2. Long Thọ Và Những Bộ Luận Của Ngài

02/07/201012:00 SA(Xem: 20829)
2. Long Thọ Và Những Bộ Luận Của Ngài

TRUNG QUÁN LUẬN
Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên Chơn dịch Việt
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2008

Chương Hai
LONG THỌ VÀ NHỮNG BỘ LUẬN CỦA NGÀI

TIẾT I : Lược Thuyết Về Những Bộ Luận

Trong khoảng giữa năm từ 100 đến 250 sau Công nguyên, ngài Long Thọ xuất hiện trong giới Phật giáo Ấn Độ. Ngài vốn là một học giả miền Nam Ấn Độ được trưởng dưỡng trong giáo pháp Đại thừa. Theo truyện ký thì sau khi xuất gia, Ngài từng đến Tuyết Sơn ở Bắc Ấn Độ tu học. Với hoàn cảnhđiều kiện tu học cả hai miền, Ngài đã quán thông tư tưởng Nam-Bắc, Không-Hữu của Phật giáo lúc bấy giờ và đã trở thành một nhân vật vĩ đại.

Vào thời kỳ trước ngài Long Thọ, miền Nam Ấn Độ thuộc khu vực phát triển của Đại Chúng bộ, còn miền Bắc là vùng thịnh hành của Thượng Tọa bộ. Thượng Tọa bộ câu nệ bảo thủ, bị chỉ tríchTiểu thừa. Đại Chúng bộ cởi mở và tiến bộ, dần dần phát triển thành Đại thừa. Nam-Bắc, Tiểu-Đại trở thành hai mũi đối lập. Nam chấp không, Bắc chấp hữu, mỗi phái xu hướng một bên. Bắc phương Phật giáo lúc bấy giờ đã hoàn thành bộ luận Đại Tỳ-bà-sa mang nội dung “ Cực đoan thật hữu”. Nam phương Phật giáo chú trọng lý tánh, cho nên xem nhẹ sự tướng của nhân quả Duyên khởi. Sự phát triển thiên lệch này, thật chẳng phải là điều may mắn cho Phật giáo.

Khi Ngài Long Thọ xuất hiện, Phật giáo bước sang cơ vận mới, có khuynh hướng từ phân hóa trở lại giao lưu và tổng hợp. Tức Phật giáo tổng hợp Nam-Bắc, Không-Hữu, Tánh-Tướng, Đại-Tiểu để kiến lập Phật giáo trung đạo, nhưng dùng Đại thừa tánh không làm căn bản. Những bộ luận do Ngài viết đã được dịch sang tiến Trung QuốcTây Tạng rất nhiều. Chủ yếu có thể làm hai loại :

- Thâm quán luận : Gồm các bộ Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận…. vì nội dung các bộ luận lấy việc tham cứu thật tướng của các pháp làm trung tâm, làm nhân tố quyết định cho việc mê ngộ, nên gọi là Thâm Quán.

- Quảng thành luận: Như các bộ Đại Trí Độ, Thập Trụ Tỳ-bà-sa, Bồ-đề Tư Lương…. Nội dung các bộ luận này là dùng quả hạnh rộng lớn của Bồ-tát làm chủ đích.

Về hai loại này, có thuyết cho rằng Bồ-tát hạnh bao hàm các pháp quy y, trì giớiquả đức tự chứng hóa tha của Phật-đà, chủ yếu dẫn pháp tín nguyện, cho đến tích tập tư lương phước trí. Khi tư lương đã đầy đủ thì trở thành căn cơ có khả năng giải thoát, tức là chú trọng thâm quán huệ thành; tức trước thì dùng tư lương của hạnh rộng lớn làm cơ sở, kế đó quán sát sâu xa, thâm nhập vào chỗ cứu cánh chứng ngộ. Nhưng có thuyết lại cho rằng Bát-nhã là cha mẹ của Tam thừa, những nhà Tam thừa đều nương vào thâm quán này mà chứng ngộ. Còn Quảng đại hạnh mới là điểm đặc sắc của Đại thừa bất cộng tiểu thừa. Thật ra Thanh văn, Duyên giáctrung đạo hạnh của Bồ-tát đều lấy chánh kiến xuất thế làm chủ đạo. Trước nương vào chánh kiến rồi mới tu hành đến chứng ngộ. Sau khi chứng ngộ cũng chẳng lìa sự dẫn phát của chánh kiến này. Cho nên thâm quán tuy chung cho cả Tam thừa, nhưng đối với Đại thừa thì có suốt thủy suốt chung, là chỗ cứu cánh của chư Phật. Luận này chủ yếu luận về thâm quán ấy.

Những bộ luận của ngài Long Thọ nói về thâm quán gồm có: Luận Vô Úy dài mười vạn bài tụng do ngài Cưu-ma-la-thập dịch; Trung luận gồm năm trăm bài cũng được trích ra từ luận này. Ngoài việc dịch bộ Trung LuậnThanh Mục giải thích, ngài La-thập còn tạo luận Thập Nhị Môn là bộ sách nhập môn của Trung Luận. Luận này dẫn chứng luận Thất Thập Không, cũng là một bộ luận do ngài Long Thọ viết. Gần đây ngài Pháp Tôn đã dịch bộ luận này từ bản Tạng và đã xác nhận điều đó khảo chứng những bộ luận do Tây Tạng truyền dịch thì có luận Vô Úy, nhưng đó là bản chú giải của Trung Luận, gần giống với bản ngài Thanh Mục giải thích được ngài La-thập dịch. Có người cho rằng Trung Luận do ngài Long Thọ viết, cũng có người phủ nhận, bởi vì trong Trung Luận có dẫn Tứ Bách luận của ngài Đề-bà, là đệ tử của ngài Long Thọ. Nhưng ngài Long Thọ tuổi rất cao, nên rất có khả năng dẫn dụng những sự việc trong luận của Đề-bà. Nhưng thuyết này không giống với thuyết xưa được truyền vào Trung Quốc khoảng thế kỷ V cho rằng Trung Luận được rút ra từ luận Vô Úy. Do đó, bản luận Vô Úy Tạng truyền có lẽ là bản Trung Luận Vô Úy Chú do ngài Thanh Mục hoặc một luận Sư nào đó đã tóm lược ý nghĩa của Luận Vô Úy mà chú thích Trung Luận, vì phần lớn Trung Luận y cứ theo luận Vô Úy, nên cũng đặt tên là Vô Úy, giống như Tịnh Danh Kinh Tập Giải Quan Trung Sớ. Nhưng đây cũng là suy nghiệm mà thôi. Có người căn cứ theo câu “Trung Luận xuất xứ từ đó”, cho nên suy đoán luận Vô Úy là một loại tòng thư, giống như tánh chất của Vô Tướng luận do ngài Chân Đế truyền dịch, điều này cũng không thể xác định được.

Những bộ luận thuộc thâm quán của ngài Long ThọTây Tạng được gọi chung là Chư Trung Luận. Bởi vì phàm những tác phẩm quyết trạch thắng nghĩa tánh không đều có thể gọi là Trung Luận. Trung Luận chẳng phải tên riêng của một bộ luận nào. Trung Luận được lưu hành rộng rãiCăn Bản luận. Căn Bản luận và Chi Luận (những bộ luận phụ thuộc) được chia làm năm Chánh lý tụ là: căn Bản Trung luận, Hồi Tránh luận, Thất Thập Không luận, Lục Thập Như Lý luậnĐại Thừa Thập Nhị luận. Năm tụ luận này được các sư Trung Quán vào hậu kỳ y cứ, và đều cho rằng do ngài Long Thọ viết.

Tại Trung Quốc, Căn Bản Trung Luận được dịch từ các bản chú thích như Thanh Mục Thích gồm bốn quyển do ngài La Thập dịch, Bát-nhã Đăng luận 15 quyển do ngài Thanh Biện chú thích được Ba-la-phả-mật-đa-la dịch vào đời Đường, Trung Quán Thích luận 18 quyển do An Huệ chú thích được Duy Tịnh vào đời Tống. Những bản Vô Úy Chú của Long Thọ, Trung Luận Chú của Phật Hộ, Minh Cú luận của ngài Nguyệt Xứng thì chỉ có bản dịch Tây Tạng mà thôi. Còn luận Thất Thập Không thì gần đây mới được dịch ra Hán văn từ Tạng bản. Hồi Tránh Luận do ngài Tỳ-mục-trí-tiên dịch vào đời Nguyên Ngụy, luận Lục Thập Như Lý và luận Đại Thừa Nhị Thập thì do ngài Thi Hộ dịch vào đời Triệu Tống. Những bản luận của ngài Long Thọ do Thi Hộ dịch thì các học giả Trung Quán vào sơ kỳ không biết đến, nội dung mang khuynh hướng Duy Thức. Như hai bài tụng cuối trong luận Đại Thừa Thập Nhị ghi:

Từ tất cả duy tâm
An lập tướng huyễn hóa
Nếu diệt nơi tâm luân
Tức diệt tất cả pháp.
Bài tụng 34 trong luận Lục Thập Như Lý :
Nói tất cả đại chủng
Đều thuộc về các thức
Luận Đại Thừa Phá Hữu do ngài Thi Hộ dịch : 
Do tâm này làm nhân
Tức có thân hiện sanh.

Phật giáo Ấn Độ vào hậu kỳ, các Sư Trung Quán thuộc phái Du-già Hành, có dẫn dụng các bài tụng của luận Lục Thập Như Lý. Điều này sẽ được giải thích sau.

Hán và Tây Tạng đều nhất trí một truyền thuyết là người chính thức truyền thừa hệ Trung Quán của ngài Long Thọ là ngài Đề-bà, một luật Sư người Tích Lan. Tác phẩm chủ yếu của Đề-bà là Tứ Bách luận. Quảng Bách luận do ngài Huyền Tráng dịch là tám phẩm cuối của luận này đã được ngài Hộ Pháp chú thích (Thích Luận), còn Bách Luận do ngài La-thập dịch chính là Thích Luận của khai sĩ Bà-tẩu, cũng là lược bản của Tứ Bách luận. Ngoài ra còn có Bách Tự luận.

Ngài Đề-bà dùng chữ Bách để đặt tên cho luận, không những chỉ về số mục trong luận mà còn mang một ý nghĩa hoàn bị khác; vì người xưa giải thích chữ Bách là: “Không tà chấp nào mà không phá, không có chánh lý nào mà không hiển”. Như thế, luận của Đề-bà là luận phá tà. Ngài Nguyệt Xứng dùng kiến giải về ngôn ngữ học mà giải thích chữ Bách là ngăn chặn, phân biệt tà chấp. Sau đó ngài Thanh Mục giải thích bát Bất của Trung Luận rằng: “Pháp tuy vô lượng, lược nói có tám việc, tức phá tất cả pháp”. Thanh Mục cho rằng bát bất của Trung Luận nghiên về phá tất cả pháp, đều này có lẽ chịu ảnh hưởng luận thuyết của Đề-bà. Trung Luận của ngài Long Thọ hiển nhiên là ngăn chặn và phá trừ tất cả hý luận, nhưng ý chính chẳng phải lấy việc phá tất cả làm chủ yếu, trái lại là thanh lập tất cả pháp để hiển thị trung đạo của đức Thích Tôn. 

TIẾT II : Khảo chứng Trung luận là Thông luận của A-hàm

Tham cứu nghĩa sâu xa về Q1, không và trung đạo của ngài Long Thọ tất nhiên là ở Trung Luận. Nhưng về thuyết Trung đạo trong Trung Luận, tức là những lý luận về ý nghĩa sâu xa, rộng lớn của Đại thừa do Bồ-tát Long Thọ trước thuật, tôi cho rằng đều từ Duyên khởi tánh không mà khai phát chân nghĩa của kinh A-hàm. Nghĩa là Duyên khởi, không, trung đạo chắc chắn là những giáo pháp được các học giả Đại thừa hoằng dương. Nhưng giáo pháp này chẳng phải lìa kinh A-hàm mà có, vì đây là bản ý của kinh A-hàm. Chỉ vì một số học giả Tiểu thừa chấp tướng không hiểu được mà thôi. Vì thế Trung Luận là luận chung của A-hàm, là luận chung về tư tưởng căn bản của kinh A-hàm, là quyết trạch bản ý của kinh này. Cách nói này chẳng phải kỳ lạ gì, ta có thể giải thích theo ba cách sau :

1. những lời Phật thuyết được dẫn trong Trung Luận đều được rút ra từ kinh A-hàm :

- Phẩm Quán Bán Tế ghi: “Đại Thánh tuyên thuyết, bản tế bất bất khả đắc”. Câu này xuất xứ từ kinh Tạp A- hàm số 10 (kinh 266): “sanh từ vô thủy…. luân hồi mãi trong đêm dài, chẳng biết bản tế của khổ”. Giáo thuyết sanh tử từ vô thủy, ngài Long Thọ đều quy về nghĩa không: “vì sao lại hý luận nói có sanh, lão, tử”.

- Phẩm Quán Hành ghi: “Như kinh Phật đã dạy, hư dối vọng chấp tướng”, nghĩa là các hành hữu vi đều là hư dối, do vọng chấp mà thành và cho Niết-bàn là chân thật. Đây là những điều mà kinh A-hàm đã đề cập đến, nhưng ngài Long Thọ cho hư vọng tức là không, vô tự tánh, vì thế nói : “Đức Phật dạy như vậy, là muốn chỉ nghĩa không”.

- Phẩm Quán Hữu Vô Vi: “Phật khéo diệt hữu vô, giáo hóa Ca-chiên-diên, trong kinh đã từng dạy, lìa có cũng lìa không”. Bài tụng này được rút ra từ kinh Tạp-a-hàm, đã dẫn ở đoạn trước. Trung đạo, Duyên khởi lìa có lìa không là giáo chứng trọng yếu của Trung Luận

- Phẩm Quán Tứ Đế ghi: “Thế Tôn biết pháp này, tướng sâu xa vi diệu, hàng độn căn chẳng biết, vì thế chẳng muốn thuyết”. Về đoạn này kinh A-hàm có ghi: “Pháp sâu xa mà ta nói hôm nay khó hiểu và khó thấu rõ, khó nhận biết… dẫu ta có nói diệu pháp thì người cũng chẳng tin nhận, chẳng thể hành trì… Ta nay nên im lặng, hà tất phải thuyết pháp. Đoạn này cũng được ghi trong Quảng Luật, trước phần Phạm thiên thỉnh đức Thế Tôn thuyết pháp.

- Phẩm Quán Tứ Đế ghi: “vì thế trong kinh dạy: Nếu thấy pháp nhân duyên thì có thể thấy Phật, thấy khổ tập diệt đạo”. Câu “thấy được pháp nhân duyên tức thấy Phật” xuất xứ từ việc ngài Tu-bồ-đề nghe giáo thuyết của Phật ghi trong kinh Tăng Nhất A-hàm 19. Câu “Thấy pháp Duyên khởi tức thấy pháp bốn đế” thì xuất xứ từ kinh Tượng Tích Dụ trong Tăng Nhất A-hàm.

- Phẩm Quán Niết-bàn ghi: “Như kinh Phật đã dạy, đoạn hữu đoạn phi hữu”. Về câu này thì kinh 249 trong Tạp A-hàm ghi: “Tận, ly dục, diệt, ngưng nghỉ, thôi dứt; nếu có cũng chẳng nên nói, không cũng chẳng nên nói, lìa các hư dối, được Bát Niết-bàn, đây là lời Phật dạy”.

Bản nghĩa của A-hàm, hàng Thanh văn không thể thấu đáo được, chỉ chấp thủ danh tướng. Vì thế ngài Long Thọ luận biện cho họ thấy, tựa hồ cật lực bài xích họ. Nhưng đâu biết là Ngài vì chân nghĩa của A-hàm, vì tứ đế, tam bảo, vì các pháp thế gianxuất thế gianthành lập.

2. Nhìn từ nội dung của Trung Luận cũng có thể thấy được của Trung Luận đã dùng giáo nghĩa kinh A-hàm làm đối tượng, tham khảo cổ điển A-tỳ-đàm để phá bỏ những luận thuyết của một số học giảhiển bày chân nghĩa trung đạo Duyên khởi của Cù-đàm. Chúng ta hãy lược phân tích điều này :

- Phẩm Quán Nhân Duyên quán bất sanh của duyên sanh, phẩm Quán Khứ Lai quán các hành sanh không từ đâu đến, diệt chẳng đi về đâu. Hai phẩm này quán chung Bát Bất từ đầu đến cuối. Sau đó là quán riêng tứ đế.

- Phẩm Quán Lục Tình, phẩm Quán Ngũ Ấm, phẩm Quán Lục Chủng là quán xét các pháp thế gian như sáu xứ (sáu căn), năm uẩn, sáu cõi. Thứ tự ba phẩm này dựa theo kinh Trung A-hàm 34, cũng giống như Xá-lợi-phất A-tì-đàm, Pháp Uẩn Túc Luận. Phẩm Quán Lục Tình ghi : “vì kiến, sở kiến đều không, bốn pháp như thức… cũng không, các duyên như bốn thủ…làm sao mà có được ?”. Từ sáu căn bên trong và sáu trần bên ngoài dẫn sanh sáu thức, sáu súc, sáu thọ, sáu ái, tổnc cộng 36 pháp môn. Kế đó nói là nói về bốn thủ… đây là thuyết Duyên khởi thường thấy ở bài tụng về sáu xứ trong kinh Tạp A-hàm. Ba phẩm này luận về trung đạo thế gian.

- Phẩm Quán Nhiễm Nhiễm Giả luận về sự tiên ứng của phiền não. Phẩm Tam Tướng nói về ba tướng hữu vi là sanh, trụ, diệt do phiền não tạo tác. Từ uẩn, xứ, giới về sau là nói về ba tướng của tương ưng hành và bất tương ưng hành, vốn là thứ tự sắp xếp trong các bộ luận A-tỳ-đàm như A-tỳ-đàm Tâm Luận. Phẩm Quán Tác Tác Giả, Phẩm Quán Bản Trụ, phẩm Quán Nhiên Khả Nhiên nói về người tạo nghiệp và người thọ nghiệp bất khả đắc. Đây là luận đề căn bản trong kinh A-hàm. Ba phẩm này và hai phẩm trước nói về chiêu cảm của hữu vi cùng với đạo lý tạo nghiệp tức thọ quả.

- Phẩm Quán Bản Tế dẫn kinh văn để thuyết minh về bản tế của sanh tử bất khả đắc. Phẩm Quán Khổ nói về khổ chẳng phải do tự tác, tha tác, cộng tác, vô nhân tác. Phẩm này đã căn cứ theo chuyện A-chi-la Ca-diếp thưa hỏi trong kinh 302, Tạp A-hàm 12 mà tạo thành. Ngoài ra, môn Quán Tác Giả trong luận Thập Nhị Môn cũng căn cứ theo kinh trên mà nói về nghĩa không.

- Phẩm Quán Hạnh nói về tánh không của các hành vô thường, rồi không cũng bất khả đắc. Phẩm Quán Hợp nói về vô tánh của tam hòa hợp xúc. Phẩm Quán Hữu Vô thì từ phi hữu của Duyên khởi mà luận đến phi vô, đó là căn cứ theo kinh Hóa Ca-chiên-diên. Phẩm Quán Phược Giải thuyết minh về việc sanh tử lưu chuyển đến hoàn diệt, từ trói buộc đến giải thoát. Phẩm Quán Nghiệp là nói về ý nghĩa sanh tử tương tục. Từ phẩm Quán Nhiễm Nhiễm Giả đến đây là mười hai phẩm nói về trung đạo tập đế thế gian. Phẩm Quán Pháp nói về hiện chứng “Biết pháp vào pháp”, vô ngã, vô ngã sở, là quán môn có thể thấy được pháp tánh. Đó chính là yếu nghĩa của kinh A-hàm. Khế nhập thật tướng của các pháp, tức là pháp sở chứng chung cho cả Thanh vănBích chi Phật.

- Phẩm Quán Tự Tại, phẩm Quán Nhân Quả, phẩm Quán Thành Hoại thì phân biệt nói về nhân quả ba đời và việc được, mất, thành, hoại. Đây là luận đề quan trọng của các học giả thời bấy giờ, trong đó còn nêu lên vấn đề trọng yếu trong quá trình tu hành như cần trải qua bao lâu, từ nhân quả đến nhân quả như thế nào, rồi thành tựu công đức hoặc thối thất.

- Phẩm Quán Như Lai nói Như Lai là bậc Thánh, giác ngộ chánh pháp, siêu việt bốn kiến chấp thường vô thường, bốn kiến chấp biên vô biên, hữu kiếnvô kiến. Đây là ý nghĩa mười bốn bất khả ký (mười bốn câu gạn hỏi của ngoại đạoNhư Lai gạt bỏ không trả lời, đây là xã trí ký đáp trong bốn loại ký đáp của Phật) trong kinh Tạp A-hàm.

- Phẩm Quán Điên Đảo nói về điên đảo bị phá, phủ định thật tánh của ba độc, nhiễm tịnh, bốn điên đảo để quy về Duyên khởi hòan diệt: “như thế, điên đảo diệt thì vô minh cũng diệt”. Phẩm Quán Tứ Đế nói về đế lý được giác ngộ, phê bình nhận luận giả Thật hữu phá hoại tứ đế, tam bảo, dẫn chứng kinh A-hàm để thành lập tự tông: “Nếu thấy pháp nhân duyên thì thấy được Phật, thấy được khổ, tập, diệt, đạo”.

- Phẩm Quán Niết-bàn phát huy yếu nghĩa “tất cả thủ (Thọ) đã lìa, ái đã tận, dục không còn là tịch diệt Niết-bàn” ghi trong bài kinh số 293 kinh Tạp A-hàm, là chân nghĩa của pháp vô vi, để thuyết minh Niết-bàn vô vi, vô thọ. Các câu : “sau khi Như Lai diệt, chẳng nói có và không”, “vi tất cả pháp đều không, nào có biên vô biên…” mang ý nghĩa quét sạnh hý luận “mười bốn bất khả ký”. Từ phẩm Quán Pháp đến đây là luận cứu về trung đạo tập diệt thế gian.

- Phẩm Quán Thập Nhị Nhân Duyên hoàn toàn y cứ vào kinh A-hàm. Phẩm Quán Tà Kiến phá tà kiến ngã và thế gian vô biên, để hiển ngã pháp đều không. Hai phẩm này luận về chánh pháp Duyên khởixa lìa tà kiến, đó là yếu nghĩa Diệt đế thế gian.

3. Nhìn từ bài tụng Quy Kính mở đầu Trung Luận để giải thích Duyên khởibát Bất trung đạo.

Trung Luận lấy chữ Trung làm tên, tức dùng bát Bất để hiển thị trung đạo. Trung đạo chẳng thường chẳng đoạn, trung đạo chẳng một chẳng khác xuất xứ từ kinh A-hàm như trên đã lược thuyết; trung đạo chẳng đến chẳng đi xuất xứ từ kinh Đệ Nhất Nghĩa của Tạp A-hàm cũng đã trình bày. Còn khi luận về Duyên khởi có nhân có quả mà không tạo tác, không lãnh thọ thì nói: “Mắt chẳng từ đâu sanh thì diệt cũng chẳng đi về đâu”. Đó là trong sanh diệt của Duyên khởi mà chỉ bày trung đạo chẳng đến chẳng đi. Trung đạo chẳng sanh chẳng diệt, y cứ vào ý nghĩa của kinh A-hàm thì pháp vô vi là pháp bất sanh, bất diệt, bất trụ, vô vi, tức Niết-bàn tịch diệt, là tánh tịch diệt của Duyên khởi. Ngài Long Thọ dùng Duyên khởi bát Bất làm giáo nghĩa bậc nhất để diệt tất cả các hý luậntrở về tịch diệt, Ngài nói: 

Đại Thánh chủ Cù-đàm
Thương xót nói pháp này 
Diệt trừ tất cả kiến
Con nay quy mạng lễ.

Như thế là qui công đức nơi Cù-đàm. Điều này có thể nói Trung Luận rất gần gũi với A-hàm. Nhìn từ các Thánh điển dẫn chứng, từ nội dung của Trung Luận, từ chỗ y cứ của bát Bất ta có thể dễ dàng nhận ra ý thú của Trung Luận. Tư tưởng của ngài Long Thọ không chỉ như thế ở Trung Luận mà ở luận Đại Trí Độ cũng vậy. Ngài giải thích đệ nhất nghĩa tất đàn theo bát bất là chung cho cả Tam thừa.Trí luận 1, ngoài bát bất ra, còn dẫn kinh chúng nghĩa (còn gọi là kinh Nghĩa Túc) tức Nghĩa Phẩm xếp trong Tiểu Bộ kinh tạng Pali. Như phần không môn trong tam môn, Trí Luận số 18 đã dẫn chứng kinh A-hàm rất nhiều để thành lập ngã pháp đều không. Trí Luận 37 cũng dẫn dụ bảy kinh để chứng minh pháp không của Thanh Văn tạng. Vì thế theo kiến giải của ngài Long Thọ thì “không” tương ứng với Duyên khởi, trung đạo. Do đó, tuy trí huệ của Bồ-tát và Thanh văn không đồng, không của Thanh văn như lỗ sợi lông, còn không của Bồ-tát như hư không (Trí Luận 35), nhưng đó là sự sai biệt về lượng, còn về mặt tịch diệt tánh không thì đâu có gì là bất đồng. Vì thế, Trí Luận 4 ghi : “Thanh văn thừa phần nhiều nói chúng sanh không, Phật thừa nói chúng sanh không và pháp không”. Trí Độ 26 ghi : “Nếu theo liễu nghĩa thì nên nói các pháp không, nếu theo phương tiện thì nói vô ngã”. Điều này chẳng qua là do thiên lệch bất đồng mà có sự giải thích sơ lược hoặc đầy đủ mà thôi. Như thế Trung Luận dùng lập trường của học giả Đại thừa để xác nhận Duyên khởi, không, trung đạo là nghĩa sâu xa căn bản của Phật giáo, từ đó luận biện với các học giả Thanh văn, chứ chẵng phải để phá trừ tứ đế, tam bảo… Trái lại còn giúp cho các pháp này thành tựu, đem chánh kiến Phật pháp đặt vững vàng trên bàn thạch Duyên khởi trung đạo.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :