo trong muôn một.
Trân trọng.
Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Hồ Chí Minh Mùa Phật đản PL. 2565 – DL. 2021
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Hòa thượng Thích Giác Toàn

LỜI ĐẦU SÁCH

1.VỀ TÁC PHẨM NÀY

Quyển “Giải thích giới luậtoai nghi của Sa-di” do tôi dịch và chú thích từ bản chữ Hán của Hòa thượng Luật sư Quảng Hóa (廣 化律師) vào năm 1978 (nhằm năm Trung Hoa dân quốc 67), có tựa đề nguyên tác bằng chữ Hán là “Sa-di, luật nghi yếu lược tập chú” (沙彌律儀要略集註).

Đóng góp chính của Hòa thượng Quảng Hóa là chú thích tác phẩm “Sa-di, luật nghi yếu lược” (沙彌律儀要略) của Sa-môn Châu Hoằng (沙門祩宏) ở chùa Vân Thê (雲棲寺)1 được ghi nhận bằng phần Hán văn và phiên âm trong sách này, đang khi, phần giải thích (註述, chú thuật) là của Hòa thượng Quảng Hóa. Tác phẩm này được xem là sách chú thích phổ biến nhất về 10 giới Sa-di và 24 oai nghi của người xuất gia trong cộng đồng Trung Quốc từ cuối thập niên 1980 đến nay.

Bố cục của sách này gồm có ba phần. Phần một giới thiệu khái quát về luật nghi của Sa-di. Phần hai chú thích về mười giới Sa-di (沙彌戒) được gọi trong sách này là “Giới luật môn” (戒律門). Phần ba giải thích về oai nghi của người xuất gia (沙彌律儀) được gọi trong sách này là “Oai nghi môn” (威儀門).

Mỗi chương trong sách này được trình bày gồm các phần: (i) Dịch nghĩa, (ii) Phiên âm, (iii) Hán văn, (iv) Giải thích, (v) 1 Ấn bản và chú thích của tác phẩm này: https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/X1119_001

Câu hỏi kiểm tra. Bốn phần đầu gồm được phân thành nhiều nội dung nhỏ, nhằm chú giải bản nguyên tác của Sa-môn Chúc Hoằng. Phần giải thích là đóng góp chính yếu của Hòa thượng Quảng Hóa. Gần 500 chú thích trong sách này là của tôi, nhằm giúp các chú Sa-di có thể tự học các thuật ngữ Luật học bằng Hán Việt.

2.KHÁI NIỆM “SA-DI”

Sa-di (P. Sāmaṇera, 沙彌) có nghĩa đen là “Sa-môn tử” (P. Samaṇuddesa, 沙門子), tức người đang tập hạnh làm Sa-môn (P. Sāmaṇa, 沙門) để sau đó trở thành Tỳ-kheo (P. bhikkhu, S. bhikṣu, 比丘), tức chính thức làm Thầy. Các Sa-di tuổi thiếu nhi được gọi là “chú tiểu” ở miền Nam, hay “điệu” ở miền Trung hoặc “sư bác” ở miền Bắc. Để trở thành người xuất giagiá trị lớn cho mình và cho cuộc đời, các Sa-di cần cam kết ba điều quan trọng sau đây:

i)Nỗ lực cắt bỏ đời sống ái dục, trọn đời sống độc thân nhưng không cô đơn, giữ giới hạnh trang nghiêmthanh tịnh;

 ii) Siêng năng học Phật và thực hành Phật pháp, vượt qua các thử thách và chướng duyên, không dễ duôi trong các khoái lạc giác quan, không đắm nhiễm thói đời, không chạy theo danh lợi thấp kém, không tham gia chính trị, không phản bội lý tưởng Phật pháp, quyết chí đạt được giác ngộgiải thoát;

iii) Phấn đấu làm lớn mạnh các đức tính từ bi, trí tuệ và không sợ hãi, sống bằng thái độ, hành động vị tha cao cả để hoàn thành chí nguyện xuất trần, nối gót con đường độ sanh của đức Phật và các bậc tổ sư.

Giới luật cùng với giáo pháp được đức Phật sánh ví ngang hàng với đức Phật sau khi ngài qua đời: “Giáo pháp và giới luật là thầy của các đệ tử, sau khi ta qua đời” (mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto so vo mam). Do đó, các chú Sa-di hãy học thuộc giới, giữ giới; học thuộc các kinh quan trọng và ứng dụng kinh trong cuộc sống để thánh thiện hóa bản thâncứu độ con người.

3. MƯỜI GIỚI SA-DI VÀ OAI NGHI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA

So sánh 10 điều đạo đức thì giới bổn Sa-di và Sa-di-ni giống nhau. Chỉ khác nhau về cách diễn đạt và nội dung minh họa. Mười đạo đức Sa-di gồm: (i) Không được giết hại, (ii) Không được trộm cắp, (iii) Không được dâm dục, (iv) Không được nói dối, (v) Không được uống rượu, (vi) Không đeo hoa thơm, không bôi hương liệu, (vii) Không được ca múa, chơi các nhạc cụ, không đến thưởng nghe, (viii) Không được ngồi giường lớn cao rộng, (ix) Không ăn trái giờ, (x) Không được cầm giữ vàng bạc đồ quý.

Vào thế kỷ XVII, cao tăng Độc Thể (读体, 1601-1679)2 của Trung Quốc, dựa vào Luật tạng của các trường phái Luật Phật giáo trong Đại tạng kinh chữ Hán, nhất là các quy định về Sa-di, vốn tương đương với 14 điều thực hành (kiccavatta)3 của Sa-di thành trong Đại phẩm (Mahā-vagga) của Luật tạng Thượng tọa bộ để biên tập thành “Luật nghi” (律仪) gồm 24 oai nghi, dành cho Sa-di theo Luật Tứ phần (四分律), tức Luật Pháp Tạng (Dharmagupta-vinaya, 法藏部戒律). Mặc dù số lượng các oai nghi, cách đặt tựa đề, vị trí các quy định giữa Luật Sa-di trong Thượng tọa bộPháp Tạng bộ có khác nhau nhưng trên tổng thể, nội dung phù hợp nhau, đề cao văn hóa ứng xử của người xuất gia trở nên lịch sự, trang nghiêm, thanh thoát, chứ không đơn thuần là những điều không được làm.

Sa-di có 24 oai nghi, trong khi Sa-di-ni chỉ có 22 oai nghi. Giới bổn Sa-di và giới bổn Sa-di-ni giống nhau 21 điều. Chỉ riêng có trong giới bổn Sa-di-ni gồm: Kính trong tam bảo (điều 1). Chỉ riêng có trong giới bổn Sa-di gồm: Đến chùa Ni (điều 17), đi du phương 2 Cao tăng Độc Thể (读体, 1601-1679), thế danh là Hứa Thiệu Như (许绍如), tự là Kiến Nguyệt (见月), là người ở Sở Hùng (楚雄), tỉnh Vân Nam (云南), Trung Quốc. Là Cao tăng của phái Thiên Hoa (华派) thuộc Luật tông (律宗), ngài Độc Thể để lại các tác phẩm nổi tiếng gồm có: (i) Tỳ-ni chỉ trì hội tập (毗尼止持会集), (ii) Tỳ-ni tác trì độc thích (毗尼作 续释), (iii) Sa-di-ni luật nghi yếu lược (沙弥尼律仪要略), (iv) Truyền giới chánh phạm (戒正范), (v) Đại thừa huyền chương (大乘玄义). 3 Xem chi tiết của 14 pháp hành này từ sách của Giác Giới, Luật nghi Sa-di. Thành hội Phật giáo TP.HCM, 1997. Truy cập ấn bản vi tính tại đây: https://www.budsas.org/uni/u-luat[1]sadi/sadi-nt-00. (điều 23) và tên gọi, hình tướng của y và bát (điều 24). Học thuộc và thực tập các oai nghi, tế hạnh này giúp các Sa-di vượt qua nghiệp đời, thói phàm, có đạo phong của Sa-môn, nhẹ nhàng, an lạc, thanh thoát, thảnh thơi.4

Thầy chúc các chú Sa-di tinh tấn học giới, giữ giới, học kinh điển, áp dụng trong cuộc sống để trong trung bình 5-10 năm xuất gia, trở thành người chuyển hóa thành công “nghiệp phàm và thói quen phàm”, trở thành chân sư, giải thoát giữa đời thường, góp phần xây dựng xã hội an lạc và hòa bình.

Tôi tán dương Ngộ Tánh Hạnh đã giúp tôi đối chiếu và dò bản. Tôi khen tặng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã phát tâm ấn tống quyển sách này. Quý Tôn đức Ban tổ chức các Đại giới đàn trên toàn quốc vui lòng liên lạc với chùa Giác Ngộ để phát tặng, giúp các giới tử hiểu rõ giá trị của giữ giới hạnh thanh tịnhtrang nghiêm.

Chùa Giác Ngộ, Ngày Rằm tháng 4 năm 2021 THÍCH NHẬT TỪ


pdf_download_2
09-Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di - FINAL 11 06 2021



.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/06/2010(Xem: 31511)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.