Cuốn 85

17/07/201012:00 SA(Xem: 7436)
Cuốn 85

LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ TẬP V
(Mahàprajnàparamitàsatra) - Tác giả: Nàgàrjuna (Bồ Tát Long Thọ)
Dịch Phạn ra Hán: Cưu Ma La Thập - Dịch Việt: Thích Thiện Siêu 
Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh 2001

Cuốn 85


Giải thích: Phẩm Đạo Thọ Thứ 71

(Kinh Đại Bát nhã, Hội 2 ghi: Phẩm Thọ Dụ thứ 69)

 Kinh: Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Bát nhã ba la mật ấy rất sâu, các Bồ Tát không thấy có chúng sinh, mà vì chúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, việc ấy rất khó. Thí như người muốn trồng cây giữa hư không, Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát cũng như vậy. Vì chúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà chúng sinh cũng không thể có được.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Như vậy, như vậy, việc làm của các Bồ Tát rất khó. Vì chúng sinh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, độ chúng sinh điên đảo chấp ngã. Thí như người trồng cây không biết gốc, cành, nhánh, lá, hoa, quả của cây sẽ thế nào, mà ưa săn sóc, tưới tẩm, dần dần cây lớn, hoa, lá, quả thành tựu đều dùng được. Như vậy, các Bồ Tátchúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, dần dần hành sáu Ba la mật, được trí Nhất thiết chủng, thành cây Phật, dùng lá, hoa, quả làm lợi ích chúng sinh.

Này Tu Bồ Đề, thế nào là dùng lá lợi ích chúng sinh? Là nhân nơi Bồ Tát mà được lìa ba ác đạo, ấy là lá lợi ích chúng sinh.

Thế nào là hoa lợi ích chúng sinh? Là nhân nơi Bồ Tát được sinh dòng Sát đế lợi, sinh dòng Bà la môn, đại gia cư sĩ, chỗ bốn thiên vương, cho đến Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, vô tưởng, ấy là hoa lợi ích chúng sinh.

Thế nào là quả lợi ích chúng sinh? Ấy là nhân Bồ Tát được trí Nhất thiết chủng, làm cho chúng sinh được quả Tu đà hoàn, quả Tư đà hoàm, quả A na hàm, quả A la hán, đạo Bích chi PhậtPhật đạo; chúng sinh ấy dần dần dùng pháp ba thừa thủ chứng Vô dư Niết bàn; ấy là quả lợi ích chúng sinh. Bồ Tát ấy không thấy có chúng sinh thật mà độ chúng sinh, khiến xa lìa điên đảo chấp ngã, nghĩ rằng: Trong hết thảy pháp khôngchúng sinh. Ta vì chúng sinh, cầu trí Nhất thiết chủng, mà chúng sinh ấy thật không thể có được.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nên biết Bồ Tát ấy như Phật, vì sao? Vì nhân Bồ Tát ấy mà dứt hết thảy giống địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ dứt; dứt hết các nạn, dứt con đường nghèo cùng hạ tiện; dứt hết cõi Sắc, cõi Vô sắc.

Phật dạy: Như vậy, như vậy, Tu Bồ Đề, nên biết Bồ Tát ấy như Phật. Nếu Bồ Tát không phát tâm cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì thế gian không có Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng không có Bích Chi Phật, A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hoàn; ba đường ácba cõi cũng không có khi nào dứt. Này Tu Bồ Đề, ông nói Bồ Tát ấy như Phật? Đúng như vậy. Nên biết Bồ Tát ấy thật như Phật, vì sao? Vì Như nên nói là Như Lai; Vì Như nên nói là Bích chi Phật, A la hán, hết thảy hiền thánh; vì Như nên nói sắc cho đến thức; vì Như nên nói hết thảy pháp, cho đến tính hữu vi, tính vô vi. Các Như ấy như thật không khác, vì thế nên gọi là Như. Bồ Tát học Như ấy được trí Nhất thiết chủng, được gọi là Như Lai. Vì nhân duyên ấy nên nói Bồ Tát như Phật, vì tướng "Như" vậy. Như vậy, Bồ Tát nên học Như Bát nhã ba la mật. Bồ Tát học Như Bát nhã ba la mật thì học được hết thảy pháp Như; học hết thảy pháp Như thì được đầy đủ hét thảy pháp Như; đầy đủ hết thảy pháp Như rồi, đối với hết thảy pháp Như được tự tại; đối với hết thảy pháp Như được tự tại rồi, khéo biết căn cơ của chúng sinh; khéo biết căn cơ của chúng sinh rồi, biết chúng sinh có căn đầy đủ, biết chúng sinhnghiệp nhân duyên; biết chúng sinhnghiệp nhân duyên rồi được đầy đủ nguyện trí; đầy đủ nguyện trí rồi được thanh tịnh trí tuệ ba đời; thanh tịnh trí tuệ ba đời rồi lợi ích hết thảy chúng sinh; lợi ích hết thảy chúng sinh rồi nghiêm tịnh cõi Phật; nghiêm tịnh cõi Phật rồi được trí Nhất thiết chủng; được trí Nhất thiết chủng rồi chuyển pháp luân; chuyển pháp luân rồi, an lập chúng sinh nơi ba thừa, khiến vào Vô dư Niết bàn. Như vậy, Bồ Tát muốn được hết thảy công đức lợi mình, lợi người, nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, các Bồ Tát hành được Bát nhã ba la mật sâu xa đúng như kinh nói, thì hết thảy thế gian người, trời, A tu la hãy nên kính lễ.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Như vậy, như vậy. Bồ Tát ấy hành được Bát nhã như kinh nói, thì hết thảy thế gian người, trời, A tu la hãy nên kính lễ.

  • Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát mới phát tâmchúng sinh nên cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, được bao nhiêu phước đức?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Nếu chúng sinh trong một ngàn thế giới đều phát tâm cầu Thanh văn, Bích chi Phật, ý ông nghĩ sao, phước ấy nhiều chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Rất nhiều, vô lượng.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Phước ấy không bằng Bồ Tát mới phát tâm trăm lần, ngàn lần; ngàn vạn ức lần cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp, vì sao? Vì người phát tâm cầu Thanh văn, Bích chi Phật đều nhân nơi Bồ Tát mà ra, chứ Bồ Tát trọn không nhân nơi Thanh văn, Bích chi Phật mà ra. Chúng sinh trong hai ngàn thế giới, thế giới đại thiên ba ngàn cũng như vậy. Gác qua việc hàng Thanh văn, Bích chi Phật trong thế giới đại thiên ba ngàn, nếu chúng sinh trong thế giới đại thiên ba ngàn đều trú địa vị Càn tuệ, phước ấy nhiều chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Rất nhiều, vô lượng.

Phật dạy: Chẳng bằng Bồ Tát mới phát tâm trăm lần, ngàn lần; ngàn vạn ức lần cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp. Gác qua việc chúng sinh trú địa vị Càn tuệ, nếu chúng sinh trong thế giới đại thiên ba ngàn đều trú ở Tính địa, Bát nhân địa, Tín địa, Bạ địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Bích chi Phật địa, hết thảy phước đức ấy muốn sánh với Bồ Tát mới phát tâm gấp trăm, gấp ngàn; ngàn ức vạn lần cho đến toán số thí dụ cũng không thể sánh kịp. Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát mới phát tâm trong thế giới đại thiên ba ngàn không bằng Bồ Tát vào pháp vị gấp trăm, ngàn, vạn, ngàn ức vạn lần cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp. Nếu Bồ Tát vào Pháp vị trong thế giới đại thiên ba ngàn không bằng Bồ Tát hướng đến Phật đạo gấp trăm, ngàn, vạn, ngàn ức vạn lần cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp. Nếu Bồ Tát hướng đến Phật đạo trong thế giới đại thiên ba ngàn không bằng công đức của Phật gấp trăm, ngàn, vạn; ngàn ức vạn lần cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp.

Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát mới phát tâm nên niệm đến pháp nào?

Phật dạy: Nên niệm trí Nhất thiết chủng.

Tu Bồ Đề thưa: Thế nào là trí Nhất thiết chủng? Trí Nhất thiết chủng duyên thế nào, tăng thượng thế nảo, hành thế nào, tướng thế nào?

Phật bảo Tu Bồ Đề: trí Nhất thiết chủng không có gì của chính nó; không niệm, không sinh, không chỉ bày, như lời Tu Bồ Đề hỏi: Trí Nhất thiết chủng duyên thế nào, tăng thượng thế nào, hành thế nào, tướng thế nào? Này Tu Bồ Đề, trí Nhất thiết chủng không có pháp duyên; niệm là tăng thượng, tịch diệt là hành, vô tướng là tướng; ấy gọi là duyên, tăng thượng, hành, tướng của trí Nhất thiết chủng.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, chỉ trí Nhất thiết chủng không có pháp, hay sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có pháp; pháp trong ngoài cũng không có pháp; bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần thánh đạo, tam muội Không, tam muội Vô tướng, tam muội Vô tác, tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, đại hỷ đại xả, thần thông đầu, thần thông thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu; tướng hữu vi, tướng vô vi v.v... cũng là không có pháp chăng?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Sắc cũng không có pháp, cho đến tướng hữu vi, tướng vô vi cũng không có pháp.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà trí Nhất thiết chủng không có pháp, sắc không có pháp, cho đến tướng hữu vi, tướng vô vi cũng không có pháp?

Phật dạy: Trí Nhất thiết chủng tự tính không có, nếu pháp tự tính không có, ấy gọi là không có pháp. Sắc cho đến tướng hữu vi, tướng vô vi cũng như vậy.

  • Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà các pháp tự tính không có?

Phật dạy: Trong các pháp nhân duyên hòa hợp sinh, không có tự tính. Nếu khôngtự tính, ấy là không có pháp. Vì vậy, Bồ Tát nên biết hết thảy pháp không có tính, vì sao? Vì hết thảy tính pháp không. Thế nên biết hết thảy pháp không có tính.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nếu hết thảy pháp không có tính, thời Bồ Tát mới phát tâm dùng sức phương tiện gì có thể tu Thí ba la mật, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh; có thể tu Giới Ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật; tu sơ thiền cho đến tứ thiền; tu tâm từ cho đến tâm xả; tu định Không xứ cho đến Phi hữu tưởng Phi vô tường định xứ; tu ngoại không cho đến vô pháp hữu pháp không; tu bốn niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo; tu tam muội Không, tam muội Vô tướng, tam muội Vô tác, tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, trí Nhất thiết chủng, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Bồ Tát có thể học các pháp khôngtự tính, cũng có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh. Biết thế giớichúng sinh không có tự tính, tức là sức phương tiện. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát tu Thí Ba la mật, ấy là tu học Phật đạo; tu Giới Ba la mật; ấy là tu học Phật đạo, cho đến tu trí Nhất thiết chủng, ấy là tu học Phật đạo; cũng biết Phật đạo không có tự tính. Bồ Tát ấy tu sáu Ba la mật, ấy là tu học Phật đạo cho đến khi chưa thành tựu mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, trí Nhất thiết chủng; ấy là tu học Phật đạo. Đầy đủ được nhân duyên về Phật đạo rồi, dùng một niệm tương ưng với tuệ được trí Nhất thiết chủng. Bấy giờ hết thảy phiền não tập khí vĩnh viễn đứt sạch, không sinh lại nữa. Khi ấy dùng mắt Phật xem thấy đại thiên ba ngàn thế giới pháp vô còn không thể có được, huống gì hữu pháp, nhu vậy, Bồ Tát nên hành Bát nhã ba la mật tự tính không vô. Này Tu Bồ Đề, ấy gọi là sức phương tiện của Bồ Tát. Vô pháp còn không thể có được, huống gì hữu pháp, Bồ Tát ấy trong khi bố thí, bố thí vô pháp còn không biết, huống gì là hữu pháp. Người thọ thí và tâm Bồ Tát, vô pháp còn không biết, huống gì là hựu pháp, cho đến trí Nhất thiết chủng, người được thí, pháp được, chỗ được là vô pháp còn không biết, huống gì là hữu pháp, vì sao? Vì bản tính của hết thảy pháp là như vậy, chẳng phải Phật làm, chẳng phải Thanh văn, Bích chi Phật làm, cũng chẳng phải người khác làm, vì hết thảy pháp không có người làm.

Bạch Đức Thế Tôn, các pháp, tính các pháp xa lìa chăng?

Phật dạy: Như vậy, như vậy. Các pháp, tính các pháp xa lìa.

Bạch Đức Thế Tôn, nếu các pháp, tính các pháp xa lìa, thì làm sao pháp xa lìa có thể biết pháp xa lìa hoạc có hoặc không, vì sao? Vì vô pháp chẳng thể biết vô pháp, hữu pháp chẳng thể biết hữu pháp; vô pháp chẳng thể biết hữu pháp, hữu pháp chẳng thể biết vô pháp? Như vậy, hết thảy pháp không có tướng gì của chính nó, làm sao Bồ Tát khởi tâm phân biệt pháp ấy hoặc có, hoặc không?

Phật dạy: Bồ Tát vì theo nghĩa thế tục đế chỉ bày cho chúng sinh hoặc có, hoặc không, chứ chẳng phải theo đệ nhất nghĩa.

Bạch Đức Thế Tôn, thế tục đếđệ nhất nghĩa đế có khác nhau chăng?

Này Tu Bồ Đề, thế tục đếđệ nhất nghĩa đế không khác nhau, vì sao? Vì thế tục đế Như tức là đệ nhất nghĩa đế Như. Do chúng sinh không thấy không biết tính Như ấy, nên Bồ Tát dùng thế tục đế để chỉ bày hoặc có, hoặc không.

*Lại nữa, chúng sinh đối với năm thọ uẩn vì có tâm chấp trước tướng nên không biết nó không có sở hữu. Bồ Tátchúng sinh ấy nên chỉ bày hoặc có hoặc không, khiến biết năm uẩn thanh tịnh, không có gì của chính nó. Như vậy, Bồ Tát nên hành Bát nhã ba la mật như vậy.

 

Luận: Tu Bồ Đề theo Phật nghe nói không có gì được tức là được, liền tán thán chưa từng có, bạch Phật rằng: Bát nhã ấy rất sâu, như trong kinh đã nói rộng. Nêu cây làm ví dụ: Lá, hoa, quả tự cạn dần đến sâu; như bóng râm của lá cây, lúc nóng bức, che mát rất vui. Chúng sinh nhân bóng râm của cây Bồ Tát đạo, được xa lìa sự khổ nóng bức trong ba đường ác, vì sao? Vì ngăn ngừa được tội ác. Như hoa sắc đẹp, hương nhu nhuyến, chúng sinh nhân Bồ Tát đem việc bố thí, trì giới giáo hóa cho, nên được hường phước lạc cõi người, cõi trời. Như trái cây có màu sắc, hương thơm, vị ngon, chúng sinh nhân nơi Bồ Tát nên được các quả thánh đạo Tu đà hoàn v.v... Tu Bồ Đề nghe liền hoan hỉ, nói rằng: Bồ Tát ấy như Phật không khác. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Nhân nơi Bồ Tát nên dứt các đường ác địa ngục, súc sinh v.v... Phật chấp thuận ý ấy, lại nói nhân duyên: Bồ Tát không phát tâm cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thời cho đến không có khi nào dứt ba cõi.

*Lại nữa, vì được "các pháp tính Như" nên gọi là Như Lai, cho đến gọi là Tu đà hoàn; vì tính Như nên nói sắc cho đến tính vô vi, các pháp tính Như ấy đều là một, không khác. Bồ Tát học tính Như ấy, chắc chắn được Nhất thiết trí, nên nói là như Phật không khác, không phải vì tâm ta ưa quý Bồ Tát mà nói là như Phật, song vì được tính Như nên nói như Phật. Tính như ấy ở nơi Phật, cũng ở nơi Bồ Tát, vì là một tướng, nên gọi Bồ Tát như Phật; lìa tính Như, lại không có pháp gì không vào tính Như.

Hỏi: Nếu vì đồng tính như mà nói Bồ Tát như Phật, thế thì cho đến trong súc sinh cung có tính như ấy, cớ sao không nói như Phật?

Đáp: Súc sinh tuy cũng có tính như, song vì nhân duyên chưa phát khởi, không thể làm lợi ích chúng sinh nên không thể hành tính như, cho đến Nhất thiết trí. Như vậy, Bồ Tát nên học tính như của Bát nhã ấy. Bồ Tát học tính như của Bát nhã ấy thời được đầy đủ tính như của hết thảy pháp. Đầy đủ tức là được thật tướng các pháp, có thể dùng mỗi mỗi pháp môn làm cho chúng sinh được hiểu. Vì được đầy đủ nên đối với hết thảy pháp Như được tự tại. Được tự tại rồi, khéo biết căn tính của chúng sinh, biết các căn tính của chúng sinh đầy đủ. Các căn là năm căn lành: Tín, tấn, niệm, định, tuệ; hàng ba thừa đều có, có thể phân biệt người ấy có, người ấy không có; người ấy được lục, người ấy không được lực. Đầy đủ là các thiện căn: Tín, tấn, niệm, định, tuệ đầy đủ; người như vậy có thể ra khỏi thế gian. Tín căn được lực thời quyết định thọ trì, không nghi ngờ; vì sức tinh tấn nên tuy chưa thấy pháp mà nhất tâm cầu đạo, không tiếc thân mạng, không ngừng nghỉ; vì sức ghi nhớ nên thường nhớ lời dạy của Phật, thiện pháp đến cho vào, ác pháp đến không cho vào, như người giữ cửa; vì sức định nên nhiếp tâm một chỗ, không lay động, đề giúp cho trí tuệ; vì sức trí tuệ nên có thể như thật quán các pháp tướng. Được căn có hai hạng: Một là ở trong thân người có tâm lớn thời thành căn Bồ Tát; hai là ở trong thân người có tâm mỏng thời thành căn Tiểu thừa. Được đầy đủ căn ấy thời có thể độ. Hoặc có Bồ Tát thấy người tuy được năm căn mà không thể độ, vì do tội nghiệp ác đời trước nặng; thế nên nói biết nghiệp nhân duyên của hết thảy chúng sinh. Muốn biết nghiệp nhân duyên trong vô số kiếp phải có được túc mạng thông; đã biết rồi, vì chúng sinh mà nói đến tội nghiệp nhân duyên quá khứ; chúng sinh do tội quá khứ ấy cho nên không sợ. Vì thế nên cầu nguyện được trí tuệ muốn biết việc ba đời. Đã biết rồi, vì chúng sinh chỉ rõ tội nghiệp nhân duyên đời vị lai sẽ đọa địa ngục. Chúng sinh nghe rồi thời tâm sợ hãi, sợ hãi rồi tâm điều phục dễ độ. Chúng sinh nếu muốn biết nhân duyên phước báo đời vị lai thời vì họ nói, họ hoan hỷ, có thể độ. Vì thế mà nói biết nghiệp nhân duyên rồi, nguyện trí đầy đủ nên được trí tuệ thanh tịnh biết ba đời, thông suốt vô ngại; biết nghiệp thiện, ác quá khứ; biết quả báo thiện ác vị lai; biết chúng sinh hiện tại các căn lợi, độn đó nói pháp giáo hóa, được nhiều lợi ích, không hư dối. Vì làm lợi ích lớn cho chúng sinh nên có thề nghiêm tịnh cõi Phật; nghiêm tịnh cõi Phật rồi được trí Nhất thiết chủng; được trí Nhất thiết chủng nên chuyển pháp luân; chuyển pháp luân rồi; đem pháp ba thừa an lập chúng sinh vào Vô dư Niết bàn. Các lợi ích như vậy đều do học Như đưa đến. Vì thế nên Phật nói Bồ Tát muốn được hết thảy công đức lợi mình, lợi người, nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu Bồ Đề nghe công đức của Bồ Tát ấy rất nhiều, bạch Phật rằng: Bồ Tát có thể hành Bát nhã ba la mật như kinh nói, tất cả thế gian hãy nên kính lễ, như trong kinh nói rộng, phân biệt công đức của Bồ Tát mới phát tâm.

Bấy giờ Tu Bồ Đề biết Bát nhã ba la mật rất sâu, không có ức tưởng, chằng phải hàng mới học biết được, thế nên hỏi Phật: Bồ Tát mới phát tâm nên niệm pháp gì? Phật đáp: Nên niệm trí Nhất thiết chủng. Trí Nhất thiết chủng tức là Vô thượng chánh đẳng chánh giác; Nhất thiết trí, pháp Phật, Phật đạo đều là tên khác của trí Nhất thiết chủng.

Hỏi: Cớ gì Phật đáp nên niệm trí Nhất thiết chủng?

Đáp: Vì Bồ Tát mới phát tâm chưa được trí tuệ sâu xa, chưa bỏ cái vui ngũ dục của thế gian. Vì vậy nên Phật dạy buộc tâm, niệm tường Nhất thiết trí, nên nghĩ rằng: Nếu bỏ được cái vui nhỏ nhặt uế tạp sẽ được cái vui thanh tịnh lớn lao; bỏ cái vui điên đảo hư dối sẽ được cái vui chơn thật, bỏ cái vui trong vòng trói buộc sẽ được cái vui giải thoát; bỏ cái vui lành của riêng mình sẽ được cái vui lành chung của cả chúng sinh. Vì được lợi ích như vậy, nên Phật dạy hàng mới phát tâm thường niệm đến Nhất thiết trí.

Tu Bồ Đề hỏi: Trí Nhất thiết chủng ấy là hữu pháp hay là vô pháp? Thế nào duyên, thế nào tăng thượng, thế nào hành, thế nào tướng?

Phật đáp: Trí Nhất thiết chủng không có gì của chính nó; không có gì của chính nó ấy là chẳng phải pháp, không sinh, không diệt. Như thật duyên các pháp, cũng không có gì của chính nó; niệm là tăng thượng; tịch diệt là hành; vô tướng là tướng.

Hỏi: Đều là rốt ráo không, cớ sao chỉ nói niệm là tăng thượng?

Đáp: Các pháp đều có sức, trí tuệ Phật là rốt ráo không, như như, pháp tính, thật tế, vô tướng; nghĩa là tướng tịch diệt. Phật được trí tuệ Nhất thiết chủng, không còn suy nghĩ, không còn khó dễ, gần xa, niệm gì cũng đều được, nên nói niệm là tăng thượng.

Tu Bồ Đề hỏi: Chỉ trí Nhất thiết chủng không có pháp; hay sắc pháp v.v... cũng không có pháp?

Phật đáp: Hết thảy sắc pháp v.v... cũng không có pháp. Phật tự nói nhân duyên: Nếu pháp từ nhân duyên hòa hợp sinh thời không có tự tính; nếu pháp khôngtự tính tức là không, không có pháp. Vì nhân duyên ấy nên biết tính của hết thảy pháp không có gì của chính nó.

Tu Bồ Đề hỏi: Bồ Tát mới phát tâm lấy phương tiện gì hành Thí Ba la mật cho đến trí Nhất thiết chủng, nghiêm tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh?

Phật đáp: Học trong pháp tính không có gì của chính nó vào định quán sát, cũng có thể chứ nhóm công đức, giáo hóa chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật; đó tức là sức phương tiện, vì hai pháp có và không, có thể hành trong một lúc. Nghĩa là rốt ráo không và chứa nhóm phước đức. Người ấy khi tu sáu Ba la mật, cũng tu tập Phật đạo; như tâm Phật vì pháp rốt ráo không, không có gì của chính nó, mà tu sáu Ba la mật cho đến trí Nhất thiết chủng. Bồ Tát hành đạo ấy có thể đầy đủ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi. Khi hành Bồ Tát đạo, đầy đủ pháp ấy; đến lúc ngồi đạo tràng, dùng một niệm tương ưng với tuệ mà được trí Nhất thiết chủng. Như người ban đêm mất châu báu, ánh sáng điện tạm hiện lên, liền trở lại được, phiền nãotập khí vĩnh viễn dứt sạch, không còn sinh trở lại. Được thành Phật rồi, Phật xem mười phương thế giới, hết thảy vật còn chẳng thấy không, huống gì thấy có! Pháp rốt ráo không, phá trừ được điên đảo, làm cho Bồ Tát được thành Phật, việc ấy còn không thể có được, huống gì pháp phàm phu điên đảo chấp có? Vì thế, nên biết hết thảy pháp không có tướng gì của chính nó, ấy là phương tiện của Bồ Tát. Không, còn không thể có được, huống gì có.

Bồ Tát nên hành Bát nhã ba la mật không có sở hữu. Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật không có sở hữu ấy, hoặc trong khi bố thí liền biết vật bố thí không, không có gì của chính nó; người nhận thí và tâm Bồ Tát cũng không có gì của chính nó, cho đến trí Nhất thiết chủng, người được, pháp được, chỗ được, vô pháp còn không thể biết, huống gì là hữu pháp. Người được là Bồ Tát, pháp được la Vô thượng chánh đẳng chánh giác; pháp dùng để được là đạo Bồ Tát, đều biết pháp ấy không có gì của chính nó, vì sao? Vì hết thảy pháp bản tính như vậy, không vì trí tuệ nên đổi khác; chẳng phải phàm phu làm, chẳng phải thánh hiền làm; hết thảy pháp không làm, không người làm. Ý của Tu Bồ Đề là, nếu các pháp hoàn toàntướng không có gì của chính nó, thời ai biết là không có gì của chính nó? Thế nên hỏi Phật: Các pháp, tính các pháp xa lìa, làm sao tính xa lìa biết được các pháp xa lìa hoặc có, hoặc không, vì sao? Vì vô pháp không thể biết vô pháp, hữu pháp không thể biết hữu pháp; vô pháp không thể biết hữu pháp, hữu pháp không thể biết vô pháp. Bạch Đức Thế Tôn, như vậy, hết thảy pháp không có tướng gì của chinh nó, làm thế nào Bồ Tát phân biệt pháp ấy hoặc có, hoặc không?

Phật đáp: Bồ Tát theo nghĩa thế tục mà vì chúng sinh nói hoặc có, hoặc không, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa. Nếu có là thật có, thời không có cũng nên thật có; nếu có không thật có, thời không có làm sao lại có thật?

Tu Bồ Đề hỏi: Thế tụcđệ nhất nghĩa có khác nhau chăng? Nếu khác thời là phá hoại pháp tính nên nói không khác? Thế tục tính như tức là đệ nhất nghĩa tính Như. Chúng sinh không biết tính Như ấy, nên theo nghĩa thế tục nói hoặc có, hoặc không.

Lại nữa, chúng sinh có chỗ chấp trước đối với năm thọ ấm, vì muốn chúng sinh ấy xa lìa sở hữu, được vô sở hữu, nên Bồ Tát nói vô sở hữu; theo pháp thế tục phân biệt các pháp, muốn làm cho chúng sinh biết tính cách vô sở hữu ấy. Như vậy, Bồ Tát nên học Bát nhã ba la mật vô sở hữu.

 

Giải thích: Phẩm Bồ Tát Hạnh Thứ 72 

Kinh: Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn nói Bồ Tát hạnh, thế nào là Bồ Tát hạnh?

Phật dạy: Bồ Tát hạnh là hành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Bạch đức Thế Tôn, thế nào là Bồ Tát hành Vô thượng chánh đẳng chánh giácBồ Tát hạnh?

Phật dạy: Nếu Bồ Tát hành sắc không, hành thọ, tưởng, hành, thức không; hành nhãn không cho đến ý; hành sắc không cho đến pháp; hành nhãn giới không cho đến ý thức giới; hành Thí Ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật; hành nội không, ngoại không, nội ngoại không cho đến vô pháp hữu pháp không; hành sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; hành từ, bi, hỉ, xả; hành Vô biên hư không xứ, Vô biên thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ; hành bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần Thánh đạo; hành tam muội Không, tam muội Vô tướng, tam muội Vô tác; hành tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, các vô ngại biện tài, hành văn tự vào vô văn tự, hành các môn Đà la ni, hành tính hữu vi, tính vô vi; giống như Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không thấy hai pháp. Như vậy, Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật gọi là hành Vô thượng chánh đẳng chánh giác; ấy là hạnh Bồ Tát.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn nói phật, Phật có nghĩa là gì?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Biết nghĩa thật của các pháp nên gọi là Phật. Lại nữa, chứng được thật tướng các pháp, nên gọi là Phật; thông suốt nghĩa thật của các pháp, nên gọi là Phật. Lại nữa, như thật biết hết thảy pháp, nên gọi là Phật.

Tu Bồ Đề thưa: Bồ đề nghĩa là gì?

Phật dạy: Nghĩa không là nghĩa Bồ đề; nghĩa Như, nghĩa pháp tính, nghĩa thật tế, là nghĩa Bồ đề. Lại nữa, danh tướng ngôn thuyết, là nghĩa Bồ đề. Thật nghĩa Bồ đề không thể hoại, không thể phân biệt, là nghĩa Bồ Đề. Lại nữa, thật tướng các pháp không dối, không khác, là nghĩa Bồ đề. Vì vậy nên gọi là Bồ đề. Lại nữa, Bồ đề ấy, chư Phật có được, gọi là Bồ đề. Lại nữa, trí biết chơn chánh cùng khắp của chư Phật, gọi là Bồ đề.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nếu Bồ TátBồ đề ấy mà hành sáu Ba la mật cho đến hành trí Nhất thiết chủng, đối với các pháp gì được, gì mất, gì thêm, gì bớt; gì sinh, gì diệt, gì cấu, gì tịnh?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Nếu Bồ Tát hành sáu Ba la mật cho đến hành trí Nhất thiết chủng, đối với các pháp không được, không mất, không thêm, không bớt, không cấu, không tịnh, vì sao? Vì Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật không vì sự được mất, thêm, bớt, sinh, diệt, cấu, tịnh.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nếu Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, không vì sự được, mất, cho đến không vì cấu, tịnh, thế nào Bồ Tát hành Bát nhã, có thể nhiếp thủ được Thí Ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật? Làm sao hành nội không cho đến vô pháp hữu pháp không? Làm sao hành thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ cho đến tám phần thánh đạo? Làm sao hành Không, Vô tướng, Vô tác giải thoát môn? Làm sao hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi? Làm sao hành mười địa của Bồ Tát? Làm sao vượt quá Thanh văn, Bích chi Phật mà vào Bồ Tát vị?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật không do hai pháp hành Thí Ba la mật, cho đến Bát nhã ba la mật; không do hai pháp hành nội không, cho đến trí Nhất thiết chủng.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Đức Thế Tôn, nếu Bồ Tát không do hai pháp hành Thí Ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật, không do hai pháp hành nội không cho đến trí Nhất thiết chủng, vậy Bồ Tát từ khi mới phát tâm cho đến tâm sau cùng, làm sao tăng trưởng căn thiện?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Nếu hành hai pháp thời căn thiện không được tăng trưởng, vì sao? Vì hết thảy phàm phu đều nương hai pháp, nên không được tang trưởng căn thiện. Bồ Tát hành pháp không hai, nên từ khi mới phát tâm cho đến tâm sau cùng, ở khoảng trung gian ấy được tăng trưởng căn thiện. Vì thế nên đối với Bồ Tát, hết thảy thế gian trời, người, A tu la không thể chiết phục, không thể phá hoại thiện căn ấy, làm cho đọa vào địa vị Thanh văn, Bích chi Phật và các pháp ác không thiện không thể chế ngăn Bồ Tát, làm cho không thể hành Thí Ba la mật, tăng trưởng căn thiện; cho đến hành Bát nhã ba la mật cũng như vậy. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên hành Bát nhã ba la mật như vậy.

Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát vì căn thiện nên hành Bát nhã ba la mật chăng?

Phật đáp: Không. Bồ Tát cũng không vì căn thiện nên hành Bát nhã ba la mật, vì sao? Vì theo pháp của Bồ Tát nếu chưa cúng dường chư Phật, chưa đầy đủ căn thiện, chưa được chơn tri thức không thể được trí Nhất thiết chủng.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Bồ Tát từ khi mới phát tâm, cúng dường chư Phật, mười hai bộ kinh của Phật nói là khế kinh cho đến luận nghị, Bồ Tát nghe rồi thọ trì, đọc tụng thông lợi, tâm quán sát thấu suốt. Thấu suốt rồi nên được Đà la ni, được Đà la ni nên có thể khởi lên trí vô ngại, khởi lên trí vô ngại nên từ chỗ sinh ra cho đến Nhất thiết trí trọn không quên mất; cũng đối với chỗ chư Phật gieo trồng căn lành, được căn lành thủ hộ, trọn không đọa vào ác đạo và các nạn. Do nhân duyên căn thiện nên được thân tâm thanh tịnh, được thân tâm thanh tịnh nên có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh. Được thiện căn thủ hộ nên thường không rời chơn tri thức, là không rời chư Phật, các Bồ Tát, các Thanh văn và những người tán thán Phật, Pháp, Tăng. Như vậy, Bồ Tát nên cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành, thân cận thiện tri thức.

 

Luận: Trong phẩm trên, Tu Bồ Đề hỏi Phật: Kinh thường nói Bát nhã ba la mật, sao gọi là Bát nhã ba la mật? Phật dùng mỗi mỗi nhân duyên đáp. Nhân việc ấy nên trong phẩm này lại hỏi Phật: Kinh thường nói Bồ Tát tu hành, vậy thế nào là hạnh Bồ Tát? Thế nên Tu Bồ Đề hỏi Bồ Tát hạnh.

Hỏi: Nếu trong Bát nhã thu nhiếp hết thảy pháp, lại Bát nhã tức là Bồ Tát hạnh, cớ sao còn hỏi?

Đáp: Hết thảy Bồ Tát đạo gọi là Bồ Tát hạnh. Trí tuệ biết khắp thật tướng các pháp gọi là Bát nhã ba la mật, ấy là chỗ sai khác. Nếu kinh Bát nhãBồ Tát hạnh nhiếp vào nhau thời không khác.

*Lại nữa, có người nói: Bồ Tát hạnh là thân, nghiệp. Nghiệp khẩu, nghiệp ý của Bồ Tát, các việc của Bồ Tát làm gọi là Bồ Tát hạnh. Vì việc ấy nên Tu Bồ Đề chỉ muốn phân biệt chánh hạnh của Bồ Tát, nên hỏi. Vì vậy Phật đáp: Bồ Tát hạnh là làm các hạnh lành, vì cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác; ấy là chánh hạnh của Bồ Tát. Nếu Bồ Tát làm việc bất thiện, vô kí và làm việc thiện mà tâm chấp trước thời chẳng phải là Bồ Tát hạnh; chỉ đem tâm từ bi và trí tuệ về không tính, vì Vô thượng chánh đẳng chánh giác mà làm, ấy gọi là Bồ Tát hạnh. Thế nào là hạnh thanh tịnh? Nghĩa là hành sắc không, hành thọ, tưởng, hành, thức không, cho đến hành tính hữu vi, tính vô vi không. Đối với các pháp ấy không phân biệt là không, là thật, là hữu vi, là vô vi. Cũng như Vô thượng chánh đẳng chánh giác, diệt hết hí luận không có hai tướng, ấy gọi là hạnh Bồ Tát; không ai có thể phá hoại, cũng không có lỗi lầm. Tu Bồ Đề nghe Bồ Tát hạnh rồi, hoan hỉ hỏi: Quả báo của Bồ Tát hạnh là được làm Phật. Kinh thường nói Phật, vậy Phật có nghĩa là gì?

Phật đáp: Biết thật nghĩa của các pháp nên gọi là Phật. Hỏi: Nếu như vậy, A la hán, Bích chi Phậtđại Bồ Tát cũng biết thật nghĩa các pháp, cớ sao không gọi là Phật? Phật đáp: Trên đã nói ví dụ Phật đốt đèn, đối với phàm phu là thật, đối với Phật không thật. Vì phàm phu bị phiền não, tập khí che lấp nên không cho là thật, không thể được trí Nhất thiết chủng, không dứt hết nghi hối đối với hết thảy pháp, nên không gọi là chánh trí thật nghĩa, như trên phân biệt.

Hỏi: Biết thật nghĩa các pháp, được thật tướng các pháp, thông suốt thật nghĩa và như thật biết hết thảy pháp, bốn việc ấy có gì khác nhau?

Đáp: Có người nói: Nghĩa không khác nhưng danh tự khác. Có người nói: Nghĩa là thật tướng các pháp chẳng sinh chẳng diệt, pháp tướng thường trú như Niết bàn; vì hiểu được nghĩa ấy nên gọi là Phật; đối với nghĩa ấy, thường giác ngộ không sai lầm, dùng các danh tướng nói cho chúng sinh hiểu thật nghĩa đệ nhất. Thế nên, trong bốn vô ngại nói riêng nghĩa vô ngại và pháp vô ngại, nên có sai khác. Có người tuy được thật nghĩa các pháp mà không thể thông suốt, vì hai nhân duyên: Một là phiền não chưa hết. Hai là chưa được Nhất thiết trí. Như Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm chưa dứt phiền não nên không thể thông suốt. A la hán, Bích Chi Phật, đị Bồ Tát đã dứt hết phiền não, vì chưa được trí Nhất thiết chủng nên không thể thông suốt. Thế nên nói thông suốt thật nghĩa gọi là Phật. Câu "như thật biết hết thảy pháp" là tóm hết ba điều trên, cũng nghĩa cũng pháp và hết thảy pháp hoặc có, hoặc không, mỗi mỗi hiểu rõ như đã nói trong nghĩa trí Nhất thiết chủng; cũng biết tướng tịch diệt, cũng biết tướng hữu vi.

*Lại nữa, Bồ Tát là trí, Phật là người trí, vì được trí ấy nên gọi là người trí.

Tu Bồ Đề hỏi: Bạch Đức Thế Tôn, sao gọi là Bồ đề?

Phật đáp: Không, như như, pháp tính, thật tế gọi là Bồ đề. Trí tuệ thật tướng tương ưng với tam muội Không; duyên như, pháp tính, thật tế, nên Bồ đề gọi là trí tuệ thật tướng. Hạng người còn ở trong ba học đạo (Kiến đạo, tu đạovô học đạo. ND), chưa dứt phiến não, tuy có trí tuệ mà không gọi là Bồ đề. Ba hạng người vô học dứt hết vô minh không còn thừa nên trí tuệ gọi là Bồ đề. Hai hạng người vô học, không được Nhất thiết trí chơn chanh biết khắp các pháp, nên không được gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, duy chỉ trí tuệ Phật mới gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

*Lại nữa, danh tướng, ngôn ngữ, văn tự gọi là Bồ đề. Thật nghĩa Bồ đề thời không thể phân biệt, phá hoại.

*Lại nữa, Bồ đềNhư không sai khác, thường không hư dối, vì sao? Vì trí tuệ của chúng sinh triển chuyển cao hơn cho đến Phật, không ai hơn nữa; các pháp cũng triển chuyển cao hơn, trước là hư vọng, sau là chơn thật, cho đến không còn pháp nào thật hơn Bồ đề; thế nên Bồ đề gọi là thật.

*Lại nữa, Như vì được Bồ đề nên gọi là Phật, nay vì Phật được nên gọi là Bồ đề.

Lại, có người nói: Tận trí biết sự sinh đạ tận, ấy gọi là Bồ đề. Có người nói: Tận trí, vô sinh trí gọi là Bồ đề. Có người nói: Vô ngại giải thoát gọi là Bồ đề, vì sao? Vì được giải thoát ấy đối với hết thảy pháp đều thông suốt. Có người nói: Bốn trí vô ngạiBồ đề, vì sao? Vì Phật biết thật tướng các pháp, \ấy là nghĩa vô ngại; biết phân biệt danh tướng của các pháp, ấy là pháp vô ngại; phân biệt mỗi mỗi ngữ ngôn, khiến chúng sinh được hiểu, ấy là từ vô ngại; thuyết pháp giáo hóa không cùng tận, ấy là lạc thuyết vô ngại. Vì bốn vô ngại đầy đủ, lợi ích chúng sinh nên gọi là Bồ đề. Có người nói: Mười lực của Phật, bốn điều không sợ, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi, trí Nhất thiết chủng, vô lượng pháp Phật như vậy đều gọi là Bồ đề, vì sao? Vì trí tuệ lớn nên các pháp đều gọi là Bồ đề. Có người nói: Chơn Bồ đề là Phật, vì đủ mười trí vô lậu; thọ, tưởng, hành, thức, nghiệp thân, nghiệp khẩu và tâm bất tương lưng hành tương ưng với mười trí, đều gọi là Bồ đề. Cùng duyên cùng sinh, cùng giúp nhau nên đều gọi là Bồ đề. Lại có người nói: Nghĩa Bồ đề thì vô lượng vô biên, chỉ có Phật mới có thể biết khắp, người khác biết được phần ít. Thí như các châu báu của Chuyển Luân Thánh Vương không ai có thể phân biệt biết được giá trị của nó; Thánh vương xuất kho báu ngo người, người khác mới có thể biết được. Trong đây Tu Bồ Đề hỏi Phật về tướng Bồ đề xong, lại hỏi: Nếu tướng Bồ đềrốt ráo không, không thể phá hoại, Bồ Tát hành sáu Ba la mật, tăng trưởng căn thiện gì?

Phật đáp: Nếu Bồ Tát hành thật tướng Bồ đề, đối với hết thảy pháp khôngtăng trưởng gì, huống gì thiện căn, vì sao? Vì Bát nhã không, vì được mất cho đến nhơ sạch mà xuất hiện, bởi vì rốt ráo thanh tịnh. Phật hứa khả ý ấy Tu Bồ Đề lại hỏi: Nếu không thêm bớt, làm sao Bồ Tát hành Bát nhãnhiếp thủ các hạnh Bồ Tát khác?

Phật đáp: Bồ Tát khi hành pháp ấy chẳng vì hai pháp nên hành, mà cùng hành hòa hợp với rốt ráo không; thế nên không nên vấn nạn.

Tu Bồ Đề lại hỏi: Nếu Bồ Tát không hành hai pháp, thì làm sao từ khi mới phát tâm cho đến tâm sau cùng tăng trưởng thiện căn? Phật đáp: Nếu người hành hai pháp tức là điên đão, không thể tăng trường căn thiện. Thí như người nằm mộng, tuy được của lớn, rốt cuộc không có được gì, trong khi thức được nhiều ít mới thật là được. Phật bảo Tu Bồ Đề: Hết thảy người phàm đều đắm vào hai pháp nên không thể tăng trưởng căn thiện. Bồ Tát hành theo thật tướng các pháp, đó là pháp không hai, nên từ khi mời phát tâm, cho đến khi tâm sau cùng, tăng trưởng thiện căn, không có sai lầm. Vì thế nên đối với Bồ Tát ấy, hết thảy trời, người, A tu la không thể phá hoại thiện căn kia, khiến phải đọa vào Nhị thừa; những điều ác khác cũng không thể phá hoại. Những điều ác khác là các phiền não xan, tham, v.v... phá hoại Thí Ba la mật...

Lại hỏi: Bồ Tát vì căn thiện nên hành Bát nhã chăng?

Phật đáp: Không vì thiện, không vì bất thiệnhành Bát nhã.

Hỏi: Không vì căn bất thiệnhành Bát nhã có thể được, cớ sao lại không vì thiện căn nên hành?

Phật đáp: Vì quý Vô thượng chánh đẳng chánh giác nên tuy hành các thiện căn, mà vì thành tựu việc chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác chứ không vì quý thiện căn. Như trong kinh ví dụ chiếc bè nói: Thiện pháp còn nên bỏ, huống gì pháp bất thiện! Thiện căn là giúp cho Phật đạo, như người không phải vì chiếc bè nên qua sông, mà vì đến bờ kia. Trong đây Phật vì nói nhân duyên: Bồ Tát chưa cúng chư Phật, chưa được chơn thiện tri thức thời không thể được trí Nhất thiết chủng; thế nên tuy gieo trồng căn thiện không cho là quý, mà chỉ quý vì Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu Bồ Đề thưa: Làm sao Bồ Tát tuy không vì thiện căn mà có thê cúng dường chư Phật, cho đến được trí Nhất thiết chủng?

Phật đáp: Bồ Tát từ khi mới phát tâm lại đây cúng dường chư Phật như trong kinh nói. Vì cúng dường Phật lớn là lớn, nên chỉ nói Phật, nhưng nên biết đã cúng dường Bích chi Phật cho đến Bồ Tát trú địa vị Càn tuệ. Người phàm phunghe pháp nên theo Bồ Tát nghe giảng mười hai bộ kinh, vì không thể thường được thầy có luôn bên mình, nên đều nên thọ trì. Vì hay quên nên đọc tụng làm cho thông lợi. Tâm quán sát là thường buộc tâm vào quyển kinh, thứ lớp nhớ nghĩ, trước do ngôn ngữ, tuyên giảng nghĩa lý, sau được thấu rõ, tức được Đà la ni. Đà la ni có hai: Một là Đà la ni Văn trì, nghĩa là nghe đâu nhớ đó; hai là Đà la ni Biết được thật tướng các pháp. Đọc tụng, tu tập, thường nhớ nghĩ nên được Đà la ni Văn trì; thông suốt nghĩa lý nên được thật tướng Đà la ni. Ở trong hai Đà la ni ấy có thể sinh trí vô ngăn ngại; vì chúng sinh thuyết pháp nên đầy đủ bốn trí vô ngại.

Tu Bồ Đề hỏi: Nếu Bồ Tát có trí vô ngăn ngại, thời khác gì với Phật?

Phật đáp: Vô ngăn ngại có hai: 1. Là thật vô ngại. 2. Là danh từ vô ngăn ngại. Trong đây, trừ Phật vô ngăn ngại, các người khác theo Bồ Tát được vô ngăn ngại. Do Bồ Tát tụng kinh nên từ chỗ sinh ra cho đến khi được Nhất thiết trí, trọn không quên mất, vì sao? Vì vào sâu, đọc tụng kinh pháp nên phiền não bị chẻ mỏng, được căn thiện hộ trì nên không đọa vào ác đạo và các nạn. Thí như người mù được người sáng mắt giúp đỡ, trọn không bị sa hầm sỉa hố. Nhờ phước căn thiện nên được thâm tâm thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnhthương yêu hết thảy chúng sinh, tuy đối với kẻ giặc oán cũng không gia ác, nghĩa là không cướp mạng sống. Lại,

trí tuệphước đức lớn nên phiền não nho 󍊠 ít, không thể che lấp thiện tâm của Bồ Tát. Lại, tâm sâu xa là đối với chúng sinh có được tâm từ bi, tâm không xả bỏ, tâm cứu độ và tâm đối với các pháp biết được vô thường, khổ, không, vô ngã, rốt ráo không, cho đến đối với Phật không sinh tưởng Phật, tưởng Niết bàn; ấy gọi là thâm tâm thanh tịnh. Vì thanh tịnh thâm tâm nên có thể giáo hóa chúng sinh, vì sao? Vì phiền não mỏng nên không khởi tâm cống cao, tâm chấp ngã, tâm sân giận, nên chúng sinh ưa mến, tín thọ lời dạy bảo. Vì giáo hóa chúng sinh nên nghiêm tịnh cõi Phật như trong phẩm Phật quốc của kinh Tỳ ma la cật nói: Vì chúng sinh tịnh nên cõi nước tịnh. Vì được căn thiện hộ trì nên trọn không lìa thiện tri thức. Thiện tri thức là chư Phật, đại Bồ Tát, A la hán. Lược nói tướng thiện tri thức, nghĩa là người có thể tán thán Tam bảo. Như vậy, Bồ Tát nên cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành, gần gũi thiện tri thức, vì sao? Vì như người bệnh nên tìm thầy thuốc hay và cỏ thuốc. Phật là thầy thuốc hay, các thiện căn là cỏ thuốc, xem người bệnh là thiện tri thức; người bệnh có đủ ba việc ấy nên bệnh được lành. Bồ Tát cũng như vậy, có đủ ba việc ấy nên dứt các phiền não, làm lợi ích chúng sinh.

Giải thích: Phẩm Gieo Trồng Thiện Căn Thứ 73

(Kinh Đại Bát nhã, hội 2 ghi: Phẩm Thân Cận thứ 71)

Kinh: Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn. Bồ Tát nếu không cúng dường Phật, không đầy đủ căn thiện, không được chơn tri thức, có được Nhất thiết trí chăng?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Bồ Tát cúng dường chư Phật, gieo trồng thiện căn, được chơn tri thức mà được Nhất thiết trí còn khó, huống gì không cúng dường Phật, không gieo trồng căn thiện, không được chơn tri thức!

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát cúng dường chư Phật, gieo trồng căn thiện, được chơn tri thức, vì sao khó được trí Nhất thiết chủng?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Vì Bồ Tát xa lìa sức phương tiện, không theo Phật nghe nói sức phương tiện, gieo trồng căn thiện không đầy đủ, không thường theo lời dạy của thiện tri thức.

-Bạch đức Thế Tôn, thế nào là sức phương tiện, mà Bồ Tát hành sức phương tiện ấy được trí Nhất thiết chủng?

Phật dạy: Bồ Tát từ khi mới phát tâm hành Thí Ba la mật, niệm tương ưng với Nhất thiết tríbố thí cho Phật, hoặc Bích chi Phật, hoặc Thanh văn, hoặc người, hoặc chẳng phải người, khi ấy khong sinh ý tưởng bố thí, ý tưởng người nhận thí, vì sao? Vì quán xem tự tướng không hết thảy pháp, không sinh, không có tướng chắc thật, không có chuyển đổi, vào trong thật tướng các pháp; nghĩa là tướng không làm của hết thảy các pháp, không khởi. Bồ Tát do sức phương tiện ấy nên tăng tưởng thiện căn; tăng trưởng thiện căn nên hành Thí Ba la mật, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh; bố thí mà không lãnh thọ quả báo thế gian, chỉ vì muốn cứu độ chúng sinh nên bố thí.

*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Bồ Tát từ khi mới phát tâm tu trì giới, niệm tương ưng với Nhất thiết trí; trong khi trì giới không rơi vào dâm, nộ, si, cũng không rơi vào các phiền não trói buộc và các pháp không thiện phá đạo, hoặc xan tham phá giới, sân gian, giải đãi, loạn ý, ngu si, kiêu mạn, đại mạn, mạn mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, bất như mạn, tà mạn; hoặc không rơi vào tâm Thanh văn, Bích chi Phật, vì sao? Vì Bồ Tát ấy quán thấy tự tướng hết thảy pháp không, không sinh, không có tướng chắc thật, không có chuyển đổi, vào thật tướng các pháp; nghĩa là tướng hết thảy pháp không làm, không khởi. Bồ Tát thành tựu sức phương tiện ấy nên tăng trưởng căn thiện; tăng trưởng căn thiện nên tu Giới Ba la mật, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh; trì giới mà không thọ quả báo của thế gian, chỉ vì muốn cứu chúng sinh nên tu trì giới.

*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Bồ Tát từ khi mới phát tâm tu Nhẫn nhục Ba la mật, niệm tương ưng với Nhất thiết trí, thành tựu sức phương tiện nên tu kiến đế đạo, tư duy đạo và cũng không thủ chứng quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, vì sao? Vì Bồ Tát ấy biết tự tướng các pháp không, không sinh, không có tướng chắc thật, không có chuyển đổi; khi tu pháp trợ đạovượt quá địa vị Thanh văn, Bích chi Phật. Tu Bồ Đề, ấy gọi là pháp vô sinh nhẫn.

*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Bồ Tát từ khi mới phát tâm tu Nhẫn nhục Ba la mật, vào Sơ thiền cho đến đệ tứ thiền, vào bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, tuy ra vào các thiền mà không thọ quả báo, vì sao? Vì Bồ tát ấy thành tựu sức phương tiện ấy, nên biết tự tướng các thiền định không, không sinh, không có tướng chắc thật, không có chuyển đổi, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh. Tinh tấn mà không thọ quả báo thế gian, chỉ vì muốn cứu độ chúng sinh nên tu tinh tấn.

*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Bồ Tát từ khi mới phát tâm tu Thiền Ba la mật, niệm tương ưng với Nhất thiết trí, vào tám bội xả, định chín thứ lớp, cũng không thủ chứng quả Tu đà hoàn cho đến A la hán, vì sao? Vì Bồ Tát ấy biết tự tướng các pháp không, không sinh, không có tướng chắc thật, không có chuyển đổi.

*Lại nữa, Tu Bồ Đề, Bồ Tát từ khi mới phát tâm tu Bát nhã ba la mật, học mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi cho đến chưa được trí Nhất thiết trí, chưa nghiêm tịnh cõi Phật, chưa thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, ở khoảng trung gian ấy nên tu hành như vậy, vì sao? Vì Bồ Tát biết tự tướng các pháp không, không sinh, không có tướng chắc thật, không có chuyển đổi. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên hành Bát nhã ba la mật như vậy mà không thọ quả báo.

 

Luận: Hỏi: Cớ gì Tu Bồ Đề hỏi câu thô thiển rằng: không cúng dường chư Phật, không đầy đủ căn thiện, không được chơn trí thức, có được Nhất thiết trí chăng?

Đáp: Có người nói: Như tính hết thảy pháp rốt ráo không, không có gì của chính nó, trong rốt ráo không, gieo trồng căn thiện và không gieo trồng căn thiện không khác nhau. Nếu như vậy có thể không cúng dường chư Phật, không gieo trồng thiện căn, không được chơn tri thức, cũng được Nhất thiết trí chăng? Lại có người nghi rằng: Có nhiều cách được Nhất thiết trí, có thể không cần gieo trồng thiện căn; vì vậy thế nên hỏi Phật. Phật đáp: Nếu cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành, được chơn tri thức còn khó được, huống gì không cúng dường!

Tu Bồ Đề hỏi: Vì trong rốt ráo không, không có phước và chẳng phải không có phước, cớ gì nói chỉ do phước đức nên được? Phật đáp: Ở trong thế đế, có phước nên được. Tu Bồ Đề vì thấy chúng sinh đắm trước điều không có gì của chính nó, nên hỏi. Phật lấy việc không đắm trước pháp mà đáp. Nghĩa là tinh tấn tu phước còn không thể được, huống gì không tu phước! Như người hành đạo đi khất thực đến một xóm làng, từ một nhà đến một nhà khát thực không được, thấy một con chó đói nằm liệt, lấy gậy đánh nó nói rằng: Đồ súc sinh vô trí, ta dùng mọi cách đến từng nhà xin ăn còn không được, huốn gì mày nằm đó mà mong được? Tu Bồ Đề hỏi: Có nhân duyên cúng dường chư Phật ấy, cớ sao không được quả báo? Phật đáp: Vì xa lìa sức phương tiện. Sức phương tiệnBát nhã ba la mật. Tuy thấy sắc thân Phật mà không lấy mắt trí thấy pháp thân; tuy gieo trồng chút ít thiện căn mà không đầy đủ; tuy được thiện tri thức mà không gần gũi hỏi han, lãnh thọ. Lại Phật tự nói nhân duyên: Bồ Tát từ khi mới phát tâm, vì hữu tâmvô tâm nên tu Thí Ba la mật. Hữu tâm là tâm tương ưng với Nhất thiết tríbố thí, niệm đến vô lượng công đức của chư Phật, thương xót chúng sinh nên bố thí. Vô tâm là nếu bố thí cho Phật, cho đến kẻ phàm phukhông sinh ba tưởng là tưởng người thí, người nhận thí và vật bố thí, vì sao? Vì tất cả pháp tự tướng không từ xưa lại đây thường chẳng sinh, không có tướng định hoặc một, hoặc khác, hoặc thường, hoặc vô thường v.v... Vì pháp ấy tự tướng không, nên không thể chuyển đổi, an trú trong Như. Quán sát như vậy tức vào thật tướng các pháp, nghĩa là tướng không làm, không khởi. Hết thảy pháp không có năng tác, sở tác, không sinh tâm cao ngạo, không có hy vọng gì. Vì sức phương tiện như vậy nên có thể tăng trưởng căn thiện, xa lìa căn bất thiện, giáo hóa chúng sinh nghiêm tịnh cõi Phật. Bố thí hoặc nhiều, hoặc ít, không thọ quả báo thế gian, chỉ muốn cứu độ chúng sinh. Bồ Tát bố thí cho chúng sinh có hạn, có lượng, nghĩ rằng: Ta đời trước không làm phước đức sâu dày nên đời nay không thể bố thí rộng rãi cho chúng sinh, ta nay nên hành bố thí thật nhiều, thật sâu xa; được quả báo ấy rồi có thể làm lợi ích đầy đủ, bố thí rộng rãi cho vô lượng chúng sinh, hoặc được lợi đời nay, hoặc được lợi về sau, lợi về đạo đức. Không có sức phương tiện như vậy, Bồ Tát tuy cúng dường Phật, gieo trồng căn lành, được chơn trí thức còn không được Nhất thiết trí, huống gì không cúng dường! Năm Ba la mật kia cũng như vậy.

(Hết cuốn 85 theo bản Hán)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.