6. Tăng Sĩ Và Cư Sĩ

02/12/201812:12 CH(Xem: 4035)
6. Tăng Sĩ Và Cư Sĩ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
 

 

6 – TĂNG SĨ  và CƯ SĨ

 

(1) Hỗ trợ lẫn nhau

 

“ Này các Tỳ-kheo, các gia chủ rất hữu ích cho các thầy. Họ cung cấp cho các thầy các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, nơi cư trú và thuốc men trong lúc ốm đau. Và này các Tỷ-kheo, các thầy cũng rất hữu ích cho các gia chủ, vì các thầy giảng dạy cho họ Giáo pháp tốt đẹp ở đọan đầu, tốt đẹp ở đoạn giữa và tốt đẹp ở đoạn cuối, với ý nghĩa và lời văn chơn chánh, và các thầy tuyên thuyết đời sống phạm hạnh đầy đủ  trọn vẹnhoàn toàn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy, đời sống phạm hạnh này được thực hiện bằng sự hỗ trợ  lẫn nhau nhằm mục đích vượt qua mọi cấu uế phiền não để tiến tới chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau.”

 

                              ( Kinh Phật Thuyết Như Vậy , 107)

 

(2) Một vị khách của  các gia đình

 

- Này các Tỷ-kheo, sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo là vị khách tăng thường thăm viếng các gia đình, sẽ không được họ ưa thích, vui lòng, kính nể hoặc tôn trọng. Thế nào là năm ?

 

(1) Vị ấy tỏ ra thân mật với người chỉ mới quen biết.; (2) vị ấy phân phát những vật không phải sở hữu của mình; (3) vị ấy quan hệ để gây chia rẽ; (4) vị ấy nói thì thầm riêng bên tai; (5) vị ấy đòi hỏi quá nhiều. Sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo là vị khách tăng thường thăm viếng các gia đình, sẽ không được họ ưa thích, vui lòng, kính nể hoặc tôn trọng.

 

-  Này các Tỷ-kheo, sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo là vị khách tăng thường thăm viếng các gia đình, sẽ được họ ưa thích, vui lòng, kính nể và tôn trọng. Thế nào là năm ?

 (1) Vị ấy không tỏ ra thân mật với người chỉ mới quen biết.; (2) vị ấy không phân phát những vật không phải sở hữu của mình; (3) vị ấy không quan hệ để gây chia rẽ; (4) vị ấy không nói thì thầm riêng bên tai; (5) vị ấy không đòi hỏi quá nhiều. Sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo là vị khách tăng thường thăm viếng các gia đình, sẽ được họ ưa thích, vui lòng, kính nể hoặc tôn trọng.

 

 

                    ( Tăng Chi BK II, Ch V, (XII): 111, tr. 529 -530 )

 

(3) Bày tỏ lòng từ bi  đối với cư sĩ

 

-  “Này các Tỷ-kheo, sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo cư trú tại địa phương bày tỏ lòng từ bi đối với cư sĩ. Thế nào là năm?

 

 (1) Vị ấy khuyến khích họ hành xử đúng giới hạnh. (2) Giúp họ sống an ổn nhờ  hiểu  đúng Giáo pháp. (3) Khi họ đau ốm, vị ấy đến thăm và giúp họ thiết lập chánh niệm hướng đến các bậc A-la-hán. (4) Khi có đại chúng Tỷ-kheo đến, gồm cả những vị đến từ các trú xứ khác nhau, vị ấy đến các gia đình cư sĩthông báo cho họ biết : ‘Này các bạn, có một đại chúng Tỷ-kheo đã đến, bao gồm cả những vị từ các trú xứ khác. Các bạn hãy tạo phước đức. Đây là dịp để các bạn tạo phước đức.’(5) Chính vị ấy sẽ thọ dụng bất cứ thực phẩm nào được cúng dường, dù thô sơ hoặc tinh tế; vị ấy không phung phí các phẩm vật cúng dườngđức tin.

 

Sở hữu năm tính cách này, một Tỷ-kheo cư trú tại địa phương bày tỏ lòng từ bi đối với cư sĩ.”

 

                              ( Tăng Chi BK II, Ch V, (XXIV): 235, tr. 736 )

 

(4) Các gia đình xứng đáng đến thăm viếng

 

- “Này các Tỷ-kheo, sở hữu chín yếu tố này, một gia đình chưa được đến thăm viếng thì không đáng đến thăm, hoặc nếu đã đến rồi thì không đáng  ngồi xuống với họ. Thế nào là chin ?

 ( 1) Họ không đứng dậy một cách vui vẻ.(2) Họ không đảnh lễ một cách vui vẻ.(3) Họ không vui vẻ mời ngồi. (4) Họ dấu những gì họ có. (5) Mặc dù họ có nhiều, họ cho ít. (6) Thậm chí họ có đồ tốt, họ cho đồ xấu. (7) Họ cho mà không kính trọng, không cung kính.(8) Họ không ngồi gần để nghe Pháp.(9) Họ không thích thú nghe Pháp thoại (của khách tăng ).

 

Sở hữu chín yếu tố này, một gia đình chưa được đến thăm viếng thì không đáng  đến thăm, hoặc nếu đã đến rồi thì không đáng  ngồi xuống với họ.”

 

- “Này các Tỷ-kheo, sở hữu chín yếu tố này, một gia đình chưa được đến thăm viếng thì xứng đáng đến thăm, hoặc nếu đã đến rồi thì xứng đáng ngồi xuống với họ. Thế nào là chin ?

 

 ( 1) Họ đứng dậy một cách vui vẻ.(2) Họ đảnh lễ một cách vui vẻ.(3) Họ  vui vẻ mời ngồi. (4) Họ không dấu những gì họ có. (5) Khi họ có nhiều, họ cho nhiều. (6) Khi họ có đồ tốt, họ cho đồ tốt. (7) Họ cho một cách kính trọng, với sự cung kính.(8) Họ ngồi gần để nghe Pháp.(9) Họ  thích thú lắng nghe Pháp thoại.

 

Sở hữu chín yếu tố này, một gia đình chưa được đến thăm viếng thì xứng đáng  đến thăm, hoặc nếu đã đến rồi thì xứng đáng  ngồi xuống với họ.”

 

 

                              ( Tăng Chi BK IV, Ch.IX (II):17, tr 117-118)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/07/2014(Xem: 21977)
18/04/2014(Xem: 10806)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.