- Mục Lục
- Lời Nói Đầu (Tập Một)
- Lời Nói Đầu (Tập Hai)
- Chương Một: Tâm Vương (Citta)
- Chương Hai: Các Loại Tâm Sở
- Chương Ba: Linh Tinh (Pakinnaka)
- Chương Bốn: Lộ Trình Của Tâm (Cittavìthi)
- Chương Năm: Ra Ngoài Loại Hình (Vìthimutta)
- Chương Sáu: Sắc (Rùpa)
- Chương Bảy: Tập Yếu Những Danh Từ Abhidhamma
- Chương Tám: Duyên Khởi Và Duyên Hệ
- Chương Chín: Nghiệp Xứ Hay Đối Tượng Tu Hành
- Phụ Lục: Đối Chiếu Pàli - Việt & Việt - Pàli
ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Tỳ kheo Thích
Minh Châu (dịch và giải)
Viện Đại Học Vạn
Hạnh 1973
CHƯƠNG VII
SAMUCCAYA-SANGAHA-VIBHÀGO:
TẬP YẾU NHỮNG
DANH TỪ ABHIDHAMMA
I. PÀLI VĂN.
- 1)
Dvàsattatividhà vuttà vatthudhammà salakkhanà.
Tesam dàni
yathàyogam pavakkhàmi samuccayam.
2. Akusalasangaho, missakasangaho, bodhipakkhiya - sangaho, sabbasangaho ceti samuccaya-sangaho catubbiddho veditabbo.
II. THÍCH VĂN.
- Dvàsattatividhà: Có 72. Salakkhanà: Hữu tướng. Yathàyogam: Tùy thuộc sự liên hệ. Pavakkhàmi: Tôi sẽ nói. Missakasangaho: Tạp loại tập yếu.
III. VIỆT VĂN.
- 1) 72 pháp đã được nói đến với các tướng của chúng. Nay tôi sẽ nói đến các loại pháp, tùy thuộc sự liên hệ của chúng.
2. Tập yếu các loại pháp cần phải được hiểu có bốn loại: Bất thiện tập yếu, tạp loại tập yếu, Bồ-đề-chi tập yếu, nhứt-thiết tập yếu.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Vatthudhammà, có tất cả là 72 = 1 + 52 + 18 + 1.
- Tất cả 89 tâm xem là 1 pháp, vì tất cả đều có đặc tướng ý thức.
- 52 Tâm-sở được phân biệt riêng, vì mỗi tâm sở có đặc tướng riêng.
- 18 Sắc-pháp được kể riêng, vì chúng sai khác về đặc tướng.
- Nibbàna xem
là một vì đặc tánh của Niết-Bàn là an tịnh.
I. PÀLI VĂN.
- 3) Katham? Akusalasangahe tàva, cattàro àsavà: Kàmàsavo, bhavàsavo, ditthàsavo, avijjàsavo.
4) Cattàro oghà, kàmogho, bhavogho, ditthogho, avijjogho.
5) Cattàro yogà, kàmayogo, bhavayogo, ditthiyogo, avijjàyogo.
6) Cattàro ganthà, abhijjhà kàyagantho, byàpàdo kàyagantho, sìlabbataparàmàso kàyagantho, idamsaccàbhiniveso kàyagantho.
7) Cattàro upàdànà, kàmupàdànam, ditthupàdànam, sìlabbatupàdànam, attavàdupàdànam.
II. THÍCH VĂN.
- Àsavo: Lậu. Oghà: Bạo lưu. Yogà: Ách-phược. Ganthà: Hệ-phược. Upàdàna: Thủ.
III. VIỆT VĂN.
- 3) Như thế nào? Về bất thiện tập yếu, có 4 lậu hoặc tức là Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu
4) Có 4 Bạo lưu: Dục bạo lưu, Hữu bạo lưu, Kiến bạo lưu và Vô minh bạo lưu.
5) Có bốn Ách-phược: Dục ách-phược, Hữu ách-phược, Kiến ách-phược, Vô-minh ách-phược.
6) Có bốn Hệ-phược: Tham thân hệ-phược, Sân thân hệ-phược, Giới cấm-thủ thân hệ-phược, Thử-thực-chấp thân hệ-phược.
7) Có bốn Thủ: Dục thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Ngã kiến thủ.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Àsavà, từ-ngữ-nguyên à + su, là chảy. Các pháp này được gọi vậy là vì chúng tràn ngập tất cả đời sống hay vì chúng tồn tại cho đến Gotrabhù tâm (chuyển-tánh-tâm) trước khi chứng Dự-lưu. Dục lậu chỉ cho sự tham ái các dục vọng. Hữu-lậu chỉ cho tham-ái sắc và vô sắc giới. Kiến lậu: chỉ cho 62 tà kiến như đã kể trong kinh Brahmajàla (Phạm-Võng), và Vô minh lậu: là vô minh đối với Tứ Đế, đời quá khứ, đời vị lai, cả hai đời và đối với Lý Duyên-Khởi. Ogha, từ ngữ nguyên ava + han, nghĩa là hại hay giết. Chúng sanh bị đại thủy trào lôi cuốn, trôi giạt ra ngoài biển khơi và nhận chìm xuống đáy sâu, hoặc bị thương nặng, hoặc bị chết chìm. Cũng vậy, các Oghà này cuốn phăng chúng sanh xuống vực thẳm của ác thú. Yoga, từ ngữ nguyên "yuj" nghĩa là mắc cột vào, những gì cột dính chúng sanh vào bánh xe luân hồi sanh - tử. Ganthà là những gì cột tâm với thân, hay thân này với thân các đời sống khác. Chữ kàya dùng có nghĩa là nhóm, chỉ cả thân và tâm. Upàdànàni, từ ngữ căn upa + à + dà, nghĩa là cho. Ái tột độ là thủ. Do Ái nên mới Thủ. Ái như tên trộm sờ soạng trong đêm tối, Thủ chính là lúc ăn trộm. Ngã-kiến-thủ có đến 20 loại đối với 5 uẩn như sau:
a) ngã với thân
là một,
b) ngã là sở hữu
của thân,
c) ngã ở trong
thân,
d) thân ở trong
ngã.
Cũng vậy, đối
với 4 uẩn còn lại.
I. PÀLI VĂN.
- 8) Cha nìvaranàni: kàmacchandanìvaranam, byàpàdanìvaranam, thìna-middhanìvaranam, uddhacca-kukkuccanìvaranam, vicikicchànìvaranam, avijjànìvaranam.
9) Sattànusaya - kàmaràgànusayo, bhavaràgànusayo, patighànusayo, mànànusayo, ditthànusayo, vicikicchànusayo, avijjànusayo.
II. THÍCH VĂN.
- Nìvaranàni: Các triền-cái. Sattànusayà: Bảy tùy-miên.
III. VIỆT VĂN.
- 8) Có sáu triền-cái: Dục-lậu triền-cái, sân triền-cái, hôn trầm, thụy-miên triền-cái, trạo-hối triền-cái, nghi triền-cái, vô-minh triền-cái.
9) Có bảy Tùy-miên: Dục-ái tùy-miên, Hữu-ái tùy-miên, Sân tùy-miên, Mạn tùy-miên, Kiến tùy-miên, Nghi tùy-miên, vô minh tùy-miên.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Nìvaranàni, từ
ngữ-căn Nì + Var, nghĩa là ngăn che chướng ngại. Sở dĩ gọi vậy vì các pháp này
chướng ngại trên con đường tiến tới Niết-Bàn an lạc. Thường chỉ có 5 triền-cái
mà thôi, vô-minh triền-cái được bỏ ra ngoài. Dục-lậu được ví như nước có nhiều
màu sắc, sân ví như nước sôi, thụy-miên được ví như nước có nhiều rong rêu,
trạo-hối được ví như nước bị gió giao động và nghi được ví như nước đục. Các
triền-cái này được các thiền làm cho tạm ngưng. Chúng chỉ được trừ diệt hoàn
toàn khi chứng 4 quả Thánh. Nghi được trừ diệt khi chứng Dự-Lưu. Ái-Dục, Sân và
Hối được trừ diệt khi chứng Bất-Lai. Thụy - miên, hôn-trầm, và trạo-cử được trừ
diệt khi chứng quả A-La-Hán. Anusaya: Tùy-miên, từ ngữ - căn Anu + ssi, nghĩa
là nằm xuống, ngủ nghỉ, những gì nằm yên và khi có nhân-duyên sẽ khởi lên vì
chưa được diệt trừ. Tất cả phiền-não là Anusaya, nhưng chỉ có bảy là mạnh nhất.
I. PÀLI VĂN.
- 10. Dasa samyojanàni-kàmaràgasamyojanam, rùparàgasamyojanam, arùparàgasamyojanam, patighasamyojanam, mànasamyojanam, ditthisamyojanam, sìlabbata-paràmàsasamyojanam, vicikicchàsamyojanam, uddhaccasamyojanam, avijjàsamyojanam, suttante.
11) Aparàni dasa samyojanàni - kàmaràga - samyojanam, bhavaràgasamyojanam, patighasamyojanam, mànasamyojanam, ditthisamyojanam, sìlabbataparàmàsasamyojanam, vicikicchà-samyojanam, issàsamyojanam, macchariyasamyojanam, avijjàsamyojanam, Abhidhamme.
12) Dasa kilesà: lobho, doso, moho, màno, ditthi, vicikicchà, thìnam, uddhaccam, ahirikam, anottappam.
II. THÍCH VĂN.
- Samyojanam: Kiết-sử Kilesà: Phiền-não.
III. VIỆT VĂN.
- 10) Theo Kinh-Tạng, có 10 kiết-sử như sau: Dục ái kiết-sử, Sắc ái kiết sử, Vô sắc ái kiết-sử, Sân kiết sử, Mạn kiết-sử, Kiến kiết-sử, Giới-cấm-thủ kiết-sử, Nghi kiết-sử, Trạo-cử kiết-sử, Vô minh kiết-sử.
11) Theo A-Tỳ-Đàm Tạng, có 10 kiết-sử khác nữa như sau: Dục ái kiết-sử, Hữu ái kiết-sử, Sân kiết-sử, Mạn kiết-sử, Kiến kiết-sử, Giới cấm-thủ kiết-sử, Nghi kiết-sử, Tật kiết-sử, Xan kiết-sử, Vô minh kiết-sử.
12) Có 10 phiền não: Tham, sân, si, mạn, kiến, nghi, thụy miên, trạo-cử, vô tàm, vô quý.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Samyojana từ ngữ căn Sam + yuj, nghĩa là cột lại. Các pháp này trói buộc chúng sanh vào bánh xe luân-hồi sanh-tử. Kilesa: là những pháp làm ái-nhiễm và hành-hạ tâm trí. Đồ-biểu sau đây sẽ nêu rõ các phiền-não được sắp loại theo các pháp bất thiện mới được đề cập.
|
|
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
(e) |
(f) |
(g) |
(h) |
(i) |
1. Lobha (Tanhà): Ái |
9 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
2. Ditthi: Tà kiến |
8 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
|
+ |
+ |
+ |
3. Avijjà (moha): Vô minh, si |
7 |
+ |
+ |
+ |
|
|
+ |
+ |
+ |
+ |
4. Patigha (Dosa): Hận, sân |
5 |
|
|
|
+ |
|
+ |
+ |
+ |
+ |
5. Vicikicchà (Kankhà): Nghi |
4 |
|
|
|
|
|
+ |
+ |
+ |
+ |
6. Màna: Mạn |
3 |
|
|
|
|
|
|
+ |
+ |
+ |
7. Uddhacca: Trạo cữ |
3 |
|
|
|
|
|
+ |
|
+ |
+ |
8. Thìna: Thụy miên |
2 |
|
|
|
|
|
+ |
|
|
+ |
9. Kukhucca: Hối quá |
1 |
|
|
|
|
|
+ |
|
|
|
10. Middha: Hôn trầm |
1 |
|
|
|
|
|
+ |
|
|
|
11. Ahirika: Vô tàm |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
+ |
12. Anottappa: Vô quý |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
+ |
13. Issà: Tật |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
+ |
|
14. Maccharya: Xan lẫn |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
+ |
|
(a)
Àsava (Lậu hoặc)
(b) Ogha (Bạo lưu)
(c) Yogà (Ách
phược)
(d) Ganthà (Hệ
phược)
(e) Upàdàna (Thủ)
(f) Nìvarana (Triền
cái)
(g) Anusaya (Tùy
miên)
(h) Samyojana (Kiết
sử)
(i) Kilesà (Phiền
não)
I. PÀLI VĂN.
- 13) Àsavàdisu panettha kàmabhavanàmena tabbatthukà tanhà adhippetà, sìlabbataparàmàso, idamsaccàbhiniveso, attavàdo ti ca tathà pavattam ditthigatameva pavuccati.
14) Àsavoghà ca
yogà ca tayo ganthà ca vatthuto,
Upàdàmà duve vuttà
attha nìvaranà siyum,
Chalevànusayà
honti nava samyojanà matà,
Kilesà dasa
vuttoyam navadhà pàapasangaho.
II. THÍCH VĂN.
- Tabbatthukà: Y-cứ trên chúng. Adhippetà: Có nghĩa. Pavattam: Chuyển-khởi, liên-hệ. Ditthigatam: Tà-kiến. Vatthuto: Theo căn bản. Matà: Cần được hiểu.
III. VIỆT VĂN.
- 13) Ở nơi đây, đối với các loại ác pháp như lậu hoặc, hữu v.v... danh-từ Dục-ái và Hữu-ái có nghĩa là tham-ái y cứ trên chúng. Cũng như vậy, giới - cấm - thủ, thử-thực-chấp ngã-kiến có nghĩa là Tà kiến liên-hệ ở nơi đây.
14) Theo căn bản, chỉ có ba lậu hoặc, ba bạo lưu, ba ách-phược, ba hệ-phược. Thủ chỉ có hai và Triền-cái có tám. Tùy miên có sáu và kiết-sử cần hiểu chỉ có chín. Phiền-não có mười. Như vậy, các ác-pháp tổng-hợp có chín loại.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Trong danh-từ các ác-pháp, chữ kàma chỉ cho Dục-giới và Bhava chỉ cho Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Lobha gồm cả Dục-ái và Hữu-ái. Sắc-giới-ái và Vô-sắc-giới-ái là Bhavatanhà (Hữu-ái). Giới-cấm-thủ, Thử-thực-chấp và Ngã-kiến-thủ bao-hàm nghĩa tà-kiến. Cả Kàmàsava và Bhavàsava có nghĩa lobha. Sự thực, chỉ có ba àsavà, ba oghà, ba yogà và ba ganthà. Cũng vậy, chỉ có hai upàdànà theo nghĩa lobha và ditthi.
Khi thìna-middha và uddacca-kukkucca xem như là bốn tâm-sở, thời Nìvaranà có tám. Khi Kàmaràga và bhavaràga được hợp thành tanhà, thì anusayà chỉ có sáu. Mười samyojanà, theo Kinh Tạng chỉ còn bảy, khi Kàmaràga, rùparàga, arùparàga hợp lại thành lobha, và ditthi cùng sìlabbataparàmàsa hợp lại thành ditthi. Mười sanyojanà được xem là tám khi kàmaràga và bhavaràga hợp lại thành lobha, và ditthi cùng sìlabbataparàmàso hợp lại trong ditthi. Các kilesà chỉ có 10. Như vậy, 14 loại Bất thiện tâm sở hiện ra theo mức độ khác nhau trong chín loại Bất thiện pháp. Lobha chung cho tất cả.
MISSAKO SANGAHO: TẠP LOẠI TẬP - YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 15) Missakasangahe cha hetù: Lobho, doso, moho, àlobho, adoso, amoho.
16) Satta jhànangàni: vitakko, vicàro, pìti, ekaggatà, somanassam domanassam, upekkhà,
17) Dvàdasa maggangàni: sammàditthi, sammàsan kappo, sammàvàcà, sammàkammanto, sammà-àjìvo, sammàvàyàmo, sammàsati, sammàsamàdhi, micchà ditthi, micchàsankappo, micchàvàyàmo, micchàsamàdhi.
II. THÍCH VĂN.
- Missakasangahe: Trong tạp loại tập yếu. Maggangàni: Đạo-chi.
III. VIỆT VĂN
- 15) Trong tạp loại tập yếu, có sáu nhân là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si.
16) Có bảy thiền-chi là tầm, tứ, hỷ, nhứt tâm, hoan-hỷ, ưu, xả.
17) Có 12 Đạo-chi là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh-tấn, chánh niệm, chánh định, tà kiến, tà tư-duy, tà tinh-tấn, tà định.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Missakasangaho: Tạp loại tập-yếu. Sở dĩ gọi vậy vì ở đây, thiện (kusala), bất thiện (akusala) và vô ký (avyàkata) đều bao hàm tất cả.
Jhànanga: jhàna có nghĩa là đốt cháy sự đối kháng của các triền-cái hay chú tâm sát trên đối tượng. Cả hai nghĩa được áp dụng trong cảnh giới thiền, do chú tâm chứng được.
Maggangàni: Đạo-chi, nghĩa là những pháp đưa đến Thiện-thú, ác-thú hay Niết-Bàn (Sugati-duggatìnam nibbànassa ca abhimukham pàpanto maggà). Trong 12 thiền-chi, 4 thiền-chi sau cùng đưa đến ác-thú. Các thiền-chi còn lại đưa đến Thiện-thú và Niết-Bàn. Khi nói đến 12 Đạo-chi (maggangàni), thật sự chỉ nói đến 9 Tâm-sở đã khởi lên với một số Tâm. Trong 4 Bất-Thiện-đạo-chi, tà kiến có nghĩa là Bất-thiện ditthicetasika (kiến-tâm-sở); tà tư-duy, tà tinh-tấn, và tà nhứt-tâm có nghĩa là vitakka, vàyàma và ekaggatà cetasikà được tìm thấy trong các Bất thiện-tâm.
Chánh tri-kiến
có nghĩa là Pannà cetasika; chánh tư-duy, chánh tinh-tấn, chánh niệm và chánh
nhứt-tâm là Vitakka, vàyàma, sati và ekaggatà cetasika được tìm thấy trong
thiện và vô-ký-tâm. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là ba Viriti
(Thiết-chế tâm-sở), được tìm thấy đồng một lần trong các siêu-thế-tâm hay riêng
biệt trong các Dục-giới Thiện-tâm và Dị-thục-tâm. Cả tám Đạo-chi đều được tìm
thấy đồng một lần chỉ trong tám Siêu-thế-tâm. Nói đến 8 chánh-đạo là nói đến tám
thiện đạo chi ở đây.
I. PÀLI VĂN.
- 18) Bàvìsatindriyàni - cakkhundriyam, sotindriyam, ghànindriyam, jivhindriyam, kàyindriyam, itthindriyam, purisindriyam, jìvitindriyam, manindriyam sukhindriyam dukkhindriyam, somanassindriyam, domasassindriym upekkhindriyam, saddhindriyam, viriyindriyam, satindriyam, samàdhindriyam, pannindriyam, anannàtannassàmìtindriyam, annindriyam, annàtàvindriyam.
II. THÍCH VĂN.
- Anannàtannassàmìtindriyam: Vị trí đương-tri căn. Annindriyam: Dĩ-tri căn. Annàtàvindriyam: Cụ tri căn.
III. VIỆT VĂN.
- 18) Có 12 căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tấn căn, miện căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Indriya: Căn,
sở dĩ gọi vậy vì chúng có khả năng chi phối các đối tượng liên hệ. 5 căn đều
thuộc 5 giác quan đã nói đến trước. Căn thứ 6 và căn thứ 7 gọi là bhavindriya
hay tánh căn. Mạng căn gồm cả danh mạng căn và sắc mạng căn. Căn số 10, 11, 12,
13 và 14 thuộc 15 loại thọ. Căn số 15, 16, 17, 18 và 19 vừa là căn vừa là lực,
vì chúng chi phối những pháp câu hữu, vừa điều phục các pháp đối lập. Ba căn cuối
rất quan hệ và thuộc siêu-thế. Cụ-tri-căn chỉ Niết-Bàn. Khi chứng quả thứ nhất,
Dự-Lưu, 4 Đế được giác ngộ lần đầu tiên và vì vậy Dự-Lưu đạo trí được gọi là Vị
tri đương tri căn. 6 trí chặng giữa từ Dự-Lưu quả-trí đến A la hán đạo trí được
gọi là Dĩ-tri-căn. Vì trí-tuệ được tìm thấy trong tất cả 7 siêu-thế-tâm chế-ngự
37 trợ-đạo-phẩm câu-hữu, nên gọi là Indriya. Một vị A la hán được gọi là
Annàtàvì, vì vị này đã giác ngộ hoàn toàn 4 Đế. Căn cuối cùng chỉ cho trí-tuệ
vô-thượng của A la hán quả.
I. PÀLI VĂN.
- 19) Nava balàni: saddhà-balam, viriyabalam, satibalam, samàdhibalam, pannà-balam, hiribalam, ottappabalam, ahirikabalam, anottappabalam.
20) Cattàro adhipati-chandàdhipati, cittàdhipati, viriyàhipati, vìmamsà-adhipati.
21) Cattàro àhàrà-kabalìkàro àhàro, phasso dutiyo, manosancetanà tatiyà, vinnànam catuttham.
II. THÍCH VĂN.
- Bala: Lực. Adhipati: Tăng-thượng. Àhàra: Thực.
III. VIỆT VĂN.
- 19) Có chín lực: Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, quý lực, vô tàm lực, vô quý lực.
20) Có bốn tăng-thượng: Dục tăng thượng, Tâm tăng thượng, Tinh tấn tăng thượng, Tư duy tăng thượng.
21) Có bốn đồ ăn: Đoàn thực, xúc thực là thứ hai, tư thực là thứ ba, thức thực là thứ tư.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 19) Chín lực (bala), được gọi vậy vì chúng không bị chi phối bởi những lực lượng đối lập và vì chúng tăng cường cho các pháp câu hữu. 7 pháp đầu thuộc thiện pháp, hai pháp sau thuộc bất thiện pháp.
Adhipati: Tăng thượng. Adhipati khác với căn. Tăng thượng có thể ví như một quốc vương, cầm đầu mọi bộ trưởng. Indiya (căn) được xem như các bộ trưởng cầm đầu bộ riêng của mình nhưng không can thiệp vào các bộ khác. Như nhãn căn chỉ chi phối các sắc pháp chớ không can thiệp vào đối tượng của nhĩ căn. Còn Ahipati thời chi phối mọi pháp câu hữu. Không hai Adhipati đồng khởi và chi phối một lần. Trái lại, các căn có thể đồng khởi.
Cittàdhipati chỉ cho Javana citta (tốc hành tâm).
Vìmamsàdhipati chỉ cho Tuệ căn (pannindriya).
Àhàra: Đoàn thực nuôi dưỡng thân-thể, xúc thực nuôi dưỡng 5 món cảm thọ.
Tư thực chỉ cho các tư tâm sở có mặt trong 29 Thiện và bất thiện Dục giới, sắc giới, vô-sắc-giới tâm. Các tâm này nuôi dưỡng hay tạo ra tái-sanh trong ba giới.
Thức thực chỉ cho Patisandhi vinnàna (Kiết-sanh-thức) đã nuôi dưỡng nàmarùpa (Danh-sắc) đã khởi tiếp tục theo. Có 19 loại kiết sanh thức. Đối với vô tưởng giới, thức thực chỉ nuôi dưỡng sắc pháp; Đối với Vô sắc giới, chỉ nuôi dưỡng danh-pháp. Trong các đời sống có 5 uẩn, thức-thực nuôi dưỡng các tâm pháp, sắc pháp.
I. PÀLI VĂN.
- 22) Indriyesu panettha sotàpattimagganànam anannàtannassàmitindriyam, arahattaphalanànam annàtàvindriyam. Majjhe cha nànàni annindriyànìti vuccati. Jìvitindriyam ca rùpàrùpavasena duvidham hoti.
23) Pancavinnànesu jhànangàni, aviriyesu balàni, ahetukesu maggangàni na labbhanti. Tathà vicikicchàcitte ekaggatà maggindriyabalabhàvam na gacchati. Dvihetukatihetukajavanesveva yathàsambhavam adhipati ekova labbhati.
II. THÍCH VĂN.
- Dvihetuka: Nhị nhân. Tihetuka: Tam nhân. Ekova: chỉ có một.
III. VIỆT VĂN.
- 22) Nay trong các căn, vị tri đương tri căn tức là Dự lưu đạo trí, và Cụ tri căn tức là A la hán quả trí. Trong các căn ở giữa, Dĩ tri căn tức là 6 trí. Mạng căn gồm cả hai sắc mạng căn và Danh mạng căn.
23) Các Thiền chi không thể tìm được trong 5 thức, các lực không thể tìm được trong các tâm không tinh tấn, các Đạo chi không thể tìm được trong các vô nhân tâm; cũng vậy, trong nghi tâm, nhứt tâm không thể trở thành Đạo chi, căn hay lực. Trong 4 Tăng Thượng (Dục, tâm, tinh tấn, tư duy) chỉ một Tăng thượng được chứng một lần, tùy theo trường hợp, chỉ ở trong các tâm, thuộc nhị nhân hay tam nhân tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Không có một
Thiền chi nào trong 10 thức vì sự cảm thọ rất yếu và ý thức đối tượng không có.
Các tâm không tinh tấn và 16, tức 10 thức tâm, 2 tiếp thọ tâm, 3 Suy đạc tâm,
và ngũ môn hướng tâm. Nhứt tâm trong các tâm này không được cho mạnh. Vô nhân
tâm có 18. Nhứt tâm trong Nghi tâm giúp tâm trí được thăng bằng, nhưng không
mạnh. Không có Adhipati trong vô nhân tâm và nhứt nhân tâm. Sự thật, chỉ có 5
Thiền chi và 3 cảm thọ có thể xem như một; Đạo chi chỉ có 9 vì tà tư duy, tà
tinh tấn và nhứt tâm được gồm vào trong Tầm, tinh tấn và nhứt tâm. Các căn chỉ
có 16 khi 5 cảm thọ xem như một và ba siêu thế tâm được nhập vào Tuệ căn.
I. PÀLI VĂN.
- 24) Cha hetù
panca jhànangà maggangà nava vatthuto.
Solasindriyadhammà
ca baladhammà naverit.
Cattàrodhipati
vuttà tathàhàrà ti sattadhà.
Kusalàdisamàkinno
vutto missakasangaho.
II. THÍCH VĂN.
- Vatthuto: Về sở-y. Samàkinno: Được kê-khai. Vutto: Nói đến. Naverità: (Nava) erità: Được diễn tả.
III. VIỆT VĂN
- 24) Trên thực
tế, 6 nhân, 5 thiền chi, 9 Đạo chi, 16 căn và 9 lực lượng diễn tả. Cũng vậy, 4
tăng thượng và 4 Thực được nói đến. Như vậy, Tạp loại tập yếu được kê khai theo
bảy loại như thiện v.v...
I. PÀLI VĂN.
- 25) Bodhipakkhiyasangahe cattàro satipatthanà kàyànupassanà-satipatthànam, vedanànupassanà-satipatthànam, cittànupassanà-satipatthànam, dhammànupassanàsatipatthànam.
26) Cattàro samappadhànà-uppannànam pàpakànam dhammànam pahànàya vàyàmo, anuppannànam pàpakànam dhammànam anuppàdàya vàyàmo, anupannànam kusalànam dhammànam uppàdàya vàyàmo, uppannànam kusalànam dhammànam bhiyyobhàvàya vàyàmo.
II. THÍCH VĂN.
- Bodhipakkhiyasangahe: Bồ-đề-phần tập-yếu. Kàyànupassanà-satipatthànam: Thân quán niệm xứ Vàyàmo: Tinh-tấn. Bhiyyobhàvàya: Làm cho tăng trưởng.
III. VIỆT VĂN.
- 25) Trong Bồ-đề-phần tập yếu có bốn Niệm xứ tức là Thân quán niệm xứ, Thọ quán niệm xứ, Tâm quán niệm xứ, Pháp quán niệm xứ.
26) Có bốn chánh - cần tức là tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn không cho sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn làm cho sanh các thiện pháp chưa sanh và tinh tấn làm cho tăng trưởng các thiện pháp đã sanh.
IV. THÍCH NGHĨA.
-
Bodhipakkhiya: Bodhi là Bồ đề, nghĩa là giác ngộ. Pakkhiya: có nghĩa là phần,
thuộc về. Satipatthàna: Niệm xứ. Sati là niệm, giác tĩnh hay chú tâm. Patthàna
là đặt vào, áp vào, cơ bản, nền tảng. Các niệm xứ này hướng đến phát triển chỉ
và quán. Mỗi niệm xứ có một mục đích riêng. Do quán bốn đối tượng này, các niệm
bất tinh, khổ, vô - thường, vô - ngã được tăng - trưởng và các niệm tham - ái,
cầu dục lạc, thường còn và hữu ngã được diệt trừ. Có thể chia các đối - tượng
của Bốn Niệm xứ theo Danh (Nàma) và Sắc (Rùpa). Đối tượng đầu thuộc Sắc, vì hơi
thở cũng được xem là Sắc pháp. Đối tượng thứ hai và thứ ba thuộc cảm thọ và tâm
tư, thuộc Danh pháp. Và đối tượng thứ tư, Dhamma (Pháp) gồm cả Danh và Sắc.
Sammappadhànà: 4 chánh - cần, tức là tinh - tấn.
I. PÀLI VĂN.
- 27) Cattàro iddhipàdà-chandiddhipàdo, cittiddhipàdo, viriyiddhipàdo, vìmansiddhipàdo.
28) Pancindriyàni-saddhindriyam, viriyindriyam, satindriyam, samàdhindriyam, pannindriyam.
29) Panca balàni - saddhà balam, viriyabalam, satibalam, samàdhibalam, pannàbalam.
II. THÍCH VĂN.
- Iddhipàdà: Như ý túc.
III. VIỆT VĂN.
- 27) Có 4 như ý túc: Dục như ý túc, Tâm như ý túc, Cần như ý túc và Quán như ý túc.
28) Có 5 căn: Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn.
29) Có 5 lực: Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Iddhipàda là
phương tiện để thực hiện mục đích của mình. Cả 4 như ý túc này thuộc Siêu thế
giới. Chanda là Dục-tâm-sở. Cần như ý túc thuộc 4 chánh cần. Citta: thuộc Siêu
thế tâm và Vìmansà là Tuệ tâm-sở thuộc Siêu thế-giới. 4 Tâm sở này chỉ được gọi
là Như ý túc khi được khởi lên trong Siêu thế giới.
I. PÀLI VĂN.
- 30) Satta bojjhangà: Satisambojjhango, dhammavicayasambojjhango, viriyasambojjhango, pìtisambojjhango, passaddhisambojjhango, samàdhisambojjhango, upekkhàsambojjhango.
31) Attha maggangàni: Sammàditthi, sammàsankappo, sammàvàcà, sammàkammanto, sammààjìvo, sammàvàyàmo, sammàsati, sammàsamàdhi.
32) Ettha pana cattàro satipatthànà ti sammàsati ekà va pavuccati, tathà cattàro sammappadhànà tica sammàvàyàmo.
II. THÍCH VĂN.
- Bojjhango: Giác chi. Dhammavicaya: Trạch pháp.
III. VIỆT VĂN.
- 30) Có bảy giác chi: Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh-tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh-an giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.
31) Có Tám Đạo chi: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
32) Ở nơi đây, 4 Niệm xứ được xem là một chánh niệm; cũng vậy, 4 chánh cần được xem là chánh tinh-tấn.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Sambojjhanga:
Sam là Thiện, tốt đẹp. Bodhi: Bồ-đề, giác. Anga: Chi-phần. Dhammavicaya: nghĩa
là thấy Tâm và Sắc như chơn, đúng với sự thực. Passaddhi: là khinh-an, tâm
khinh-an và tâm-sở khinh-an. Upekkhà, không có nghĩa là thản nhiên, mà có nghĩa
là tâm trí bình tĩnh, thăng bằng đối với sự vật. Dhammavicaya, viriya và pìti
chống với thìna-middha; passaddhi, Sàmàdhi và Upekkhà chống với Uddhacca.
Sammàditthi: Chánh tri-kiến là sự hiểu biết về lý Tứ Đế. Sammàsankappo: Chánh
Tư-duy, đây là Vitakka (Tầm tâm-sở) đưa tâm hướng đến Niết-Bàn, diệt trừ Kàma
(Dục lạc) Vyàpàda (Sân) và himsà (Hại tâm) bằng cách tu hành Nekkhamma (ly
dục), Avyàpàda (vô sân) và Avihimsà (vô hại).
I. PÀLI VĂN.
- 33) Chando
cittamupekkhà ca saddhàpassaddhipìtiyo.
Sammàditthi ca
sankappo vàyàmo viratittayam
Sammàsati
samàdhìti cuddasete sabhàvato
Sattatimsappabhedena
sattadhà tattha sangaho.
II. THÍCH VĂN.
- Sabhàvato: Theo tự-tánh. Guddasa: 14. Sattatimsa: 37.
III. VIỆT VĂN.
- 33) Như vậy, Tập yếu chia theo 7 loại, gồm có 37 pháp, được chia thành 14 pháp như sau, theo tự tánh của chúng: Dục, Tâm, Xả, Tín, Khinh-an, Hỷ, Chánh kiến, Tư duy, Tinh-tấn, ba Tiết chế, Chánh niệm và Chánh định.
IV. THÍCH
NGHĨA.
- Như vậy, 37 danh
từ nêu trên được diễn tả theo 7 loại như sau:
i) Satipàtthàna (Niệm xứ): |
4 |
ii) Sammappadhàna (Chánh cần): |
4 |
iii) Iddhipàda (Như ý-túc): |
4 |
iv) Indriya (Căn): |
5 |
v) Bala (Lực): |
5 |
vi) Bojjhanga (Bồ-đề phần): |
7 |
vii) Magganga (Đạo-chi): |
8 |
Tổng cộng: |
37 |
Nay 4 Niệm xứ xem như 1 Chánh niệm, và 4 Chánh cần như 1 Chánh niệm, thành thử thật sự chỉ có 14 Pháp như sau:
i) Satipatthàna (Niệm xứ): Sammàsati (Chánh niệm): |
1 |
ii) Sammappadhàna (Chánh cần) = Sammàvàyàmo (Chánh tinh tấn): |
1 |
iii) Iddhipàda (Như ý túc) = Dục, Tâm, Quán: |
3 |
iv) Indriya (Căn) = Tín, Định: |
2 |
v) Bala (Lực) : |
0 |
vi) Bojjhanga (Bồ-đề phần) = Hỷ, khinh an, xả: |
3 |
vii) Magganga (Đạo-chi) = Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tư duy: |
4 |
Tổng cộng: |
14 |
I. PÀLI VĂN.
- 34) Sankappa
- passaddhi ca pìtupekkhà, Chando ca cittam viratittayan ca,
Navekatthànà
viriyam navattha
Sati, samàdhi catu
panca pannà;
Saddhà
dutthànuttamasattatimsa,
Dhammànameso
pavaro vibhàgo.
35) Sabbe
lokuttare honti na và sankappapìtiyo
Lokiye
piyathàyoyam chabbisuddhippavattiyam.
II. THÍCH VĂN.
- Nava: 9. Ekatthànà: Một lần. Dutthànà: Hai lần. Uttama sattatimsa: 37 thượng pháp. Pavaro: Tối thượng. Vibhàgo: Sự phân loại. Yathàgogam: Tùy theo trường hợp. Chabbisuddhi: 6 loại thanh tịnh. Pavattiyam: Trong khi thực hành, trong sự diễn tiến.
III. VIỆT VĂN.
- 34) Sự phân loại tối thượng của 37 pháp tối thượng này được chia như sau: Tư-duy, Khinh-an, Hỷ, Xả, Dục, Tâm và ba tiết chế, 9 pháp này được nói đến một lần; Tinh-tấn, 9 lần; Niệm 8 lần; Định, 4 lần; Tuệ, 5 lần và Tín 2 lần.
35) Tất cả những pháp này, trừ đôi khi Tư-duy và Hỷ, khởi lên trong Siêu thế tâm, và cũng trong Thế giới, tùy theo trường hợp, trong sự diễn-tiến của 6 loại Thanh tịnh (Visuddhi).
IV. THÍCH NGHĨA.
a). 9 pháp sau đây được nói đến một lần: Chánh Tư-duy, Khinh-an giác-chi, Hỷ giác-chi, Xả giác-chi, Dục như ý túc, Tâm như ý túc, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.
b) Tinh-tấn được nói đến 9 lần: 4 chánh cần, Tinh-tấn như ý túc, Tinh-tấn căn, Tinh-tấn lực, Tinh-tấn giác chi, Chánh Tinh-tấn.
c) Niệm được nói đến 8 lần; 4 Niệm xứ, Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác-chi, Chánh niệm.
d) Định được nói đến 4 lần: Định căn, Định lực, Định giác-chi, Chánh định.
e) Tuệ được nói đến 5 lần: Quán như ý túc, Tuệ căn, Tuệ lực, Trạch pháp, Chánh tri-kiến.
f) Tín được nói đến 2 lần: Tín căn và Tín lực.
Khi chứng được Siêu-thế-tâm thuộc Đệ Nhị thiền không có tầm (Vitakka). Khi chứng được Siêu-thế-tâm thuộc Đệ Tam thiền, Đệ Tứ thiền, thì không có Hỷ. 37 pháp này cùng khởi một lần trong Siêu-thế-tâm, nhưng trong các giới khác, chúng khởi lên riêng biệt.
|
|
|
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
(e) |
(f) |
(g) |
1 |
Viriya: Tinh-tấn |
9 |
|
+4 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
2 |
Sati: Niệm |
8 |
+4 |
|
|
+ |
+ |
+ |
+ |
3 |
Pannà: Tuệ |
5 |
|
|
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
4 |
Samàdhi: Định |
4 |
|
|
|
+ |
+ |
+ |
+ |
5 |
Saddhà: Tín |
2 |
|
|
|
+ |
+ |
|
|
6 |
Sankappa: Tư-duy |
1 |
|
|
|
|
|
|
+ |
7 |
Passaddhi: Khinh-an |
1 |
|
|
|
|
|
+ |
|
8 |
Pìti: Hỷ |
1 |
|
|
|
|
|
+ |
|
9 |
Upekkhà: Xả |
1 |
|
|
|
|
|
+ |
|
10 |
Chanda: Dục |
1 |
|
|
+ |
|
|
|
|
11. |
Citta: Tâm |
1 |
|
|
+ |
|
|
|
|
12 |
Sammàvàcà: Chánh ngữ |
1 |
|
|
|
|
|
|
+ |
13 |
Sammàkammanto: Chánh nghiệp |
1 |
|
|
|
|
|
|
+ |
14 |
Sammà àjìvo: Chánh mạng |
1 |
|
|
|
|
|
|
+ |
SABBASANGAHO -
TỔNG QUÁT TẬP YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 36) Sabbasangahe pancakkhandhà-rùpakkhandho, vedanàkkhandho, sannàkkhandho, sankhàrakkhandho, vinnànakkhandho.
37)Pancupàdànakkhandhà: Rùpupàdànakkhandho, vedanupàdànakkhandho, sannupàdànakkhandho, sankhàrupàdànakkhan dho, vinnànupàdànakkhandho.
38)Dvàdasàyatanàni - cakkhàyatanam, sotàyatanam, ghànàyatanam, jivhàyatanam, kàyàyatanam, manàyatanam, rùpàyatanam, saddàyatanam, gandhàyatanam, rasàyatanam, photthabbàyatanam, dhammàyatanam.
II. THÍCH VĂN.
- Sabbasangahe: Tập yếu tổng quát.
III. VIỆT VĂN.
- 36) Trong tập yếu tổng quát, có 5 uẩn: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn.
37) Có 5 thủ-uẩn: Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn.
38) Có 12 xứ: Nhãn xứ, Nhĩ xứ, Tỷ xứ, Thiệt xứ, Thân xứ, Ý xứ, Sắc xứ, Thanh xứ, Hương xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Pháp xứ.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Khandha: nghĩa là uẩn, nhóm họp. Đức Phật chia chúng sanh thành 5 uẩn. Tất cả sắc-pháp quá khứ, hiện tại và vị lai đều chung gọi là Rùpakkhandha. Ở đây danh từ Sankhàra (Hành) được dùng theo nghĩa đặc biệt. Trong 52 tâm-sở, trừ thọ và tưởng-tâm-sở, còn lại 50 tâm-sở, được chung gọi là Hành (Sankhàra).
Upàdànakkhandha: Thủ uẩn, sở dĩ gọi vậy vì chúng trở thành đối tượng để nắm giữ, ôm ấp. Tám siêu-thế-tâm và các tâm-sở câu hữu, cùng 10 sắc-pháp không do nghiệp sanh, không được xem là Thủ uẩn.
Cakkhàyatana: nhãn xứ, chỉ cho tịnh sắc căn của con mắt.
Manàyatana: Ý
xứ đây không có một căn đặc biệt cho ý như các căn khác. Chữ ý xứ đây chỉ cho
manadvàràvajjana (ý môn hướng tâm) cùng với Bhavangupaccheda (Hữu phần dừng
nghỉ).
I. PÀLI VĂN.
- 39) Atthàrasa dhàtuyo: Cakkhudhàtu, sotadhàtu, ghànadhàtu - jivhàdhàtu, kàya-dhàtu, rùpa-dhàtu, saddadhàtu, gandha-dhàtu, rasa-dhàtu, phottabba-dhàtu, cakkhuvinnàna-dhàtu, sotavinnànadhàtu, ghànavinnànadhàtu, jivhàvinnàna-dhàtu, kỳyavinnànadhàtu, manodhàtu, dhammadhàtu, manovinnàna-dhàtu.
40) Cattàri ariyasaccàni: dukkham ariyasaccam, dukkhasamudaya ariyasaccam, dukkhanirodham ariyasaccam, dukkhanirodhagàminìpatipadà ariyasaccam.
41. Ettha pana cetasika - sukhumarùpa - nibbànavasena ekùnasattati dhammà dhammàyatanam, dhammadhàtù ti ca sankham gacchanti. Manàyatananameva sattavinnànadhàtu-vasena bhijjati.
II. THÍCH VĂN.
- Sukkhumarùpa: Tế sắc. Ekùnasattati: 69. Bhijjati: Chia chẻ, bị đổ bể.
III. VIỆT VĂN.
- 39) có 18 giới. Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỷ giới, Thiệt giới, Thân giới, Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới, Nhãn thức giới, Nhĩ thức giới, Tỷ thức giới, Thiệt thức giới, Thân thức giới, Ý giới, Pháp giới, Ý thức giới.
40) Có 4 Thánh-đế: Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, Khổ diệt đạo thánh đế.
41) Ở đây 69 pháp gồm có tâm-sở, tế-sắc và Niết-Bàn được xem họp thành pháp-xứ và pháp-giới. Chỉ có ý xứ được chia thành 7 thức giới.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Dhàtu có
nghĩa là cái gì mang theo đặc tánh của mình. Dhammadhàtu đồng nghĩa với
dhammàyatana nhưng khác với Dhammàrammana (Pháp-sở-duyên), vì không gồm có
citta (tâm), pannatti (giả danh, thi thiết) và pasàdarùpa (Tịnh-sắc-căn).
Manovinnànadhàtu: Ý-thức-giới. Trong 89 tâm, 76 tâm được xem là ý thức, trừ 10
thức tâm và ba ý giới (2 tiếp-thọ-tâm và ngũ môn hướng tâm).
I. PÀLI VĂN.
- 42) Rùpam ca
vedanà sannà sesà cetankà tathà,
Vinnànamiti
pancete pancakkhandhà ti bhàsità,
Pancupàdànakkhandhàti
tathà tebhùmakà matà,
Bhedàbhàvena
nibbànam khandhasangahanissatam,
Dvàràlambanabhedena
bhavantàyatanàni ca,
Dvàràlambanataduppanna-pariyàyena
dhàtuyo.
43. Dukkham
tebhùmakam vattam tanhà samùdayobhave,
Nirodho nàma
nibbànam maggo lokuttaro mato.
Maggayuttà phalà
ceva catusaccavinissatà,
Iti
pancappabhedena pavutto sabbasangaho.
II. THÍCH VĂN.
- Tebhùmakà: 3 giới. Matà: Được biết, được hiểu. Bhedàbhàvena: Vì thiếu sự phân biệt (thành quá khứ, hiện tại, vị lai). Khandhasangahanissatam: Không thuộc vào tập yếu (năm) uẩn. Dvàràlambanabhedena: Do sự sai biệt giữa cửa và sở duyên. Bhavantàyatanàni: Có 12 xứ. Taduppannapariyàyena: Do thức y nơi chúng khởi lên. Vattam: Sự có mặt. Maggayutà phalà: Các tâm-sở tương tứng với Đạo và Quả. Catusaccavinissatà: Được trừ ra khỏi Tứ Đế.
III. VIỆT VĂN.
- 42) Sắc, Thọ, Tưởng và các tâm-sở còn lại và các thức gọi năm uẩn, cũng vậy những pháp gì liên hệ đến ba giới được xem là năm thủ uẩn.
Vì Niết-Bàn thiếu sự phân biệt (như quá khứ, hiện tại, vị lai), Niết-Bàn được đặt ra ngoài 5 uẩn.
Do sự sai khác giữa căn môn và đối tượng nên có 12 xứ. Do sự phân biệt giữa căn môn, đối tượng và thức, y nơi chúng khởi, nên có các giới.
43) Sự có mặt trong ba giới là khổ. Tham-ái là nguyên nhân của chúng. Khổ diệt gọi là Niết-Bàn. Đạo là con đường siêu thế.
Các tâm sở tương ưng với Đạo và Quả được đặt ra ngoài 4 Đế. Như vậy tập yếu tổng kết được giải thích theo 5 đề mục