Chương 5. Phật Tính

11/12/20163:07 CH(Xem: 2932)
Chương 5. Phật Tính
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Chương 5

Phật Tính

(167 tụng)

 

Bốn Điểm Kim Cương Cuối

 

      Bốn điểm kim cương cuối là tự tính Phật,[1] sự giác ngộ, phẩm tính Phật, và việc làm của Phật. Mỗi điểm kim cương sẽ được chia thành hai phần: miêu tả tổng quát và rồi miêu tả chi tiết hơn. Phần dẫn nhập này sẽ miêu tả bốn điểm kim cương cuối mà người thường không thể hiểu được một cách trực tiếp.

 

Bản Tính của Mỗi Điểm

 

23. Mà ba đó, tuyệt diệu,

      hy hữu, và vô thượng

      phát sinh từ chân như,

      ô nhiễm, không ô nhiễm,

      các phẩm tính Giác ngộ,

      không tì vết, hành vi

      của các bậc chiến thắng –

như vậy là lãnh vực

tri kiến cho những ai

nhận thức cái tối hậu.

 

     Bản tính của sugatagarbha hay Phật tính là tính chân như không tì vết là duyên thật của các pháp khi nó không bị ảo tưởng hay nhầm lẫn do tâm tạo làm méo mó. Trong thí dụ nhận lầm dây thừng là con rắn, nếu một người biết tính chân như của sợi dây thừng, thì y không sợ hãi. Bình thường, tính chân như của vạn vật bị ảo ảnh của luân hồi làm méo mó, dù cho thực tính chân như của các pháp là tính không và tính trong sáng. Như thế tính chân như bị ô nhiễm này tương tự với Phật tính. Nếu một người có viên ngọc quí bị phủ bùn và người ấy lau sạch bùn đi, y có thể thấy viên ngọc tinh khiết. Bởi vì bản tính của viên ngọc là tinh khiết, người ta có thể tẩy sạch những cái không tinh khiết và nó vẫn giữ tính tinh khiết của nó. Cũng vậy, Phật tính không tì vết khi người ta loại bỏ những ám chướng của phiền nãosở tri, thì tính chân như không ô nhiễm tức là Phật tính sẽ hiện ra. Một khi tất cả những cái bất tịnh đã được loại bỏ, tính chân như có thể thị hiện trong toàn bộ tính thanh tịnh của nó và trở thành sự giác ngộ là phẩm tính thứ nhì trong bốn phẩm tính kim cương cuối. Khi tính chân như đã được tịnh hóa, tất cả những phẩm tính vốn có trong tính chân như có thể thị hiện; đây là những phẩm tính phật là điểm thứ ba trong bốn điểm kim cương cuối. Những phẩm tính phật biểu hiện sự hoàn thành toàn bộ cho mình và người khác. Nó là sự hoàn thành cho mình bởi vì tất cả những nguyên nhân của đau khổ, nghiệp, đã được loại bỏ. An lạc này thì hoàn toàn và không thay đổi bởi vì tất cả những nguyên nhân của an lạc đều hiện diện. Từ những phẩm tính phật ấy phát sinh năng lực giúp những chúng sinh khác tạo thành điểm thứ tư của các điểm kim cuơng, Phật hạnh [hoạt động của Phật]. Giác ngộcon đường tối thượng giúp tất cả chúng sinh và bao lâu luân hồi còn tiếp tục, và nó sẽ giúp vô số chúng sinh. Phật hạnh không chỉ đem lại sự vơi bớt đau khổ tạm thời mà còn giúp đạt được an lạc tối hậu.

     Người ta nói rằng trước khi chúng ta xem Tam bảohy hữutối thượng, chúng ta xem tam bảo là nơi qui y, với Phật là nơi qui y tối hậu. Nhưng Tam bảo này từ đâu đến? Tam bảo phát sinh từ bốn phẩm tính ở trên của tính chân như không ô nhiễm, những phẩm tính Phật, và những Phật hạnh. Qua những phẩm tính này người ta có thể đạt tam qui. Thật khó cho người thường hiểu được làm sao bốn điểm kim cương cuối này có thể mang đến sự chứng ngộ tam bảo bởi vì chỉ chư Phật mới có thể thấy điều này một cách trực tiếp.

 

24. Tiềm năng của tam bảo

      hy hữuvô thượng

      là lãnh vực tri kiến

      của trí biết tất cả.

      Có bốn lý do khiến

      bốn không thể nghĩ bàn,

      theo thứ tự. Đó là:

 

      Phật có thể nhận thức bốn điểm kim cương cuối này và hiểu chúng trọn vẹn. Tam bảothọ dụng sự chứng ngộ đạo. Chỉ chư Phật là có thể thấy được nguyên do cơ bản bởi vì chư Phật được phú cho cái thấy thanh tịnh như thực và sai biệt của tất cả các pháp. Do đó, Phật tính, giác ngộ, phẩm tính Phật và hạnh Phật là bất khả tư nghị đối với hạng người thường.

 

25. Thanh tịnh song ô nhiễm,

hoàn toàn không ô nhiễm

song phải được tịnh hóa,

những phẩm tính thực sự

không thể tách rời nhau,

      vô niệm và tự phát.

    

     Có bốn lý do tại sao bốn điểm kim cương là không thể nghĩ bàn đối với hạng người thường. Thứ nhất, thể tính của giác ngộ là không thể nghĩ bàn bởi vì nó thanh tịnh nhưng cũng có ô nhiễm đi kèm. Thể tính của giác ngộ tự nhiênhoàn toàn thanh tịnh ngay từ đầu không bao giờ bị cho là có tì vết gì. Song nó có ô nhiễm đi kèm và điều này nghe có vẻ nghịch lý. Suy nghĩ về tính chân như hiện diện với những ô nhiễm trong tâm là hoàn toàn không thể nghĩ bàn đối với hạng người thường. Nếu có người cố gắng thiền định về nó, người ấy không thể kinh nghiệm nó một cách trực tiếp; do đó chỉ chư Phật là nhận thức được nó. Thứ nhì, giác ngộ là không thể nghĩ bàn đối với hạng người thường bởi vì giác ngộ hoàn toàn không có ô nhiễm, song nó phải được tịnh hóa. Phật tính thì hoàn toàn thanh tịnh và qua sự tịnh hóa dần dần Phật tính thị hiện trong tính thanh tịnh trọn vẹn của nó (giác ngộ). Như thế có sự mâu thuẫn về luận lý giữa tính thanh tịnh bổn lai và sự cần làm nó thanh tịnh qua tu tập. Thứ ba, các phẩm tính Phật là bất khả tư nghị bởi vì chúng không thể tách rời khỏi Phật tính. Ngay từ đầu, tất cả những phẩm tính Phật đều hiện diện nơi Phật tính, nhưng một người đạt được tất cả những phẩm tính này chỉ khi nào người ấy thành Phật. Thứ tư, Phật hạnh là không thể nghĩ bàn bởi vì nó vừa tự phát vừa vô niệm. Phật hạnh xảy ra không có sự dụng công về phần của Phật. Hành động này đáp ứng những gì người ta cần, song Phật không cần suy nghĩ, “Ta phải làm việc này vì người này.” Song hành động này lúc nào cũng xảy ra đúng y theo cách mỗi và mọi chúng sinh cần.

 

26. Từ cái để chứng ngộ,

      sự chứng ngộ, và những

      thuộc tính của chứng ngộ,

      cái đem lại chứng ngộ,

      rồi theo trình tự ấy,

      điểm một là nguyên nhân,

      là cái để thanh tịnh,

      và ba điểm còn lại

      thì hợp thành các duyên.

     Những lý do khiến cho ba điểm kim cương này không thể nghĩ bàn là chúng có vẻ nghịch lý. Nhưng khi khảo sát kỹ hơn thì không có sự mâu thuẫn nào cả. Thứ nhất, Phật tính thì hoàn toàn thanh tịnh theo quan điểm bản tính hay tự tính của nó. Những bất tịnh, những ô nhiễm, chỉ là kết quả của cái thấy nhầm và do đó không liên quan gì với thực tính của Phật tính. Thứ nhì, những ô nhiễm có thể loại bỏ bởi vì chúng không phải là phần vốn có của giác ngộ, như vậy chúng không thể làm ô nhiễm bản tính của nó. Nếu một người nhìn vào các phẩm tính thì cũng không có sự thực mâu thuẫn nào bởi vì theo quan điểm thực tính thì những phẩm tính này luôn luôn không thể tách rời và hiện diện nơi tự tính Phật. Nhưng khi bị những cái bất tịnh che lấp, chúng không thể thị hiện trong hành động. Khi những cái bất tịnh được loại bỏ, những phẩm tính vận hành như chúng phải vận hành. Nó tương tự với những gì xảy ra khi mặt trời bị mây che. Khi mặt trời bị mây che, ánh sáng mặt trời không thể hiện ra; tuy nhiên ánh sáng tự nó không thay đổi. Cũng giống như vậy, khi các phẩm tính của giác ngộ có bị bất tịnh che lấp hay không. Khi bị bất tịnh che lấp, những phẩm tính này không thị hiện. Điểm thứ tư [Phật] hạnh cũng không phải là một mâu thuẫn. Phật hạnh thì tự phát, không dụng công, và vô niệm. Nó là kết quả của tất cả những ước mongquyết tâm và những lời nguyện trước kia mà chư Phật đã lập khi các ngài trên con đường đến giác ngộ. Từ sự thúc đẩy mạnh mẽ do sự tu tập trước kia, tất cả hạnh này có thể phát sinh một cách tự phát và không có bất cứ sự khái niệm hóa nào.

 

Sự Chứng Ngộ Những Điểm Kim Cương Này

 

     Tự tính Phật là sự chứng ngộ thực tế. Những thuộc tính phát sinh từ sự chứng ngộ này là những phẩm tính đem chứng ngộ đến người khác. Phật tính tạo thành các nhân duyên và ba điểm kim cương kia tạo thành quả khiến nó có thể tịnh hóa những chúng sinh khác.

Thế Nào Là Phật Tính?

 

27. Phật tính luôn hiện diện

      nơi tất cả chúng sinh,

      pháp thân Phật toàn hảo

      thấm nhuần khắp tất cả,

      chân như không phân biệt

      và họ có tiềm năng.

 

28. Nói tất cả chúng sinh

      đều sở hữu Phật tính,

      tuệ giác phật bao giờ

      cũng hiện diện nơi họ,

      bản tính không tì vết

      nên nó là bất nhị

      và tiềm năng Phật được

      gọi tên theo kết quả.

 

     Đức Phật đã dạy ba kỳ chuyển pháp luân. Trong kỳ chuyển thứ nhất, đức Phật dạy bốn chân lý cao quí (bốn Diệu đế) mà hầu hết là về bình diện tương đối của thực tại. Chúng ta nhận thức bản tính của đau khổchân lý cao quí thứ nhất (khổ đế). Căn nguyên của sự đau khổ này tìm thấy trong tất cả những hành động trước và những ám chướng phiền não do phiền não của chúng ta (tập đế). Chân lý cao quí thứ ba diệt khổ xuất hiện khi một người loại bỏ hai nguyên nhân của đau khổ đó (diệt đế). Cuối cùng, để chứng ngộ chân lý diệt khổ, một người phải đi vào con đường đúng (chánh đạo) là chân lý đường đạo (đạo đế). Rồi đức Phật chỉ cho họ làm cách nào để tiến bộ theo năm giai đoạn khác nhau của đường đạo trước khi đạt giác ngộ viên mãn. Trong kỳ chuyển thứ nhì, đức Phật dạy về bản tính tối hậu của các pháp (hiện tượng). Ngài nói rằng tất cả các pháp, do bản tính, là không. Trong kỳ chuyển thứ ba, đức Phật đi xa hơn bằng cách chỉ ra rằng tính không của các pháp không có nghĩa đơn giản là sự vắng mặt của các pháp. Khi chúng sinh ở trong cảnh bất tịnh, họ vẫn sở hữu Phật tính. Khi họ đạt đến Phật quả, có sự hiện hiện của hai thứ tuệ giác như thực và sai biệt của các pháp. Như thế kỳ chuyển luân thứ ba vượt qua bên kia ý nghĩa của hai kỳ đầu.

     Luận Phật Tính (Uttara Tantra) liên hệ với kỳ chuyển pháp luân thứ ba với sự hiện diện của Phật tính nơi tất cả chúng sinh. Có ba lý do để Phật tính hiện diện nơi tất cả chúng sinh. Thứ nhất, pháp thân của Phật thấm nhuần tất cả mọi hiện tượng và có thể khởi hiện bất cứ hiện tượng nào, như thế nó hiện diện khắp mọi nơi. Thứ nhì, chân như hay thực tính của niết-bàn và hiện tượng luân hồi là không phân biệt, như thế không có “chân như tốt” liên hệ với niết-bàn và “chân như xấu” liên hệ với luân hồi. Thứ ba, tất cả chúng sinh đều có nền tảng Phật tính và khi đã thanh tịnh nó có thể phát triển thành Giác ngộ viên mãn.

 

Mười Phẩm Tính của Phật Tính

 

29. Nên biết nghĩa qui định

      của “không giới cứu cánh”     

      qua tính, nhân, quả, dụng,

      phú bẩm, và tương ưng,

      các giai đoạn, nhuần khắp,

      bất biến, không phân ly

      của các phẩm tính ấy.

    

     Có mười khía cạnh khác nhau mà một người có thể tiếp cận tự tính Phật. Đó là bản tính, nguyên nhân, kết quả, ảnh hưởng, phú bẩm, sự tiếp cận, những giai đoạn khác nhau, phổ hiện, bất biến, và bất khả phân ly của những phẩm tính ấy, được liệt kê ở Bản 2 (trang 133).

 

1. Bản Tính

 

30. Giống như tính trong suốt

      của ngọc, nước, hư không,

      tự tính không cấu uế.

      Do tâm nguyện vì pháp,

      hiện bát-nhã vô thượng,

      thiền định, và bi tâm.

 

31. Các phẩm tính của nó

       giống phẩm tính ngọc quí

       vì nó có năng lực,

       giống phẩm tính hư không

       vì nó không thay đổi,

       giống phẩm tính của nước

       bởi vì nó thấm ướt.

 

     Bản tính của Phật tính được giải thích bằng phương tiện ba thí dụ ngọc quí, bầu trời, và nước. Tầm quan trọng của các thí dụ này sẽ nói sau. Pháp thân (dharmakāya) giống như ngọc bởi vì nó hoàn toàn không có bất cứ sự bất tịnh nào. Nó giống như bầu trời không mây bởi vì bản tính bầu trời không có mây. Nó giống như nước bởi vì nước thì tự nhiên rất trong sạch và những cái bất tịnh thấy trong nước không phải là phần của bản tính nước. Phật tính cũng hoàn toàn thanh tịnh như vậy.

     Có bốn cách khác nhau để làm Phật tính thị hiện. Thứ nhất, một người phải phát nguyện vì pháp bởi vì không có nguyện vọng vì pháp hiển nhiên người ấy sẽ không tu tập nó. Cách thứ nhì là để cho tự tính Phật chiếu sáng trong tính trong sáng của nó và điều này được thành tựu bằng trí bát-nhã (prajñā). Cách thứ ba là bằng thiền định (samādhi) và thứ tư là bi tâm. Không nghiên cứu, một người sẽ không thể tư duy về Phật tính hay không thiền định một người sẽ không thể đi qua quá trình làm cho Phật tính thị hiện. Nói một cách chi tiết hơn:

     Trong thí dụ viên ngọc, Phật tính sở hữu năng lực phi thường bởi vì nó có năng lực đạt đến Phật quả an lạc tối hậu. Như thế nó cực quí và đầy năng lực và được ví với ngọc quí bởi vì ngọc quí có năng lực phá tan sự nghèo.

     Tự tính Phật được ví với bầu trời bởi vì bầu trời không bao giờ thay đổi. Trái đất thì không ngừng thay đổi, nhưng bầu trời dù cho qua nhiều thời kỳ ngàn năm cũng không bao giờ biến thành cái gì khác. Cũng vậy, tính chân như của tất cả các pháp thì không thay đổi và không có sự thay đổi của bản tính.

     Tự tính Phật được ví với nước bởi vì nước có phẩm tính ướt và lưu chuyển cho phép nó đi bất cứ nơi nào. Chỉ do sự hiện diện của nó mà mọi vật có thể phát sinh. Phật tính cũng sở hữu phẩm tính thấm ướt, phẩm tính trơn láng của bi tâm.

     Như thế Phật tính có phẩm tính thấm ướt của bi tâm, phẩm tính không thay đổi của hư không, và năng lực của ngọc quí.

 

2. Nhân

 

32. Thù nghịch đối với pháp,

      thấy có ngã thực thể,

      sợ đau khổ luân hồi,

      không quan tâm lợi ích

      đối với các chúng sinh

      là bốn thứ ám chướng.

 

      Trong điều kiện hiện tại của chúng ta những người bình thường, tự tính Phật không thị hiện bởi vì chúng ta gặp phải bốn chướng ngại không thuận lợi cho Giác ngộ. Chướng ngại thứ nhất là có sự thù nghịch hay sự không ưa thích tự nhiên đối với pháp. Một người có thể ước mong không có bất cứ quan hệ gì với pháp và không muốn tu tập. Hiển nhiên, người ta sẽ không bao giờ đi vào pháp với loại thái độ này. Ngay cả không thù nghịch với pháp, cũng có thể không có sự tin tưởng giá trị của giáo lý vì thế có cảm tưởng rằng mọi điều đã dạy là vô dụng. Chướng ngại thứ nhì là niềm tin mạnh mẽ vào thực tại của ngã. Ngay cả nếu có người thích pháp và ước muốn tu tập, nếu người ấy có niềm tin ngã rất vững chắc, y sẽ gặp phải chướng ngại trong sự thị hiện của Phật tính bởi vì niềm tin ngã trái nghịch với cái hiểu về sự đạt Giác ngộ và cũng là gốc rễ của tất cả sự tiêu cực. Để làm cho tự tính Phật thị hiện, phải loại bỏ hai loại ám chướngphiền nãosở tri. Nhưng với niềm tin ngã rất kiên cố thì y không thể bắt đầu loại bỏ các ám chướng này được. Chướng ngại thứ ba là sợ đau khổ trong luân hồi, bởi vì sự sợ hãi này sẽ ngăn người ta đi vào con đường Đại thừa. Chúng ta đang gắng sức loại bỏ đau khổ, nhưng đồng thời phải có sự hiểu biết về bản tính không của đau khổ này. Nếu một người có thể hiểu đau khổ là không, thì người ấy không sợ sự đau khổ này. Chướng ngại thứ tư là thiếu khuynh hướng giúp người khác. Điều này xảy ra khi một người cảm thấy những vấn đề riêng của mình là đủ rồi và như thế người ấy không thực sự quan tâm đến những gì xảy ra với người khác. Một người tu tập với thái độ này sẽ đạt được sự sinh ra ở những cõi cao hơn trong luân hồiđạt được một hình thức giải thoát như các A-la-hán, nhưng không phải là sự giải thoát hoàn toàn của Phật tính thị hiện trong Giác ngộ.

 

33. Vì tham dục ràng buộc,

      hàng ngoại đạo, thanh văn,

      và độc giác; nguyên nhân

      của tịnh hóa là bốn

      phẩm tính: sùng mộ pháp, v.v…

 

     Mỗi chướng ngại có một loại người dính mắc. Chướng ngại thứ nhất liên hệ với những người thù nghịch pháp. Chướng ngại thứ hai có thể thấy nơi nhiều tôn giáo. Một vài tôn giáo gồm có nhu cầu loại trừ niềm tin ngã, nhưng nhiều tôn giáo ngay cả không quan tâm đến phẩm tính này; chỉ xem ngã là bình thường và không phải loại bỏ. Thuật ngữ Phật giáo chỉ những người giữ niềm tin ngã này là tīrthika (ngoại đạo). Tīrthika là những người khá gần với pháp họ tín ngưỡng, nhưng niềm tin tôn giáo không đủ năng lực để làm cho tự tính Phật thị hiện bởi vì họ vẫn tin vào sự hiện diện của ngã. Chướng ngại thứ ba hiện diện trong hàng thanh văn là những cá nhân muốn tìm sự giải thoát chỉ cho chính mình bởi vì họ sợ đau khổ. Chướng ngại thứ tư thấy nơi các độc giác hay bích-chi-phật.

     Bốn chướng ngại này có thể loại bỏ bằng những phẩm tính đối nghịch. Nguyện vọng vì pháp sẽ loại bỏ sự thù nghịch đối với pháp. Đại trí bát-nhã sẽ loại bỏ niềm tin ngã. Hình thức thiền định tốt nhất, samādhi, sẽ loại bỏ sự sợ khổ của luân hồi. Bi tâm sẽ loại bỏ sự không quan tâm đến những đau khổ của người khác.

     Trong Luận Phật Tính sự nhấn mạnh chính là về thấy. Dĩ nhiên phải kể đến cách tu tập như thế nào, nhưng thấy là điểm chính của

 bản văn. Bản văn chỉ ra rất rõ ràng thực tính của các pháp và hai khía cạnh xuất hiện – khía cạnh không và khía cạnh trong sáng. Khía cạnh không là khía cạnh rỗng rang, không có thực. Khía cạnh trong sáng là trí bát-nhã, cái hiểu sinh động. Trong bản văn này cho thấy hai khía cạnh là sự hợp nhất không thể phân ly của tính không và tính trong sáng và đó là Phật tính.

     Tóm lại, Phật lực có thể khảo sát theo khía cạnh nội tại của nó và khía cạnh ấy phát triển qua tu tập. Qua tu tập và sự hiện diện của những phẩm tính nhất định, Phật tính có thể thị hiện. Nhưng khi cố gắng làm cho nó thị hiện, người ta gặp phải bốn loại chướng ngại. Nếu có thể vượt qua bốn chướng ngại ấy với sự trợ giúp của bốn thuận duyên, thì người ta có thể làm việc hướng về Giác ngộdần dần tiến gần cảnh giới của người con của Phật – Bồ-tát.

 

34. Những ai có hạt giống

      tâm nguyện tối thượng thừa,

      mà mẹ là bát-nhã,

      người sinh phẩm tính Phật,

      với những ai thiền định

      là thai cung an ổn,

      nhũ mẫu tâm bi mẫn –

      đây là con Phật sinh.

 

 

     Sự sinh của một bồ-tát, thí dụ, có thể ví với sự sinh của một đứa

 bé. Thứ nhất, có nguyện vọng vì pháp không chỉ là pháp nói chung, mà là hình thức cao nhất của pháp, Đại thừa. Nguyện vọng vì pháp tạo ra tất cả những phẩm tính cần có trên đường đạo rốt ráo sẽ đưa đến Giác ngộ. Đây ví với tinh trùng của người cha có thể sinh ra đứa con. Hạt giống này cần một người mẹ, như vậy một khi một người có ước nguyện vì pháp, người ấy sẽ muốn tu tập và phát triển phẩm tính hiểu vô ngã, và hiểu chân tính của các pháp, cái hiểu này sẽ dần dần lớn lên. Phẩm tính trí bát-nhã này ví với người mẹ bởi vì tinh trùng của người cha cần một môi trường đặc biệt để phát triển và đây là thai cung của người mẹ. Thai cung tượng trưng cho sự thiền định. Nếu có cái hiểu về vô ngãbản tính của các pháp ở mức nào đó, cái hiểu này sẽ lớn lên dần dần. Đây giống như thai nhi cần phát triển trong môi trường an ổn của thai cung cho đến khi thân nó hoàn toàn đầy đủ với tứ chi và v.v… Tương tự, trí bát-nhã cần môi trường an ổn của thiền định để đạt sự phát triển đầy đủ. Phẩm tính thứ tư, bi tâm ví với người nhũ mẫu. Khi đứa bé sinh ra, nó vẫn còn cần nhiều chăm sóc. Với sự chăm sóc và chú ý thích đáng, thân của đứa bé sẽ lớn lên và trí thông minh của nó sẽ phát triển và đương nhiên nó sẽ là một người trưởng thành. Người nhũ mẫu là bi tâm bởi vì từ bi tạo nên những phẩm tính của trí bát-nhã và làm thiền định phát triển. Với bi tâm vì người, trí hiểu biết của một người phát triển và thiền định trở nên tốt hơn. Như thế thí dụ này chứng minh rằng nếu một người có bốn phẩm tính nguyện vọng, trí tuệ, thiền định, và bi tâm, người ấy có thể trở thành một người con của Phật và thực sự hành trì trên con đường giác ngộ.

     Thiền định ám chỉ ở đây là thiền định tĩnh lặng (Phạn: śamatha, Hán: chỉ). Nó luôn luôn nối kết một bên với sự thông sáng của trí bát-nhã và một bên với sự chăm lo chúng sinh của bi tâm. Không có hai phẩm tính này, thiền định không có sự hiểu biết về vô ngã, không thể cắt đứt được gốc rễ của luân hồi và sẽ tạo nghiệp đem lại tái sinh ở cõi sắc hay vô sắc.

 

3. Quả

 

 35. Quả có những phẩm tính

      tịnh, ngã, lạc, và thường –

      những phẩm tính siêu việt.

      Dụng là sự chán ghét

      đau khổ có kèm theo

      cầu mong được an tĩnh.

    

     Phẩm tính thứ ba là quả xảy ra khi Phật tính đã hiện ra hoàn toàn. Phẩm tính thứ tư là dụng của Phật tính xảy ra một khi Phật tính đã hiện ra hoàn toàn. Hai điểm này quan hệ với nhau bởi vì chúng tương tự trong đó quả là mục đích tối hậu và dụng là mục đích tức thời.

     Quả của Phật tính có những phẩm tính siêu việt thanh tịnh, chân ngã, an lạc, và thường hằng. Hoàn toàn thanh tịnh đạt được khi đạt Giác ngộ. Khi một người ở bên kia ngã và vô ngã, người ấy đạt phẩm tính siêu việt của chân ngã (identity). Cũng có phẩm tính an lạc và thường hằng siêu việt vào lúc thành quả. Bản văn tuyên bố rằng cái dụng của Phật tính là “chán ghét đau khổ” và ước mong an tĩnh. Phật tính khiến chúng ta nhận biết sự đau khổ của cuộc tồn sinh của chúng ta. Khi nhận biết điều này, chúng ta phát triển niềm mong ước vượt qua bên kia đau khổ. Nguyện vọng này hiện diện nơi tất cả chúng sinh, mơ hồ nơi một số người và rất rõ ràng nơi những người khác. Mức độ trong sáng của Phật tính tùy thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta. Nếu duyên đúng xảy ra, thì cá nhân sẽ gặp được thầy và có thể đi theo đường đạo. Những ai không gặp được các ngoại duyên này và vẫn mong ước loại trừ đau khổ sẽ không biết rằng có một con đường giải thoát. Như thế, ảnh hưởng của Phật tính là làm cho cá nhân muốn loại bỏ đau khổ và được an lạc.

 

36. Vắn tắt, kết quả này

      đưa ra phương thuốc chữa

      bốn cách lạc pháp thân,

      và bốn thuốc trị độc.

     Có bốn điều trái nghịch với các duyên này của pháp thân. Đó là bất tịnh, khổ, vô thường, và sự vắng mặt của chân ngã siêu việt. Khi một người ở trong luân hồi, người ấy giải thích sự việc không đúng; người ấy tin những gì bất tịnh là tịnh, người ấy tin cái không có ngã là có ngã, người ấy tin thường là vô thường, và người ấy tin rằng đau khổhạnh phúc. Đây là những nét hư huyễn nổi bật trong luân hồi của chúng ta; chúng ta nhận thức mọi sự việc trái nghịch với những gì mà chúng thực sự là chúng. Trong các giáo lý tiểu thừa, đức Phật đã dạy rằng những gì chúng ta tin là thanh tịnh thực rabất tịnh; rằng tin ngã là nhầm lẫn; rằng các pháp không có bất cứ thực thể ngã nào; rằng cái chúng ta tin là hạnh phúc thực rađau khổ và khốn cùng; những gì chúng ta chấp nhậnthường hằng thì thực ravô thường. Trong khía cạnh tương đối của thực tại, luân hồibất tịnh, vô ngã, đau khổ, và vô thường. Tuy nhiên, từ bình diện thực tại tối hậu, bốn khía cạnh luân hồi này không còn quan hệ nữa. Thực tại tối hậu siêu việt bốn khía cạnh ấy và những cái đối nghịch của chúng, và đi qua bên kia tịnh và bất tịnh, ngã và vô ngã, v.v…

 

37. Cái này là thanh tịnh

      vì tính nó thanh tịnh,

      tất cả nghiệp bất tịnh

      đều đã được loại trừ.

      Nó là chân ngã

      tất cả những phức tạp

      của “ngã” và “vô ngã”

      đã hoàn toàn dập tắt.       

 

    Phẩm tính của thanh tịnh siêu việt ở bên kia tịnh và bất tịnh. Nó không phải là khái niệm về tính thanh tịnh của người thường, cũng không phải là nó không có những bất tịnh như thanh vănđộc giác hiểu; nó là tính thanh tịnh ở bên kia những ý niệm này. Đối với tính thanh tịnh này, có hai khía cạnh: tính thanh tịnh của chân tính và sự thanh tịnh từ những cái bất tịnh ngẫu nhiên. Tính thanh tịnh của Phật tính thì cực kỳ thanh tịnhhoàn toàn; nó chỉ bị những cái bất tịnh che lấp. Nó là tính thanh tịnh siêu việt bởi vì khi những cái thanh tịnh nhất thời này được loại bỏ, thì tính thanh tịnh hoàn toàn.

     Phẩm tính thứ nhì là phẩm tính siêu việt của chân ngã (identity). Niềm tin ngã của người thường có hai mặt khác nhau – niềm tin ngã bẩm sinh và thói quen nghĩ ngã là “tôi.” Niềm tin ngã bẩm sinh xảy ra khi chúng ta sinh ra bởi vì không ai cần dạy chúng ta rằng chúng ta là “tôi”; chúng ta chỉ tự động nghĩ mình là “tôi”. Niềm tin ngã này cũng tìm thấy trong một vài tôn giáo tin sự hiện hữu của ngã phải được giải thoát.

     Trái lại, niềm tin vô ngã được những người tu tiểu thừa và hình thái chung của đại thừa phát triển. Điều quan trọng là hiểu rằng cả niềm tin ngã và niềm tin vô ngã chỉ là những khái niệm của tâm và không có thực tại nào cả. Chân ngã siêu việt tương ứng với sự an định hoàn toàn và sự biến mất của tất cả những cấu dệt hư huyễn của ý niệm về ngã hay vô ngã.

 

38. Ấy là niềm an lạc

      do năm uẩn thuộc về

      bản tính của tâm và

      là sự diệt của nhân.

      Ngộ được tính nhất như

      của luân hồi niết-bàn,

      ấy là tính thường hằng.

  

     Phẩm tính thứ ba là phẩm tính siêu việt của an lạc. Khi một người sinh ra trong luân hồi, y phải chịu những hình thức đau khổ khác nhau – đau khổ thấm nhập tất cả và đau khổ vì thay đổi. Nhưng một người không ý thức về sự đau khổ có thực trong cuộc tồn sinh do duyên qui định, như thế người ta tin rằng đạt được hạnh phúc là vẫn còn lạc mất trong luân hồi.

     Trên con đường Tiểu thừa một người học biết rằng thực tính của luân hồiđau khổ. Như thế người ấy thiền định về điều này và phát triển niềm tin quyết rằng điều này đúng và tu tập lìa bỏ những nguyên nhân của đau khổ. Nhưng trong khía cạnh đặc biệt của các giáo lý đại thừa, người ta dạy rằng cái thấy về đau khổhạnh phúc trong luân hồi là hư huyễn và thực tính của các pháp thì ở bên kia những khái niệm này. Một người học biết rằng đau khổ chỉ là sự tạo tác của tâm của năm uẩn, tạo ra bởi những dấu ấn của tâm rất tinh vi để lại trên tâm do vô minh tạo ra. Bản tính tối hậu thì ở bên kia cả ý niệm về đau khổý niệm về hạnh phúc, và đây là an lạc siêu việt.

     Phẩm tính thứ tư là tính thường hằng siêu việt. Khi một người thuộc hạng phàm phu lạc mất trong luân hồi, người ấy tin tất cả sự vật đều trường tồn, thường hằng, dù cho mọi sự vật do duyên hợp thực tếvô thường. Như thế niềm tin vào sự thường hằng là một ảo tưởng. Trong cách tu tập của tiểu thừa, các giáo lý đảo ngược ý niệm về thường hằng thay thế nó bằng khái niệm vô thường. Nhưng theo nghĩa tối hậu, cả những ý niệm và những khái niệm này không có thực tại nào cả. Thực tính của sự vật thì ở bên kia các ý niệm thường và vô thường; nó là tính thường hằng siêu việt bởi vì toàn thể luân hồi và niết-bàn là đồng nhất và những phẩm tính vốn có trong niết-bàn đã hiện diện trong luân hồi. Tính thường hằng này nên hiểu bằng hạn từ không thay đổi bởi vì mọi sự vật đều giống nhau.

     Có bốn phẩm tính siêu việt: tịnh, ngã, lạc, và thường. Xem xét những [phẩm tính] này dưới ánh sáng của tiểu thừa hay đại thừa tổng quát có thể là thực đáng kinh ngạc bởi vì những phẩm tính siêu việt này dường như mâu thuẫn với những lời dạy của đức Phật. Nhưng bốn phẩm tính siêu việt này được nêu ra trong cách nói về bản tính tối hậu của các pháp ở bên kia các cực đoan giới hạn của đau khổan lạc, thường và vô thường, ngã và vô ngã, và tịnh và bất tịnh.

 

39. Bậc từ bi, với trí

     đã dứt sạch ngã ái,

     không muốn nhập niết-bàn

     bởi thân thiết quan tâm

     tất cả mọi chúng sinh.

     Do nương các phương tiện

     giác ngộ – trí và bi –  

     Những bậc thâm ngộ thì

     không ở trong luân hồi

     hay niết-bàn tịch tĩnh.

 

     Một khi đạt được bốn phẩm chất siêu việt này, chúng ta thoát khỏi các cực đoan luân hồi và niết-bàn và sẽ không rơi trở lại vào luân hồi hay nhập vào niết-bàn phiến diện giải thoát chính mình. Như thế quả này là sự đạt được giải thoát hai cực đoan mà trí bát-nhã ngăn chúng ta không rơi vào luân hồibi tâm ngăn chúng ta không chỉ giải thoát cho chính mình. Có hai khía cạnh của niềm tin ngã – ngã của cá nhân và ngã của các pháp. Qua trí bát-nhã, hình thức cao nhất của trí tuệ tâm linh, chúng ta cắt đứt gốc rễ của quan niệm sai lầm này và trở thành không vướng mắc những ám chướng của phiền nãosở tri cũng như tất cả những dấu vết tâm thức vi tế. Với bi tâm chúng ta thấy vượt qua bên kia sở thíchthỏa mãn cá nhân của riêng mình. Trong tụng ngôn gốc nói những người với lòng từ bi sẽ “đã dứt sạch ngã ái” bởi vì họ thương mến tất cả chúng sinh. Thương mến có nghĩa là không buông bỏ mà không có bất cứ sự quan tâm nào, mà thực sự giúp họ.

 

4. Cái Dụng của Phật Tính

 

40. Nếu khôngPhật tính,

      không có sự ghét khổ,

      cũng không có ham muốn,

      tinh tấn, cầu niết-bàn.

 

41. Nhận thức biết có khổ,

      lỗi lầm của luân hồi,

      an lạc của niết-bàn

      là do sự hiện diện

      của chính chủng tử ấy.

      Vì sao lại như vậy?

      Không có chủng tử ấy,

      nó sẽ không hiện diện.

 

     Tác dụng hay cái dụng của Phật tính gồm trong hai điểm. Điểm thứ nhất bàn về những gì sẽ xảy ra nếu Phật tính không hiện diện nơi tất cả chúng sinh. Nếu chúng sinh không có Phật tính, họ sẽ không cảm thấy chán ghét đau khổ và do đó sẽ không muốn đi qua bên kia đau khổ (niết-bàn). Một người có thể thấy rằng những vật vô tình như cây hay đá không có Phật tính; tất nhiên họ không ước mong đạt Giác ngộ. Như vậy đây là những gì sẽ là sự thiếu vắng nếu Phật tính không ở đó.

     Thứ nhì, luân hồi sẽ sẵn sàng mang đến nhiều đau đớn và khó khăn. Dĩ nhiên, sẽ có hạnh phúcthỏa mãn nào đó, nhưng hạnh phúc này có lẽ thật sự thay đổi và trở thành đau đớn. Như thế khi ở trong luân hồi, chúng ta có lẽ thật sự kinh nghiệm đau đớn. Do sở hữu Phật tính, chúng ta có thể thấy rằng sự hiện hữu thế gian đem đến đau khổchúng ta có thể nghĩ đến niết-bàn. Như thế chúng ta có thể phát nguyện đi qua bên kia sự đau khổ của tồn sinh bị nhân duyên qui định. Nếu một người không có hạt giống Giác ngộ này, sẽ không thể nhận thức những khía cạnh này và cầu niết-bàn.

 

5. Những Phú Bẩm của Phật Tính

 

42. Như đại dương rộng lớn –

      là chỗ ở vô tận

      chứa ngọc phẩm vô lường.

      Như ngọn đèn thắp sáng,

      tự tính này phú bẩm

      phẩm tính bất phân ly.

 

     Điểm thứ năm là những phú bẩm hay thực sự sở hữu những phẩm tính của Phật tính vào lúc chứng quả. Phật tính có thể ví với đại đương bởi vì đại dương chứa nhiều vật quí. Cũng vậy, Phật tính có tiềm năng đạt Giác ngộ bởi vì đã có sẵn tất cả những phẩm tính khác nhau của Giác ngộ. Những phẩm tính này là những phẩm tính của thân Phật và những phẩm tính ấy cần phải có trên con đường đến Giác ngộ như lòng tin, sự can đảm, trí tuệ, và v.v… Những phẩm tính đa dạng này cũng không thể phân ly và điều này được làm sáng tỏ trong tỉ dụ  ngọn đèn bơ. Một cách chi tiết hơn:

 

43. Chứa tự tính pháp thân,

      tuệ giác của các bậc

      Thù Thắngđại bi,

      rồi, qua môi trường, ngọc,

      và nước, người ta dạy

      tương tự như đại dương.

 

     Phật tính sở hữu ba hạt giốnghạt giống pháp thân, hạt giống tuệ giác, và hạt giống bi tâm. Pháp thân hoàn toàn thanh tịnh của chư Phật là hạt giống nguyện vọng thứ nhất. Phật tính chỉ có thể hiện ra nơi những ai có nguyện vọng đạt giác ngộ.

     Hạt giống thứ nhì để chứng ngộ tuệ giác (jñāna) của các bậc Thù Thắng (chư Phật) là trí bát-nhã (prajñā). Thiền định là căn cứ từ đó trí bát-nhã phát triển. Nơi người thường, trí bát-nhã khá yếu và với tu dưỡng nó trở nên lớn hơn và lớn hơn cho đến khi nở hoa thành tuệ giác viên mãn của chư Phật. Khi đã phát triển trọn vẹn, tuệ giác trở thành tuệ giác như thực và tuệ giác sai biệt.

     Hạt giống thứ ba là tâm đại bi của chư Phật. Chư Phật có bi tâm toàn hảo không có bất cứ điểm qui chiếu khái niệm nào và kết quả của hạt giống này đưa đến giác ngộ. Như thế bên trong Phật tính chứa tất cả những hạt giống của những phẩm tính của chư Phật vị lai.

     Ví những phú bẩm của Phật tính với đại dương, sự mênh mông của đại dương được ví với nguyện vọng đạt giác ngộ. Những phẩm tính của trí bát-nhã và thiền định được ví với những viên ngọc trong đại dương. Phật tính chứa hai phẩm tính này rất quí báu bởi vì chúng phát khởi hai tuệ giác của chư Phật. Để chứng tỏ rằng trí bát-nhã và thiền định không phải chỉ là những phẩm tính khô khan, tính thấm ướt của đại dương được ví với phẩm tính “ướt” của bi tâm.

 

44. Vì minh tri, tuệ giác,

      tự tại không ô nhiễm

      thì bất khả phân ly

      nơi đất không tì vết,

      nên ví với đèn, nhiệt,

      và màu của ngọn lửa.

 

     Trong thí dụ thứ nhì, những phẩm tính của Phật tính vào lúc thành tựu được ví với cái đèn bơ. Phật tính hoàn toàn không ô nhiễm, trong bản tính hoàn toàn thanh tịnh dù cho một vài bất tịnh nhất thời che lấp nó.

     Tự tính Phật khi thành tựu có những phẩm tính minh tri (Tạng: ngon she), tuệ giác, và tự tại với những bất tịnh. Phẩm tính minh tri có năm năng lực thần diệu (ngũ thông) liên hệ với tính sai biệt của các pháp. Năng lực nhận thức thứ nhất là “thiên nhãn thông” tức là khả năng thấy những sự vật cực kỳ xa và nhỏ. Năng lực thứ nhì là “thiên nhĩ thông” tức là khả năng nghe những âm thanh rất xa và rất nhỏ. Năng lực thứ ba là “tha tâm thông” tức là khả năng thấu thị hay biết một cách chính xác người khác nghĩ gì. Năng lực thứ tư là “túc mạng thông” tức là khả năng thấy sự vật trở lại với hằng ngàn năm trước. Năng lực thứ năm là “sự biến hóa thần thông của thân mình.” Tất cả những năng lực minh tri này liên hệ với tuệ giác của Phật.

     Phẩm tính thứ nhì của tuệ giác ám chỉ tri kiến như thực. Nó nhận thức các pháp chỉ là những thị hiện không có bất cứ thực hữu nào; như thế tuệ giác này không bợn nhơ bởi vì nó không bị ô nhiễm bởi bất cứ niềm tin thực tại nào.

     Phẩm tính thứ ba là tính trong sáng. Có hai khía cạnh của tri kiến: tri kiến tương đốitri kiến tối hậu. Những tri kiến này luôn luôn cùng nhau hiện diện; khi một người biết sự sai biệt của các pháp, người ấy biết chân tính của các pháp và y có phẩm tính thứ ba tính trong sáng. Sự song hành giữa ba phẩm tính này được chứng minh bằng ánh sáng, sức nóng, và màu sắc của cây đèn bơ. Ánh sáng có thể đánh tan bóng tối; một khi bóng tối không còn, người ta có thể thấy mọi vật một cách rất rõ ràng. Như thế tính sáng của ánh sáng được ví với minh tri có thể thấy các pháp rất rõ ràng. Tuệ giác không tì vết được ví với sức nóng của đèn bơ bởi vì sức nóng không thể tách rời tính sáng của ngọn lửa. Như thế tuệ giác không tì vết của Phật không thể tách rời tự tính Phật. Màu của đèn bơ ám chỉ tính trong sáng vĩ đại của tri kiến Phật. Thí dụ cây đèn bơ này chứng minh rằng ba phẩm tính này của Phật tính là bất khả phân ly.

 

6. Thị Hiện hay Tiếp Cận

 

45. Người thường, bậc thâm ngộ,

      bậc giác ngộ viên mãn  

      tiếp cận với Chân như

      theo những cách khác nhau.

      Vì thế người thấy rõ

      chân tính đã dạy rằng

      tất cả mọi chúng sinh

      đều có tính Phật này.

 

46. Thường nhân đi sai hướng.

      Những người thấy đạo lý

      quay trở lại từ đây;

      chư như lai đối mặt

      thấy nó y như thực,

      không lầm và không có

      khái niệm phức tạp nào.

     Phật tính hiện diện nơi tất cả chúng sinh, tự tính của nó không bao giờ thay đổi hay biến thành vật gì khác. Một số cá nhân hiểu được điều này, một số không hiểu, và các giáo lý miêu tả ba loại cá nhân. Thứ nhất là những người thường chưa thoát được phiền não bất an. Rồi có những người tiến bộ hơn, các bậc Bồ-tát. Thứ ba, có những vị Phật toàn hảo có thể minh họa bằng danh từ Tạng ngữ chỉ “Phật” được tạo thành bằng hai âm tiết sang gay. Sang có nghĩa là “thanh tịnh,” và gay có nghĩa là “nở hoa toàn hảo.” Như vậy hoàn toàn thanh tịnh biểu hiện trong âm tiết thứ nhất của chữ sang gaytri kiến toàn hảo tiêu biểu trong âm tiết thứ nhì. Khi thêm phẩm định từ “toàn hảo” vào, người ta thấy rằng tất cả những phẩm tính thanh tịnh và tri kiến đều hoàn toàn đầy đủ nơi Phật.

     Ba loại cá nhân này có ba cách tiếp cận tự tính Phật khác nhau. Những người thường sẽ tiếp cận nó theo cách sai lầm, hàng Bồ-tát sẽ tiếp cận nó trực tiếp. Sự khác nhau chỉ là cách tiếp cận Phật tính của họ, nhưng đối tượng tiếp cận của họ, giác ngộ, thì giống nhau cho tất cả. Nói một cách chi tiết hơn:

     Người thường tiếp cận Phật tính theo một phương hướng hoàn toàn không đúng. Điều này có thể hiểu được trong thí dụ sợi dây thừng trong chỗ tối mà có người nhầm cho là con rắn. Nếu một người thấy nó là con rắn và người khác thấy nó chỉ là sợi dây thừng, một trong hai người đó đã có nhận thức sai lầm và người kia có nhận thức đúng dù cho cả hai nhìn cùng một vật. Như thế với Phật tính: người thường thấy lầm nó và Bồ-tát thấy đúng nó. Nhưng vẫn còn có cách thứ ba để thấy nó, chư Phật thấy Phật tính y như thực với cái thấy trực tiếp, rõ ràng, rộng rãi, mênh mông, và đầy đủ. Hàng Bồ-tát, thí dụ, thấy nó rõ ràng, nhưng không thấy nó toàn bộ. Như vậy nói rằng chư Phật thấy Phật tính một cách hoàn toàn, thấy nó như thực, hoàn toàn không có sự can thiệp của khái niệm.  

 

7. Các Giai Đoạn

 

47. Bất tịnh, vừa tịnh vừa bất tịnh

      và hoàn toàn thanh tịnh,

      gọi theo thứ tự là

      người thường, Bồ-tát, và Như Lai.

    

    Điểm thứ bảy miêu tả Phật tính bằng những hạn từ giai đoạn: giai đoạn bất tịnh, giai đoạn hơi bất tịnh, và giai đoạn hoàn toàn thanh tịnh. Giai đoạn bất tịnh là giai đoạn của người thường trong đó Phật tính bị các ám chướng phiền nãosở tri che mờ. Giai đoạn pha trộn thì thanh tịnh hơn giai đoạn đầu, nhưng vẫn còn lại một ít bất tịnh. Có hai loại bất tịnhbất tịnh do nội kiến và bất tịnh do sự tu dưỡng nội kiến này.

     Bồ-tát ở giai đoạn pha trộn này và đã làm lắng xuống những bất tịnh nội kiến là những nhận thức do tâm trí tạo ra. Thường một người có nhiều khái niệm về sự vật và thường thấy các pháp theo cách lệch lạc. Bồ-tát đã loại bỏ những khái niệm làm mờ tối chân tính của sự vật, nhưng chưa đánh tan được những “ám chướng bẩm sinh” chỉ có thể loại bỏ được bằng tu dưỡng nội kiến này. Mặt khác, chư Phật ở giai đọa thứ ba đã tẩy sạch tất cả mọi ám chướng.

 

48. Phật tính, tóm lược bằng

     sáu điểm: thể, v.v…

     giải thích ba giai đoạn

    và bằng ba hạn từ.

 

     Tóm lại, Phật tính được miêu tả bằng những hạn từ theo ba giai đoạn bất tịnh, một phần thanh tịnh, và hoàn toàn thanh tịnh. Những

điểm này tương tự với sáu điểm là bản tính, nhân, và v.v… Giai đoạn bất tịnh này tương ứng với hạng người thường; thanh tịnh một phần là hàng Bồ-tát, và hoàn toàn thanh tịnh là tất cả Như Lai

 

8. Thấm Nhập Tất Cả

 

49. Như hư không, vô niệm

      do bản tính bình đẳng

      mà bao trùm tất cả;

      tính của tâm cũng vậy

      hư không không tì vết

      mà thấm nhập tất cả.

      

50. Cái này, đặc tính chung,

      thấm nhập cả cái tốt,

      cái xấu, cái tối hậu,

      như hư không thấm nhập

      tất cả mọi hình tướng

      dù kém hay trung bình,

      và ngay cả toàn hảo.

 

     Thâm nhập tất cả có nghĩa là Phật tính ôm trùm mọi sự vật không bỏ bất cứ vật gì bên ngoài. Thí dụ, không gian thấm nhập tất cả: Nó ở khắp mọi nơi và chứa tất cả mọi vật. Trong hai bản tính của tâm (tính không và tính trong sáng) tính không được ví với hư không (không gian). Tính trong sáng được cho cái tên là “hư không không tì vết.” Hư không không tì vết là cái tên cho Phật tính và nó thấm nhập nơi tất cả chúng sinh.

     Theo luận lý học, sự vật có những đặc tính chung và riêng. Đặc tính chung là một cái gì đó giống như vô thường áp dụng cho tất cả mọi hiện tượng. Đặc tính riêng giống như lửa là nóng và đốt cháy thì không áp dụng cho hiện tượng khác. Phật tính là một đặc tính chung của tất cả mọi chúng sinh bất kể họ có những phẩm tính gì. Đây ví với hư không thấm nhập tất cả mọi hình tướng và sự vật từ những viên ngọc rất quí đến những vật thấp kém như rác rến – tất cả những gì có những đặc tính riêng.

 

9. Bản Tính Bất Biến

 

51. Lỗi chỉ là ngẫu nhiên,

      phẩm tính thuộc bản tính,

      là thực tại bất biến,

      trước sau vẫn  như nhau.

     Những lỗi lầm của một người là ngẫu nhiên đối với Phật tính và những phẩm tính tốt của một người là phần vốn có của Phật tính. Tự tính Phật là cái không bao giờ thay đổi và chỉ có những lầm lỗi nhất thời che lấp nó. Những phẩm tính ấy vốn hiện diện trong Phật tínhthị hiện trong giác ngộ, đúng hơn những phẩm tính này chỉ bắt đầu phát triển vào lúc Giác ngộ. Như vậy Phật tính không thay đổi và nó vẫn như vậy trước và sau khi Giác ngộ.

 

52. Như hư không thấm khắp

      nhưng tuyệt không bị gì

      do cực kỳ vi tế;

      cũng tương tự như vậy,

      [tính] này hiện diện nơi

      tất cả mọi chúng sinh,

      tuyệt nhiên không hoen ố. 

 

53. Như tất cả thế giới

      thành hoại trong hư không,

      giác thức cũng sinh diệt

      trong hư không chẳng cháy.

 

54. Hư không không bao giờ

      bị thiêu hủy bởi lửa,

      nó không bao giờ bị hủy

      bởi lửa già, bệnh, chết.

 

55. Đất được nước hộ trợ,

      nước được gió hộ trợ,

      gió (được) hư không hộ trợ,

      Nhưng hư không chẳng được

      gió, nước, đất hộ trợ.

 

56. Tương tự, uẩn, đại, thức  

      căn cứ nơi nghiệp, nhiễm.

      Nghiệp và nhiễm luôn luôn

      căn cứ nghĩ không đúng.

 

57. Cách nghĩ không đúng này

      căn cứ tâm thanh tịnh

      nhưng chân tính của tâm

       không căn cứ pháp nào.

 

     Tính không thay đổi ở giai đoạn của người thường thì không thể thay đổi vì bốn lý do. Thứ nhất, nó giống như hư không[2] là trống rỗng và thấm nhập mọi vật và không có một vật nào trong vũ trụ không có hư không thấm nhập. Bởi vì bản tính của hư không thì cực kỳ vi tế, bản tính của nó không bị các vật thể biến đổi dù nó ở chung quanh các vật thể thanh tịnh hay ô nhiễm. Ngay từ đầu, Phật tính đã hiện diện nơi tất cả chúng sinh nhưng nó bị những cái bất tịnh như giận dữ, ganh tị, ngu si, v.v… che lấp nhưng không ảnh hưởng đến bản tính của Phật tính. Như thế tự tính Phật không bị những bất tịnh ảnh hưởng giống như hư không không bị những vật thể chứa trong nó ảnh hưởng.

     Thứ nhì, nếu bản tính là không thể thay đổi, hãy xem tất cả những thế giới được tạo bằng các nguyên tố. Khi vũ trụ bắt đầu, trước tiên, nó phải hiện ra trong hư không và khi nó tan rã, nó tan rã trong hư không. Tất cả việc này xảy ra trong hư không nhưng hư không không thay đổi hay tan rã. Cũng vậy, Phật tính chứa năm uẩn, các đại (yếu tố), và các nhập, v.v... và các hiện tướngchúng ta kinh nghiệm. Mọi sự vật phát sinh và tan rã trong hư không không cháy của Phật tính.

     Thứ ba, một người có thể nghĩ quá trình phát sinh và tan rã có thể biến đổi hư không, như thế nó sẽ bị hủy diệt. Nhưng hư không không bao giờ bị lửa thiêu hủy được. Ngay từ khởi thủy vô số lửa đã không bao giờ hủy diệt được hư không. Cũng vậy, tự tính Phật không bao giờ bị thiêu hủy bởi các thứ lửa sinh, bệnh, và tuổi già. Ở bình diện tương đối, có hiện tướng của sinh, bệnh, và tuổi già, nhưng những cái này không ảnh hưởng gì đến Phật tính như lửa không ảnh hưởng gì đến hư không.

     Thứ tư, Phật tínhbất biến. Theo tin tức về vũ trụ, nguyên tố đất (địa đại) nương tựa vào nước và đại dương nương tựa vào khí quyển vĩ đại và không khí nương tựa vào hư không. Như thế tất cả các nguyên tố (các đại) nương tựa vào hư không trong khi hư không không nương tựa vào cái gì cả. Tất cả năm uẩn, những yếu tố ý nghĩ, và các giác năng đều nương tựa vào nghiệp. Chúng phát sinh bởi vì có nghiệp – là những hành động tốt và xấu – và nghiệp nương tựa vào các ô nhiễm ràng buộc, xâm hại, và vô minh. Những ô nhiễm này nương tựa vào cái thấy sai lầm về chân tính của sự vật. Cái thấy sai lầm về thực tại này nương tựa vào tính thanh tịnh hay chân tính của tâm. Nhưng chân tính của tâm này (Phật tính) giống như hư không không nương tựa vào bất cứ vật gì. Như vậy trong thí dụ này đất tương tự như năm uẩn, nước tương tự như nghiệp và ô nhiễm, không khí (gió) tương tự như cách suy nghĩ không đúng, và hư không tương tự như Phật tính.

 

58. Các uẩn, nhập, và giới

      nên biết tựa như đất.

      Nghiệp, nhiễm của chúng sinh

      nên biết tựa như nước.

 

     Đất thì tương tự như năm uẩn, mười hai nhập, và mười tám giới (Anh: elements, Phạn: dhatu). Năm uẩn là sắc [hình thể, màu sắc], thọ [cảm nhận], tưởng [suy nghĩ], hành [vận hành của tâm], thức [nhận biết]. Đất thì thô hay dày và là yếu tố căn bản cho đời sống. Cũng vậy, các uẩn, giới, và nhập là căn bản kinh nghiệm của chúng ta về khoái lạc và đau đớn. Nước lan tỏa mọi nơi trên đất và khiến cho thể trồng cây lớn lên từ đất. Cũng vậy, những hành động tích cựctiêu cực của đời sống chúng ta quyết định phẩm tính kinh nghiệm của chúng ta và bị những ô nhiễmniềm tin ngã điều động. Nước cũng không ổn định bởi vì nó di động và đi khắp mọi nơi, ô nhiễm cũng vậy, cũng có tính cách không ổn định này.

 

59. Cách suy nghĩ không đúng

      tương tự như không khí

      chân tính giống hư không

      không căn cứ, chỗ trụ.

 

 60. Cách suy nghĩ không đúng

       trong chân tính của tâm.

      Cách suy nghĩ không đúng

      dấy lên nghiệp và nhiễm.

 

     Sự suy nghĩ không đúng có gốc rễ trong vô minh căn bản không giác ngộ yếu tính của sự vật. Vì thế, mê hoặc phát sinh và tương tự như không khí rất nhẹ và vi tế, nhưng được sự chuyển động nhỏ nhiệm nhất kích hoạt. Tương tự, vô minh rất vi tế và tạo nên sự chuyển động rất nhỏ nhiệm khuấy động nghiệp và ô nhiễm.

     Suy nghĩ không đúng là không nhận ra chân tính của tâm trong khi suy nghĩ đúng là thấy các pháp một cách đúng đắn. Trong thí dụ thấy sợi dây thừng trong chỗ tối là con rắn, nhận thức về sợi dây thừng và con rắn có cùng một cảm nhận. Tuy nhiên, vì suy nghĩ không đúng, nên thấy sợi dây thừng một cách khác. Như thế có thể nói rằng sự suy nghĩ không đúng này dựa trên bản tính của tâm và từ đó phát sinh nghiệpô nhiễm. Thực tính của các pháp là rỗng lặng và không có mặt của sự cấu dệt khái niệm. Bởi vì một người nhận thức không đúng về chân hiện tượng (pháp), y tin sai rằng hiện tượng là có thật. Sự lệch lạc đầu tiên xảy ra trong nhận thức về “ta” và “người khác” và từ đấy phát sinh cảm nhận ràng buộc vào “ngã” và không thích những gì liên hệ tới người khác. Từ sự lệch lạc này phát sinh tất cả những phản ứng của thân, tâm và lời nói tiêu cực. Như thế căn bản của cách suy nghĩ không đúng này phát sinh từ nghiệp.

    

61. Từ nước nghiệp và nhiễm

       sinh uẩn, nhập, và giới,

       sinh và tan rã như

       mọi vật khởi và dứt.

 

     Nghiệp và ô nhiễm hiện ra trong tất cả kinh nghiệm của chúng ta. Bởi vì nghiệp và ô nhiễm chúng ta sinh ra trong luân hồikinh nghiệm những cảm nhận sai biệt đặt căn bản trên những phẩm tính của nghiệp của chúng ta. Đây ví với đất khởi lên từ nguyên tố nước. Nước chứa nhiều phân tử đất phát sinh làm cho đất cứng chắc. Bản chất cứng chắc sẽ xuất hiện, nhưng sau một lúc nó sẽ tan thành yếu tố nước đã sinh ra nó. Cũng vậy, nước nghiệp và ô nhiễm của chúng ta phát sinh từ các uẩn, giới, và nhập của kinh nghiệm chúng ta. Từ nước nghiệp phát sinh sinh, già, bệnh, và chết và rồi chúng ta chìm vào nghiệp của mình để bắt đầu lại.

 

62. Tính tâm như hư không;

      không nhân cũng không duyên,

      không nhân duyên hòa hợp,

      không sinh, diệt, hay trụ.

 

63. Chân tính này của tâm –

      trong sáng – như hư không,

      bất biến, không ô nhiễm

      bởi tham, và v.v…

      những bất tịnh nhất thời

      sinh do nghĩ không đúng.

 

64. Không sinh bởi các thứ

      nước nghiệp, ô nhiễm, v.v…

      cũng không bị thiêu hủy

      bởi các lửa tàn nhẫn

      của già, bệnh, và chết.

 

65. Nên biết ba cái đầu –

      chết, bệnh và tuổi già

      giống như ba thứ lửa

      cháy rực vào lúc chết,

      giống như ở địa ngục,

      và vào lúc thông thường.

 

     Chân tính của tâm được ví với hư không bởi vì hư không không bao giờ có sinh hay diệt. Cũng vậy, thực tính của tâm thì bất biến, trong sáng, và không bị những cái bất tịnh làm ô nhiễm. Hư không không do nước tạo ra cũng không bị lửa hủy diệt và tương tự Phật tính không do nước nghiệp và ô nhiễm tạo ra hay bị lửa già, bệnh, và chết hủy diệt. Các lửa chết, và già được ví với các thứ lửa vào lúc chết (lửa địa ngục) và lửa thông thường.

 

66. Tự tại với sinh, già,

      bệnh, chết, họ chứng ngộ

      chân tính ấy như thực.

      Vì thế, người trí tuệ

      vì chúng sinh phát khởi

      bi tâm dù không còn

      khốn khổ vì sinh, v.v…,

      họ chứng minh điều đó.     

  

67. Khổ của già, bệnh, chết –

      Người thâm ngộ chóng trừ.

      Không có những khổ đó

      bởi sự sinh của họ

      không do nghiệp và nhiễm.

 

     Sinh là sự thọ nhận một nhóm các uẩn mới trong một kiếp đặc biệt. Bệnh và tuổi già là những biến đổi của các uẩn và chết xảy ra khi các uẩn chấm dứt. Bồ-tát ở bên kia già, bệnh, và chết bởi vì họ đã chứng ngộ thực tính chân như. Mặc dù họ thoát khỏi bốn cảnh này [sinh, già, bệnh, chết], nhưng họ không cố gắng giải thoát chỉ một mình họ bởi vì sự chứng ngộ này dẫn đến sự ham muốn giải thoát người khác. Nói một cách chi tiết hơn:

     Mặc dù Bồ-tát có hiện tướng sinh, già, bệnh, và chết, chính họ không kinh nghiệm sự khổ. Những bậc giác ngộ, đã đạt các địa của Bồ-tát đã loại bỏ gốc rễ của sinh, già, bệnh, và chết bởi vì họ đã loại bỏ được nghiệp. Họ đã loại bỏ được khổ và kinh nghiệm khổ bởi vì khổ là kết quả của ô nhiễm. Bồ-tát có sự chứng ngộ trực tiếp về tính không và tính trong sáng, do đó đã siêu việt sanh, già, bệnh, chết. Dù cho họ ở bên kia sự khổ, họ có thể thấy những người khác không giác ngộ được điều này và do đó phát khởi bi tâm, vì thế họ tiếp tục thị hiện bốn cảnh này.

    

68. Thấy chân lý như thực,

      họ từ bi thị hiện

      sinh, già, bệnh, và chết

      dù đã vượt khỏi sinh, và v.v….

 

69. Kẻ mù vì vô minh

      thấy con bậc chiến thắng –

      những người đã chứng ngộ

      chân tính bất biến này

      là có sinh, v.v…

      Đây thực là kỳ lạ!

 

     Lấy mỗi địa của Bồ-tát, bản văn bắt đầu với “con của bậc chiến thắng” là tất cả những người theo Phật. Trong văn mạch này, bản văn ám chỉ những ai đã đạt địa thứ nhất của hàng Bồ-tát, là những người đã chứng ngộ trực tiếp chân tính của các pháp và chứng ngộ tự tính Phật không lệch lạc, như thế họ có “con mắt tuệ.” Những người khác không có sự chứng ngộ này thì giống như những người mù và các Bồ-tát vẫn giúp đỡ những cá nhân mù này. Những Bồ-tát này không phải trở lại để cứu độ người khác, mà làm như thế là vì từ bi.

70. Những bậc đạt ngộ địa

      xuất hiện trong cảnh giới

      của người chưa trưởng thành.

      Nên thiện xảo, bi tâm

      của những người bạn này

      vì [tất cả] chúng sinh

      quả thực là tuyệt diệu.

 

     Những ai đã đạt đến mức của “những người đã chứng ngộ” là ở giai đoạn kế. Chữ Tây tạng cho “chứng ngộ” là pag panghĩa đen là “cao hơn.” Đây là những người đã đạt đến một cảnh giới cao hơn và là thuật ngữ chỉ địa đầu tiên của Bồ-tát. một người đạt đến cảnh giới này người ấy đạt đến con đường nội kiến mà nó là giây phút thấy trực tiếp các pháp. Một người bình thường có thể ở trên con đường tích lũy hay con đường tiếp nối. Ở các mức này, một người không có nội kiến trực tiếp và do đó được gọi là “chưa trưởng thành” mà trong Tạng ngữ nó có nghĩa là “trẻ con.” Những thường nhân được so sánh với trẻ con bởi vì họ không thể tự ăn hay tự chăm sóc mình. Sự khác nhau giữa người thường và người thâm ngộ hoàn toàn dựa vào sự vắng mặt của nội kiến bản tính thực tại. Những Bồ-tát chứng ngộ có thể thị hiện tất cả sự khổ trong thế giới của người thường bởi vì họ có những phương tiện thiện xảo.

 

71. Mặc dù họ siêu việt

      mọi chuyện của thế gian,

      nhưng không bỏ thế gian.

      Hành sự trong thế gian

      là họ vì thế gian,

      nhưng họ không bị nhiễm

      bất tịnh của thế gian.

 

72. Hoa sen sinh trong nước,

      không bị nước làm bẩn.

      Dù sinh trong thế gian,

      họ không bị vấy nhiễm

      bởi sự vật thế gian.

 

     Mặc dù Bồ-tát từ địa thứ nhì đến địa thứ bảy đã siêu việt các ô nhiễm và nghiệp, họ không lìa bỏ thế gian. Khi họ làm việc trong thế gian, họ không trở nên bị ô nhiễm bởi vì họ hiểu chân tính của các pháp. Thí dụ, hoa sen mọc trong nước bẩn, nhưng nó không bị bẩn. Cũng vậy, Bồ-tát dầm mình trong thế giới chúng ta nhưng họ không bị nghiệp và ô nhiễm hay sự đau khổ của thế giới chúng ta làm ô uế.

 

73. Để thành tựu việc làm,

      trí họ sáng ngời như

      ngọn lửa cháy không ngừng.

      Họ luôn luôn an trụ

      trong thiền định tịch tĩnh.            

 

74. Do cơ duyên trước kia

      và vì họ vô niệm,

      không dụng công gắng sức

      khiến chúng sinh trưởng thành.

 

75. Họ biết rất chính xác

      cách thức và phương tiện

      rèn luyện bất kỳ ai

      bất cứ giáo lý nào,

      thân thể, cách hành xử,

      hay hành động thích nghi.

 

76. Bậc có trí vô ngại

      tuyệt vời dấn mình vào

      làm lợi ích chúng sinh

      vô hạn như bầu trời,

      liên tục và tự phát.

 

     Sự khác biệt chính giữa Bồ-tát của địa thứ bảy và địa thứ tám là Bồ-tát của địa thứ bảy có kinh nghiệm hơi khác biệt giữa thiền định và sau thiền định. Nếu quí vị có củi khô, khi đốt nó tự động bắt lửa không có nỗ lực nào cả. Cũng vậy, Bồ-tát có tâm đại bi như thế họ tự động giúp chúng sinh. Bồ-tát ở địa thứ tám và thứ chín liên tục ở trong trạng thái quân bình, thiền định an tĩnh, như thế khi họ giúp người khác tâm họ luôn luôn ở trong cảnh giới thiền định toàn hảo. Như thế không có sự khác biệt giữa thiền định và sau thiền định của họ.

 

77. Cách Bồ-tát hành động

      giúp chúng sinh thế gian

      trong lúc sau thiền định

      giống như cách Như Lai

      thực giải thoát chúng sinh.

 

78. Tuy nhiên sự khác biệt

      giữa Bồ-tát – Như Lai

      như đất và vi trần

      hay như dấu chân trâu

      và đại dương [rộng lớn].

 

     Bồ-tát ở địa thứ chín rất tương tự với Bồ-tát ở địa thứ tám. Bồ-tát ở địa thứ mười có tất cả những phẩm tính của Bồ-tát ở các địa thứ tám va thứ chín, nhưng phát triển xa hơn. Do kết quả của những hành động của họ trong những đời trước, họ đã tích lũy được một lượng lớn năng lựctri thức đạo đứctinh thần và có thể giúp chúng sinh không dụng công hay phải có ý niệm “Tôi phải

 giúp” bởi vì họ không tin thực thể của đối tượng. Khi họ hành động, thì hoàn toàn tự phát như củi để trên lửa. Dù cho hành động này là tự động, nó cực kỳ chính xác như vậy dù ngồi, đến, và đi cũng có thể dạy pháp (dharma). Họ chọn phương thức đặc biệt giúp chúng sinh một cách trực tiếp, biết chính xác khi nào hành động, và biết hành động như thế nào. Thí dụ, một vài người cần phép lạthần thông; những người khác chỉ cần quan sát cách hành xử rất thanh tịnh của họ; những người khác nữa chỉ cần nghe pháp. Hoạt động của Phật sẽ đến khi cần đến, không phải vài ngày trước hay vài ngày sau.

     Hoạt động của Bồ-tát ở địa thứ mười đi mọi nơi và bao khắp mọi người, và được ví như hư không. Có vô số chúng sinhmọi nơi và mức độ nghiệp tiêu cực không thể tư lường. Hoạt động của Bồ-tát tiếp tục hiện ra một cách tự phát. Các Bồ-tát này hành động không có sự chướng ngại và can thiệp của ý nghĩ. Họ ở trong thiền định tất cả mọi thời. Hoạt động của các Bồ-tát này thực sự giống như các vị Phật. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa Bồ-tát ở địa thứ mười và Phật giống như sự khác nhau giữa đất và vi trần (atom) hay sự khác nhau giữa đại dương và nước trong dấu chân trâu. Có sự khác nhau to lớn ở mức độ thị hiện.

 

79. Vì phẩm tính vô tận,

      tính nó không thay đổi.

      Nó là nơi nương tựa

      của tất cả chúng sinh,

      bởi vì nó không có

      giới hạn trong vị lai,

      ngay cả lúc chấm dứt.

      Nó luôn luôn bất nhị

      bởi vì nó vô niệm.

      Cũng có tướng bất hoại

      do bản tính vô vi.

 

80. Không sinhthường hằng,

      không chết vì vĩnh viễn,

      không hại vì bình an,

      không già vì bất biến.

 

81. Không sinh trong tâm tướng

      bởi vì nó thường hằng.

      Nó không có tử vong

      qua chết và vãng sinh

      điều không thể nghĩ bàn,

      bời vì nó vĩnh viễn.

 

     Một người có thể nghĩ không đúng rằng khi một Bồ-tát đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của Giác ngộ viên mãn, Phật tính trở nên tốt hơn. Nhưng nó không thay đổi vì bốn lý do. Trong giai đoạn thanh tịnh, Phật tínhpháp thân (dharmakāya) và tất cả những phẩm tính đều hiện diện như thế nó không thể thay đổi và do đó là thường hằng. Nó là vĩnh viễn bởi vì Phật tínhnơi nương tựa bất biến của chúng sinh và Phật hạnh sẽ không chấm dứt. Pháp thân (dharma-kāya) và pháp giới (dharmadhātu) không phải hai bởi vì bên trong nó là thể nhất như của luân hồi (saṃsāra) và niết-bàn (nirvāṇa) và tất cả những phẩm tính này an định bởi vì không có những khái niệm khác nhau. Phẩm tính thứ tư là bất hoại bởi vì nó không do ô nhiễm hay nghiệp tạo thành. Nó hiện diện ngay từ đầu, không phải do tạo tác, và do đó nó bất hoại. Nói một cách chi tiết hơn:

    Phật tínhbất biến bởi vì nó không có sinh bởi vì nó không có khởi đầu, nó không có chết bởi vì nó không có chấm dứt, nó không có bệnh bởi vì nó không thay đổi từ tốt đến xấu, và nó không có tuổi già bởi vì bất hoại.

     Khi đạt Giác ngộ, không có sự thay đổi trong thân thô; cũng không có sự thay đổi trong thân vi tế. Trong Giác ngộ không có thân nào cả. Chữ  “kāya” có nghĩa đen là “thân.” Trong hóa thân (nirmā-nakāya) trông có vẻ như có cá nhân sinh ra và có thân thực, nhưng theo chân nghĩa nó có hiện tướng của sắc thân. Pháp thân thì ở bên kia bốn cực đoan và tám cấu dệt như thế nó không liên quan gì với thân theo nghĩa thông thường.

     Giác ngộ tự tại với sinh bởi vì nó thường hằng, nó không có chết bởi vì nó vĩnh viễn. Không có chết theo nghĩa thông thường, nhưng cũng không có những thay đổi rất vi tế. Đây là lý do tại sao Phật có thể bảo vệ tất cả chúng sinh và giúp tất cả chúng sinh cho đến khi hết luân hồi.

 

82. Không bị hại vì bệnh

      của nghiệp lực vi tế

      bởi vì nó tịch tĩnh.

      Không trở nên già cỗi

      do nghiệp không ô nhiễm

      bởi vì nó bất biến.

 

83. Hư không bất tác này

      có thuộc tính thường hằng

      và những thuộc tính khác

      nên biết theo thứ tự

      qua hai câu kệ đầu

      đến hai câu kế tiếp

      và hai câu áp chót.

 

84. [3] “Vì nó được phú bẩm

       những phẩm tính vô tận

       có thuộc tính thường hằng,

       phẩm tính không thay đổi.

       Bởi vì nó bằng với

       phía đầu xa nhất kia

       thuộc tính nó vĩnh viễn,

       bản tính của nơi nương.

 

       Bởi vì tướng của nó

       không phải khái niệm hóa,

       có thuộc tính tịch nhiên,

       tính chân thực bất nhị.

       Vì phẩm tính của nó

       không phải vật cấu dệt,

       nên thuộc tính bất biến,

       bản tính không thay đổi.

 

       Ấy là Pháp thân.

       Ấy là Như lai.

       Ấy là đệ nhất thánh đế.

       Ấy là Niết-bàn Vô thượng.

       Những phẩm tính này

       bất khả phân ly

       như mặt trờitia sáng;

       Vậy không Niết-bàn nào

       tách rời với tính Phật.

     

     Phật tính không bị bệnh làm hại được bởi vì nó có tính tịch nhiên vượt qua bên kia nhị nguyên luân hồi và niết-bàn. Vì sự phân chia nhị nguyên này đã chấm dứt, không có khổ hay bệnh ngay cả từ những dấu vết của nghiệp vi tế đưa đến cái khổ rất vi tế. Phật tính không có tuổi già hay sự suy thoái ngay cả từ những yếu tố không ô nhiễm theo cách vi tế bởi vì Phật tính bất biến.

     Tóm lại, hư không bất sinh ám chỉ khía cạnh tính không, trong khi Phật tính ám chỉ khía cạnh tính trong sáng. Danh từ “Phật tính” cho thấy nó có thể sinh ra tất cả những phẩm tính Phật. Như vậy hư không bất sinh có những thuộc tính thường hằng, vĩnh viễn, tịch nhiên, và bất biến. Mỗi cái ám chỉ một phẩm tính khác nhau: sự vắng mặt của sinh đối với thường hằng; sự vắng mặt của chết đối với vĩnh viễn; sự vắng mặt của bệnh đối với bất nhị; và sự vắng mặt của tuổi già đối với bất biến. Như thế những phẩm tính này không thể thay đổi.

     Trong thế giới bình thường những phẩm tính tốt hao mòn, nhưng những phẩm tính của Phật tínhthường hằng bởi vì thân, ngữ, và ý của Phật là vô tận và không thay đổi, và do đó thường hằng. Những con số chúng sinh to lớn trên trái đất bị nghiệp tiêu cực bao vây tạo nên một số lượng bất tịnh hầu như bất tận. Vì Phật hạnh giúp tịnh hóa những chúng sinh này bao lâu luân hồi còn tồn tại đòi hỏi những phẩm tính này vĩnh viễn. Nó cũng có bản tính của một nơi nương náu bởi vì nó ở đó để giúp chúng sinh. Phẩm tính thứ ba là bất nhị. Bởi vì trong Phật tính mọi vật không bị phân chia ra tốt và xấu, nó ở bên kia sự phân chia này và do đó ở trong cảnh giới tịch nhiên. Cuối cùng là phẩm tính bất hoại bởi vì nó không bao giờ biến mất bởi vì những phẩm tính của Phật tính là không do cấu dệt mà có. 

     Ở mức độ bất tịnh của người thường, các uẩn và bốn đại (yếu tố) thay đổi trong khi Phật tính thì không thay đổi như đã miêu tả trong thí dụ hư không. Ở giai đoạn pha trộn, tự tính Phật vẫn không thay đổi dù cho Bồ-tát làm việc cứu giúp tất cả chúng sinh. Ở giai đoạn hoàn toàn thanh tịnh tự tính Phật không thay đổi dù cho chư Phật cứu độ tất cả chúng sinh. Như thế tự tính Phật không thay đổi.

 

9. Tính Không Thể Tách Rời của Các Phẩm Tính

 

85. Vắn tắt, vì nghĩa của

      hư không không cấu uế

      chia thành bốn khía cạnh,

      pháp thân và v.v…

      nên biết như là bốn

      từ đồng nghĩa của nó.

 

86. Pháp thân thì không thể

      tách rời phẩm tính Phật,

      đạt được tiềm năng ấy,

      y nhưhiện hữu,

      chân tính thì chẳng giả

      cũng chẳng không đáng tin,

      ngay từ đầu đã có

      tính tịch nhiên ấy rồi. 

87. Phật tính: mọi khía cạnh

      của chân ngộ toàn hảo.

      Niết-bàn là sạch hết

      mọi bất tịnh, tiềm tàng.

      Xét theo nghĩa cao nhất,

      những cái này không khác.

 

      Đặc tính của giải thoát

      không lìa các phẩm tính – [4]

      đầy đủ, vô số,

      không thể nghĩ bàn,

      và không cấu uế.

      Giải thoát như vậy là Như lai.

      

      Phật tính được đặt cho bốn tên gọi khác nhau: pháp thân, như lai, đệ nhất nghĩa đế, và niết-bàn vô thượng. Nó được gọi là “pháp thân” bởi vì nó là chân tính của tất cả các pháp. Nó được gọi là “như lai” bởi vì nó là kết quả tối hậu của sự thấy cái gì ở đó. Nó được gọi là chân lý của những người giác ngộ hay “đệ nhất nghĩa đế” bởi vì những người giác ngộ thấy các pháp như thực. Nó được gọi là “niết-bàn chân thực tối hậu” bởi vì nó ở bên kia sự khổ của luân hồi.

     Tính bất khả phân ly của bốn phẩm tính này tương tự như mặt trời và ánh sáng của mặt trời bởi vì người ta không thể có cái này mà không có cái kia. Pháp thân, như lai, chân lý tối thượng (đệ nhất nghĩa đế), và niết-bàn vô thượng là không thể phân ly trong giai đoạn của người thường, bồ-tát, và chư Phật. Khi chứng được Tính giác, thì không có niết-bàn nào khác ở bên kia Tính giác và không có chân lý nào khác. Một cách chi tiết hơn:

     Hư không không không ô nhiễm được chia thành bốn khía cạnh: pháp thân, như lai, chân lý tối thượng, niết-bàn tối hậu. Pháp thân (dharmakāya) là tổng số tất cả những phẩm tính của Phật. (mười lực, bốn vô úy, v.v…) và đây là những cái bất khả phân ly. Thuật ngữ “như lai” (tathāgata) dùng để chỉ rằng ngay từ đầu căn cơ Phật đã có bên trong tất cả chúng sinh. Thuật ngữ “chân lý tối thượng” chỉ rằng chân tính thì luôn luôn hiện diện và không chứa bất cứ sự hư ngụy nào. Thuật ngữ “niết-bàn” có nghĩa là ở bên kia đau khổ bởi vì bản tính này hoàn toàn không có bất tịnh nào hết, như thế không có đau đớn hay đau khổ.

     Trong Phật tính, tất cả mọi dạng thái tri kiến đều là Phật. Tất cả những dạng thái tri kiến có nghĩa là đạt được tri kiến như thịtri kiến sai biệt và cũng loại bỏ hoàn toàn tất cả những bất tịnh và dấu vết của nghiệp. Sự chứng đắc tối hậu được tiêu biểu bằng Phật là tri kiến viên mãn và niết-bàn là thanh tịnh viên mãn. Tuy nhiên, Phật và niết-bàn là bất khả phân ly theo nghĩa tối hậu.  

     Giải thoát là sự chứng ngộ trực tiếp các pháp bằng cách thấy chúng như thực. Giải thoát có những đặc tính là không thể phân ly, vô số, không thể suy nghĩ, và không ô nhiễm. Tất cả những phẩm tính này đầy đủ trong pháp thân.

     Thí dụ thứ nhất minh họa rằng khi thiếu một phần nào trong các phần ấy, thì cái toàn thể không thể hiện hữu được. Thí dụ thứ hai cho thấy tính bất khả phân ly của các phần khác nhau của một toàn thể.

 

88. Giả sử vài họa sĩ,

      mỗi người một chuyên môn

      kỹ năng người này có

      những người kia không có.

 

89. Nhà vua, người cai trị

      ban cho tấm vải bố

      và ra lệnh,“Tất cả,

      hãy đi vẽ hình trẫm.”

 

90. Họ nhận được lệnh này,

      đem hết sức vẽ tranh

      nhưng một người trong bọn

      bỏ đi đến vùng xa.

 

91. Vì thiếu mất người ấy,

      do đi đến nơi khác,

      chân dung không thể vẽ

      xong tất cả mọi phần.

      Thí dụ là như thế.

 

     Hãy tưởng tượng có mấy nghệ sĩ, mỗi người chỉ giỏi về một bộ phận của thân người, như thế một người có thể vẽ, thí dụ, mắt; một người khác chỉ có thể vẽ tay; một người khác nữa chỉ có thể vẽ tóc, v.v… Bây giờ nhà vua triệu tập những nghệ sĩ ấy lại với nhauban cho họ một tấm vải bố để vẽ và bảo họ vẽ chân dung của nha vua. Vẽ được nửa chừng, một trong những nghệ sĩ ấy bỏ xứ ra đi, vì thế bức tranh ấy không thể hoàn thành được.

 

92. “Các nghệ sĩ”: bố thí,

      trì giới, nhẫn nhục, v.v…

      Tính không, được phú cho

      mọi vẻ đẹp tuyệt trần,

      giống như hình nhà vua.

     Tương tự, Phật tính giống như bức tranh đã được hoàn thành với mỗi nghệ sĩ tiêu biểu cho những phẩm tính khác nhau cần thiết để chứng đắc Phật quả (Buddhahood). Nếu tất cả những phẩm tính của sáu Ba-la-mật (lục độ) đều hiện diện, thì tất cả những cơ duyên để đạt Phật quả đều ở đó và có thể lãnh hội tính không một cách trực tiếp. Tính không với tất cả mọi khía cạnh thì giống như bức chân dung hoàn chỉnh của nhà vua. Tính không không phải là cái trống rỗng mà là sự đầy đủ vĩ đại của những phẩm tính này với phẩm tính trong sáng trong đó tất cả những khía cạnh tri kiến này có thể thịnh phát. Vì để chứng ngộ tính không này, tất cả những phẩm tính của các ba-la-mật phải hiện diện như tất cả các nghệ sĩ phải hiện diện để hoàn thành bức chân dung.

93. Bát-nhã cùng tuệ giác,

      và giải thoát hoàn toàn

      thì như ánh mặt trời,

      tia sáng, và hình cầu,

      vì đó là quang minh,

      rạng ngời và thanh tịnh,

      và bất khả phân ly.

 

94. Vì vậy cho đến khi

      đạt được Phật quả thì

      sẽ không đạt niết-bàn,

      như không ánh dương quang

      không tia sáng mặt trời

      không thể thấy mặt trời.

 

     Tính bất khả phân ly của những phẩm tính bát-nhã (prajñā), tuệ giác (jñāna), và giải thoát hoàn toàn được minh họa bằng mặt trời. Chữ Tây tạng cho “bát-nhã” là sherab và từ này có nghĩa đen là “tri kiến đúng hơn” như vậy bát-nhã có nghĩa là cái hiểu không có sự lệch lạc về khía cạnh danh và sắc của sự vật. Tuệ giác (Phạn: jñāna, Tạng: yeshe) là sự nhận thức rất rõ ràng [minh tri] và được dùng cho nhận thức về khía cạnh thiết yếu hay danh của sự vật. Người ta không dùng chữ tuệ giác cho tri thức về một con sông hay một hòn núi, mà dành nó cho tri kiến về chân tính của sự vật. Hai phẩm tính này hiện diện như là những hạt giống nơi người thường và thị hiện đầy đủ ở Phật quả. Khi những bất tịnh ở giai đoạn của người thường được loại bỏ, phẩm tính thứ ba, hoàn toàn tự tại xuất hiện. Bát-nhã, tuệ giác, và sự tự tại với những bất tịnh được ví với ánh sáng mặt trời, tia sáng mặt trời, và thiên thể mặt trời và theo trình tự là quang minh, rạng ngời, và thanh tịnh.

     Niết-bàn không thể khôngtuệ giác của Phật. Thí dụ nói rằng không có ánh sáng mặt trờitia sáng mặt trời thì người ta không thể thấy mặt trời. Như thế, những phẩm tính của Phật là bất khả phân ly.

 

Những Thí Dụ về Phật Tính

 

95. Như vậy đã miêu tả

      tự tính bậc chiến thắng   

      qua mười điểm trình bày.

      Từ những thí dụ sau

      nên hiểu sự hiện diện

      của nó ở bên trong

      giới hạn của ô nhiễm.

 

96. Tương tự như vị Phật

      bên trong đóa sen tàn,

      mật ngọt giữa bầy ong,

      hạt gạo trong vỏ trấu, 

      vàng ròng ở trong bẩn

      kho tàng ở dưới đất,

      mầm non nhú khỏi quả,

      tượng Phật trong giẻ rách.

 

97. Quân vương trong thai cung

      của nữ nhân nghèo xấu,

      tượng quí trong đất sét,

      tính này luôn hiện diện

      bên trong mọi chúng sinh,

      bị bất tịnh ô nhiễm

      che mờ trong nhất thời.

 

98. Những bất tịnh tương ứng

      với hoa sen, côn trùng,

      vỏ trấu, bẩn, mặt đất,

      giẻ rách, và nỗi buồn

      thiêu đốt làm khổ người

      đàn bà, và đất sét.

      Phật, mật, hạt gạo, vàng,

      kho tàng, cây vô tiết,[5]

      tượng quí, người cai trị

      tối thượng của tất cả

      các châu, và hình quí

      tương ứng với bản tính

      vô thượng, không tì vết.

 

     Một người có thể vẫn còn nghi ngờ làm sao Phật tính không thay đổi, nhưng nó không thị hiện bởi vì các bất tịnh. Để minh họa tự tính Phật này và những bất tịnh nên đã cho chín thí dụ.

     Khi đức Phật ban cho những lời dạy, ngài không những đã tuyên bố chân lý một cách đơn giản mà còn cho những lý do vì sao ngài nói như vậy. Những lý do ngài ban cho giáo lý đôi khi rất rõ ràng và đôi khi rất khó hiểu. Những giáo lý hiển nhiên là những giáo lý lãnh hội được bằng các thức. Tuy nhiên, có những giáo lý không thể lãnh hội được bằng các giác năng bởi vì chúng nói về những sự vật rất xa xôi, hay rất cách xa về thời gian, hay về nghiệp. Một nghiệp cá biệt sẽ ngăn một người sống theo cách sống nào đó. Bởi vì không hiểu được những ẩn nghĩa này một cách trực tiếp, người ta phải hiểu chúng qua suy luận. Chẳng hạn, nếu chúng ta nói có lửa ở phía sau đồi bởi vì chúng ta thấy khói, người ta tin nó dù cho họ không thể thấy lửa thực sự bởi vì khói là một dấu hiệu có giá trị của lửa. Để cho một dấu hiệu có ý nghĩa nó phải có tính có thể áp dụng phổ biến, tức là, bất cứ khi nào có lửa ắt phải có khói. Dấu hiệu cũng phải có giá trị, nếu chúng ta nói có lửa bởi vì tôi thấy một cái cây, đó là một dấu hiệu vô giá trị. Như thế một dấu hiệu chứng tỏ sự có mặt của một vật ẩn tàng phải có tính có thể áp dụng phổ biến và là một dấu hiệu có giá trị. Sự hiện diện của Phật tính được chứng minh bằng các dấu hiệu dùng trong chín thí dụ. Rồi áp dụng lý luận này với chính Phật tính.

     Chín thí dụ về những vật đẹp bị những bất tịnh che phủ được liệt kê cùng với chín vật bất tịnh có một bản liệt kê các vật thanh tịnh bị che phủ theo sau. Những điều này sẽ được xét kỹ dưới đây. Phương pháp trình bày mỗi thí dụ thì giống nhau: trước tiên một tụng ngôn cho thí dụ, rồi một tụng ngôn cho ý nghĩa của nó, và cuối cùng là một tụng ngôn trình bày sự song hành giữa thí dụPhật tính.

 

99. Có người được phú bẩm

      với thiên nhãn thanh tịnh,

      thấy như lai chiếu sáng

      với ngàn tướng trang nghiêm

      bên trong đóa sen tàn,

      sẽ đem ngài ra khỏi

       nhà ngục của những cánh

      “hoa kia sinh trong nước.”

 

100. Tương tự, bậc thiện thệ[6]

        (với mắt phật của mình)

        thấy chân tính của họ

        ở địa ngục A-tỳ

        và bản tính của họ

        là bi mẫn hiện diện

        cho đến lúc cuối cùng,

        họ đem đến giải thoát

        khỏi các màn che đó.

 

101. Một khi người thiên nhãn

       thấy được bậc thiện thệ

       bên trong đóa sen tàn,

       sẽ cánh hoa tách ra.

       Cũng vậy, khi chư Phật

       thấy Phật tính toàn hảo

       nơi chúng sinh bị che

       bởi vỏ bất tịnh của

       tham, sân, và v.v…

       bằng bi tâm của họ

       bậc chiến thắng phá tan

       những ám chướng như thế.

 

     Hãy tưởng tượng một hoa sen xấu xí, héo úa đang bao phủ một tượng Phật đẹp. Một người nào đó có cái con mắt thấu suốt có thể thấy được bức tượng ấy và nghĩ rằng đây không phải là chỗ tốt cho một pho tượng đẹp như thế và sẽ tách rời những cánh sen bao và lấy pho tượng ra. Tương tự, Phật tính ở trong tâm tất cả chúng sinh, ngay cả ở địa ngục thấp nhất, nhưng nó bị ô nhiễm của ba độc che phủ. Chư Phật với thiên nhãn và tâm đại bi thấy Phật tính và giúp chúng sinh thoát khỏi cái vỏ ô nhiễm. Những cá nhân với Phật tính cần đạt Giác ngộ, như thế họ không tiếp tục đau khổ trong luân hồi; do đó họ cần chư Phật với cái thấy và giáo lý của các ngài, để thọ nhận những khí cụ làm cho Phật tính này thị hiện.

 

102. Người khôn cố gắng lấy

        mật ở giữa bầy ong

        sẽ điểm ngay chỗ ấy,

        dùng phương tiện khéo léo

        để phân cách mật ấy

        với bầy ong chung quanh

        rồi thực sự lấy mật.

 

103. Cũng vậy, bậc đại thánh

        với mắt nhất thiết trí

        thấy căn nguyên, tự tính

        như mật, khiến ám chướng

        chóng tan như bầy ong.    

104. Người cố gắng lấy mật

        giữa hàng vạn con ong

        xua tan tất cả ong

        lấy được mật mình muốn.

        Trí tuệ không ô nhiễm

        nơi tất cả chúng sinh

        cũng giống như mật ong.

        Chư Phật, bậc thiện thắng

        những ô nhiễm như ong,

        cũng giống như người ấy.

 

     Hãy tưởng tượng một ít mật ngọt có bầy ong vây quanh. Nếu một người có kinh nghiệm biết làm sao phân cách mật khỏi bầy ong, thì người ấy có thể thưởng thức mật. Đây có nghĩa là chư Phật với con mắt nhất thiết trí của hai tri kiến có thể thấy Phật tính nơi tất cả chúng sinh giống như mật ong. Những con ong lượn vòng quanh mật có thể loại bỏ được bởi vì chúng không phải là phần của mật. Cũng thế, những bất tịnh của chúng sinh không phải là phần của Phật tính và do đó có thể loại bỏ được để Phật tính thị hiện. Trong thí dụ này, người biết về mật ong cũng giống như chư Phật thiện xảo trong việc loại bỏ ám chướng ví như ong.

 

105. Hạt gạo còn trong vỏ

        người không thể dùng được.

        Ai muốn nấu thành cơm

        phải lấy nó khỏi vỏ.

 

106. Tương tự, khi Phật tính

         hiện diện nơi chúng sinh

         nhưng lẫn với bất tịnh,

         chưa thoát khỏi ô nhiễm

         Phật hạnh trong ba giới

         sẽ không được thành tựu.

 

107. Hạt gạo, mì, và mạch

        không làm sạch vỏ, râu

        không thể làm thực phẩm

        mùi vị cho người ăn.

        Cũng vậy, “chủ phẩm tính”

        hiện diện nơi chúng sinh

        mà thân chưa thoát nhiễm,

        sẽ không đem mùi vị

        pháp lạc cho chúng sinh

        khổ não vì nhiễm-đói.

 

     Hãy tưởng tượng một hạt gạo còn bọc trong vỏ trấu. Những hạt gạo, hạt lúa mì, hạt lúa mạch không thể dùng làm thực phẩm được khi chúng chưa được bóc vỏ. Tương tự, chừng nào Phật tính còn được gọi là “chủ nhân của tất cả mọi phẩm hạnh” chưa được giải thoát khỏi cái vỏ của những bất tịnh, thì nó vẫn không thể đem lại mùi vị niềm vui của pháp cho chúng sinh.

 

108. Vàng của người đi đường

        đánh rơi nơi bẩn thối.

        Tính vàng không thể hủy

        qua bao nhiêu thế kỷ

        vàng vẫn ở một chỗ

        hoàn toàn không thay đổi.

 

109. Vị thần với thiên nhãn

        Chú ý thấy nó đó,

        liền nói với một người,

        “Ở chỗ này có vàng.

        Một khi anh lau sạch

        vật quí giá nhất này,

        hãy làm điều có thể

        với vật quí như vậy.”

   

110. Cũng tương tự như vậy,

        các bậc Chiến Thắng thấy

        phẩm tính của chúng sinh,

        chìm trong dơ ô nhiễm

        mưa pháp tưới lên họ

        khiến họ sạch bùn nhơ.

 

111. Như vàng rơi rác mục

        thần thấy và nhất quyết

        chỉ cho người ấy thấy

        những vật đẹp tuyệt nhất,

        để nó được lau sạch.

        Cũng vậy, bậc chiến thắng

        nhận thức vật quí nhất,

        Phật tính toàn hảo ấy,

        nơi tất cả chúng sinh

        rơi trong bùn ô nhiễm

        dạy họ tất cả pháp

        để làm nó thanh tịnh.

 

     Hãy tưởng tượng một người đang du hành trên đường, y đánh mất một thỏi vàng ròng rơi xuống trong một đống rác. Nó ở đó hàng trăm năm không thay đổi, hoàn toàn vô dụng. Rồi một vị thần có mắt nhìn thấu suốt thấy trong đống rác ấy có một thỏi vàng và bảo cho một người chỗ tìm nó, như thế có thể đem sử dụng nó đúng cách.  

     Tương tự, chư Phật co thể thấy Phật tính thanh tịnh của chúng sinh rơi trong rác ô nhiễm và nằm ở đó hàng ngàn năm. Dù cho ở đó, nó không bị nhơ uế ô nhiễm. Nếu ban đầu không có rác bẩn, sẽ không cần người có mắt nhìn thấu suốt men đến. Cũng như nếu không có vàng để người có mắt thấu suốt nhìn thấy chỉ ra, thì cũng chẳng chỉ ra cái gì cả. Tương tự, nếu Phật tính không bị ô nhiễm che mờ, sẽ không có Phật nào đi vào thế gian này và dạy về Phật tính. Cũng như nếu chúng sinh không có Phật tính từ ban đầu, sẽ không cần chư Phật chỉ dạy bởi vì sẽ không thể có chuyện chúng sinh thành Phật. Đây là lý do tại sao chư Phật ban cho lời dạy và chỉ ra những ám chướng của chúng ta. Chư Phật làm điều này bằng cách tạo ra mưa Pháp có khả năng tẩy sạch dần dần những cái bất tịnhchúng ta đã tích lũy.

     Vàng thì rất hữu dụng, nhưng nếu bị rác che lấp thì nó vô dụng. Đây là lý do tại sao người có mắt nhìn thấu suốt này bảo người kia vàng ở đâu và bảo anh ta loại bỏ rác và dùng vàng. Cũng vậy, chư Phật bảo cho chúng ta biết về những thứ vô dụng bất ổn định của chúng ta. Chư Phật thấy chúng sinh có viên ngọc như ý trong tay và đang lãng phí nó. Chúng sinh đang khổ, nhưng họ có khí cụ để loại bỏ cái khổ ấy và đây là lý do tại sao chư Phật dạy pháp. Chúng sinh vẫn còn bị mắc kẹt trong những vần đề và những khó khăn và không có năng lực nhận ra mục đích của họ. Họ có thể nghĩ rằng mình không thể làm gì được, nhưng họ có tri kiến như thực và tri kiến sai biệt, như thế họ có mọi thứ cần thiết để loại trừ ô nhiễm. Phật đã bảo họ rằng nếu họ tu tập, họ có thể đạt giác ngộ.

 

112. Mà ở dưới nền nhà

        của người nghèo khổ kia

        có kho tàng vô tận,

        nhưng y thì không biết

        sự có mặt của nó,

        kho tàng không thể nói,

       “Tôi đang ở đây này.”

 

113. Tương tự, vì chúng sinh

        không biết có bảo tàng

        chứa bên trong tâm họ,

        bản tính không tì vết

        không cần thêm gì vào

        cũng không cần bớt gì,

        họ tiếp tục kinh nghiệm

        nhiều loại khổ vì nghèo.

114. Bảo tàng chứa bên trong

        nhà của người nghèo ấy

        không thể nói với y:

       “Tôi, bảo tàng ở đây,”

        nguời ấy không bao giờ

        biết được nó ở đó.

        Tất cả mọi chúng sinh

        có bảo tàng pháp thân

 

        bên trong lâu đài tâm,

        đều giống người nghèo ấy.

        Vì thế các Đại Thánh

        chấp nhận sinh thế gian

        theo cách hoàn hảo nhất,

        như vậy họ có thể

        tìm được kho tàng ấy.

 

     Hãy tưởng tượng một người nghèo đến nỗi không có thức ăn và quần áo, sống trong một ngôi nhà xây trên một kho tàng lớn. Nếu không biết có kho tàng, người ấy sẽ tiếp tục khổ bởi vì kho tàng không thể nói, “Nhìn này, tôi đang ở đây.” Tương tự, tất cả chúng sinh đều có kho tàng Phật tính vĩ đại ở trong tâm họ, và kho tàng này luôn luôn ở đó. Họ không thấy tự tính Phật trong tâm vì thế họ phải chịu tất cả những đau khổ của sinh tử luân hồi. Kho tàng không thể nói với người ấy, “Tôi ở đây” dù nó ở ngay bên cạnh. Tương tự, tất cả chúng sinh đều có bảo tàng pháp thân bị khóa trong tâm, nhưng họ tiếp tục khổ. Do đó, các bậc đại thánh, chư Phật đến thế gian này để giúp chúng sinh tìm ra kho tàng này.

 

115. Như phẩm tính nảy mầm

        bất diệt trong hạt xoài,

        và của những trái khác,

        với đất đã làm sẵn,

        cùng nước, và v.v…,

        thân cây bệ vệ ấy

        sẽ dần dần sinh ra.

 

116. Cũng vậy, chứa bên trong

        vỏ dày vô minh của

        chúng sinh, và v.v…,

        là pháp tính thanh tịnh.

        Lại khi nhờ đức hạnh

        mà nó được duy trì,  

        dần dần nó sẽ thành

        bản chất của vị “vua

        của các bậc chiến thắng.”

 

117. Giống như một cái cây

        mọc từ bên trong vỏ

        trái chuối hay quả xoài,

        nhờ điều kiện – hơi ẩm,

        ánh mặt trời, không khí,

        đất, không gian, thời gian,

        Cũng vậy, hạt và mầm

        của tính Phật toàn hảo

        chứa trong da của trái –

        ô nhiễm của chúng sinh

        vì nhân duyên đức hạnh,

        sẽ thấy chân tính này

        và phát triển gia tăng.

 

     Một hạt rất nhỏ trong một trái cây có năng lực trở thành một cây khổng lồ. Người ta không thể thấy cây trong hạt giống, nhưng nếu có người thêm vào cho hạt giống ấy tất cả những điều kiện thuận lợi để phát triển như nước, ánh mặt trời, đất, v.v…, một cây khỏe mạnh sẽ phát triển. Tương tự, tự tính Phật hiện hữu nơi tất cả mọi chúng sinh nhưng vì bị nhốt trong cái vỏ vô minh tạo ra những ám chướng phiền nãosở tri. Nếu một người tu tập đức hạnh, nó sẽ phát sinh những điều kiện thuận lợi cho hạt giống Phật tính này phát triển. Qua tích lũy tri kiếnđức hạnh, hạt giống ấy sẽ phát triển thành vị “vua của các bậc chiến thắng” hay Tính Giác. Sự giống nhau ấy giống như một cây với những điều kiện thuận lợi phát triển từ một hạt bị lớp da của trái cây bao bọc thành một cây, tự tính Phật bị bao bọc trong lớp da ô nhiễm và với những duyên thích nghi sẽ thị hiện thành Tính Giác.   

 

118. Một vị thần, khám phá

        một tượng như lai quí

        quấn trọn trong giẻ rách

        hôi thối bên lề đường,

        liền bảo người ta rằng

        tượng nằm ở chỗ đó,

        và có thể phục hồi.

 

119. Tương tự, khi chư Phật,

        với cái thấy vô ngại,

        thấy “bản chất” như lai

        cũng hiện diện ngay cả

        nơi súc sinh nhưng bị

        gói trong bao ô nhiễm,

        cũng chỉ cho phương tiện

        để có thể giải thoát.

 

120. Vị thần với thiên nhãn

        đã thấy tượng như lai

        có bản tính quí báu,

        bị quấn trong giẻ rách

        và nằm bên cạnh đường,

        sẽ bảo cho người biết

        có thể giải thoát nó.

        Cũng tương tự như vậy,

        các bậc chiến thắng thấy

        Phật tính còn ở ngay

        cả nơi những con vật,

        nằm bên đường luân hồi,

        bị gói trong quần áo

        rách rưới của ô nhiễm

        và họ dạy pháp để

        có thể giải thoát nó.

 

     Hãy tưởng tượng một pho tượng Phật rất giá trị quấn trong giẻ rách và bị bỏ rơi bên đường. Người đi qua không chú ý đến nó, nhưng một vị thần đến dọc đường, có thể thấy pho tượng. Tương tự, chư Phật với tuệ giác có thể thấy Phật tính của chúng sinh bị quấn trong giẻ rách ô nhiễm. Chư Phật thấy điều này nơi con người và ngay cả nơi súc vật. Như một vị thần có thể thấy pho tượng bằng thiên nhãn, chư Phật có thể thấy Phật tính nằm trên con đường luân hồi bên trong giẻ rách ô nhiễm. Chư Phật bảo chúng sinh gỡ bỏ giẻ rách thì Phật tính có thể thị hiện thanh tịnh viên mãn.

 

121. Một nữ nhân xấu xí,

        không ai để nương nhờ

        ở trong căn nhà nghèo

        có thể giữ vinh quang

        của vị vua trong bụng

        không biết kẻ trị vì

        dân chúng ở bên trong

        món quà tặng của bà.

 

122. Sự hiện hữu thế gian

         giống như căn nhà trọ

         nghèo nànchúng sinh

         bất tịnh thì giống như

         nữ nhân mang thai ấy.

         Có người này trong mình,

         bà ấy có hộ thần

         và thai nhi thì như

         bản tính không tì vết.

 

     Hãy tưởng tượng một nữ nhân xấu xí bần cùng không chỗ ở cuối cùng phải ở trong ngôi nhà trọ của người bần cùng. Cũng hãy tưởng tượng bà ta đang mang thai và giữ trong thai cung của mình vị vua tương lai. Bà ta tiếp tục chịu khổ bởi vì không biết gì về bào thai ấy. Tương tự, chúng sinh giữ tự tính Phật trân quí nhưng không biết gì về nó hay có được lợi ích gì từ nó. Như người đàn bà trong căn nhà trọ có một ông vua trong thai cung khi chúng sinh sinh ra trong trong sáu nẻo luân hồi; một số làm người, một số làm súc sinh, một số làm quỉ đói, v.v… Tất cả phải chịu đau khổtình trạng nô lệ, ma quỉ phải chịu đau khổ vì đói và khát, người phải chịu đau khổ vì sinh, bệnh, già, và chết. Tất cả giống như người đàn bà nghèo sống trong cảnh khốn cùng.

 

123. Nữ nhân mặc đồ bẩn,

       có hình dáng khó nhìn,

       ở trong nhà bần tiện

       chịu sầu buồn nhiều nhất,

       dù cho kẻ trị vì

       đang ở trong thai cung.

       Tương tự, dù bên trong

       có hộ thần đang ở

       nhưng chúng sinh không tin

       có ai bảo vệ họ

       không bao giờ có thể

       có được sự an tâm,

       bị ô nhiễm ngập tràn –

       thế nên họ còn ở

       trong “vùng đất khổ đau.”

 

     Người đàn bà nghèo, đang mang thai người cai trị vĩ đại, mặc những quần áo bẩn thỉu. Bởi vì không biết rằng mình mang thai một ông vua, bà ta vẫn ở trong cảnh nghèo và rất bất hạnh. Cũng giống như vậy, chúng sinhhộ thần bên trong tâm mình, nhưng họ không biết như vậy nên không an tâm và bị ô nhiễm tràn ngập; như thế họ vẫn ở trong luân hồitrải qua tất cả các loại khổ.

 

124. Khi thấy một pho tượng

        đầy đủ và bình an,

        đúc bằng vàng còn nằm

        ở trong khuôn, bên ngoài

        thì giống như đất sét

        người biết sẽ gỡ bỏ

        lớp phủ ngoài làm sạch

        vàng nằm ở bên trong.

 

125. Bậc giác ngộ viên mãn

        thấy bản tính của tâm,

        tính trong sáng nhất thời

        bị bất tịnh che phủ.

        Do đó họ tẩy sạch

        ám chướng cho chúng sinh,

        giống như mỏ ngọc quí.

 

126. Y như một người thợ

        gỡ bỏ hết đất sét,

        biết tính tượng bình an

        trong vàng ròng nó chứa

        sáng ngời không tì vết,

        bậc nhất thiết trí biết

        an tâm như vàng sạch:

        bằng phương tiện giảng pháp

        họ gột bỏ từng cái

        tất cả mọi ám chướng.

 

     Hãy tưởng tượng một pho tượng rất thuần khiết bị bao bọc trong lớp đất sét. Có người biết vậy có thể gỡ bỏ lớp đất sét và lộ ra pho tượng vàng. Cũng vậy, bản tính trong sáng của tâm ở bên trong tâm chúng ta, nhưng bị những bất tịnh bao phủ. Những bất tịnh này không phải thường hằng và có thể gỡ bỏ như lớp đất sét bao phủ pho tượng đẹp. Có người biết rằng đất sét đang bao phủ pho tượng có thể gỡ bỏ dần dần lớp đất sét để pho tượng lộ ra. Cũng vậy, các bậc Bồ-tát toàn tri với tuệ giác biết rằng tự tính Phật ở bên trong tâm chúng sinh và bằng cách dạy pháp họ có thể gỡ bỏ dần dần tất cả những bất tịnh bao phủ tâm thanh tịnh.

 

127. Bên trong hoa sen, ong,

        vỏ trấu, rác bẩn, đất,

        vỏ trái cây, giẻ rách,

        thai cung của người nữ,

        và khuôn đất sét, có:  

 

128. Phật, mật ong, lõi hạt,

        vàng, kho tàng, cây lớn,

        tượng quí, đấng quân vương,

        và tượng vàng [ở đấy].

 

129. Tương tự, người ta nói

        vỏ ô nhiễm bao phủ

        bản tính của chúng sinh

        thì không có khởi đầu,

        không liên hệ với nó,

        và tính không ô nhiễm

        vì bản tính của tâm

        cũng không có khởi đầu.

 

130. Tham, oán ghét, và si

        trong lúc hoạt động mạnh

        hay khi còn tiềm tàng,

        lìa được nhờ nội kiến,

        lìa được nhờ tu dưỡng,

        bất tịnh trong bất tịnh

        bất tịnh ở trong tịnh –

 

131. Chín cái này đã được

        minh họa bằng thí dụ

        bị hoa sen bao bọc, v.v…

        Vỏ ô nhiễm thứ cấp

        chia phạm trù vô tận.

 

132. Tóm tắt, chín bất tịnh,

         tham dục, và v.v…

         đã được trình bày đủ

         qua chín thí dụ này –

         bị hoa sen bao bọc, v.v…

         theo thứ tự như thế.

 

133. Ô nhiễm, theo thứ tự,

        gây ra bốn bất tịnh

        của chúng sinh bình thường,

        một của a-la-hán,

        hai của người tu pháp

        và hai của người trí tuệ.

 

     Chín thí dụ này cho thấy rằng tất cả chúng sinh đều có tự tính Phật, nhưng tự tính Phật không thị hiện bởi vì bị bất tịnh che phủ. Chư Phật có thể thấy tự tính Phật nên dạy pháp làm sao loại bỏ các bất tịnh. Bởi vì Phật tính, một người có thể thành Phật bằng cách tịnh hóa.

     Tóm lại, có chín thí dụ về các bất tịnh. Thí dụ, nếu một người có một cái vỏ màu trắng, người ấy không thể tách rời màu trắng khỏi hình tròn của cái vỏ. Nhưng Phật tính thì hoàn toàn xa lìa những cái bất tịnh, như thế những bất tịnh này có thể xa lìa khi Phật tính thị

 hiện.

     Mỗi thí dụ trong chín thí dụ ấy tương ứng với một trong những ô nhiễm và một địa trên đường đạo. Tóm tắt:

  1. Trong thí dụ hoa sen, cái vỏ bọc tương ứng với sự ràng buộc thấy nơi chúng sinh bình thường.
  2. Trong thí dụ bầy ong, những con ong tương ứng với xự xâm hại thấy nơi chúng sinh bình thường.
  3. Trong thí dụ lúa khô héo, vỏ trấu tương ứng với sự vô minh nơi chúng sinh bình thường.
  4. Trong thí dụ vàng trong rác, sự dơ bẩn tương ứng với sự ràng buộc, xâm hại, và vô minh thấy nơi chúng sinh bình thường.   
  5. Trong thí dụ kho tàng bị vùi lấp, đất tương ứng với dấu vết nghiệp tiềm tàng của ràng buộc, xâm hại, và vô minh còn lưu lại nơi các a-la-hán.
  6. Trong thí dụ trái cây, vỏ tương ứng với các ám chướng cấu thành được những người trên con đường nội quán của Bồ-tát khắc phục trên đường Đại thừa.   
  7. Trong thí dụ pho tượng trong giẻ rách, giẻ rách tương ứng với những ám chướng bẩm sinh được những người bằng con đường tu dưỡng của Bồ-tát khắc phục trên đường Đại thừa.
  8. Trong thí dụ người đàn bà mang thai, tử cung của người đàn bà tiêu biểu cho những cái bất tịnh của Bồ-tát trong các địa từ địa thứ nhất đến địa thứ bảy.
  9. Trong thí dụ pho tượng trong đất sét, đất sét tượng trưng cho những cái bất tịnh của các Bồ-tát từ địa thứ tám đến địa thứ mười. Một cách chi tiết hơn:

 

134. Tâm cảm thấy vui thích

        như sen “sinh từ bùn” –

        về sau thành chán ngán

        Hạnh phúc của lòng tham

        cũng chỉ là như thế.

 

135. Khó chịu ong liền chích.

        Cũng vậy, khi giận sinh,

        nó chỉ mang khổ đến

        cho trái tim mà thôi.

 

136. Cũng giống như hạt gạo

        và các loại hạt khác

        ngoài bọc trấu hay da,

        cũng tương tự như vậy,

        cái thấy của tự tính

        bị “vỏ” vô minh che khuất.

       

137. Rác bẩn không thích thú

        Động thái giống rác bẩn,

        người hoan lạc đắm chìm.

 

138. Kho tàng bị che lấp

        không biết ở chỗ nào

        nên không thể lấy được.

        Cũng tương tự như vậy,

        cái tự động phát sinh

        bị dấu vết tiềm tàng

        của vô minh che khuất.

 

139. Cũng giống như cái mầm, v.v…

        của hạt gạo phá vỡ

        lớp vỏ trấu bọc ngoài

        khi dần dần lớn lên.

        Nội kiến soi chân như

        đánh tan “những ám chướng

        loại bỏ qua nội kiến.”

 

     Hoa sen là một loại hoa đẹp mọc lên từ bùn. Khi một người thấy một đóa sen nở, nó rất đẹp và người ấy hạnh phúc khi thấy nó. Sau đó, khi nó héo tàn, niềm hạnh phúc của người ấy biến mất. Cũng tương tự như vậy, tham dục đến từ tâm luân hồi và khi một cái gì đó đáng ham muốn hay hấp dẫn đầu tiên hiện ra, có thể đem đến sự thích thú, nhưng theo thời gian nó mất đi tiếng gọitrở thành đau khổ.

     Ong bị mật lôi cuốn; khi có ai động đến mật, chúng trở nên rất tức giận hay khó chịu và chích người ta gây đau đớn. Như thế khi ong bị tổn thương, chúng gây tổn thương cho người khác. Cũng vậy, khi một người tức giận, người ấy rất khó chịu và làm tổn thương người khác bằng lời nói hay hành động thô bạo.

     Những loại hạt như gạo, chẳng hạn, bị vỏ trấu bao bọc che mất phần hạt bên trong. Cũng vậy, vô minh ngăn người ta không thấy được chân tính của các pháp (hiện tượng). Nó là cái màng bao dày giống như vỏ bao hay vỏ trấu ngăn người ta thấy những gì ở đó.

     Bẩn hay rác che lấp vàng thì rất khả ố và không dễ chịu. Cũng vậy, khi sự ràng buộc, xâm hại và vô minh rất mạnh, chúng rất kiên cường và cũng làm gia tăng sự ràng buộc người ta với khoái lạc.

     Đất che lấp kho tàng, như thế người ta không biết có kho tàng ở đó. Cũng vậy, những dấu ấn rất vi tế của tâm do vô minh tạo ra hiện diện trong tâm. Đây là vô minh bẩm sinh hiện diện từ lúc bắt đầu thời gian luân hồi che lấp chân tính của tâm vì thế người ta không thể nhận ra chân tính của nó.

     Khi một người trên đường đến giác ngộ là một thường nhân, người ấy ở trên con đường tích lũycon đường nối kết. Một người tu tập bởi vì người ấy có mục đích tu tập, nhưng ít chứng ngộ trực tiếp. Sau một thời gian người ấy đạt được nội kiến trực tiếp thấy bản tính của các pháp và trở thành một Bồ-tát thì thấy “sợi dây thừng là sợi dây thừng” và tất cả những khái niệm sai lầm đều

lắng xuống. Đây là con đường tu dưỡng nội kiến được ví với cái mầm lớn lên từ lớp da của một trái cây. Khi một người đạt đến con đường nội kiến này, tuệ giác bắt đầu thị hiện.

 

140. Người nào theo con đường

        của các bậc giác ngộ,

        đã vượt điều cốt yếu,

        niềm tin ngã có thể

        là nhiều và phá được,

        vẫn còn những ám chướng

        phải bỏ bằng tuệ giác

        của con đường tu dưỡng.

        Niềm tin ngã đã được

        minh họa bằng giẻ rách.

 

     Bằng con đường nội kiến, ám chướng được loại bỏ nhưng chúng ta không tự động đạt được cảnh giới Phật. Chúng ta đã ở trong luân hồi trong thời gian lâu như thế chúng ta có những thói quen của tâm rất mạnh. Những khái niệm sai lầm đã được loại bỏ, nhưng vô minh bẩm sinh từ khởi thủy vẫn còn dấu vết. Sau khi có nội kiến, chúng ta cần tu dưỡng nội kiến này cho đến khi nó trở nên rất vững chắc. Con đường tu dưỡng này được gọi là con đường của các bậc giác ngộ. Đó là thời gian khi cái cốt lõi của niềm tin ngã (gọi là “nhiều sợ hãi” bởi vì nó gây ra sợ hãi) được loại bỏ. Đây ví với giẻ rách hư nát đến nỗi rất dễ loại bỏ. Cũng vậy, những bất tịnh của tâm này rất mềm yếu, vi tế, và dễ loại bỏ.

 

141. Những bất tịnh vẫn còn

        trong bảy địa thâm sâu

        ví với những bất tịnh

        của một cái tử cung.

        Thoát được các bất tịnh

        như thoát khỏi tử cung

        khi tuệ giác vô niệm

        như cuối cùng thuần thục.

 

     Thí dụ thứ tám tương ứng với các bất tịnh trong bảy địa đầu của Bồ-tát. Những cái này ví với đứa bé trong thai cung. Đứa bé phải đợi chín tháng và từng ngày nó biết nó càng gần được sinh ra. Tương tự, một Bồ-tát từng giai đoạn phát triển đầy đủ hơn khi những bất tịnh được loại bỏ với tuệ giác càng lúc càng thuần thục.

142. Những bất tịnh liên hệ

        với ba địa thâm sâu

        nên biết chúng giống như

        những dấu vết đất sét.

        Đây là những bất tịnh

        sẽ được loại bỏ bằng

        pháp tu định kim cương

        của các bậc Đại sĩ.

 

143. Như vậy chín bất tịnh,

        tham dục, và v.v…

        tương ứng với hoa sen

        và những cái còn lại.

        Phật tính tương ứng với

        Phật, v.v… là sự

        hợp nhất của ba tính.

   

       Thí dụ thứ chín liên hệ với những bất tịnh rất nhỏ nhiệm của ba địa cuối của Bồ-tát phải loại bỏ. Những bất tịnh này ví với những vệt đất sét bao bọc bức tượng. Các bậc đại sĩ này, những Bồ-tát ở địa thứ mười, loại bỏ những bất tịnh nhỏ nhiệm bằng pháp tu định kim cương. Định này ví như kim cương bởi vì nó rất hùng mạnh và kiên cố; nó có thể hủy hoại mọi thứ khác mà chính nó không bị hủy hoại.

 

144. Ba tính của nó là

        pháp thân, chân như, và

        chủng tính. Ba tính này

        nên hiểu theo thứ tự

        ba, một, năm thí dụ.

 

     Có khía cạnh thanh tịnh trong mỗi thí dụ trong chín thí dụ. Phật tính là sự hợp nhất của ba tính: pháp thân (dharmakāya), chân như, và chủng tính (Anh: causal ground, Phạn: gotra, Tạng: rigs). Pháp thân ám chỉ khía cạnh trong sáng, chân như ám chỉ tính không, và chủng tính ám chỉ khía cạnh thị hiện đầy đủ. Nếu một người có một cái vỏ màu trắng và tròn, người ta có thể nói rằng về khía cạnh màu sắc nó trắng, về khía cạnh hình dáng nó tròn; tuy nhiên, trắng và tròn không thể tách rời. Cũng vậy, tính trong sáng, tính không, và chủng tính là khả năng thị hiện như là Phật tính cũng không thể tách rời. Trong chín thí dụ có ba thí dụ cho pháp thân, một thí dụ cho chân như, và năm thí dụ cho chủng tính.

 

145. Nên biết pháp thân theo

        hai khía cạnh [như sau]:

        pháp tính không tì vết

        và các thuận duyên cho –

        giáo lý trong khía cạnh

        sâu xa và đa dạng.

 

146. Vì nó siêu thế gian

       nên trong thế gian này

       không thí dụ cho nó

       nên được biểu thị bằng

       sự tương tự của nó

       với tướng của như lai.

 

147. Nên biết các giáo lý

        thâm sâuvi tế

        thì giống như mật ong

        chỉ một vị duy nhất,

        giáo lý nhiều khía cạnh

        thì giống như những hạt

        trong các vỏ khác nhau.

 

148. Chân như thì tương tự

        như bản chất của vàng

        vì tự tính không đổi,

        nó hoàn toàn thanh tịnh

        và cao quí vô thượng.

 

149. Nên biết chủng tính ấy

        thì có khía hai cạnh,

        tương tự như kho tàng

        và cây mọc từ trái:

        hiện diện từ vô thủy

        hoàn thiện qua tu dưỡng.

 

150. Từ hai chủng tính này

        thành tựu ba thân Phật:

        thân đầu qua cái trước

        hai kia qua cái sau.

 

     Ba thí dụ đầu liên hệ với pháp thân. Pháp thân có thể chia thành pháp thân thực và pháp thân tương đối cũng gọi là pháp thân nhưng không thực sự là pháp thân. Pháp thân chân thựcpháp tính không ô nhiễm, Phật tính thực, là tính quang minh do bản tính và ở trong cảnh giới tuệ giác tự tri. Pháp thân tương đối được gọi là “pháp thân theo giáo lý,” là các kinh điển dạy ý nghĩa của pháp thân. Những kinh điển này có khía cạnh thâm sâu liên hệ với pháp thân và khía cạnh quảng đại liên hệ với các tâm hành sai biệt của chúng sinh.

     Thí dụ thứ nhất, pháp thân chân thực thì không thể đo lường vì vậy được tượng trưng bằng Phật ở trong hoa sen héo tàn.

     Thí dụ thứ nhì, mật ong tượng trưng pháp thân theo giáo lý bởi vì vị của mật ong thì rất vi tế, như các giáo lý về pháp thân. Mật ong thì luôn luôn rất ngọt và tất cả các loại mật ong đều có cùng vị ngọt này. So sánh, tất cả những hiện tượng khác nhau của pháp thân có cùng một vị hay một bản tính tương tự.

     Thí dụ thứ ba, hạt trong vỏ, hằng triệu hạt tượng trưng cho sự đa dạng của các giáo lý. Khía cạnh thâm sâu được tượng trưng bằng mật ong, khía cạnh quảng đại tượng trưng bằng hạt trong vỏ.

     Thí dụ thứ tư, vàng tượng trưng cho đặc tính bất biến của chân như. Chân như thì hoàn toàn thanh tịnh và không thay đổi do đau khổ hay ô nhiễm. Nó thanh tịnh toàn hảo và do đó được ví với vàng có cùng những phẩm tính ấy.

     Năm thí dụ cuối cùng ám chỉ chủng tính. Chủng tính được ví với kho tàng bởi vì kho tàng có thể nằm dưới đất hàng trăm năm mà vẫn không thay dổi. Chủng tính được ví với trái cây bởi vì khi một trái cây vẫn là một trái cây dù người ta không thể thấy cái cây, nhưng trái ấy chứa tiềm năng (chủng tử) của một cái cây. Thí dụ kho tàng miêu tả khía cạnh bên trong của chủng tínhthí dụ trái cây miêu tả sự tu tập đạo đức đúng có thể hiện thành Phật tính như thế nào. Hai khía cạnh này của chủng tính phát triển thành ba thân Phật. Pháp thân là quả của khía cạnh bẩm sinh và các sắc thân là quả của tu tập đức hạnh.

 

151. Nên biết thân tự tính

        trang nghiêm như tượng quí,

        tự nhiên và bất tác,

        là kho tàng chứa những

        phẩm tính như trân châu.

 

152. Báo thân như vua Chuyển luân,

        có đại uy của pháp.

        Hóa thân như tượng vàng

        có tính vật tượng trưng.

 

     Thân tự tính (Phạn: svābhāvikakāya) hay pháp thân được ví với, thí dụ, pho tượng Phật làm bằng chất quí. Khía cạnh bẩm sinh của chủng tính được ví với kho tàng châu báu bởi vì nó ở đó một cách tự nhiên. Báo thân được ví với một ông vua vĩ đại hay Chuyển Luân Vương (Chakravartin) bởi vì báo thân được phú cho năng lực vĩ đại của pháp. Hóa thân được minh họa bằng một pho tượng vàng bởi vì nó tượng trưng đức Phật.

153. Chân lý tối hậu này

        của bậc Đại tự tại

        hiểu được bằng niềm tin

        Mặt trời tròn chiếu sáng,

        kẻ mù không thể thấy.

 

154. Không có gì để bớt

       cũng không thể thêm gì.

       Thấy chân tính như thực –

       khi thực thấy chân tính

       là hoàn toàn giải thoát.

 

     Khi là một người thường người ta không thể hiểu được tự tính Phật một các trực tiếp và do dó cần sự trợ giúp của niềm tin để hiểu nó. Ngay từ đầu Phật tính đã ở đó và không do ai tạo ra cả. Nó là tuệ giác (jñāna) hiện diện một cách tự phát. Người thường không thể thấy nó một cách trực tiếp bởi vì Phật tính bị những cái bất tịnh che khuất. Người thường có thể có khả năng đạt được sự hiểu biết gián tiếp nào đó về nó bằng suy luận, nhưng dù vậy cũng khó hiểu bởi vì nó thuộc lãnh vực bất khả tư nghị thống trị. Thí dụ, mặt trời luôn luôn chiếu những tia nắng rực rỡ; chừng nào người ta còn quan tâm đến mặt trời, thì nó không bao giờ bị bất cứ cái gì che mờ. Nhưng một người mù thì không bao giờ thấy được ánh mặt trời chiếu sáng này. Cũng vậy, tuệ giác hiện diện một cách tự phát đã ở đó ngay từ đầu, nhưng nó bị che khuất vì người thường không có con mắt sáng của trí tuệ (prajñā) để thấy xuyên qua bóng tối dày đặc của vô minh. Họ phải nương tựa vào lòng tin để hiểu Phật tính này.

     Tự tính Phật có hai loại thanh tịnh: thanh tịnh một cách tự nhiên, và thanh tịnh từ những cái bất tịnh đột nhiên. Nó luôn luôn có những phẩm tính này, nhưng khi người ta không thấy điều này một cách đầy đủ thì họ sinh lầm lẫn, đi lạc đường, và lang thang trong luân hồi.

 

155. Phật tính, do bản tính,

        không bị ảnh hưởng gì –

        từ cái khác với nó.

        Nó không phải không có

        những phẩm tính tối thượng

        mà thực chất không khác

        với lãnh vực của nó.

 

     Phật tính là không và không phải là không theo một cách. Phật tính không có bất cứ một bất tịnh nhất thời nào bởi vì đây không phải là phần có thực của nó. Mặt khác, Phật tính không phải là không có những phẩm tính tối thượng bởi vì những phẩm tính tối thượng là phần bản tính thực tế không thể tách rời của tự tính Phật.

 

Tầm Quan Trọng của Phật Tính

 

     Phân bộ chính thứ tư trong chương về Phật tính này giải thích tại sao cần phải dạy về sự hiện diện của Phật tính và những lợi ích người ta có thể mong đợi từ sự hiểu biết giáo lý này là gì.

     Xem lại, đức Phật đã chuyển bánh xe pháp ba lần. Lần chuyển thứ hai chứng minh tính không của tất cả các pháp (hiện tượng). Trong các giáo lý này đức Phật đã nói không có sắc, thanh, hương, vị, v.v… với mọi vật không có bất cứ bản tính thực tế nào. Mọi vật đều là không ở bên kia bốn cực đoan của hiện hữu và không hiện hữu và ở bên kia tám cấu tạo của tâm[7]. Mọi vật đều là pháp tính (dharmadhātu) không có bất cứ thực tính nào của riêng nó. Trong lần chuyển luân thứ ba, Phật tuyên bố rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính và ngài miêu tả chi tiết bản tính của Phật tính. Người thường có thể nghĩ rằng có sự mâu thuẫn giữa các giáo lý của lần chuyển thứ hai trong đó đức Phật đã nói là không có bất cứ một vật gì hết và trong lần chuyển thứ ba ngài lại nói có.

156. Ở nhiều chỗ khác nhau

        [đức Phật]đã dạy rằng

        mọi vật có thể biết

        xưa nay đều là không,

        như mây hay như mộng,

        hoặc tựa như ảo ảnh.

        Rồi sao Phật lại nói

        tự tính Phật ở đó

        nơi tất cả chúng sinh?

 

     Trong bản văn tuyên bố rằng đức Phật đã dạy các pháp (hiện tượng) đều không có thực tính; chúng như đám mây, như giấc mộng, hay như ảo ảnh. Điều này đã được giải thích trong nhiều kinh với các hình thức dài, trung bình, và ngắn của kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Prajñāpāramitā Sūtra). Trong các giáo lý này đức Phật tuyên bố rằng bất cứ vật gì có thể biết được đều không có thực tính; tức là, nó luôn luôn là không và luôn luôn đã là không. Trong lần chuyển luân thứ ba, đức Phật nói rằng tất cả chúng sinh đều có tự tính Phật, đây có vẻ mâu thuẫn với những lời dạy trong lần chuyển luân thứ nhì.

 

157. Có năm lỗi: nản lòng,

        khinh người kém căn cơ,

        tin những cái không thực,

        nói xấu về chân tính,

        yêu mình trên mọi người.

    

     Câu trả lời cho mâu thuẫn đó là nếu chúng ta không hiểu sự hiện diện của Phật tính nơi tất cả chúng sinh, chúng ta sẽ mắc năm lỗi trong lý luận. Lỗi thứ nhất là nản lòng; chúng ta sẽ trở nên thối chí về khả năng có thể thành Phật. Chúng ta sẽ nghĩ chư Phật trong quá khứ đã quán xuyến để thành Phật, nhưng các ngài là những cá nhân khác hẳn với chúng ta, như thế thành Phật là hoàn toàn ở ngoài tầm với của chúng ta. Nếu nghĩ như vậy, chúng ta không thể ngay cả bắt đầu làm việc để giải thoát. Lỗi thứ hai là chúng ta không biết rằng những chúng sinh khác có Phật tínhchúng ta có thể cảm thấy khinh những người có ít hiểu biết hơn mình và tin rằng họ không có cơ hội thành Phật. Lỗi thứ ba là có những quan niệm không đúng về chân tính của sự vật và tin rằng hiện tướng là có thật. Thứ tư, nếu chúng ta không hiểu rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính và do đó có khả năng thành Phật, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng sinh một cách đơn giản chỉ là không và trống rỗng, và do đó chúng tathể chế nhạo chân tính của họ. Nếu chúng ta không hiểu tất cả chúng sinh đều giống nhau bởi vì tất cả họ đều sở hữu Phật tính, chúng ta có thể mắc lỗi thứ năm là nghĩ rằng mình cao hơn những người khác. Do đó chúng ta dành nhiều thì giờ hơn tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình và dùng ít thì giờ hơn cho những người khác. Đề phòng năm lỗi này, đức Phật đã ban cho năm giáo lý.

 

158. Chân tính tối hậu ấy

        không có gì hợp tạo;

        Nên nói nhiễm và nghiệp,

        sự thuần thục của chúng

        giống như một đám mây, v.v…

 

     Bản tính tối hậu của mọi sự vật thì không có bất cứ cái gì hợp tạo. Trong chân tính này không có gì là sắc, thanh, cảnh, v.v… bởi vì nó ở bên kia cả hiện hữu và không hiện hữu, bốn cực đoan (bốn biên), và tám cấu trúc của tâm. Theo nghĩa tối hậu, mọi sự vật là không, nhưng theo nghĩa tương đối mọi sự vật hiển hiện bởi vì những ô nhiễm, nghiệp, và quả của nghiệp.

 

159. Nói nhiễm giống như mây,

        và nghiệp tựa như mộng 

        quả của nghiệp và nhiễm –

        các uẩn – giống phù phép.

 

     Ba nguyên nhân của sự thị hiện này được ví với mây, mộng, và ảo ảnh, theo thứ tự. Trong lần chuyển luân thứ nhì tất cả sự thị hiện tương đối được miêu tả như là ảo ảnh nhưng theo nghĩa tối hậu tất cả mọi hiện tượng đều là không. Các ô nhiễm do chấp trước, xâm hại, vô minh, và niềm tin ngã được ví như những đám mây che khuất tự tính Phật. Những ô nhiễm này khởi lên những hành động tốt và xấu (nghiệp) của chúng ta, do sự hiện diện của các ô nhiễm nhuộm màu. Những hành động này được ví với kinh nghiệm chúng ta có trong các giấc mộng. Dù âm thanh, sắc tướng, cảm nhận, và v.v… xuất hiện trước chúng ta như là thật trong mộng, trong tự thể chúng không có thực tại nào cả. Mọi sự vật chúng ta kinh nghiệm cũng giống như vậy. Do kết quả của các nhiễm và nghiệp có sự thuần thục của năm uẩn. Một nhà đại huyễn thuật với những trò xảo thuật có thể biến ra những ảo ảnh khác nhau. Những ảo ảnh này do nhà huyễn thuật tạo ra, nhưng chúng không có bất cứ một thực tại thực độc lập nào. Cũng vậy, tất cả các uẩn và sự thị hiện của hiện hữu do các nhiễm và nghiệp làm ảo thuật biến ra thì giống như ảo ảnh không có một thực tại độc lập nào cả. Lần chuyển luân thứ nhì đã làm rõ ràng rằng ở bình diện tối hậu mọi sự vật đều là không, nhưng ở bình diện tương đối mọi sự vật hiện ra trước chúng ta thì giống như mây, mộng, hay ảo ảnh.

 

160. Trước đã nói như vậy,

        đến đây lại dạy rằng

        Phật tính hiện diện trong

       “tính liên tục bất biến”

        tối hậu, như ở đây,[8]

        năm lỗi có thể bỏ.

 

161. Không học theo cách này    

        vài người thành bất mãn,

        do tự khinh sai lầm

        tâm bồ-đề sẽ không

        phát triển ở nơi họ.

 

     Mục đích của lời dạy này là để loại bỏ năm quan niệm sai lầm phát sinh do không biết Phật tính. Lỗi thứ nhất là sự nản chí hay mềm lòng mà nó là hình thức của tự khinh. Nó xuất hiện khi một người nghĩ người ta không thể làm điều gì đó bởi vì mình không đủ giỏi để làm điều đó. Chúng ta nghĩ, “Tôi không thể loại bỏ các ô nhiễm; tôi không thể thành Phật để giúp chúng sinhtu tập pháp” và thiếu tin tưởng đối với tu tập. Một cách tổng quát, khi một người không đủ lòng tin các sự việc thế gian, y không thể hoàn thành được những gì y phải làm. Điều này cũng đúng với pháp; nếu không đủ can đảm, chúng ta không thể tạo ra tâm thái đưa đến giác ngộ. Một Bồ-tát phải có bi mẫn và tri kiến. Không có tự tin, Bồ-tát không thể tu tập theo những dòng này.

 

162. Vài người, khi kiêu mạn,

        nghĩ rằng “Ta hạng nhất,”

        tâm bồ-đề nơi họ

        đã bắt đầu phát sáng,

        họ mạnh mẽ cho rằng

        nơi ai nó chưa sáng

        là thuộc hàng thấp kém.

 

     Nếu chúng ta có thể phát tâm bồ-đề, thì những người khác không có động cơ này có vẻ thấp kém. Vì vậy nghĩ, “Ta giỏi hơn những người khác nhiều bởi vì họ không có động cơ mạnh mẽ”, phát triển niềm kiêu hãnh mạnh và khinh thường những người khác là lỗi thứ hai bởi vì mọi người đều có Phật tính.

 

163. Chính kiến không phát sinh

        nơi người nghĩ như vậy,

        giải thích sai sự thật,

        họ không hiểu chân lý.

 

     Lỗi thứ ba là thiếu sự hiểu đúng và tin hiện tướng của các pháp (hiện tượng) là có thật. Chúng ta bám vào ý niệm sai lầm này, bởi vì chúng ta không hiểu rằng tất cả hiện tướng của hiện tượng đều là không.

 

164. Khuyết điểm của chúng sinh

        đều không phải là thật,

        chỉ là sự cấu dệt

        và cũng là ngẫu nhiên.

        Thực ra những lỗi này

        không phải là thực thể

        trong khi các phẩm tính

        thì tự nhiên thanh tịnh.

 

     Những lỗi lầm và khuyết điểm nơi chúng sinh chỉ là nhất thời và là những cấu dệt. Thực tế, bên trong cá nhân tất cả những phẩm tính này đều thanh tịnhhiện diện. Nếu chúng ta không hiểu điều này, chúng ta sẽ nói xấu chân tính, và đây là lỗi thứ tư.

 

165. Nếu bám vào các lỗi,

        là những cái không thật,

         nói xấu các phẩm tính,

        là những cái chân thật,

        là không có từ tâm

        của các bậc trí tuệ

        thấy được sự bình đẳng

        của người khác và mình.

 

     Lỗi thứ năm không là biết rằng tất cả chúng sinh đều sở hữu Phật tính và tự đánh giá mình cao hơn tất cả chúng sinh. Đối lại, đặc tính của bồ-tát là thương người khác nhiều như chính mình. Nếu không biết Phật tính, chúng ta không thể có được từ tâm viên mãn này.

 

166. Bằng học theo cách này

        sẽ phát sinh nhiệt tình

        và lòng kính trọng Phật

        trí, tuệ, và đại bi.

            

      Nếu chúng ta biết Phật tính hiện diện, thì năm lỗi ấy có thể loại bỏ được. Khi nghe giáo lý về Phật tính chúng ta sẽ không bị nản lòng; trái lại chúng ta sẽ hạnh phúc biết không cần tiếp tục ở trong luân hồi bởi vì chúng ta sở hữu tự tính Phật này và có năng lực thành Phật trong tương lai. Chúng ta sẽ hoan hỉ bởi vì chúng ta khám phá thấy mình ở trên con đường cùng với tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại, và vị lai và có thể đạt được giác ngộ bởi vì trong chúng ta có nhân của nó.

     Lợi ích thứ hai của giáo lý này là chúng ta sẽ phát triển lòng kính trọng đối với tất cả chúng sinh. Bởi vì tất cả chúng sinh là những người có chủng tính Phật, chúng ta không thể khinh khi họ, mà chỉ có thể cảm thấy kính trọng họ. Tri kiến về Phật tính cũng sẽ đánh tan ba lỗi còn lại. Biết tất cả mọi người đều sở hữu Phật tính cho phép chúng ta không tin vào thực tại của hiện tượng. Trước hết chúng ta tin mọi sự vật là không và tin vào thực tại này. Tri kiến về Phật tính khởi lên trí bát-nhã mà nó là tri kiến về chân tính của sự vật. Hiểu rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính sinh ra tuệ giác. Cuối cùng, lòng từ ái sẽ phát triển như là kết quả của sự buông bỏ tính vị kỷ hay tự đánh giá mình ở trên người khác.

 

167. Năm phẩm tính tăng trưởng,

        bất toàn sẽ không còn

        và sẽ thấy bình đẳng.

        Do vì không có lỗi,

        những phẩm tính vốn có

        và từ ái nên thấy

        mình và người bình đẳng,

        sẽ chóng thành Phật quả.

 

     Với sự phát triển năm phẩm tính này, sẽ bỏ được năm phẩm tính bất toàn và chúng ta sẽ hiểu rằng tất cả chúng sinh giống nhau trong đó tất cả họ đều sở hữu tự tính Phật và có năng lực đạt Giác ngộ. Khi biết được điều này, chúng ta sẽ phát triển lòng từ ái hướng về chúng sinh khiến hoc ó thể nhanh chóng đạt Giác ngộ.

 

     Đây là chương thứ nhất, về “Như Lai Tạng” theo sự Phân tích “Tiềm năng những điều Hy hữu và Tối thượng” trong Giáo lý Cứu cánh của Đại thừa này trong Luận Phật Tính (Uttara Tantra).

 

 Bản 2

 Tóm Tắt Mười Phẩm Tính Phật

 

1. Tính (Phạn: svabhāva)

     Bản tính của Phật tính vốn thanh tịnh như:

     a. ngọc                                (có năng lực)

     b. bầu trời                           (bất biến)

     c. nước                               (bi tâm)

2. Nhân (Phạn: hetu)

     Có bốn nguyên nhân cho Phật tính hiển hiện:

     a. tâm nguyện                     (vượt qua sự không thích pháp)

     b. trí bát-nhã                       (vượt qua niềm tin ngã)

     c. định                                (vượt qua sự sợ sinh tử)

     d. bi tâm                             (vượt qua tính vị kỷ)

3. Quả (Phạn: phala)

     Một khi có quả Phật ở bên kia luân hồi và niết-bàn, người ta có những phẩm tính của:

     a. chân tịnh                         (đối lại bất tịnh vì nghiệp)

     b. chân ngã                         (đối lại đau khổ trong đời sống)

     c. chân lạc                         (đối lại vô thường của các uẩn)

     d. chân thường                   (đối lại niềm tin ngã)

4. Dụng (Phạn: karmen)

     Dụng hay tác động của Phật tính là:

     a. Phát triển sự nhàm chán luân hồi

     b. Rồi có thể thấy được lợi ích của niết-bàn

5. Hợp nhất (Phạn: yoga)

     Những phú bẩm của Phật tính là:

     Thí dụ đại dương trên con đường

     a. pháp thân                        (tính mênh mông của đại dương)

     b. hai tuệ giác                     (ngọc trong đại dương)

     c. bi tâm                             (tính ướt của đại dương)

     Thí dụ cái đèn bơ lúc thành quả

     a. minh tri                           (ánh sáng của đèn)

     b. tuệ giác không tì vết      (hơi nóng của đèn)

     c. tính trong sáng               (màu của đèn)

6. Thị hiện (Phạn: vṛtti)

     Cách tiếp cận của chúng sinh với Phật tính là:

     a. người thường dùng cách tiếp cận không đúng

     b. Bồ-tát đi đúng hướng

     c. Phật không sai lạc và đúng theo cách vô niệm

7. Các trạng thái (Phạn: avasthāprabheda)

     Các trạng thái của Phật tính là:

     a. bất tịnh                           (nơi người thường)

     b. hỗn hợp                          (nơi bồ-tát)

     c. thanh tịnh                       (nơi như lai)

 8. Nhuần thấm tất cả (Phạn: saratraga)

     Tính nhuần thấm tất cả của Phật tính là:

     Thí dụ hư không:

     a. thấm nhập tất cả nhưng không bị ảnh hưởng

     b. mọi vật phát sinh và tan rã trong đó mà không có hậu quả

     c. không bao giờ bị hoại diệt bởi các thứ lửa sinh, già, v.v…

9. Tính không biến đổi (Phạn: avikāra)

     Phật tính không biến đổi vì có:

     Thí dụ chúng sinh bình thường:

     a. đất                                  (các uẩn, đại, và thức)

     b. nước                               (nghiệp và các nhiễm)

     c. không khí                       (hiểu không đúng)

     d. hư không                        (tính trong sáng)

     Thí dụ Bồ-tát:

     a. ở bên kia sinh                 (phẩm tính thường hằng)

     b. ở bên kia già                   (phẩm tính bất biến)

     c. ở bên kia bệnh                (phẩm tính bất nhị)

     d. ở bên kia chết                (phẩm tính vĩnh viễn)

     Thí dụ Phật:

     a. thường hằng                   (chư Phật không thay đổi)

     b. vĩnh viễn                        (có ác nghiệp vô tận)

     c. bất nhị                            (tính bất khả phân ly của luân hồi và niết-bàn)

     c. bất hoại                           (Phật tính không do cấu tạo)

10. Không phân biệt (Phạn: abheda)

     Các phẩm tính của Phật tính là không thể phân ly bởi vì:

     a. pháp thân                        (chân tính của tất cả các pháp)

     b. như lai                            (kết quả tối hậu)

     c. chân lý vô thượng          (tri kiến như thực)

     d. niết-bàn vô thượng        (ở bên kia khổ)



[1] Toàn bộ chương này nói về cái gọi là tathāgatagarbha trong Phạn ngữ là một thuật ngữ rất phức tạp. Chữ tathāgata (như lai) là một từ thường dùng chỉ đức Phật. Chữ Phạn garbha có nhiều nghĩa chỉ những sự vật khác nhau. Nó có nghĩa là “tử cung” hay cái “mầm” (của hạt giống) [chủng tử] ở đó một vật được sinh ra hay mọc lên. Takasaki dịch nó là “matrix” có nghĩa là “tử cung” trong tiếng Latin, là “một cái gì đó mà bên trong nó một cái gì khác nảy sinh và phát triển” (Marriam-Webster’s New Collegiate Dictionary). Chữ garbha cũng có nghĩa là “tự tính” hay “yếu tính” mà chúng ta có ngữ cú “tự tính Phật” hay Phật tính.

     Người Tây tạng dịch chữ tathāgatagarbhader sheg nying po,nyingpo có nghĩa là tự tính hay yếu tính nên chúng tôi chọn dùng chữ “Buddha-nature” (Phật tính) làm từ dịch chính cho chữ này mặc dù “Buddha-essence” (tự tính Phật) có lẽ là từ chính xác nhất. Chữ Tây tạng nying po có nghĩa là “phần hạt bên trong” hay cũng có nghĩa  là “cái mầm.”

[2] Mặc dù dịch là “hư không” (space) [không đại], đây ám chỉ yếu tố hoặc nó là bản chất thấm nhập mọi vật như trong cơ học của Aristotle. 

[3] Hai đoạn kệ đầu trong bài tụng số 84 chỉ có trong bản dịch Tạng ngữ, không có trong nguyên tác Phạn ngữ.

[4] Câu này xuất hiện ở đây như là tụng ngôn gốc trong bản dịch Tạng ngữ, nhưng nó thuộc phần luận giải của Vô Trước về các câu tụng gốc trong nguyên tác Phạn ngữ.

[5] Phạn: nyagrodha: cây ni-câu-đà. Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, nó được dịch là cây vô tiết. Có thể là cây đa hoặc một loại cây vả. ND.

[6] Sugatas, Phạn ngữ trong bản văn tiếng Anh. ND.

[7] Tám cấu  tạo  của  tâm (eight mental fabrications):  khởi  đầu, kết  thúc, đoạn diệt, thường hằng, đi, đến, phân ly, không phân ly.

[8] Ken Holmes không dịch tụng này và không có trong quyển “The Changeless Nature”, vì vậy người biên tập đưa lời dịch của Takasaki vào chỗ này.  “Tính liên tục bất biến” là “uttara tantra” trong Phạn ngữ và từ đó tác phẩm này lấy làm nhan đề. Chữ “uttara” có nghĩa là “to lớn” và “tantra” theo văn mạch này không liên quan gì đến sự tu tập các “tantras” (mật điển) mà có nghĩa là “sự liên tục” theo nghĩa sợi chỉ may là sự liên tục của tấm vải.  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.