Thư Viện Hoa Sen

Chương 3 Thế Giới Quan Phật Giáo

04/07/201012:00 SA(Xem: 11430)
Chương 3 Thế Giới Quan Phật Giáo

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN
Tác Giả: Kimura Taiken

Hán Dịch: Thích Diễn Bồi - Việt Dịch: Thích Quảng Độ
Xuất Bản: Viện Đại Học Vạn Hạnh Việt Nam 1969 - Chùa Khánh Anh, France

CHƯƠNG III
THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

Tiết thứ nhất
KHÍ-THẾ-GIAN

1- LỜI TỰA.

Như đã thường được trình bày ở trên, Phật giáo cũng chia thế giới này thành ba cõi: điều đó không khác với Bà-la-môn-giáo. Nhưng đặc sắc của Phật giáo là, trong khi Ba-la-môn-giáo cho thiên, Không địa là ba cõi và coi như vật lý, thì Phật giáo để thích ứng với cảnh giới tinh thần của chúng ta, suy cứu từ thứ tự tu Thiền-định, mà gọi ba cõi là Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Dục-giới là nơi lòng dục thịnh; Sắc-giới là nơi dục tuy không thịnh nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ly được trói buộc vật chất, chỉ còn lại cái đương thể thuần tinh thần độc lập, chính là cái nấc thang tu dưỡng tinh thần của chúng ta. Đây cũng giống như trong ý hành kinh thuộc Trung-A-Hàm, quyển 43 (Đại chính, 1, trang 400, trung) lấy Sinh-địa làm ba cõi vậy. Cứ xem thế thì đủ rõ. Bởi thế, trong Phật giáo, đến A-tỳ-đạt-ma để thích ứng với thế-giới-quan vật lý thần thoại của đương thời, đến một trình độ nào đó, tuy có tu chỉnh ba cõi thành hình thái tồn tại vật lý, nhưng đến khi kết quả thì vẫn muốn theo lập trường luân lý duy tâm luận mà giả thích hết thảy. Giữa thế-giới-quan và Bà-la-môn-giáo và thế-giới-quan Phật giáo có điểm bất đồng rất lớn. Tức là, Bà-la-môn-giáo cho sự bắt đầu cũng như sự chung kết của thế giới là do sự thức giấc hay ngủ nghỉ của thần, còn Phật giáo thì cho rằng thế giới phải tùy thuộc vào những quan hệ nhân duyên, không thừa nhận nó có ý chí tồn tại tuyệt đối; đến như quan hệ chung kết thì tùy thuộcnghiệp lực của các loài hữu tình: thế giới thành hay hoại, tất cả đều thuộc ý chí của chúng ta. Đây là điều chúng ta phải ghi nhận trước nhất, nếu chúng ta muốn hiểu thế-giới-quan Phật giáo. Điểm này đối với thế-giới-quan Bà-la-môn-giáo vốn đặt nặng về Khởi-nguyên-luận. Theo ý nghĩa này, chiếu theo văn tự, ta có thể nói trong thế-giới-quan Phật giáo không có đề mục Khởi-nguyên-luận.

Nhưng, nay nếu đứng trên lập trường của A-tỳ-đạt-ma mà nhìn ba cõi về phương diện vật lý thì như thế nào? Trong ba cõi thì vô-sắc-giới vì đã hoàn toàn ly khai mọi quan hệ vật chất nên được đặt ra ngoài vấn đề thế-giới-hiện-tượng-luận, mà chỉ còn lại hai cõi Dục giớiSắc giới. nhưng cái gọi là Sắc giới, mặc dầu về phương diện vật lý, tuy vẫn chưa thoát hẳn sự trói buộc của vật chất, song, đến đây, thật ra do xứ sở mà bị trói buộc, chứ về phương diện cảnh giới thì vẫn có điểm thù thắng. Ở đây, luận cứu đề mục khí thế gian tức là luận về dục giới.

Dục-giới lấy núi Tu-di làm trung tâm, trở xuống, từ địa-ngục, trở lên, đến 33 tầng trời; lại lấy núi Thiết-vi làm vòng ngoài, lấy núi Tu-di làm trung tâm, tức là cửu sơn, bát hải, tứ châu, nhật, nguyệt, v.v… Song, có điều nên chú ý là, theo Phật giáo, không những chỉ thế giới này, mà tất cả thế là vô tận. Trong Bà-la-môn-giáo, đối với thế giới này, đã nói có vô số, nhất là trong Phật giáo thì nói tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giớiđại thiên thế giới, v.v… rồi đến thời kỳ phát đạt nhất của A-tỳ-đạt-ma thì lấy đại thiên thế giới làm một vũ trụ. Tiểu thiên thế giới gồm một nghìn nhật nguyệt, Tu-di và tứ châu, v.v… đã nói ở trên (gọi là Sàhasra-cùdika loka-dhàtu); một trung thiên thế giới lại gồm một nghìn tiểu thiên thế giới; và một đại thiên thế giới gồm một nghìn trung thiên thế giới (tức là 1000 X 1000 = 1000.000 tiểu thiên thế giới). Như vậy, một vũ trụ gồm có một triệu cái tiểu thiên thế giới, và sự thành hay hoại của các thế giới đó có thể nói là giống nhau (Câu xá quyển 11). Thế giới tuy nhiều như thế, nhưng vì giống nhau nên, trên đại thể, nếu hiểu được thế giới tức có thể hiểu toàn bộ thế giới.

2- PHONG LUÂN, THỦY LUÂN, KIM LUÂN.

Từ căn để, vòng gió, vòng nước và vòng vàng trên đây dựa vào hư không (tức không gian). Từ trên không gian sinh ra vòng gió. Theo luận Câu xá, gốc của vòng này có 16 lạc-xoa (Tàu dịch là ức, tương đương với 100.000) do-tuần; còn theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 1, thì có 19 ức sáu vạn do-tuần. Theo Tụng-Sớ, mỗi do-tuần là 16 dậm. Chiều rộng của nó thì từ Khởi-thế-kinh cho đến Câu xá luận đều thông lệ cho là vô biên, nhưng duy có Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận lại bảo đường kính của nó là hai vạn ba nghìn bốn trăm năm mươi do-tuần.

Trên vòng gió lại sinh ra vòng nước. Theo Câu xá luận chiều sâu là tám ức do-tuần, chiều rộng là mười hai ức ba nghìn bốn trăm năm mươi do-tuần; còn Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì bảo chiều dài là bốn ức tám vạn do-tuần, và chiều rộng cũng giống với Câu xá. đại-lâu-thán-kinh thì nói sâu bốn trăm sáu mươi vạn do-tuần; Khởi-thế-kinh lại bảo sâu sáu mươi vạn do-tuần; còn Thế-kỷ-kinh thì nói ba nghìn ba mươi do-tuần, và rộng thì vô biên.

Trên vòng nước lại có vòng vàng: rộng cũng như vòng nước, còn dày, theo Câu xá, là ba ức hai vạn ức do-tuần (những sự so sánh tường tận đó thấy trong Câu xá luận pháp nghĩa, quyển 11, và câu Câu xá luận quyển 11). Tóm lại, đến vòng vàng này là sự thành lập của địa cầu, và tất cả các hiện tượng trên địa cầu là những hình thái trên vòng vàng.

3- CỬU SƠN, BÁT-HẢI LẤY NÚI TU-DI LÀM TRUNG TÂM.

Nếu đứng về phương diện ngang mà quan sát thì thế giới nhỏ này lấy núi Tu-di làm trung tâm mà có chín núi, tám biển. Tức trong Bá-lạp-na gọi là bảy biển, bảy châu. Trong Phật giáo thì gọi là chín núi, tám biển. Mà trung tâm của chín núi tám biển là núi Tu-di. Theo Câu xá luận, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận và Đệ-duy-da-ngõa-tha-na thì các núi và biển bao quanh núi Tu-di theo thuận tự như sau:

Tô-mê-lư-sơn (Diệu cao)
Du-kiện-đạt-la-sơn (Trì-song)
Y-sa-đà-la-sơn (Trì-tục)
Khư-địa-lạc-ca-sơn (Diêm mộc)
Tô-đạt-la-đà-na-sơn (Thiện-kiến)
Ngạch-thấp-phược-yết-noa-sơn (Mã-nhĩ)
Tỳ-na-đát-ca-sơn (Tượng nhĩ)
Ni-dân-đạt-la-sơn (Trì-sơn hay tên cá)
Thiết-luân-vi-sơn.

Theo Lân-ký thì những tên này do theo hình mà đặt (Tụng-sớ quyển 11). Theo Khắc-lỗ-ngải-lỗ thì bảy núi từ Trì-song đến Trì-sơn là quan hệ với bảy sao Nhật, Nguyệt, Nộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy.

Nhưng thuận tự trên đây chưa hẳn nhất trí trong các truyền thuyết. Theo kinh Bản-sinh, tương đương với bảy núi trên là: 1-Yugandhara, 2-Isadhara, 3-Nemindhara, 4-Assakanna, 5-Karavika, 6-Yugandhara, 7-Vinataka. Ngoài ra, trong Á-tha-na-lợinạt, Đại-sự, Lâu-thán-kinh, và Khởi-thế-kinh, v.v… thuận đó cũng có nhiều chỗ không giống nhau, đó là điểm cần ghi nhận (Câu xá quyển 11). Tóm lại, dù sao thì thuận tự đó đều có. Những núi đó lấy Tu-di làm trung tâm, rồi thuận theo thứ tự, cách biển (hải luân), mà bao vây ở vòng ngoài tức là Luân-sơn.

Song, vị trí của những núi đó như thế nào? Theo Câu xá quyển 11 thì tất cả đều đứng trên Kim-luận (vòng vàng) và đều bám sâu xuống nước tám vạn do-tuần, nhưng độ cao ở trên mặt nước thì không nhất định. Núi Tu-di ở trên nước tám vạn do-tuần, nhưng núi Trì-song chỉ có bốn vạn, rồi đến núi thứ ba là Trì-Trục chì chỉ có hai vạn do-tuần, dần dần cứ giảm đi một nửa cho đến cuối cùng là núi Thiết-Vi thì chỉ nhô lên khởi mặt nước có ba trăm mười hai do-tuần rưỡi mà tôi. Còn về chiều rộng của các núi đó thì cũng bằng độ cao của chúng (Câu xá quyển 11), cho nên thuận theo độ cao, chiều rộng cũng giảm bớt đi dần dần. Tức thế giới này lấy núi Tu-di làm trung tâmthành hình thái như đồ biểu sau đây:

 blank

(cũng có thuyết theo thứ tự giảm nửa độ cao của các núi từ dưới nước - Lập-thế-a-tỳ-đàm luận quyển 2, Đại chính, 32, trang 182, thượng).

Thứ dến tám biển. Trong tám biển này, theo Câu xá thì bảy biển trước là nội hải, nước ngọt, còn biển kia, tức nội-hải ccủa Thiết-vi-sơn, thì gọi là ngoại hải, toàn nước mặn. Về chiều rộng thì Câu xá nói: “khoảng giữa các núi có tám biển, bảy biển trước gọi là nội hải. Biền thứ nhất rộng tám vạn do-tuần, bốn bên đều gấp ba. Sáu biển kia chỉ rộng bằng nửa. Còn biển thứ tám gọi là ngoại hải, rộng ba lạc-xoa (ức) hai vạn hai nghìn du-thiện-na (do-tuần).

Căn cứ theo lời giải thích trên đây thì từ ngoại diện núi Tu-Di đến ội diện Trì-Song, đường kính là tám vạn do-tuần, bốn góc của núi Trì-Song cũng như của núi Tu-Di, nội diện mỗi bên là 24 vạn do-tuần, tổng cộng chu vi là 96 vạn (tức Ấn Độ kể là chín ức sáu vạn) do-tuần.

Ngoài ra, các núi kia vì cứ giảm đi một nửa bề rộng cho nên, từ ngoại diện của núi Trì-Song đến nội diện của núi Trì-Trục đường kính chỉ bốn vạn do-tuần. Từ đây trở xuống có thể tính theo phương pháp đó. Biển cuối cùng, tức ở khoảng núi Trì-Sơn đến núi Thiết-Vi thì đường kính là ba mươi hai vạn hai nghìn (tức ba ức hai vạn hai nghìn) do-tuần. Mà núi Thiết-Vi, vì là thể tròn, cho nên toàn chiều dài của nó, tính từ trung tâm núi Tu-Di, đến đây cách xa gấp đôi.

Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận bảo chu vi của núi Thiết-Vi là 16 ức, một vạn, ba trăm năm mươi do-tuần (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 2, Đại chính, 32, trang 181). Về điểm này, giữa Lập-thế-a-tỳ-đàm và Câu xá có chỗ hơi bất đồng. Câu xá cho độ sâu của các biển cũng đồng với chiểu rộng – Câu xá quyển 11 nói: “Chín núi đứng trên Kim-Luân và đều ăn sâu dưới nước tám vạn do-tuần - Lập-thế-a-tỳ-đàm thì cho núi Tu-Di đến núi Thiết-Vi thì chiều sâu cũng như bể dày còn có 312 do-tuần rưỡi.

Trên đây chỉ là sự giải thích đại khái vể cõi đại địa này mà thôi. Nhưng, trong, cái vị trí của thế giới ta hiện ở đây như thế nào?

Trong ngoại hải, tức phía trong núi Thiết-Vi và phía ngoài núi Trì-Song, có bốn châu. Trong số đó, châu Diêm-phù-đề ở phía nam, hình giống như cái xe, bắc rộng, nam hẹp, ba cạnh đều dài hai nghìn do-tuần, còn cạnh phía nam chỉ có ba do-tuần rưỡi. Xem hình vẽ.

blank 

 Đây chính là thế-giới-quan mở rộn địa hình Ấn Độ, mà cũng là thế giới chúng ta đang ở (Bà-la-môn-giáo cho rằng châu Diêm-phù-đề là trung tâm của thế giới, trong đó có núi Tu-Di, ở phía nam núi Tu-Di là Ba-la-đa, tức Ấn Độ). Phía đông hải ngoại là châu Đông-thắng-thần (Pùrvavideva), hình thể như hình bán nguyệt. Câu xá nói, cạnh phía đông có 350 do-tuần, nhưng vì ba cạnh kia, mỗi cạnh đều 2.000 do-tuần, cho nên hình thể của nó như đồ biểu sau đây:

blank 

Tư tưởng Diêm-phù-đề-châu chủ yếu đã phát xuất từ nơi có địa hình bán đảo, và đó chính là đã phát xuất từ Đông-phương-duy-tải-cáp, nhưng, dĩ nhiên hình thái không giống với thế giới của ta.

Về phía bắc ngoại hải là châu Bắc-câu-lư, Bà-la-môn-giáo cũng nhận châu này ở phía bắc núi Tu-Di và là một nước lý tưởng. Hình châu này vuông và bốn cạnh đều có 2000 do-tuần, cho nên, trên đại thể, chu vi của nó gồm có 8000 do-tuần. Sau hết, về phía tây là châu Tây-ngưu-hóa. Hình châu này tròn, và đường trực kính 2500 do-tuần, nên, trên đại thể, chu biên có 7500 do-tuần.

Về khoảng cách giữa các châu này, Theo Lập-thế-a-tỳ-đàm thì từ trung ương châu Diêm-phù-đề đến trung ương châu Tây-ngưu-hóa là ba ức sáu vạn nghìn do-tuần; lại từ đầu bắc châu Diêm-phù đến đầu bắc châu Bắc-câu-lư có bốn ức vạn bảy nghìn năm trăm do-tuần (Lập-thế-a-tỳ-đàm 
luận, quyển 2, Đại chính, 32, trang 181, hạ).

Tóm lại, bốn châu này là chỗ ở của người đời, trong đó trạng thái sinh hoạt và tuổi thọ tuy có khác, nhưng bất luận châu nào, đứng về phương diện người mà nói, thì đều đồng nhất. Điểm thú vị đặc biệt là nhiều hình trạng khác nhau, tức diện mạo của người ở mỗi châu cũng tương tự như địa hình của châu ấy. Nghĩa là, người châu Diêm-phù-đề thì mặt trên rộng, dưới hẹp, người châu Tây-ngưu-hóa thì mặt tròn, người châu Bắc-câu-lư thì mặt vuông, người châu Đông-thắng-thần mặt hình bán nguyệt.

Ngoài ra, mỗi châu đều nhận có các đảo phụ thuộc, điểm này trong thế-giới-quan Bà-la-môn-giáo cũng có. Theo Phật giáo bốn châu đều có hai châu phụ. Tức hai châu phụ thuộc Diêm-phù-đề là Da-mạt-la-châu và Phiệt-la-da-mạt-la-châu, chính là tư tưởng đã từ phương diện đảo Tích-lôn ngày nay mà phát đạt. Hai châu phụ của Đông-thắng là Đề-ha-châu và Tỳ-ha-châu; của Bắc-câu-lư là Đoản-lạp-dà và Kiều-lạp-bà; của Tây-ngưu-hóa là Xá-hước vá Uất-đát-la-mạn-đát-lý-noa. Tám châu này tuy nói là chỗ ở của người, nhưng cũng có thuyết cho rằng Da-mạt-la-châu, hay Phiệt-da-mạt-la-châu là chỗ ở của quỹ La-Sát. Cái gọi là quỉ-đảo đại khái có nghĩa là Tích-Lan.

4- NÚI TU-DI.

Thứ đến, cái trạng thái của núi Tu-Di như thế nào? Như đã nói ở trên, núi Tu-Di cao tám vạn do-tuần, bốn gốc trên ngọn núi, bề mặt mỗi cạnh đều có ít nhất tám vạn do-tuần. Nửa phần dưới, tức từ mặt nước đến điểm bốn vạn do-tuần, tầng thứ hai, tám nghìn do-tuần, tầng thứ ba, bốn nghìn do-tuần và tầng thứ tư, hai nghìn do-tuần. Xem đồ đồ biểu trang 61:

 blank

Nhưng những nơi đó là chỗ ở của quỷ thần. Tầng thứ nhất là chỗ ở của thần Dạ-Xoa tên là Kiên-Thủ; tầng thừ hai là của Trì-phát; tầng thứ ba là của Hằng Kiêu (xưa là Hằng Túy); tất cả đều là thần Dạ-Xoa, họ hàng của Tứ-thiên-vương. Tầng thứ tư là nơi của Tứ-thiên-vương, Đông phương là Trì-quốc-thiên-vương; Nam phương do Tăng-trưởng-thiên-vưong ở; Tây phương do Quảng-mục thiên vương; Bắc phương do Tỳ-sa-môn thiên vương (đa- văn-thiên); bốn vị thiên vương này bảo hộ toàn thế giới (nhưng khởi-thế-nhân-bản kinh quyển 6 (Đại chính, 1, trang 91, trung); Du già-sư địa luận quyển 2 (Đại chính, 32, trang 287, trung) đều nói bốn vị Thiên vương này ở trên đỉnh núi Trì Song).

Trên đỉnh núi Tu-di là trời 33 (Đao-lợi-thiên) chiều rộng, theo Câu xá (quyển 11) đưa ra hai thuyết một cho rằng mỗi cạnh rộng tám vạn do-tuần, một cho mỗi cạnh rộng hai vạn do-tuần. Tam thập tam thiên là thoát xuất từ thời đại Vệ Đà gọi chư thần là Tam-điệp-thập-nhất-thiên, cùng với cái mà Nhật-Bản gọi là “Tám trăm vạn thần, v.v…tương đồng, nó biểu thị một ý nghĩa tập đoàn, với số mục 33 này không có quan hệ gì đặc biệt cả. Chủ của cõi này là trời Đế-Thích, thường được xưng là Sá-khắc-lạp-đức-duy-ma-mỗ-nhân-đà-la. Bắt đầu là kinh Khởi-thế (9 quyển 20, phẩm-đao-lợi-thiên). Rồi đến các kinh luận khác, đều hết sức tán thán cõi Đao-lợi này, bởi thế chúng ta hãy nhìn qua cảnh giới đó xem sao. Bốn gốc trên đỉnh núi Tu-di có ngọn núi cao 500 do-tuần là chỗ ở của Kim-cương-thủ, là người canh phòng núi Tu-di. Giữa đất bằng có đô thành gọi là Thiện-Kiến (Diệu-kiến hoặc là Hỷ-kiến), bốn bên đều có 2500 do-tuần. Chu vi có Kim-thành dài một do-tuần rưỡi. Đất mềm mại như dải nhung tơ. Trong một thành này lại có điện Tỳ-Xà-duyên rất thù thắng, là nơi ở của Đế Thích. Bốn phía ngoài thành có bốn khu vườn: phía đông là vườn Chúng-xa; phía nam có vườn Thô-ác (vườn ác-khẩu); phía tây là vườn Tạp-lâm; phía bắc là vườn Hỷ-lâm (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 3, ngoài bốn vườn kể trên, có ghi vườn Ba-lợi-dạ-đa. Còn giải thích tên Thô-ác, bảo rằng vì có ao và cây nên vườn này có tên là Thô-ác. Lại nữa, vì chư Thiên khi vào vườn này tranh giành nhau đi sau đi trước mà sinh ghét nhau, do đó mới có tên là Ác-khẩu – Đại chính, 32, trang 187, thượng). Tất cả vườn đó đều là những nơi du ngọn chư thiên của Đao-lợi. Ngoài bốn vườn đó, về phía đông bắc ngoại thành còn có Ba-lợi-xà-đa, tức là khu vườn Viên-sinh-thụ. Trong đó có cây Viên-sinh cao 100 do-tuần, cành tỏa ra bốn phía thành một cái tàn lớn che rợp 50 do-tuần. Dưới bóng tàn đó, chư thiên tha hồ ăn uống và ca múa (về Đao-lợi-thiên là bốn vườn, có thể tham chiếu Trường-A-Hàm, quyể 20, phẩm Đao-lơi-thiên; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 2 và 3; và Câu xá quyển 11).

5- NHẬT-NGUYỆT LỊCH SỐ.

Nhật nguyệt lịch số của Phật giáo so với nhật nguyệt lịch số của Bá-lạp-na, có thể nói, rất có ý nghĩa khoa học. Nhật nguyệt của số Bá-lạp-na thấy ở sự thực, nên rất thẳng mực, mà cách tuyết minh lại quá thần thoại; nhật nguyệt lịch số của Phật giáo tuy cũng giả định, nhưng lại kết hợp với sự thực để tìm cầu, nên phương pháp thuyết minh rất khít khao.

Những văn hiến nói về sự vận hành của mặt trời, mặt trăng trong Phật giáo có rất nhiều, nhưng theo chỗ tôi biết thì văn kiện nói tường tận nhất về điểm này là Nhật-nguyệt-hành-phẩm trong Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 5 (Đại chính, 32, trang 165, thượng). Bởi thế, sau đây tôi tưởng chỉ nên căn cứ theo đó mà nói một cách đại yếu về điểm này.

Theo-lập-thế-a-tỳ-đàm thì độ cao mặt trời mặt trăng bằng nhau, ở điểm bốn vạn do-tuần của núi Tu-di, tức cũng cao bằng núi Trì-song (Bá-lạp-na cho mặt trời cao mười vạn do-tuần , mặt trăng hai mươi vạn do-tuần); lơ lửng giữa không trung, không rơi mà cũng không bao giờ xoay vần, sở dĩ như thế là nhờ ở sức gió nâng đỡ. (Theo Thế-kỷ-kinh, Thế-bản-duyên-phẩm trong Trường-A-Hàm thì có năm ngọn gió nâng đỡ và làm cho mặt mặt trăng vận hành, đó là trì-phong, dưỡng-phong, thu-phong, chuyển-phong và điều-phong. Đại chính, 1, trang 145, hạ). (Lại Trong KhởiThế-kinh, quyển 10 (Đại chính, 1, trang 360, hạ) nói là trì phong, trụ phong, thuận phong, nhiếp phong và hành phong). Về hình thể thì mặt trời là một viên thể, đường kính 51 do-tuần, mặt trăng có đường kính 50 do-tuần (nếu so với châu Diêm-phù thì mặt trờimặt trăng nhỏ hơn biết bao! Vì ba cạnh của châu Diêm-phù mỗi cạnh có 2000 do-tuần). Phật giáo cũng nhận trong mặt trờimặt trăng có cung điện, điểm này có thể nói cũng đồng nhất với cách khảo sát với Bà-la-môn-giáo. Song, những yếu tố cấu tạo thành bộ phận dưới của chúng thì, theo Phật giáo, mặt trăng là pha-lê, được phủ bởi lớp bạch ngân và nước chiếm phần lớn; còn mặt trời tuy cũng là pha-lê nhưng được phủ xích-kim và lửa chiếm đại bộ phận. Trong Bà-la-môn-giáo không có sự thuyết minh này.

Song, sự cận hành của mặt trời mặt trăng như thế nào? Chúng đều lấy núi Tu-di làm trung tâm, lấy bốn châu làm giới hạn mà cùng xoay vần trong quỹ đạo. Do sự vận hành ấy mà có ngày đêm. Mặt trời xoay từ đông sang tây; nửa đêm ở bắc châu là lúc mặt trời lặn ở đông châu; giữa trưa ở nam châu là lúc mặt trời mọc là ở tây châu. Điểm này cũng tương đồng với Bà-la-môn-giáo. Còn về sự dài ngắn của ngày đêm thì: Bá-lạp-na cho quỹ đạo mặt trời, mặt trăng là 180 đường tròn hình ốc; trong Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì đại thể chia nó thành ngoại lộ và nội lộ, và khoảng cách giữa hai đường này là 290 do-tuần. Tựu trung, ngoại lộ trước hết ở hai châu Nam-diêm-phù-đề và Bắc-câu-lư, từ điểm cực nam (các châu thường lấy mặt hướng về núi Tu-di làm phương bắc) của hai châu này, ở điểm 60 do-tuần định một điểm, rồi lại ở hai châu Đông-thắng-thần và Tây-ngưu-hóa, từ cực nam, định điểm tại khu vực một phần ba của 393 do-tuần, chiếu theo bốn điểm đó mà họa một hình tròn và lấy nó làm ngoại lộ. Như vậy, đường kính của ngoại lộ sẽ là bốn ức tám vạn một nghìn ba trăm tám mươi do-tuần, chu vi là mười bốn ức bốn vạn bốn nghìn một trăm bốn mươi do-tuần. Còn nội lộ, từ bốn điểm 290 do-tuần, là một đường suốt phương bắc, tức là điểm ở hai châu Nam-phù-đề và Bắc-câu-lư, cách cực nam 350 do-tuần; ở hai châu Đông-thắng-thần và Tây-ngưu-hóa là điểm ở vào một phần ba của 683 do-tuần, đường trực kính là bốn ức tám vạn tám trăm do tuần, chu vi mười bốn ức bốn vạn hai nghìn bốn trăm do-tuần. Mặt trời mặt trăng vận hành trong khoàng hai con đường này, và vì sự bất đồng của 290 do-tuần nân nhật nguyệt lịch số có tướng trạng khác nhau.

Do đó, lấy thuyết quỹ đạo trên đây làm nền tảng để trước hết nói về sự vận hành của mặt trời, lấy một năm làm 365 ngày (5 năm nhuận một tháng), thì quỹ đạo của mặt trời sẽ có 180 loại khác nhau. Đó tức là sự bất đồng giữa khoảng từ ngoại lộ vào nội lộ và từ nội lộ vào ngoại lộ vậy. Đương nhiên, mặt trời (cả mặt trăng cũng thế) quyết không chỉ vận hành riêng ở ngoại lộ hay nội lộ mà tất phải vận hành cả ở ngoại lẫn nội lộ, và chính vì đó mà thành 180 loại. Trong số này, có bốn loại có thể được coi là tiêu chuẩn cơ bản. Thứ nhất, tại ngoại lộ Diêm-phù và nội lộ Bắc-câu là một đường quán thông trung lộ của hai châu Đông và Tây, ngày đông chí (xưa là ngày 9 tháng 11?) của châu này (Diêm phù) tứ clà đường đó. Thứ hai, khi mặt rời vận hành tại trung lộ của châu này và Bắc châu vận hành ở ngoại lộ của Tây châu và ở nội lộ Đông châu, ngày thu phân ở châu này tương đương với ngày đó. Thứ ba, là đường kết hợp ngoại lộ của Bắc châu với nội lộ của Nam châutrung lộ của hai châu Đông, Tây, khi mặt trời đi theo quỹ đạo đó là tiết hạ chí của châu này. Thư tư, là đường kết hợp trung lộ của hai châu Nam, Bắc với ngoại lộ Đông châu và nội lộ Tây châu, thì ngày đó tương đương với ngày xuân phân của châu này. Như vậy, bốn quỹ đạo này là tiêu chuẩn và sự kết hợp giao thoa giữa chúng thành ra 180 đường.

Nếu căn cứ theo Lập-thế-à-tỳ-đàm-luận thì một ngày mặt trời đi đại khái là: 

Đi thẳng 1444140 + 1412400 : 360 = 4009  do-tuần 
2 12

Đi chếch 290 = 1 11 
180 18 do-tuần (từ nội lộ đến ngoại lộ, hay từ ngoại lộ đến nội). Đồ biểu trang 67:

blank 

Lý do tại sao ngày đêm có dài ngắn khác nhau là hoàn toàn ở đấy. Khi mặt trời qua lại trong nội lộ các châu thì rất dài, khi qua lại trong trung lộ thì bình phân. Cách thuyết minh này của Phật giáo cũng đồng với Bà-la-môn-giáo. Một ngày một đêm là 30 mâu-hô-lật-đa hoặc mâu-hưu-đa; ngày hoặc đêm dài nhất là 18 mâu-hô-lật-đa, ngắn nhất là 12 mâu-hô-lật-đa. Điểm này cũng giống với Bà-la-môn-giáo. Nếu theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì: sự bất đồng của một ngày là: 1/30 mâu-hô-lật-đa = 1 la-bà hay lạp-phược. Tức là hạ-chí, mỗi ngày thời gian giảm đi một lạp-phược; từ đông chí tăng lên một lạp-phược. Song, ở đây vấn đề được đặt ra là: ngày đông chí, hạ chí và ngày bình phân tương đương với ngày nào? Vấn đề này, trên thực tế, do vĩ-đô mà có hơi sai khác. Về điểm này, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 5, đưa hai thuyết khác nhau.

Thuyết thứ nhất là:
Ngày 15 tháng 5 - Hạ chí
Ngày 15 tháng 8 – Bình phân
Ngày 15 tháng 11 – Đông chí
Ngày 15 tháng 2 – Bình phân

Thuyết thứ hai là:
Ngày 9 tháng 6 - Hạ chí
Ngày 9 tháng 9 – Bình phân
Ngày 9 tháng 11 – Đông chí
Ngày 9 tháng 3 – Bình phân

Lại trong luận Bà sa, quyển 130 thì nói:
Ngày 8 tháng Ma-dà (9-12) – đông chí
Ngày 8 tháng Thất-la-phiệt-noa (9-6) - Hạ chí

Câu xá luận thì nói:
Từ vũ-tế tháng thứ hai, ngày 9, đêm dần dần tăng từ hàn-tế tháng thứ tư, ngày 9, đêm dần dần giảm.

Song, Vũ-tế tháng thứ hai, và hàn-tế tháng thứ tư địch thực chỉ tháng nào thì điều đó vẫn chưa được rõ. Quang-ký đưa ra nhiều thuyết.

Thái Sở thì nói:
Ngày 9 tháng 8 (Vũ-tế tháng thứ 2) – Thu bình phân
Ngày 9 tháng 2 (Vũ-tế tháng thứ 4) – Xuân bình phân.

Quang-Ký thì nói:
Ngày 9 tháng 5 (Vũ-tế tháng thứ 2) - Hạ chí.
Ngày 9 tháng 11 (Vũ-tế tháng thứ 4) – đông chí.

Diểm này, như Tụng-Sớ nói: cái gọi là đêm tăng lên, có sự giải thích bất đồng là bình phân tăng và sau hạ chí. Song, nếu cho như thế mà giải thích sự bất đồng đó bằng vũ-tế và hàn-tế thì có điểm không ổn thỏa. Nhưng, nếu lại tiến thêm một bước nữa mà khảo sát thì, cái gọi là vũ-tế, hàn-tế, hoặc là ngày đêm dài ngắn khác nhau, thật ra là do sự bất đồng của vĩ-độ, cho nên dù cho chỉ ở một nước Ấn Độ cũng khó mà có sự nhất định rồi, huống chi còn liên hệ nó với cả Trung QuốcNhật Bản. Nếu ta muốn đạt đến một quy luật nhất định, thì dĩ nhiên, điều đó cực kỳ khó khăn.

Nếu tính theo ngày nay, thì thời gian mà trái đất xoay quanh mặt trời được một vòng là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 46 giây, do đó, nếu cho một năm là 365 ngày thì cứ cách bốn năm phải có một ngày nhuận. Đàng này, Ấn Độ lại dùng âm lịch, vì một năm chỉ 360 ngày, còn lại 5, ¼ ngày nữa, cho nên cần phải có một tháng nhuận. Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận ty cho năm năm nhuận một tháng, nhưng không định rõ số ngày của nó như thế nào. Vì không rõ về lịch số nên kết quả là không thể luận cứu về vấn đề này một cách tường tận. Đây là một điều rất đáng tiếc!

Trên đây, đại khái là đường vận hành của mặt trời. Sau đây sẽ nói qua về mặt trăng. Mặt trăng thì cũng hệt như mặt trời, nghĩa là, cũng vận hành giữa khoảng hai con đường nội và ngoại, nhưng khi đi qua 15 đường thì lại trở về đứng ở quỹ đạo cũ. Đại khái trong 30 ngày thì đi hết toàn thể quỹ đạo của nó, tức là từ ngoại lộ vào nội lộ hết 15 ngày, và từ nội lộ trở lại ngoại lộ hết 15 ngày. Theo ý nghĩa này, khi mặt trăng đi chếch thì nhanh hơn mặt trời, nghĩa là, trong một ngày đi được 19 1/3 do-tuần. nhưng khi đi thẳng thì tốc độ mặt trăng đi chậm hơn mặt trời, đại khái một ngày mặt trời nhanh hơn mặt trăng 48.080 do-tuần, do đó có hợp hay ly. Khi hợp thì ánh sáng mặt trời bao phủ mặt trăng trong một ngày là 3: 1/3 do-tuần, dần dần đến ngày 15 thì toàn bộ bị bao phủ, ánh sáng mặt trăng không hiện mới thành ra “hắc phân”. Khi ly thì dần dần một ngày hiện ra 3: 1/3 do-tuần, cứ như thế cho đến ngày 15 thì hoàn toàn không bị mặt trời che nữa, và lúc ấy là trăng tròn (bạch phân): đó là lý do tại sao trăng có khuyết, có tròn vậy. Dĩ nhiên, nếu nói theo quan niệm ngày nay thì điều đó không chính xác, nhưng nếu so với Bá-lạp-na bảo do sự đầy vơi của cam lộ mà trăng có tròn, khuyết, thì cách thuyết minh trên đây của Phật giáo có thể nói rất khoa học (Câu xá quyển 11 nói: “Các sư xưa giải thích là: do độ đi vòng của mặt trời, mặt trăng có khác nhau, nên mới hiện có tròn, khuyết”. Tụng-Sớ chú thích các sư xưa là các sư của Kinh-Bộ. Nếu vậy, có thể nói, những điều đượcc thuyết minh trong Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận hợp với Kinh Bộ).

Tiết thứ hai.
ĐỊA-NGỤC.

1- VĂN-HIẾN.

Sau đây, chúng ta hãy bàn qua về tư tưởng địa-ngục của Phật giáo.

Từ thời đại Phật giáo Nguyên thủy, tư tưởng địa-ngục đã được thu dụng trong Phật giáo rồi. Song, lúc đầu nó mới chỉ là luân lý luận thông tục chứ chưa đạt đến yếu tố thế-giới-quan. Về số mục hoặc vị trí của địa-ngục thì mãi đến A-tỳ-đạt-ma luận thư sau này hầu như cũng chưa có xác định (A. I. p.141, M.3p, 166, S. I. p. 151. Tạp-A-Hàm, quyển 47, Tăng-Nhất-A-Hàm, quyển 36, Trung-A-Hàm, quyển 1, Thiên-Sứ-Kinh). Tuy nhiên, nói một cách đại thể thì lúc đầu các thuyết minh về địa-ngục đều rời rạc, vả lại có tính cách thí dụ nhiều hơn, và có rất nhiều điểm liên hệ với tư tưởng địa-ngục của Bà-la-môn-giáo (chẳng hạn như số 7 được nhận là số mục địa ngục). Trải qua các niên đại, đồng thời với sự phát huy những đặc sắc của Phật giáo, tư tưởng địa-ngục cũng lần lượt được chỉnh lý, để rồi đã chiếm một địa vị rất lớn trong thế giớihữu tình quan.

Dưới đây chúng tôi xin kể qua những tài liệu nghiên cứu về tư tưởng địa-ngục: Tăng-Nhất-Bộ và Trung-Bộ văn Ba-li là những tư tưởng thời đầu đã dần dần đầy đủ. Từ đó tiến lên bước nữa thì có phần chú kinh Bản-Sinh, Đại-Sự, Trường-A-Hàm, quyển 19, phẩm địa-ngục, cuối cùng có Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 8, phẩm địa-ngục, Thế-gian-Thiết-luận, Câu xá luận, Thế-gian phẩm (quyển 11), cho đến Du-dà-sư-địa-luận là thuyết minh chung cục về địa-ngục.

2- VỊ-TRÍ.

Trước hết hãy nói vể vị trí của địa-ngục. Trên văn hiến, lúc đầu khảo sát về địa-ngục như một nơi tận cùng của thế giới. Trong Trường-A-Hàm, phẩm Địa-ngục nói: “Nơi tận cùng của thế giới này tựa vào một biển nước lớn, lại có hai ngọn núi Kim-Cương, nơi giữa khoảng hai ngọn núi này, ánh sáng mặt trời, mặt trăng không chiếu rọi đến được, và đó là địa-ngục (Đại chính, 1, trang 121, hạ). Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 1 thì bảo địa-ngục thì ở ngoài núi Thiết-vi (Đại chính, 32, trang 173, trung). Song, đến Câu xá luận thì cho rằng nếu bảo nơi tận cùng thế giới là địa-ngục thì quyết không thích hợp, nên cho địa-ngục là ở dưới mặt đất, và lấy địa điểm phía dưới châu Diêm-phù hai vạn do-tuần (dưới đáy bốn vạn do-tuần từ bề mặt trở xuống) làm địa-ngục A-tỳ (vô gián địa-ngục), lấy đó làm cơ-để, trở lên còn có bảy tầng địa ngục (Du-dà-sư-địa-luận, quyển 4, nói, từ đây trở xuống ba vạn hai nghìn do-tuần có Đẳng-hoạt-na-lạc-ca (Đại chính, 30, trang 294) song có thể nói là tám địa-ngục, mỗi địa-ngục cách nhau một nghìn do-tuần).

3- SỐ VÀ LOẠI.

Thứ đến, là số và loại địa-ngục. Như đã nói ở trên, Trung Bộ liệt kê bảy địa-ngục; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận kể có mười hàn, tám nhiệt và mười sáu tăng (Đại chính, 32, trang 173, 207, thượng, 215, thượng); Trường-A-Hàm, quyển 19, cũng kể mười hàn, tám nhiệt và sáu tăng. Nhưng đến Câu xá luận thì lấy tám hàn, tám nhiệt và mười sáu địa-ngục nhỏ phụ thuộc làm chủ thể của địa-ngục. Địa-ngục-quan của Phật giáo, cuối cùng, đã được định ở đây. Bởi vậy, chúng ta hãy căn cứ theo đó để liệt kê những tên gọi như sau:

Trước hết bắt đầu từ tám nhiệt. Tám nhiệt là: 1-Đẳng-hoạt (xưa là Cánh hoạt), 2-Hắc-thằng, 3-Chúng-hợp (xưa là Chúng-hạp), 4-Hiệu-khiếu (xưa là Khiếu-hoán), 5-Đại-hiệu-khiếu, 6-Viêm-nhiệt (xưa là Thiêu), 7-Cực-nhiệt (xưa là Đại-Thiêu), 8-Vô-gián. Trong số này, bất luận loại nào, đều là chỗ đến của những kẻ tạo nghiệp cực ác, và đều phải chịu khổ bị thiêu đốt. Cũng vì thế mà có tên là Nhiệt-địa-ngục. Tựu trung, những kẻ bị đoạ vào địa-ngục Đẳng-hoạt, tuy bị ngục tốt - về thân phận của ngục tốt, giữa các A-tỳ-đạt-ma luận sư có sự tranh luận, Đại-chúng-bộ và Chính-lượng-bộ cho ngục tốthữu tình; Hữu Bộ và Kinh-lượng-bộ thì bảo không phải hữu tình, mà là một biến hình lớn do ác nghiệp chiêu cảm. Đại thừa cũng thế (Duy-thức-nhị-thập-luận-thuật-ký, quyển thượng, Đại chính, 43, trang 987, thượng). Nếu theo K. V. XX. 33, thì Án-đạt-la-phái cũng cùng một ý kiến - chặt đứt từng đoạn đặt tên sắt nóng, nhưng nhờ gió mát mà lại sống lại để tiếp tục chịu khổ, do đó mà có tên là Đẳng-hoạt-địa-ngục. Hắc-thằng có nghĩa là sợi dây đen. Như người thợ mộc dùng sợi dây đen trong tàu-mực đánh dấu trên khúc cây để cưa xẻ, ở đây tội nhân cũng vậy: ngục tốt dùng dây sắt nóng đặt lên thân thể tội nhân để đánh dấucứ theo dấu ấy mà cưa xẻ tội nhân, do đó mà có tên là Hắc-thằng. Còn Chúng-hợp-địa-ngục là ngục tốt đuổi tội nhân vào giữa hai quả núi, phía trước phía sau đều có lửa cháy, trong khi đó hai quả núi hợp lại mà ép tội nhân, do đó mới có tên là Chúng-hợp. Ngoài ra Viêm-nhiệt, Đại-viêm-nhiệt, Khiếu-hiệu, Đại-khiếu-hiệu, v.v… đều do chịu khổ lửa đốt mà diễn tả cái trạng thái kêu gào, than khóc của tội nhân. Sau hết là địa-ngục vô-gián. Trong bảy địa-ngục kia, có khi tội nhân còn được nghĩ ngơi đôi chút, khỏi chịu khổ, chứ tại địa-ngục này thì một chút do dự cũng không được, bởi thế mới có tên là Vô-gián. (Những luận sau đây nói rõ về tám địa-ngục lớn này: Du-dà-sư-địa-luận, quyển 4 (Đại chính, 30, trang 295, hạ - 297, thượng); Thi-Thiết-túc-luận. Thi-Thiết-luận nói: “Tạo nghiệp sát sinh, kẻ nặng nhất đọa vào Vô-gián-địa-ngục; nặng vừa đọa Đại-viêm-nhiệt-địa-ngục; vừa nữ, đọa Viêm-nhiệt-địa-ngục; vừa nữa, đọa Đại-khiếu-địa-ngục; vừa nữa, đọa Hiệu-khiếu-địa-ngục; vừa nữa, đọa chúng-hợp-địa-ngục; vừa nữa, đọa Hắc-thằng-địa-ngục; vừa nữa, đọa Đẳng-hoạt-địa-ngục; vừa nữa, đọa Bàng-sinh-thú,và nhẹ nhất thì đọa ngả-quỷ-lớn”; Bà sa quyển 47 (Đại chính, 27, trang 243, thượng); và Nghiên-cứu-A-tỳ-đạt-ma-luân, trang 137).

Về bề rộng của tâm địa-ngục lớn trên đây, theo Câu xá, mỗi địa-ngục là hai vạn do-tuần, nhưng ngoài những địa-ngục chính ra còn có sáu địa-ngục phụ mệnh danh là Tăng. Trong Phật giáo, vì một lý do nào đó, tuy lấy tám địa-ngục lớn làm chủ vị, nhưng do kết quả của một hình thái muốn gia tăng nào đó, nên cũng lập ra những địa-ngục phụ thuộc. Bởi thế con số mười sáu Tăng chưa hẳn đã được quyết định từ lúc đâu. Trung-Bộ (M.III.p.166) nói tại địa-ngục thứ bảy có nhiều địa-ngục phụ; kinh Thế-Khởi trong Trường-a-Hàm (Trường-A-Hàm, quyển 19, phẩm địa-ngục, Đại chính, 1, trang 121, hạ) nói như sau: 1-Hắc-sa, 2-Phí-niệu, 3-Ngũ-bách-đình, 4-Cơ, 5-Khát, 6-Nhất-đồng-phủ, 7-Đa-đồng-phủ, 8-Thạch-na, 9-Nùng-huyết, 10-Lượng-hỏa, 11-Khói-trà, 12-Thiết-hoàn, 13-Xích-phủ, 14-Sài-lang, 15-Kiếm-thụ, 16-Hàn-băng. Điều không may là vì không có nguyên điển của kinh Thế-Khởi, nên không thể nói rõ nguyên ngữ của từng địa-ngục trên đây. Nhưng điều đại khái không còn hồ nghi là sự thành lập như trên đã thoát thai từ Bá-lạp-na. Song, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 8 (Đại chính, 32, trang 211, hạ), hay luận Câu xá quyển 11, nói rằng tại bốn cửa của tám địa-ngục lớn đều có bốn tăng,cộng tất cả là mười sáu, như vậy đều khác với số mười sáu của Trường-A-Hàm. Tức là bốn phương đều có bốn loại: 1-Đường-ổi-tăng (xưa gọi là Nhiệt-khôi-viên), 2-Thì-phẩn-tăng (gọi là Tử-thi-viên). Trong Thi-phẩn này có con trùng kêu là nương-củ-tra (xưa gọi là phương-cưu-đa), 3-Phong-nhận-tăng (trong đó lại chia thành 3 loại: 1 Đao-nhận-lộ, 2 Kiếm-diệp-lâm, 3 Thiết-thích-lâm), 4-Liệt-hà-tăng. Nếu chia nhỏ ra nữa thành bảy loại, tức là thêm ba loại ở số 3 vào. Tất cả địa-ngục này đều khoảng vài trăm do-tuần. Tội nhân khi từ địa-ngục chính ra rồi lại phải vào đây để chịu khổ, bởi thế mới có tên là Tăng (thêm). Đây là sự giải thích của luận Câu xá.

Trên đây, tất cả đều là Nhiệt-địa-ngục, đối lại với Nhiệt địa-ngục còn có Hàn-địa-ngục. Trường-A-Hàm, quyển 19, phẩm địa-ngục (Đại chính, 1, trang 125, hạ), Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 1 (Đại chính, 22, trang 137, hạ) liệt kê mười loại. Tăng-Nhất-Bộ, Tạp-Bộ thì kể có chín loại. Câu xá luận thì lại có tám loại.

Mười loại của Trường-A-Hàm bản dịch là: 1-Hậu—vân, 2-Vô-vân, 3-Ha-ha, 4-Nại-há, 5-Dương-minh, 6-Tu-càn-đề, 7-Ưu-bát-la, 8-Câu-vật-đầu, 9-Phân-đà-lợi, 10-Bát-đầu-ma.

Mười loại của Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận là: 1-At-phù-đà, 2-Niết-phù-đà, 3-A-ba-ba, 4-A-tra-tra, 5-Ưu-hống-hồng, 6-Uất-ba-lũ, 7-Càn-vật-đầu, 8-Tô-kiện-đà-cố, 9-Phân-đà-lợi-cố, 10-Ba-đầu-ma.

Còn tám loại của Câu xá là bỏ số 7, 8 trên đây còn lại tám.

Những tên gọi trên đây là căn cứ theo trạng thái cực lạnh của thân thể, hoặc tiếng khổ mà đặt (trong Phát-hợp-tư-ba-tạo-ảnh-sơ-trí-luận, quyển thượng (Đại chính, 32, trang 229, thượng) và Du-dà-sư-địa luận quyển 4, có nói rõ về tám Hàn). Về vị trí của những địa-ngục này, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 1, bảo là ở ngoài núi Thiết Vi, nhưng Câu xá luận quyển 11 lại nói ở phía ngoài tám địa-ngục nhiệt kể trên. Mà hình thể châu Nam-Diêm-phù-đề, bề mặt tuy không rộng, nhưng phía dưới trở xuống thì rất rất rộng, cho nên có thể bao hàm rất nhiều địa-ngục ở dưới.

4- DIÊM MA ĐỊA NGỤC.

Trở lên, có bát nhiệt, bát hàn và mười sáu tăng, tất cả là 8 + 8 (8 x 16). Đây là con số chủ yếu trong địa ngục quan Phật giáo, nhưng Trường-A-Hàm quyển 19. Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 8, còn đặc biệt nói đến Diêm-Ma địa-ngục nữa.

Vua Diêm-Ma, lúc tối sơ là người chết, mà điểm v5 là theo Trường-A-Hàm, vua từ ở trong cung điện tráng lệ đó mà hưởng các thú vui, nhưng cứ mỗi ngày ba lần, ngồi trên sắt nóng lấy nước đồng sôi rót vào miệng mà chịu khổ (Trường-A-Hàm quyển 19, Đại chính, trang 126,trung). Theo chỗ tôi biết, Bà-la-môn-giáo không nói Diêm Ma tự thân chịu khổ, nhưng Phật giáo thì cho thân phận Diêm Ma cũng chỉ là một loài quỷ. Song, Diêm Manhiệm vụ răn dạy các tội nhân mà ông ta xét xử: điều này trong Trường-A-Hàm cũng có nói. Nhưng đến Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì nói sự thụ khổ của Diêm Ma không phải nhiệm vụ của tài phán quan tận lực. Phương pháp tài phán của Diêm Ma rất có tính cách luân lý giáo huấn. Đó là đặc sắc của Diêm Ma.

Quan Phật giáo, sứ giả của Diêm Ma có ba hoặc năm người. Ba là lão, bệnh-tử; năm là sinh, lão, bệnh, tử và hình vụ sở. Diêm Ma thường sai sứ tăng gia cảnh giới nhân loại, nhưng vì nhân loại không thèm để ý, nên không chịu làm việc thiện, mà, trái lại, chỉ chăm lo tạo ác nghiệp, cho nên cuối cùng không tránh khỏi những nỗi khổ ở địa-ngục. Đó là lời răn dạy của Diêm Ma đối với người mới chết. Như Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 8, nói: “nghiệp tà ác của ngươi, do nơi tự làm tự chịu, chẳng phải trời làm, cũng chẳng phải cha mẹ làm cho, chẳng phải quốc vương làm, mà là do người tự làm tự chịu, tuy không mong muốn, nhưng quả báo quyết định sẽ đến. Lại trong Trung-A-Hàm, quyển 12, Thiên Sứ Kinh (Đại chính, 1, trang 504, trung) nói: “Ác nghiệp này của người chẳng phải cha mẹ làm, chẳng phải vua, chẳng sa môn, phàm chí làm, mà chính ngươi tạo nghiệp bất thiện, nên nay ngươi tất sẽ phải chịu báo”. Đó là những lời Diêm Ma thường tuyên bố. Theo ý nghĩa ấy, Diêm Ma tuy đã mất cái ý nghĩa tài phán quan, nhưng trong truyền thuyết này. Còn về chỗ ở của Diêm Ma, theo Trường-A-Hàm thì tại núi Đại-Kim-Cương ở phía nam châu Diêm-phù; nhưng Câu xá luận lại bảo ở dưới đất năm trăm do-tuần, là chỗ thuộc loài quỷ (Câu xá, quyển 11).

5- CÔ ĐỊA NGỤC.

Ngoài ra, theo Phật giáo, còn có cái gọi là Cô-địa-ngục ở rải rác trên đất hoặc trên sông, ở sườn núi hay ở giữa cánh đồng không, như Sương-căng-đại-địa-ngục, Khủng Sơn của Nam Bộ, Biệt phú địa-ngục, v.v… cùng tương đương với Cô-địa-ngục. Vì chúng ở tản mạn khắp nơi nên gọi là Cô.

(Về địa-ngục, ngã quỹ, súc sinh, thiên, v.v… xem chính pháp-niệm-xứ-kinh-toàn 70 quyển (Đại chính, 17, trang 1 – 417).

Tiết thứ ba:
HỮU-TÌNH THẾ-GIAN
(sinh-vật-hiện-tượng-luận)

1- NGŨ ĐẠO, HOẶC LỤC ĐẠO.

Như trên đã nói, những sinh vật lấy vật khí thế giới làm vũ đài trung tâm để hoạt động là Hữu tìnhthế giới, Phật giáo chia hữu tình thế giới này thành nhiều loại: Tựu trung, phổ thông nhấ thế giới là thuyết Ngũ đạo hoặc Lục đạoTam giới. Ngũ đạo, địa-ngục, ngã quỷ, bàng sanh, nhân gian gian và thiên nhân, là cách phân loại được Thượng TọaHữu Bộ thâu dụng. Lục đạo (lục thú), sau bàng sinh thêm A-tu-la phái thâu dụng (tham chiếu Trí-Độ luận, quyển 10, Đại chính, 25, trang 135, hạ). Trong Ngũ-đạo thì về địa-ngục đã trình bày ở trên rồi nên ở đây không cần nhắc lại nữa. Còn về quỷ thì tuy vốn là sự tưởng tượng về người chết, nhưng theo Phật giáo, cái phạm vi của quỷ rất rộng, không phải chỉ thuộc phạm vi ngã quỷ, mà bắt đầu từ Diêm Ma, tất cả các quỷ thần và dạ-xoa đều bao hàm trong đó, cho nên, cái cảnh giới ấy thường khi cũng có ở trên nhân gian phổ thông. (Tam-pháp-độ-luận, do Tăng-già-đề-bà dịch, nói: “Ngã quỷ có vô tài, thiểu tài, đa tài… Trong đó, quỷ vô tài có miệng lửa, miệng kim và miệng hôi, ba loại: Thiểu tài quỷ có ba loại lông kim, lông hôi và lông bệnh; Đa tài quỷ cũng có ba loại là Khí, Thất và đại thế. Khí là nhận của cúng của người, thất là lấy những vật thất lạc của người làm của chính mình. đại thếDạ xoa, la sát, v.v…” (Đại chính, 25, trang 28, thượng, trung). Ngã quỷ sự của Tiểu-Bộ chính là nói về quỷ này.

Bàng sinh xưa dịch là súc sinh, bao hàm tất cả chim muông, cá, sâu, rồng, rắn, v.v…A-tu-la từ thờiđại Vệ Đà đã được thừa nhậnđối kháng với Thiên bộ, nhưng trong Phật giáo, đại thể vẫn thừa kế tư tưởng Bà-la-môn-giáo thì cho là ở dưới đáy biển, chủ yếu là đối kháng với Thiên-đế-thích. Trong Trường-A-Hàm, quyển 20 có phẩm đặc biệt nói về A-tu-la (Asura). Do đó, trong sự phân loại về hữu tình, nhiếp cả A-tu-la làm một loại riêng, điều này tưởng không có gì lạ cả, a-tu-la cũng có nhiều loại khác nhau.

Sau hết là nhân gianchư thiên. Trong đó, nhân gian tuy có bốn châu khác nhau, nhưng ở đây hãy tạm gác lại một bên. Còn chư thiên, theo Phật giáocảnh giới từ Tứ-đại-thiên và vô sắc giới thiên khác nhau. Các cõi này, so với nhân gian đều thù thắng hơn nên gọi là chư thiên.

2- HỮU TÌNH TRONG TAM GIỚI.

Phật giáo tuy chia hữu tình thành ngũ thú hay lục thú, nhưng đứng trên lập trường thế-giới-quan mà nhận xét, thì cách phân loại hoàn chỉnh nhất là Tam giới, tức Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới. Dục giới mà cõi dục tâm, đặc biệt là tâm ái dục thịnh nhất; Sắc giới là nơi tuy lòng dục không mạnh, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ly sự ràng buộc của vật chất. Còn Vô sắc giới là cõi toàn nhiên thoát ly vật chất, chỉ còn tinh thần tồn tại mà thôi. Như trên kia đã nói, sự phân loại này nguyên là lấy cái tiến trình tu dưỡng của người ta làm tiêu chuẩn, nhưng tùy theo sự phát đạt của thế-giới-quan, tựa hồ sự phân loại đó cũng có thể được ứng dụng cho thế giới sự thực.
Song, nếu lại đem chia tam giới hữu tình này nhỏ ra nữa, thì có bao nhiêu loại? Về điểm này, đến A-tỳ-đạt-ma chỉnh lý thì đại khái lấy 41 loại làm thông lệ. Đồ biểu như sau:

 Địa ngục………8 (Bát đại địa-ngục)
Quỷ……………1
Bàng sinh……..1
Dục giới 20 Nhân gian……..4 (bốn châu khác nhau)
1 Tứ-đại-thiên-vương (Tứ-đại-vương-chúng-thiên)
2 Đao-lợi-thiên (Tam-thập-tam-thiên)
Dục thiên…6 3 Dạ-ma-thiên
4 Đô-sử-đa-thiên
5 Lạc-biến-hóa-thiên
6 Tha-hóa-tự-tại-thiên

 1 Phạm-chúng-thiên
Sơ-Thiền…3 2 Phạm-phụ-thiên
3 Đại-phạm-thiên

 1 Thiểu-quang-thiên
Nhị-Thiền…3 2 Vô-lượng-quan-thiên
3 Quang-âm-thiên (Cực-quang-tịnh-thiên)

 1 Thiểu-tịnh-thiên
Sắc-Giới 17  Tam-thiền….3 2 Vô-lượng-tịnh-thiên
3 Biến-tịnh-thiên

 1 Vô-vân-thiên

 2 Phúc-sinh-thiên
3 Quảng-quả-thiên
Tứ-Thiền….8 4 Vô-phiền-thiên
5 Vô-nhiệt-thiên
6 Thiện-hiện-thiên
7 Thiện-kiến-thiên
8 Sắc-cứu-kính-thiên

 1 Không-vô-biên-xứ
Vô-Sắc-Giới………………...4 2 Thức-vô-biên-xứ
3 Vô-sở-hữu-xứ
4 Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ

(Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên (Đại chính, 1, trang 135, hạ) thì chúng sinhDục giới là 12 loại: 1-Địa-ngục, 2-Súc-sinh, 3-Ngã-quỷ, 4-Nhân, 5-A-tu-la, 6-Tứ-thiên-vương, 7-đao-lợi-thiên, 8-diệm-ma-thiên, 9-Đâu-suất-thiên, 10-Hóa-tự-tại-thiên, 11-Tha-hóa-tự-tại-thiên, 12-Ma-thiên).

(Lại nữa, theo Kiện-đà-la-phái thì Sắc giới có 17; theo Hữu Bộ của Ca-thấp-đa-la-phái thì là 16, tức coi Đại-quang-thiên-vương là một cõi trong Phạm-phụ-thiên (Câu xá quyển 8). Song, Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên (Đại chính, 1, trang 136, thượng) thì lại cho là 32 loại: 1-Phạm-thân, 2-Phạm-phụ, 3-Phạm-chúng, 4-Đại-phạm, 5-Quang-thiên, 6-Thiểu-quang, 7-Vô-lượng-quang, 8-Quang-âm, 9-Tịnh-thiên, 10-Thiểu-tịnh, 11-Vô-lượng-tịnh, 12-Biến-tịnh, 13-nghiêm-sức, 14-Tiểu-nghiêm-sức, 15-Vô-lượng-nghiêm-sức, 16-Nghiêm-sức-quả-thực, 18-Vô-tạo, 19-Vô-nhiệt, 20-Thiện-kiến, 21-Đại-thiện-kiến, 22-A-ca-ri-tra).

Bây giờ xin nói qua về các cõi trên đây. Thuận tự của chúng, nói một cách tóm tắt, là do sự tiến hành dần dần của cảnh giới mà phối liệt. Duy có điểm chúng ta cần nghiên cứu là: Phật giáo phối hợp ba cõi mà lập các loài hữu tình, đặc biệt chia Thiên bộ thành nhiều loại, từ một bộ phận cực nhỏ ra, theo chỗ tôi biết, còn không có thần nhất trí với Bà-la-môn-giáo. Trong Lục-dục-thiên, Tứ-thiên-vương, Tam-thập-tam-thiên, dạ-ma-thiên, v.v… hơi có liên quan đến thần của Bà-la-môn-giáo. Lại trong các Phạm-thiên của sơ thiền tuy có đồng với các thần Bà-la-môn nhưng còn các thần khác; về phương diện Bà-la-môn không được rõ ràng lắm. Nhất là Quang-âm-thiên trong nhị thiền, tuy là vị thần chiếm địa vị trọng yếu trong thế-giới-quan Phật giáo, nhưng theo chỗ tôi biết, chỉ đối với phần chú thích kinh Du-dà của Da-xá, và Du-dà-tất-đàm-đa-khương-đà-lợi-da thôi, còn ngoài ra không thể gọi là thần được. Như vậy, toàn bộ trên đây là do toàn bộ Phật giáo mới phát minh? Những phái nào và ở đâu đã thâu dụng chư thần? Đây là đề mục có thể nói rất hứng thú trong việc tìm hiểu cái uyên nguyên của tư tưởng Phật giáo.

Song mà, cái trạng thái cư trụ của các loài hữu tình này được bố trí ra sao? Từ địa-ngục vô-gián lên đến Tam-thập-tam-thiên gọi là “hữu tình địa cư”, nghĩa là các loài hữu tình dùng đất cất thành từng lớp mà ở; từ Da-ma-thiên đến Sắc-cứu-kính-thiên, tuy còn nương vào vật chất, nhưng không nhờ vào đất mà lấy không giới làm nơi cư trụ, do đó, gọi là “không-cư”. Đại khái có thể lấy không khí hoặc điện khí làm nơi cư trụ, quan hệ vật chất nhẹ, duy chỉ có sinh hoạt tinh thần. Đến Vô-sắc-giới thì toàn nhiên không còn có ràng buộc vật chất, mà ngay cả đến xứ sở của cảnh giới ấy cũng không có nữa. Và Tứ-vô-sắc-giới là những cõi mà chúng ta không thể thấy, nghe, hay, biết, cho nên cũng không thể biết gì về các loài hữu tình tại đó cả.

Sau khi đã lập ra các loài hữu tình như thế, A-tỳ-đạt-ma luận thư tiến lên mà khảo sát nhều đề mục khác, như phương pháp sinh hoạt, thọ mệnhtrạng thái xuất sinh của hữu tình như thế nào, tất cả đều được thuyết minh một cách tường tận. Nhưng, ở đây vì không đủ thì giờ để đi sâu vào từng đề mục, nên chúng tôi chỉ xin nói qua một vài điểm trọng yếu mà thôi.

3- XUẤT-SINH.

Trước hết hãy nói về xuất sinh. Sự xuất sinh của chúng sinh có bốn loại: điều này đã được nói đến trong A-y-tha-sá-áo nghĩa thư. Tức là, thai sinh (đẻ bọc), noãn sinh (đẻ trứng), thấp sinh (đẻ dưới nước), và chủng tử sinh (do hạt giống). Thuyết tứ sinh của Phật giáo đại khái cũng thế. Phật giáo không lập thảo mộc trong hữu tình, cho nên khôn nói chủng tử sinh mà nói là hóa sinh, và lấy, thai, noãn, thấp, hóa sinh làm thông lệ. Thai sinh là sinh từ bào thai của mẹ; noãn sinh là sinh trứng; thấp sinh là sinh từ những nơi ẩm ướt, như ruồi, muỗi, v.v… hóa sinhtự nhiên mà có đủ các căn, gọi là hóa thân.

Chiếu theo tứ sinh trên đây mà phân định hữu tình trong tam giới, thì súc sinh thông cả thai, noãn, thấp, và hóa (trong Trường-A-Hàm, quyển 19, phẩm Long-điểu, nói rồng và chim thông cả tứ sinh). Đồng thời, theo Câu xá, Bà sa, thì nhân gian cũng thông cả tứ sinh (Bà sa quyển 120, Đại chính, 27, trang 626; Câu xá quyển 8). Trên truyền thuyết, người từ thai sinh ra cũng có, mà từ nơi ẩm ướt sinh ra cũng có, lại như người đầu tiên trên thế giới thì tự nhiên sinh, là hóa sinh, đại khái đã thoát thai từ đó. Lãi quỷ thần cũng thông cả thai sinhhóa sinh, như Diêm Mahóa sinh, như quỷ tử mẫu đẻ nhiều con, do truyền thuyết đó cũng biết quỷ thần cũng có thai sinh. Ngoài ra, địa-ngục và thiên hộ toàn là hóa sinh chứ không có thai, noãn và thấp sinh. Tựu trung, chúng sinh trong địa-ngục, ngay từ lúc đầu đã biến thành người mà đọa địa-ngục. Song, nếu là người sinh cõi trời, tại Lục-dục-thiên, ít ra, lúc mới sinh chưa hẳn đã thành thục. Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên (Đại chính, 1, trang 134, thượng) thì con trai, con gái sơ sinh ở cõi Tứ-thiên-vương tương đương với con trai con gái một hay hai tuổi ở châu Diêm phù; con trai con gái sơ sinh ở Đao-lợi-thiên tương đương với với hai, ba tuổi; ở Dạ-ma-thiên tương đương với ba, bốn tuổi; ở Đâu-suất-thiên tương với bốn, năm tuổi; ở Lạc-biến-hóa-thiên tương đương với năm, sáu tuổi; ở Tha-hóa-tự-tại-thiên tương đương sáu, bảy tuổi. Nhưng theo Thi-thiết-luận và Câu xá luận thì người sơ sinh ở Tứ-thiên-vương tương đương với trẻ năm tuổi ở châu Diêm-phù; trở xuống đến Tha-hóa-tự-thiên thì tương đương với hình hài sáu tuổi, bảy tuổi, tám tuổi, chín và mười tuổi mà hóa sinh (Câu xá,quyển 11, Bà sa, quyển 70, Đại chính, 27, trang 356, trung; Nghiên cứu A-tỳ-đạt-ma luận, trang 173). Những trẻ sơ sinh đó đều từ đầu gối của người trời mà hóa sinh, do đấy mà phát sinh ý thức về cha mẹ và con cái để phù hợp với sự dưỡng dục. Song, đến sắc giới thì có lẽ trẻ sơ sinh khôngthời kỳ con nít nữa mà, ngay từ đầu, đã thành thụchóa sinh rồi.

Còn điều nữa là quan hệ giao hợp giữa các loài xuất sinh trên. Nói một cách đại thể thì giao hợp là thủ đoạn của thai sinh, nhưng theo sự giải thích của Phật giáo thì sự giao hợp giữa nam, nữ chưa hẳn đều là kết quả của thai sinh. Vì tuy có giao hợp nhưng cũng do hóa sinhxuất sinh. Theo Phật giáo, sự giao hợp giữa nam, nữ là quỷ, súc và nhân loại trong bốn châu cho đến Lục-dục-thiên (ba châu Đông, Tây và Nam, giữa nam, nữ quyết địnhhôn nhân; nhưng Bắc châu thì chưa quyết địnhhôn nhân; rồng, chim, kim sí, a-tu-la cũng có hôn nhân; ở Lục-dục-thiên cũng có chế độ hôn phối. Nhưng từ sắc giới trở lên thì không có sự khu biệt nam, nữ (Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên, Đại chính, 1, trang 133, hạ). Nhưng phương pháp phối hợp thì khác nhau. Trái, gái ôm nhau mà giao hợp là loài người, địa-cư-thiên (Tứ-thiên-vương và đao-lợi-thiên), quỷ và súc. Đến thiên-hộ thì không chảy dâm thủy như loài ngườichỉ tiết ra một thứ phong khí là đã cảm thấy thỏa mãn: điểm này khác hẳn với loài người. Đến Dạ-na-thiên thì không cần hình giao mà chỉ cần ôm nhau là đã thỏa mãn. ở Đâu-suất-thiên thì chỉ cần tay bắt tay là thỏa mãn; đến Lạc-biến-thiên thì chỉ cần trao đổi một nụ cười là thỏa mãn. Sau hết, đến Tha-hóa-tự-tại-thiên thì chỉ nhìn nhau là đã thỏa mãn (Thi-thiết-luận; Bà sa, quyển 113, Đại chính, 27, trang 585, trung; Câu xá, quyển 11). Vì càng cao lên bao nhiêu thì quan hệ luyến ái càng nhạt đi bấy nhiêu. Tuy thế nhưng vì ý nghĩa quan hệ nam, nữ nên mới được gọi là dục-giới.

Tóm lại, ở Lục-dục-thiên tuy cũng có nói luyến ái, nhưng không phải vì thế mà có sinh thực. Sinh thực và luyến ái, theo Phật giáo chưa hẳn được coi là nhất trí.

4- TƯ-LIỆU SINH-HOẠT.

Thứ đến, cũng cần nói qua về tư liệu sinh hoạt của các loài hữu tình này. Trong Du-dà-sư-địa-luận quyền 2 (Đại chính, 30, trang 288, trung), có nói “Lục-y-trì”, tức lá sáu loại duy trì sự sống của chúng sinh. Thứ nhất là kiến-lập-y-trì, nghĩa là cõi đất (bào hàm phong luânthủy luân); thứ hai là tế-phú-y-trì, nghĩa là nhà cửa; thứ ba, phong-nhẫm-y-trì, nghĩa là ruộng đất; thứ tư, an-ẩn-y-trì, nghĩa là các khí giới phòng thân, như dao, gậy, v.v… thứ năm, nhật-nguyệt-y-trì, chỉ mặt trời mặt, mặt trăng; thứ sáu là thực-y-trì, tức là ăn. Tựu trung hữu tình, bất luận là loại, đều nhờ ăn mà sống, điểm này tuy đồng nhất, nhưng về cách ăn hay chưa hẳn đã giống nhau.

Theo Phật giáo, có bốn cách ăn: thứ nhất, đoạn-thực (đoàn-thực); thứ hai, xúc thực; tư-thực; và thứ tư, thức-thực. Đoạn-thực có nghĩa chỉ những vật ăn uống phổ thông, như thịt, cá, rau, trái, v.v… Còn xúc thực, tư thựcthức thực là nhờ ở sức cảm giác, ý chíquan niệmduy trì sinh mệnh. Về ăn, Câu xá luận, quyển 10, nói: 1-bồi bổ tự căn, 2-bồi bổ đại chủng, nơi y chỉ của tự căn (tổ chức sinh lý); 3-bồi bổ các căn khác và đại chủng. Đủ ba điều kiện đó mới có thể gọi là ăn. Dù là ăn các thức vật phổ thông,hau ăn bằng tinh thần lực, chỉ cần có đủ tác dụng trên đây, đều có thể gọi là ăn.

Trong Phẩm-loại-túc-luận, quyển 7, nói về ăn như sau: “Nuôi lớn các căn; bồi bổ đại chủng; tư trợ; tùy tư trợ; vui sướng, tùy vui sướng; hộ, tùy hộ; chuyển, tùy chuyển; ích, tùy ích” (Đại chính, 26, trang 719, thượng). Chẳng hạn, ngắm một bức tranh mà lòng mình thấy vui vẻ, sảng khoái, đó là xúc thực; nhờ hy vọng hay khí lực mà duy trì sự sống là tư thực (về tư thực, Câu xá quyển 10 nói: “Ngày xưa có một người cha gặp lúc nạn đói, định đi phương khác kiếm ăn, muốn đem theo hai đứa con nhỏ, nhưng vì sức yếu quá không cõng nổi, bèn lấy bao bố đựng đầy than rồi treo trên vách mà bảo con rằng: “Đây là túi bột mì”, hai đứa trẻ cứ nhìn vào đó mà hy vọng, nhờ thế sống được nhiều ngày. Sau đó có người đến lấy túi xuống coi thì thấy toàn là than, hai đứa trẻ thấy thế liền tuyệt vọng mà chết”). Hoàn toàn nhờ sức quan niệm, mà duy trì sự sống là thức thực. Trong những trường hợp phổ phông, ta thấy giữa sự cường, nhược của năng lực tinh tần và sự trì tục của sinh mệnh có quan hệ rất lớn, nhất là tại Ấn Độ người ta nhận có thể chỉ sống bằng tinh thần, cho nên, theo ý ấy, xúc, tư và thức được coi như một cách ăn, điều đó tưởng không lấy làm lạ.

Như vậy, lấy bốn cách ăn trên đây làm tiêu chuẩn để kiểm điểm sự sinh hoạt của các loài hữu tình, thì dĩ nhiên trong nhân loại trong bốn châu chủ yếu là nhờ đoạn thực (ba châu Nam-Diêm-phù, Tây-ngưu-hóa, đông-thắng-thần ăn gạo, rau, cá, thịt; còn Bắc-câu-lư ăn rau, gạo tự nhiên – Trường-A-Hàm, quyển 2, phẩm Đao-lợi-thiên nói, rồng và loài chim Kim-xí cũng ăn cá và ba ba. đến Tứ-thiên-vương trở lên Lục-dục-thiên cũng nhờ một loại đoạn thực thanh tịnh để duy trì sự sống. Phạm-vi-đoạn-thực mở rộng mão đến Tha-hóa-tự-thiên, từ Tứ-thiền trở lên đến Tứ-vô-sắc-thiên thì hoàn toàn không còn đoạn thực, duy chỉ nhờ tinh thần lực, tức nhờ vào ba cách ăn xúc, tư và thức mà duy trì sự sống. Tựu trung, Tứ-vô-sắc hoàn toàn nhờ thức thực, vì ở đây không có tác dụng xúc và, như thế, tư cũng không có nữa. Còn điều nữa là các loài hữu tình làm thế nào để có cách ăn trên đây? Nói một cách đại thể thì vấn đề này tùy thuộcquả báo do sự tạo nghiệp ở kiếp trước, nhưng nếu đặc biệt nêu ra sự khác về phương pháp, thì người châu Diêm-phù nhờ vàng, bạc, trân, bảo, lúa, vải, nô bộc mà có ăn; người Tây châu nhờ trâu, dê, châu báu; người Đông châu nhờ lúa, vải, châu ngọc, buôn bán các thứ đó mà sống; Bắc châu vì sinh hoạt tự nhiên nên không có buôn bán. Đến Lục-dục-thiên thì trăm mùi đoạn thực dóy muốn mà tự nhiên xuất hiện, cho nên hoàn toàn không cần phải lao lực (trên đây là theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên, Đại chính, 1, trang 133, hạ. Trong luận Thi-thiết thì nói như sau: “Khi trời muốn ăn thì lấy áo phủ lên cái bát báu ở không trung rồi đề trước chỗ ngồi, chỉ trong khoảnh khắc, tùy theo phúc lực, những thức ăn uống thường hay ngon tự nhiên đầy bát” (Bà sa, quyển 29, Đại chính, 27, trang 152, trung, trích dẫn; Nghiên cứu A-tỳ-đạt-ma luận, trang 172). Lại giải thích về thức ăn thường hay ngon này, Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm đao-lợi-thiên, nói: “Phúc nhiều thì thức ăn trắng, phúc vừa thì tức ăn xanh, ít phúc nhất thì thức ăn đỏ” (Đại chính, 1, trang 134, thượng).

Từ đây trở lên, thức thực của Sắc giớiVô sắc giới thiên (kể cả thức thực ở địa-ngục) vì hoàn tòn tùy thuộc vào kết quả của nghiệpkiếp trước, nên dĩ nhiên, ăn ở đây cũng tự nhiên, không phải lao lực. Song, hữu tìnhDục giới, khi muốn được thức thực, tất nhiên phải cần đặc biệt nỗ lực tu hành.

5- THÂN-TRƯỜNG VÀ THỌ-LƯỢNG.

Sau đây xin nói qua về tầm thước và tuổi thọ của các loài hữu tình này. Đối với vấn đề này, các A-tỳ-đạt-ma luận thư có nhiều nghị luận. Vì đây là sản vật không tưởng nên chưa chắc đã có sự hỗ tương nhất trí. Nhưng, nói một cách đại thể thì: vị trí và lực dụng càng ưư việt và cao bao nhiêu thì thọ mệnh và thân trường càng tăng thêm bấy nhiêu; đây có thể nói là điểm nhất trí (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 7, phẩm Thọ-lượng (Đại chính, 32, trang 206); Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-Lợi-thiên (Đại chính, trang 133, thượng) Câu xá luận, quyển 11).

Trước hết hãy nói về tầm thước. Người châu Diêm-phù, trung bình cao từ ba trửu đền bốn trửu (mỗi trửu là một thước sáu tấc, vậy ba trửu rưỡi tức là năm thước sáu tấc). Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, thì người Đông châu, Tây châu tầm thước cũng giống như người Nam châu, duy người Bắc châu thì cao gấp đôi, tức là bảy trửu. Tuy nhiên, theo Câu xá luận (quyển 11) thì người ở ba châu Đông, Tây, Bắc đều cao gấp đôi như trước. Chẳng hạn người Nam châu bốn trửu thì người Đông châu tám trửu, người Tây châu mười sáu trửu, người Bắc châu ba mươi hai trửu. Như vậy, theo câu xá luận, các hữu tình ở đầu Tứ-thiên-vương trong Lục-dục-thiên cao một phần tư câu-lư-xá (một câu-lư-xá là năm trăm cung), dần dần cứ tăng lên một phần tư, cho đến trời thứ sáu là Tha-hóa-tự-tại thì đã cao đến một câu-lư-xá-rưỡi. Tiến lên đến cõi đầu trong Sắc-thiên là Phạn-chúng-thiên thì cao nửa do-tuần, từ đây trở lên các cõi trời khác cứ gấp lên nửa hay một do-tuần, nhưng đến cõi đầu trong Tứ-thiền là cõi trời Vô-vân, thì gảm đi ba do-tuần, rồi lại gấp thêm lên đến cõi trời Sắc-cứu-kính thì cuối cùng thành ra một vạn sáu nghìn do-tuần, (theo Trường-A-Hàm, quyển 20, thì A-tu-la mình dài một do-tuần, Tứ-thiên-vương nửa do-tuần, Đạo-lợi-thiên một do-tuần, Diệm-ma-thiên hai do-tuần, Đâu-suất-thiên bốn do-tuần, Lạ-biến-hóa-thiên tám do-tuần (Đại chính, 1, trang 132, thượng), song không không nói đến tầm thước ở Sắc-thiên).

Về tầm thước đã sai khác nhau như thế nên thọ mệnh cũng có sự bất đồng. Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên, thì thọ mệnh của người châu Diêm-phù đại khái là một trăm tuổi, Tây châu là hai trăm tuổi, Đông châu là ba trăm tuổi. Song người ở ba châu này rất ít người đạt đến số tuổi thọ nhất định, còn người ở Bắc châu thì tuổi thọ nhất định là một nghìn tuổi, trong đó không có chết yểu. Từ đây, ngã quỷ bảy vạn tuổi, A-tu-la một nghìn tuổi, Tứ-thiên-vương năm trăm tuổi, Đao-lợi-thiên một nghìn tuổi, cho đến phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên thì thọ tám vạn bốn nghìn kiếp (Đại chính, 1, trang 133, trung). Nhưng về điểm này, có nhiều thuyết khác nhau. Luận Du-dà nói: “Thọ lượng của người châu thiệm-bộ không nhất định, người ở đây lấy ba mươi ngày đêm làm một tháng, lấy mười hai tháng làm một tuổi, hoặc có khi sống vô lượng tuổi, hoặc có khi sống tám vạn tuổi, hoặc có khi thọ lượng giảm xuống đến mười tuổi. Người châu Đông-thắng-thần thọ lượng quyết định là hai trăm năm mươi tuổi; người châu Tây-ngưu-hóa thọ lượng quyết định là năm trăm tuổi; người châu Bắc-câu-lư quyết định là một nghìn tuổi”, (Du-dà-sư-địa luận, quyển bốn, Đại chính, 40, trang 295, trung). Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận (quyển 7, phẩm Thọ-lượng), Thi-thiết-luận và Câu xá luận, v.v… thì nói thời gian ở cõi nhân gian và ngoài nhân gian có khác, cho nên tuy cũng là năm trăm tuổi, nhưng nếu đổi năm trăm tuổi ở ngoài nhân gian thành năm trăm tuổi ở nhân gian thì thời gian đó sẽ dài phi thường. Giờ đây, hãy căn cứ theo Câu xá luận để nói một cách đơn giản như sau:

Thọ lượng của người châu Nam-thiệm-bộ hiện tại tuy là một trăm tuổi, nhưng theo kiếp mà có thêm hoặc bớt, nếu nói một cách nghiêm khắc thì đều không có nhất định. Bắc châu định là một nghìn tuổi, Tây châu giảm một nửa còn năm trăm tuổi, Đông châu lại giảm một nửa còn hai trăm năm mươi tuổi. Mà Tứ-thiên-vương-thiên là năm trăm tuổi, Đao-lợi-thiên một nghìn tuổi, về điểm này tuy giống với Trường-A-Hàm, nhưng về ý nghĩa thì rất bất đồng. Theo Câu xá luận và Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì năm mươi năm ở nhân gian là một ngày ở cõi Tứ-thiên-vương; một trăm tuổi ở nhân gian là một ngày ở Đao-lợi-thiên. Cho nên, nếu đem năm trăm tuổi ở cõi Tứ-thiên-vương mà đổi ra năm trăm tuổi ở nhân gian thì sẽ là 500 x 360 x 50 năm; Đao-lợi-thiên một nghìn tuổi sẽ là 1000 x 360 x 100 năm. Như thế, thọ mệnh ở Lục-dục-thiên theo thuận tự gấp thêm lên hai nghìn, bốn nghìn, tám nghìn, một vạn sáu nghìn. Đồng thời, một ngày ở các cõi đó là hai trăm tuổi, bốn trăm tuổi, tám trăm tuổi và một nghìn sáu trăm tuổi ở nhân gian, bởI thế, một vạn sáu nghìn tuổI ở Tha-hóa-tự-tạI-thiên nếu đổI ra tuổI nhân gian, sẽ là 16000 x 360 x 1600 tuổi. từ đây lạI trở lên đến Sắc giớI thì số đơn vị là một kiếp, song song vớI tầm thước hàng do-tuần. Chẳng hạn như Phạm-chúng-thiên, thân dài nửa do-tuần thì bảo toàn thọ mệnh được nửa kiếp, ĐạI-phạm-thiên một do-tuần rưởI thì bảo toàn thọ mệnh được một kiếp rưởI, cho đến Sắc-cứu-kính-thiên, thân dài một vạn sáu nghìn do-tuần sẽ bào toàn được thọ mệnh một vạn sáu nghìn kiếp. Đến Vô-sắc-giới thì còn dài hơn nữa, nghĩa là, hữu tình ở Không-vô-biên-xứ thọ hai vạn kiếp, Thức-vô-biên-xứ bốn vạn kiếp, Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ tám vạn kiếp (nhưng trong kiếp cũng có tiểu kiếp, trung kiếpđạI kiếp khác nhau; vả lạI, tuy cùng nói là kiếp, nhưng vì thiên giớI bất đồng, nên muốn tìm cho ra tất cả những số tiêu chuần là một điều cực kỳ phức tạp).

Thọ mệnhThiên giớI dù có tưởng tượng chăng nữa cũng không thể tính được là dài bao nhiêu, thế nhưng, nếu so sánh vớI địa-ngục thì thọ mệnh ở địa-ngục còn dài hơn nữa. Hãy lấy Đẳn-hoạt-địa-ngục, đứng đầu tám địa-ngục lớn, làm thí dụ: một ngày ở địa-ngục này bằng một đờI ở Tứ-thiên-vương, tức năm trăm tuổI (nhân gian là 500 x 360 x 50 năm), đem năm trăm tuổI này nhân vớI ba trăm sáu mươi làm một tuổI, lạI nhân vớI năm trăm tuổi. nếu tình theo con số của nhân gian thì 500 x 360 x 50 x 5000 năm! Hãy tưởng tượng theo thuận tự đó tiến đến Chúng-hợp và Viêm-nhiệt! Nếu nói tóm tắt thì: thọ mệnh ở Lục-dục-thiên và ở sáu địa-ngục trước trong số tám địa-ngục lớn là bắng nhau, tức là, mỗI địa-ngục đều lấy sự sinh hoạt tương đương ở Thiên-bộ làm một ngày mà bảo toàn thọ mệnh theo số năm của Thiên-bộ đó.

Như vậy, Cực-viêm-nhiệt là nử trung kiếp (mỗI trung kiếp là bốn mươi tiểu kiếp), cuốI cùng, Vô-gián-ngục là một trung kiếp. Cũng thế, số năm ở Bát-hàn-địa-ngục cũng rất dài, nhưng trong Phật điển, thường mượn thí dụ để miêu tả. Nghĩa là, lấy hai mươi “khư lê” (một hộc = mườI đấu) hạt vừng (mè), cứ một trăm năm bỏ đi một hạt, thờI gian ấy có thể cùng tận, chứ chúng sinh đọa vào At-bộ-tra (một trong tám địa-ngục lạnh) khó có ngày được thoát (tham chiếu Trường-A-Hàm quyển 19, phẩm Địa-ngục). Phật giáo tuy không nói địa-ngục vĩnh viễn, nhưng có nói đến những tộI nghiệp cực kỳ ghê sợ: điều đó, đạI khái đã được quyết định.

6- NHÂN GIAN VỚI SỰ TU HÀNH.

A-tỳ-đạt-ma Phật giáo đã lập ra nhiều loại hữu tình trên, rồi lạI đứng về nhiều phương diện để thuyết minh các hữu tình đó. Nhưng đáo cùng thì trung tâm là cõi nhân gian, tức là chúng ta, những người ở châu Nam-Diêm-phù này, một châu đã được cấu tạo thành bởI lấy kinh nghiệm sự thực của chúng ta làm trung tâm, hoặc dựa trên truyền thuyết thần thoại đã được nhất ban thừa nhận. Mà đặc sắc của Phật giáo là ở chỗ lấy những giai đoạn tu hành để phốI hợp hết thảy mà hoàn thành cái quan niệm trung tâm của nó.

Con người hiện thực của châu Nam này, vì chỗ tạo nghiệp, nên đã từng có khi ở nhân gian, thiên thượng cho đến long, quỷ để nhận lãnh quả báo. Xuất phát từ điểm đó, hiện thực nhân gian đã dần dần phát họa ra một lý tưởng giới, đồng thời, cũng tu hành làm điểm xuất phát để thực hiện lý tưởng ấy. Nếu đứng trên lập trường tu hành mà nói thì con ngườI hơn các loài hữu tình. Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm đao-lợi-thiên, cho rằng, nếu so sánh vớI các loài hữu tình, thì người Diêm-phù-đề hơn các loài hữu tình khác ở ba điểm. đó là: khả năng tạo tác, tu hành phạm hạnh, và đức Phật xuất hiện ở cõi này. Nhưng điểm hơn hết là con người có sức dũng mãnh kiên cường kiên cường (Trường-A-Hàm, quyển 20, Đại-chính, 1, trang 135, trung). Căn cứ vào đó ta thấy sự sinh hoạt của chúng ta, đứng ở một phương diện khác mà nói, trong ác loài hữu tình rất giàu sức sống. Do đó, chỉ có chúng ta có thể tạo ác, đồng thời, nếu tu thiện sự, thì cũng có chỉ loài người cúng ta có thể đạt đến bậc tối thắng.

Tiết thứ tư:
SỰ SINH, TRỤ, DIỆT CỦA THẾ GIỚI
(vật khí, hữu tình)

1- THUYẾT KIẾP-BA VÀ THUYẾT TỨ-DU-DÀ.

Trở lên đã nói về thế giới vật lýthế giới hữu tình, trên đại thể, đó là sự quan sát lấy hiện trạng làm cơ sở. Song, chư hànhvô thường, cho nên bất luận vật khí thế giới hay hữu tình thế giới, không phải cứ chiếu theo hiện trạng đó mà chỉ trì liên tục. Toàn thể thế giới (trong đó hữu tình) đều biến hóa sinh diệt trong vòng luân hồi, luân hồi chính là phạm vi đại thể của thế giới. Đây là thuyết Kiếp-ba, một thuyết đã thâu dụng quan niệm nhất ban của đương thời.

Đọc bộ Thánh điển A-Hàm, ta sẽ thấy đức Phật vốn lấy vấn đề con người làm chủ, nên đối với tình hình thế giới, Phật đã không chú ý mấy, do đó, thuyết Kiếp-ba đối với Phật giáo nguyên thủy, chưa rở thành một vấn đề lớn. Nhưng về sau, thế giới quan dần dần phát triển, nên vấn đề này cũng đã trở thành một đề mục trong yếu. Bắt đều từ kinh Thế-Kỷ trong Trường-A-Hàm đến cá luận thư của A-tỳ-đạt-ma đều khảo cứu đến vấn đề này.

Phật giáo cũng như Bà-la-môn-giáo, chia vận mệnh thế giới thành bốn thời kỳ. Duy có điểm bất đồng là: về phía Bà-la-môn-giáo cho thế giới tuần hoàn trong khoảng bốn Du-dà Câu-lợi-đa, Thoát-lợi-đa, La-ngõa-bà-la, Tạp-lợi, và cuối cùng lấy sự ngủ nghỉ của Phạm làm giai đoạn hoại diệt của thế giới. Còn về phía Phật giáo thì cho bốn thời lỳ của thế giớithành lập (thành), lập trụ (trụ), phá hoại (hoại) và hỗn độn (không). Sự tuần hoàn biến thiên củ thọ mệnhtrạng thái đạo đức, như vậy, nếu đứng trên lập trường lâu dài mà nói, thì thế giới chung cùng vẫn là tuần hoàn bất tuyệt. Về điểm này, có thể nói Phật giáo cũng như Bà-la-môn-giáo, rốt cục cũng đều xây dựng trên tư tưởng đồng nhất.

2- CÁC LOẠI KIẾP.

Nếu nói theo thuật ngữ thì bốn tời kỳ này được gọi là thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếpkhông kiếp. Tổng hợp toàn thể cả bốn lại gọi là đại-kiếp. Từ thành lập đến phá hoại của thế giới là một đơn vị. Nhưng, trong Phật giáo, cái gọi là kiếp chưa hẳn thường đã nhất định: có khi gọi một tiểu kiếp là kiếp, cũng có khi gọi hai tiểu kiếp (trung kiếp), hai mươi tiểu kiếp là kiếp, cho đến 40 tiểu kiếp, 60 tiểu kiếp, 80 tiểu kiếp có khi cũng gọi là kiếp (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 9, Đại-chính, 32, trang 215, trung), như vậy, không nhất định. Nhưng nói một cách nhất ban thì một tiểu kiếp đích thực là bao nhiêu thời gian? Về vấn đề này tuy có nhiều giải thích khác nhau, nhưng sự giải thích phổ thông là: từ tuổi thọ của người ta là 84.000 tuổi, cứ 100 năm giảm đi một tuổi, cho đến chỉ còn 10 tuổi là thọ; rồi quya trở lại, từ 10 tuổi, cứ 100 năm thêm lên một tuổi, cho đến 84.000 tuổi như cũ; mỗi lần tăng, giảm như thế đều là một tiểu kiếp. Hợp cả tăng và giảm lại gọi là một trung kiếp (trong Trí Độ luận, quyển 5), (Đại-chính, 2, trang 100, hạ) còn trích dẫn lời Phật nói về Bàn-thạch-kiếp và giới-tử-kiếp. Bàn-thạch-kiếp, nghĩa là lấy một tấm áo mịn, mỏng, cứ 100 năm một lần đem mài vào một tảng đá vuông bốn mươi dậm, cuối cùng tảng ấy bị mòn hết, nhưng kiếp vẫn không hết. Giới-tử-kiếp, nghĩa là chứa đầy hạt cải trong một thành lớn bốn mươi dậm, cứ mỗi trăm năm lấy ra một hạt, cứ như thế cho đến khi lấy hết hạt cải mà vẫn chưa đủ một kiếp. Tóm lại, kiếp, lúc đầu không xác định số lượng mà hình như chỉ ám chỉ một ý nghĩa vô lượng mà thôi.

Song, bốn kiếp thành, trụ, hoại, không được thành lập như thế nào? Mỗi kiếp đều được thành lập từ hai mươi trung kiếp (tức bốn mươi tiểu kiếp), do đó, đại kiếp được thành lập từ tám mươi trung kiếp. Khái niệm về kiếp nguyên là ý niệm về năm tháng, nhưng số lượng không rõ ràng, nên không thể tính theo số lượng được. Tóm lại, ta chỉ có thể hiểu nó như đã được trình bày trên đây mà thôi.

3- THÀNH KIẾP.

Dưới đây, theo thứ tự, trước hết hãy nói về Thành-kiếp. Nhưng muốn hiểu thành kiếp, trước hết phải bắt đầu từ hoại kiếp. Đến thời kỳ phá hoại nthì thế giới này, từ địa ngục trở lên đến cõi chung cực của Tam-thiền đều bị phá hoại, hữu tình ở đây dời di thế giới khác; khí thế giới bị tan vỡ đến cực vi (cho đến cực vi cũng không còn, Câu-xá-luận quyển 12) là hoàn toàn một bãi cát vắng. Thời kỳ này được gọi là “không kiếp” và kéo dài hai mươi trung kiếp. Từ đầu không-kiếp đến cuối hai mươi trung kiếp thì thế giới này sẽ thành hình, do năng lực công nghiệp của các loài hữu tình, bắt đầu sinh khởi một luồng gió nhẹ, rồi lần lần tăng đà thổi mạnh: đó là tướng trạng thành lập (thành kiếp) của thế giới.

Khởi sơ, trên từ đệ Tam-thiền trở xuống, dưới từ đỉnh núi Tu-Di trở lên, sinh ra cái gọi là “Không-cư-giới”. Đền thời kỳ này, từ dưới trở lên, theo thứ tự lần lượt phát sinh, trước hết là đại-phong-luân (thuyết này thấy trong Du-dà-sư-địa-luận, quyển 2, Đại-chính, 30, trang 286, trung). Trên phong-luân lại sinh thủy-luân, trên thủy-luân sinh kim-luân, cho đến cuối cùng thì phát sinh cửu-sơn, bát-hải và tứ-châu. Sự thành lập khí thế giới này phải mất một trung kiếp. Từ đó lại mất mười chín kiếp nữa để hoàn thành hữu tình giới.

thời kỳ này, đối với những tín ngưỡng của Bà-la-môn-giáo các luận sư của A-tỳ-đạt-ma muốn đưa ra một sự giải thích của Phật giáo. Đó tức là nguồn gốc của tín ngưỡng (hay mê tín) cho rằng Đại-phạm-thiên là người sáng tạo ra thế giới.

Theo A-tỳ-đạt-ma luận thư thì hữu tình phát sinh cũng theo thứ tự thành lập thế giới trên đây. Nghĩa là, cũng từ thượng giới dần dần trở xuống hạ giới. Từ cõi Cực-quang-tịnh (Quang-âm-thiên), vị cao nhất trong Nhị-thiền có một hữu tình sinh xuống đại-phạm-thiên của Sơ-thiền. Lúc đó vị Phạm-thiên này nghĩ rằng mình là hữu tình đầu tiên từ Sơ-thiền trở xuống, vì vậy, phải là người sáng tạo thế giới. Đồng thời, sau lại có những hữu tình khác từ Quang-âm-thiên sinh xuống Phạm-chúng-thiên, hay Phạm-phụ-thiên, trong Sơ-thiền và cũng lại tin lầm cho đại-phạm-thiên là người sáng tạo thế giới. Lý do tại sao tín đồ Bà-la-môn-giáo nhận Phạm-thiên là chúa tể của thế giới chính là do sự tin lầm này được truyền lại.

Tóm lại, hữu tình sinh ở Sơ-thiền dần dần xuống Lục-dục-thiên, rồi lại sinh làm nhân loại trong bốn châu, cho đến ngã quỷ, bàng sinh hay địa-ngục thì, đến đây, sự thành lập hữu tình giới đã hoàn toàn và hai mươi trung kiếp của thành kiếp cũng kết thúc (tham chiếu Câu-xá-luận, quyển 12; Trường-A-Hàm, quyển 22, Thế-bản-duyên-phẩm, Đại-chính, 1, trang 145; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, đầu quyển 10).

4- TRỤ KIẾP.

Như vậy, thành kiếp đã xong, bây giờ bắt đầu trụ kiếp. Trụ kiếp của thế giới sẽ kéo dài hai mươi trung kiếp. Nhưng trong thời gian đó, nhân loại; nhất là tại châu Diêm-phù, cũng có nhiều biến đổi, và trong thời gian dài dặc ấy, con người không thể tránh khỏi nhiều vận mệnh. Tựu trung, cái vận mệnh rõ rệt nhất là sự thọ yểu của đời người và sự tuần hoàn của đạo đức. Trong Bà-la-môn-giáo, sự tuần hoàn của bốn Du-dà được hạn định trong châu Diêm-phù, thì trong Phật giáo cũng thế, cũng đặc biệt nói về Nam-châu. Lý do, dĩ nhiên là vì người Nam-châu, ảo tưởng mạnh, thiện, ác cũng mạnh, bởi thế vận mệnh cũng có nhiều cũng có nhiều khả năng tính.

Vậy, trước hết hãy nói qua về cái trạng thái của kiếp-sơ, tức thời kỳ đầu của trụ kiếp. Kiếp-sơ, tất cả loài người đều hóa sinh (có thuyết nói, sắc thành ý, Câu-xá-luận quyển 12 – có thuyết nói, ý sinh hóa thân – Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 10 (Đại-chính, 32, trang 223, hạ)), chưa có sự phân biệt nam nữ tứ chi đầy đủ và có thể bay đi tự tại trong không trung. Thời kỳ này chưa có mặt trời mặt trăng, nhưng tự thân loài người phát ra ánh sáng chói lọi; lấy sự vui mừng làm thức ăn vì chưa có đoạn thực, cho nên sinh mệnh của họ gần như sống lâu vô lượng. Song, sau dần dần sinh ra mùi đất, và loài người bắt đầu nếm mùi đất đó, thân thể trở nên nặng, và mất đi sự nhẹ nhàng trước kia, ánh sáng cũng theo đó mà biến mất. Từ đó, do nghiệp lực của hữu tình mà sinh ra mặt trời mặt trăng để thay cho ánh sáng đã mất từ con người; sự phân biệt nam nữ cũng phát sinh và dục tâm dần dần bốc mạnh, thọ mệnh cũng dần dần giảm đi cho đến cuối cùng chỉ còn tám vạn tuổi là sa đọa. Đến đây mới đầu thành cái gọi là con ngườinhân gian, vì từ đây trở sau, tuổi thọ lấy từ tám vạn đến mười tuổi làm giới hạn, do đó mà sinh mệnh có tăng có giảm. đại khái vào thời kỳ này, tổ chức nhân loại được thành lập. Theo Câu-xá-luận (quyển 12) thì tám vạn tuổi trở về trước đã có Chuyển-luân-vương xuất hiện, cho nên, trước vạn tuổi đã có quốc gia hoặc xã hội thống nhất. Song, đây thật ra là thuộc lý tưởng giới, chứ trên thực tế, trong thời gian hai mươi trung kiếp, tuổi thọ từ tám vạn trở xuống, đại khái thời kỳ tăng, giảm này chỉ được coi là tổ chức xã hội thì xác đáng hơn. Đã có phân biệt nam nữ tất cả có cha mẹ anh em, rồi dần tiến đến sinh hoạt kinh tế, thì tự nhiên đã phát sinh các đoàn thể cộng thông lợi ích. Theo Phật giáo, sở dĩthể chế xã hội, có sinh hoạt quốc gia là vì mỗi sinh hoạt cá nhân biết hạn chế trong tư lợi của mình. Con người dần dần dùng đoạn thực thiên nhiên, nhưng đến khi vật thực thiên nhiên cũng hết thì họ bắt đầu chiềm đất đai, xây cất nhà cửa, để dành vật thực mà thành cái gọi là “tài sản tư hữu”. Do đó mà phát sinh sự giàu nghèo cách biệt nhau, tranh giànhxâm phạm tài sản của nhau: đó là đầu mối của sự đấu tranh của sự bất tuyệt. Lúc đó con người vì muốn hòa hoãn cuộc tranh đấu, muốn nhân gian được bảo hộ, đồng thời muốn các cuộc tranh giành được phân xử công bằng, mới đặc biệt chọn lấy có uy lựcđức độ tôn lên làm vua, và mỗi người dân phải nạp cho vua một phần sáu lợi tức thu được để vua thi hành nghĩa vụ tương xứng với quyền lợi của vua. Đó là nguyên nhân phát sinh ra Quốc VươngQuốc gia (Trường-A-Hàm, quyển 23, Thế-bản-duyên-phẩm, Đại-chính, 1, trang 148; Câu-xá-luận, quyển 12). Đó là nguồn gốc thuyết Quốc gia của Phật giáo, rất nhiều điểm tương tự như thuyết Xã ước của Jean Jacques Rousseau.

Như thế là sự mưu sinh của người Nam Diêm-phù đã được xác định, tuy muốn duy trì chính nghĩa, nhưng vì trong một lúc ý niệm tư dục phát khởi, nên tự mình làm những điều phi nghĩa mà không hay và tệ hại nhất là chính ông vua, bổn phận phải duy trì chính nghĩa, thì trái lại, lại làm cho nhân đau khổ bằng cách đàn ápbóc lột họ. Đền đây, thế giới bắt đầu đi dần vào thời kỳ khinh bạc. Để thích ứng, từ thọ mệnh tám vạn tuổi, cứ một trăm năm giảm đi một tuổi, nhân loại dần dần trở thành đoản mệnh. Cứ thế tội ác càng sâu nặng và tuổi thọ càng giảm bớt cho đến một trăm tuổi tương đương như tuổi thọ chúng ta hiện tại. Nếu chư Phật xuất hiện thì thế gian này vẫn còn có thể được cứu độ (nếu Phật không ra đời thì cứ trăm năm giảm đi một tuổi, nhưng Phật ra đời thì chính pháp thịnh hành, lúc đó tuổi thọ không giảm. Khi nào chính pháp diệt thì tuổi thọ cũng giảm – Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9, Đại-chính, 32, trang 217, trung). Khi chính pháp của Phật dần dần suy vi thì người đời cũng dần dần làm ác, mà trở thành cái gọi là “Ngũ trược ác thế”, lúc đó tuổi thọ của người ta cuối cùng giảm đi chỉ còn mười tuổi (Ngũ trược là: 1-Thọ trược, 2-Kiếp trược, 3-Phiền não trược, 4-Kiến trược, 5-Hữu tình trược – Câu-xá-luận quyển 12). Đó là trạng thái cực ác của trung kiếp thứ nhất trong trụ kiếp (khi thọ tám vạn tuổi thì con người đến năm trăm tuổi mới kết hôn, khi còn mười tuổi thì con gái năm tháng đã lấy chồng – Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 10, Đại-chính, 32, trang 221, hạ; Trường-A-Hàm quyển 22. Trung-kiếp- phẩm; Đại-chính, 1, trang 144, thượng). Con ngườithời kỳ này duy “lấy tóc làm quần áo, duy có dao, gậy làm đồ trang sức” (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9, Đại-chính, 32, trang 217, trung), thường ham ăm ngon lười biếng và hoàn toàn không có tâm nhân nghĩa, đạo đức và không một điều nào trong mười điều ác mà không làm. Do đó mới phát sinh tiểu tam tai: 1-Đao binh, 2-Tật, dịch, 3-Cơ cận.

Đao-binh-tai, là con người hể thấy nhau tức là giận, rồi chém giết tàn hại nhau: tật dịch tai là những bệnh ghê gớm bộc phát; cơ-cân-tai là không có ngũ cốc hay thực vật. Ba tai họa này dĩ nhiên đều có thời gian hạn định. Theo Câu-xá-luận thì đao-binh-tai lâu bảy ngày, tật-dịch-tai bảy tháng bảy ngày, và cơ cận tai bảy năm bảy tháng. Duy có điều là tam tai không phải xảy ra một lúc, mà là hết tiểu kiếp thứ nhất xảy ra tật-bệnh-tai, hết tiểu kiếp thứ hai khởi đao binh tai và hết tiểu kiếp thứ ba phát sinh cơ-cận-tai. Như thế tuy là tuần hoàn (Trường-A-Hàm quyển 12, Trung-kiếp-phẩm; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9), nhưng bất luận loại nào, khi xảy ra, cái thế của nó đều rất mãnh liệt và người Diêm-phù-đề gần như toàn diệt. Theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì cộng cả nam nữ còn lại không đến hơn một vạn người (quyển 9, Đại-chính, 32, trang 220).

Từ đó, con người dần dần lại phát thiện tâm, thấy cần phải thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, làm sống lại cái tâm đồng tính giữa con người, thế gian lại huớng về tăng-kiếp, đạo đứcthọ mệnh dần dần tăng lên cho đến nguyên lượng trước kia là tám vạn tuổi. thời kỳ trở về tám vạn tuổi này, nếu so với kiếp-sơ thì tuy đã đọa lạc, nhưng so với thời kỳ mười tuổi thì đây gần như là một cảnh giới lý tưởng. Con người lúc này chỉ còn phiền bận về bảy thứ là đại tiện, khí lạnh, khí nóng, lòng dâm, đói khát và già lão, ngoài ra không có một thứ bệnh thống nào khác. Đất nước phồn vinh không có giặc, cướp, người ta chỉ làm mười điều lành (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9, Đại-chính, 32, trang 221, thượng). Từ đây, lại trở về giảm kiếp, rồi lại quay trở lại tăng-kiếp, cứ thế trở đi trở lại mười lần; đó tức là hai mươi trung của trụ kiếp (nếu nói một cách nghiêm khắc thì chỉ là mười chín kiếp, vì sợ kiếp chỉ là giảm kiếp và chung kiếp chỉ là tăng-kiếp). Theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì hiện này chính tương đương với giảm kiếp của trung-kiếp thứ chín, do đó, khi kiếp này kết thúc tất cả xảy ra cơ-cận-tai. Kiếp này vẫn còn sáu trăm chín mươi năm (quyển 9, Đại-chính, 32, trang 215, trung).

Tại hai châu Đông Tây cũng có hiện tượng tương tự như tiểu-tam-tai, nhưng Bắc-châu thì hoàn toàn không có sự kiện đó (Câu-xá-luận quyển 22).

5- HOẠI KIẾPKHÔNG KIẾP.

Sau trụ kiếp, thế giới này sẽ dần dần đi đền phá hoại, tức là hoại-kiếp. Kiếp này cũng kéo dài trong hai mươi trung kiếp. Nhưng thời kỳ đại phá hoại này vận hành một cách tự nhiên chứ không liên quan gì đến đạo đức cho nên, đối với sự phá hoại ấy, con người không cảm thấy khổ, trái lại, tinh thần người ta rất hướng thượng, đó là thời kỳ đại phá hoại của thế giới bắt đầu.

Có hai loại phá hoại: một là hữu tình hoại, hai là ngoại khí hoại. Cũng gọi là thú-hoại và giới-hoại. trước hết hữu tình hoại, tức là địa-ngục. Khí thế giới bắt đầu đại phá hoại thì chúng sinh trong địa-ngục tự nhiên phát khởi tâm ăn năn, hết nghiệp tập, được sinh trong cõi người và khoâng phải rơi vào địa-ngục nữa: đó là sự phá hoại địa-ngục, đồng thời, là sự mở màn của hoại kiếp (nếu định nghiệp phải ở địa-ngục thì được dời đến địa-ngục ở cõi khác). Từ đó, ngã quỷ, bàng sinh, v.v… cũng dần dần được sinh trong cõi người, mà cõi ngườiđặc biệt chỉ người Diêm-phù-đề, lại tự phát tâm Bồ-đề tu thiền định, từ Sơ-thiền đến Nhị-thiền, Tam-thiền và khi chết được sinh lên các cõi đó. Người ở các châu Đông, Tây cũng phát tâm hết như vậy mà sinh lên thượng giới (nhưng ở Bắc châu, vì không có tu thiền nên trước hết sinh lên cõi Dục-thiên thứ nhất. Như vậy, nhân gian không còn hữu tình nữa, tức là nhân thú hoại. Cũng thế, ở Lục-dục-thiên, bất luận là đến Sơ-thiền hay dần dần tiến lên thượng giới, đến Nhị-thiền trở xuống, hoàn toàn không còn hữu tình, tức là hữu tình hoại. Thời gian này kéo dài mười chín trung kiếp, đến kiếp sau đó mới là phá hoại vật khí thế giới.

Có ba cách phá hoại vật khí thế giới, đó là: hỏa tai, thủy taiphong tai (không phải cùng xảy ra một lúc). Tựu trung, mặt trờinguyên nhân phát khởi hỏa tai. Lúc đầuhai mặt trời xuất hiện, dần dần tăng lên đến bảy mặt trời, khi ấy tát cả biền hồ đều khô cạn, rồi một trận cuồng phong bộc phát, cuối cùng đốt cháy hết vật khí thế giới lên đến cõi Đại-phạm-thiên-vương: đó là tướng trạng của hỏa tai phá hoại (có thể khảo sát tình hình xung đột giữa địa cầu và thái dương). Cũng thế, khí thủy taiphong tai xảy ra, cái thế lực của chúng cũng rất mãnh liệt. Từ địa giới lấy núi Tu-di làm trung tâm, thủy tai tiến đến Nhị-thiền, phong tai tiến đến Tam-thiền, tất cả đều bị phá hoại, và thế giới chỉ còn là một nơi không hư trống rỗng. Ba tai nạn này gọi là đại-tam-tai.

Nhưng ba tai nạn này không phải cùng phát sinh một lúc, vì bất cứ thế giới phá hoại nào cũng đều có trật tự. Theo Câu-xá-luận (quyển 12) thì trật tự đó như sau: hỏa tai kiếp hoại kết thúc ở lần thứ bảy, lần thứ tám thì thủy tai phát khởi, cũng trở đi trở lại bảy lần, đến lần thứ tám thì phong tai xảy đến, cũng theo thuận tự trên. Nói cách khác, sự chung kết của kiếp hoại theo tỷ lệ: hỏa tai năm mươi sáu lần, thủy tai bảy lần và phong tai một lần. Cứ sáu mươi bốn lần quay đi trở lại gọi là kiếp.

Cái phạm vi của ba tai nạn này cũng không giống nhau, nghĩa là hỏa tai đến Sơ-thiền, thủy tai đến Nhị-thiền và phong tai đến Tam-thiền. Do đó, tuy cũng nói là hoại kiếp, nhưng có hoại đến Sơ-thiền trở xuống, đến Nhị-thiền trở xuống và đến Tam-thiền trở xuống, không nhất định (Du-dà-sư-địa-luận, quyển 2, Đại-chính, 30, 286, trung). Lý do là vì tinh thần tu dưỡng của chúng ta từ Tam-thiền trở xuống, tuy đã rất vi tế nhưng vẫn chưa tránh khỏi dao động: tôi cho rằng thế-giới-quan có lẽ là kết quả của sự quy định này. Còn đệ Tứ-thiền, về mặt tu dưỡng, đã được gọi là cõi bất động, cho nên dù có là cõi đất chăng nữa thì ở đây cũng đã vượt ra ngoài sự phá hoại của tam tai.

Từ đó trở đi trong khoảng hai mươi kiếp là không kiếp. Thế giới này, trong thời gian ấy, chỉ là một cõi không không tịch tịch. Tuy nhiên, theo Phật giáo, trong cõi thái hư này có ba nghìn đại thiên thế giới, nhưng không phải đó là con số tận cùng, mà thế giớivô số. Cho nên, ngoài ba nghìn đại thiên thế giới này ra còn có ba nghìn đại thiên thế giới khác trong đó cũng có hữu tình giới, vật khí giới hoạt động. Như vậy, dĩ nhiên, trong cõi thái hư bao la này không có lúc nào không có thế giới hoại, thế giới sinh động, hoại ở nơi này nhưng sinh động ở chỗ khác.

6- KẾT LUẬN.

Trên đây là thế giới hiện tượng luận của A-tỳ-đạt-ma Phật giáo. Về sau, đến Đại thừa cũng thu dụng thế giới quan này mà không lập riêng thế giới hiện tượng luận nữa,vì cách thuyết minh về vấn đề này đã được hoàn thành một cách đầy đủ trong A-tỳ-đạt-ma rồi. Đây có thể nói toàn thể thế giới quan của Phật giáo.

Song, chúng ta đừng bao giờ quên rằng, thế giới quan trên đây, như đã lập lại nhiều lần, không phải là vật đặc hữu của Phật giáo, mà là sản phẩm đã được lưu hành ở đương thời, Phật giáo chẳng qua chỉ cải biến nó đôi chút mà thôi. Nếu nói một cách nghiêm khắc, thì nó quyết không nhất trí với giáo lý căn bản của Phật giáo, vả lại, có rất nhiều điểm hoàn toàntính cách thế giới quan thần thoại cũng đã được thu dụng.

Tuy vậy, cái đặc trưng rõ rệt nhất của thế giới quan trên đây là ý nghĩa tu dưỡng luân lý, đó là điều đáng nói hơn cả. Chẳng hạn, khi nói đến hoại kiếp của thế giới thì kết hợp tiểu tam tai với sự đồi bại của luân thường và sự khốn khổ của chúng sinh, rồi lấy ngay sự khốn khổ đó làm cơ duyêncải thiện lại xã hội, về phương diện này, thật sự rất có ý nghĩa. Lại như đại-tam-tai, là vì những yếu tố tổ chức sinh lý của ta là thủy, hỏa, phong động dao mà phát sinh, rồi lại giới hạn nó ở Tam-thiền, trở lên, do sức tu dưỡng mà thoát ra ngoài phạm vi của nạn thủy, hỏa, phong. Theo ý nghĩa này nếu coi thế giới quan trên đây như một vấn đề tồn tạinhận xét, thì, dưới con mắt người ngày nay có rất nhiều điểm ấu trĩ, nhưng nếu xữ lý nó như môt vấn đề “đương vi” thì trong đó, đại khái có thể nói cũng hàm chứa rất nhiều điều giáo huấn.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: