5. Trước Tác Và Giáo Lý Của Hệ Phái Trung Quán Triết Học

18/07/201012:00 SA(Xem: 18088)
5. Trước Tác Và Giáo Lý Của Hệ Phái Trung Quán Triết Học

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN
Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt NamTriết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG II
TƯ LIỆU VĂN BẢN

(Literary Sources)

 Trong Phật giáo, văn bản của “kinh” (sutra) được coi là những giáo lý do Đức Phật thuyết giảng trực tiếp bằng kim khẩu, còn “luận” (sàstra) là những chú giải bình luận, diễn tỉ mỉ về những giáo lý do Đức Phật thuyết giảng trực tiếp.

 Nhưng những kinh điển Đại Thừachúng ta được biết là một khối lượng văn bản rất lớn. Những gì được gọi là “kinh” thì là những giáo lý được Đức Phật trực tiếp giảng dạy, nhưng kinh điển Đại Thừa gồm cả tạng với khối lượng rất lớn, hiển nhiên có thể là đã không phải do Đức Phật thuyết giảng toàn bộ.

 Một số văn bản kinh điển Đại Thừa đã có sự xen lẫn liên quan sâu xa đến kinh Điển Phật Giáo nguyên thủy và mãi cho đến nay hầu như không thể phân biệt chúng được.

 Những trước tác quan trọng nhất trong số này là Prajũnàparamità sùtra (Kinh bát nhã ba la mật đa). Thông thường, “Prajnà-pàràmità” (bát nhã ba la mật đa) được dịch là “trí tuệ viên thành”.. Chữ “pàram-ità” có nghĩa “đạt đến bờ bên kia” (đáo bỉ ngạn), vì thế “prajnà-pàramità” nên được dịch thành “đổng thức siêu việt” thì có lẽ đúng hơn. Dịch bản của Tây Tạng đã dịch như thế. Tại tất cả các nước mà Phật giáo Đại Thừa đang thịnh hành, “bát nhã ba la mật chân ngôn” (prajnà-pàrmità mantra) sau đây thường được ngâm tụng là:

 “Gate, gate, pàraingate, pàrasaingate bohhi, savàhà”

 (Trí huệ đã vượt qua! Vượt qua! Vượt qua! bờ bên 
kia, hoàn toàn vượt qua bờ bên kia, nơi Đại Bồ 
Đề và đã thành tựu một cách vượt tốc) 

 Theo nhận xét của Tiến Sĩ Edward Conze thì kinh văn cấu thành “bát nhã ba la mật đa” (Prajnà-pàràmità) nối tiếp nhau khoảng trên 1,000 năm và có thể được chia thành 4 giai đoạn sau:

* Giai đoạn thứ nhất (100 năm trước Tây Lịch cho tới 100 năm sau Tây Lịch) bao gồm sự diễn sâu rộng căn cứ vào văn bản gốc.

* Giai đoạn thứ hai (từ năm 100 tới năm 300 sau Tây Lic̣h) bao gồm việc khai triển giáo lý này thành ba hoặc bốn kinh điển dài.

* Giai đoạn thứ ba (từ năm 300 đến năm 500 sau Tây Lịch) là giai đoạn mang giáo lý này rút lại thành vài kinh điển ngắn hơn.

* Giai đoạn thứ tư (từ năm 500 đến năm 1200 sau Tây Lịch) là giai đoạn đã cô đọng thành mật chú (Tantric dhàranis) và châm ngôn.

 (1) Căn cứ theo nhận xét của đại đa số học giả thì “Bát thiên tụng” (Ast sàhasrikà) bao gồm 8,000 câu kinh cổ xưa nhất trong văn bản “Bát Nhã Ba La Mật Đa” (Prajnàparamita). Nó có thể đã được khởi nguồn từ Đại Chúng Bộ, chủ đề của nó là học thuyết “không tánh” (sùnyatà).

 (2) “Bát thiên tụng” 300 năm tiếp theo đã được phát triển thành “Thập vạn tụng” (Satasàhasrikà – gồm 100,000 câu), “Nhị vạn ngũ thiên tụng” (Pãncavimsati-sàhasrikà – 25,000 câu) và “Nhất vạn bát thiên tụng” (Astàdásasàhasrika – 18,000 câu). Văn bản sau cùng đã được Lokaraksa (Vương) chuyển dịch vào năm 172 sau Tây Lịch.

 (3) Tới đây, điều cần luận bàn là sự cô đọng những điểm trọng yếu của văn bản “Bát Nhã La Mật Đa”. Bản cô đọng sớm nhất gồm có “Tâm kinh” (Hrdaya-sùtra) và “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” (Vajracchedika sùtra). “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” đã được dịch sanh Hoa văn vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch. Dịch bản này đã được in vào ngày 11 tháng 5 năm 868 tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết thì đây là cuốn sách in xưa nhất trên thế giới.

 “Hiện quán trang nghiêm” (Abhisamayalamkãra) được coi là những trích yếu của “Nhị vạn ngũ thiên tụng” (Pancavimsti Sàhasrikà), do Ngài Di Lặc (Maitreyyanàtha), bậc thầy của Ngài Asanga (Vô Trước) thực hiện.

 (4) Sau hết, điều cần bàn đến là Mật chúchân ngôn đã được cô đọng từ “Bát Nhã La Mật Đa”. Một trong số đó là “Ekàksarì” cho rằng trí huệ viên thành chỉ bao gồm trong một chữ “A”. Và tối hậu, “Bát Nhã Ba La Mật Đa” được nhân cách hóa thành một vị nữ thần để mọi người sùng bái.

 “Bát Nhã Ba La Mật Đa” vừa là triết học nhưng đồng thời cũng vừa là tôn giáo. Nó không phải chỉ là “triết học” theo ý nghĩa chữ “triết học” của Tây Phương. Ở Tây Phương, triết học đã tách ra khỏi tôn giáo và đã trở thành sự truy tìm của trí thức thuần túy. Tại Ấn Độ, mỗi nền triết học đều là một tôn giáo, và mỗi tôn giáo đều có triết học riêng nó. Các tôn giáo Tây Phương đã trở thành những tôn giáo của giáo điều công thức, còn tôn giáo của Ấn Độ là loại tôn giáo triết học.

 Chủ đề của văn bản “Bát Nhã Ba La Mật Đa” (Pràjnãpàramità) là thuyết Tánh Không (Sùnyatà). Tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy (Hinayànists) tin rằng là chỉ có cá nhân mới vô thực thể tánh (pudgala-nairàtmya). Họ đã đem “thực tại” chia thành các pháp hoặc thành tố tồn tại, hơn nữa họ đã cho rằng các pháp là những thực thể thật hữu. “Bát Nhã Ba La Mật Đa” đã phản đối triệt để lề lối nhận xét này và cho rằng các pháp vốn là tánh không (Sarva-dharma-sùnyatà).
Hiện tượng tùy thuộc vào những điều kiện hạn định để tồn tại. Do sự lệ thuộc này nên trên thực thể chúng vốn không có chân thật tánh, vì thế chúng chỉ là “không” (sùnya).

 Niết Bàn (Nirvàna) siêu việt vượt qua tất cả mọi phạm trù tư tưởng, bản thân nó chính là Không Tánh (Sùnyatà).

 Cả cõi “ta bà” (samsàra) và Niết Bàn (Nirvàna), hạn định và vô hạn định, đều chỉ là vật được cấu thành bởi tư tưởng, vì thế chúng không có thực tại tánh.

 Thực tại tối hậu có thể được gọi là Không Tánh (Sùnyatà) vì nó siêu việt trên tất cả mọi hạn định, kinh nghiệm và do tư tưởng cấu thành.

 Bát Nhã (Pràjnã) hoặc trí huệ siêu việt chính là sự đình chỉ mọi cấu tác của tư tưởng trầm mê. Vì thế, Bát Nhã đồng nghĩa với Không Tánh.

 Tóm lại, sự thấu triệt tri nhận được Không Tánh không phải chỉ do sự nhiệt tâm thừa nhận mà có được, cũng không phải do sự nghiên cứu tranh luận về chữ nghĩa mà có được; Không Tánh chỉ đạt được trong thiền định.

 Chúng ta cần minh tưởng về Không Tánh như là vô tự ngã (sự vắng mặt của bản ngã), minh tưởng tất cả pháp đều không có thực thể tánh, minh tưởng Không Tánh như là hư không vô hạn định. Cuối cùng, bản thân của Không Tánh cũng bị trừ bỏ và chỉ xem nó như là một chiếc bè giúp ta vượt qua biển vô minh. Tuy nhiên, loại minh tưởng này sẽ trở thành vô hiệu quả, nếu chúng ta không bồi dưỡng một đức tính nào đó.

 Mặc dù đoạn văn trên đây chỉ là một tóm lượt rất ngắn về kinh văn “Bát Nhã Ba La Mật Đa”, nhưng cũng đủ để cho thấy rằng văn bản này đã bao gồm tất cả những yếu tố cốt lõi của Phật Giáo Đại Thừa.

 Vì thế chúng ta biết rằng triết học Trung Quán (Madhyamaka) đã được khai triển trên cơ sở của giáo nghĩa Đại Chúng Bộ, cho nên “Đại Thừa Phật Kinh” cũng được gọi là “Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh” (Pràjnãparamità).

CHƯƠNG II
5. TRƯỚC TÁC VÀ GIÁO LÝ CỦA HỆ PHÁI 

TRUNG QUÁN TRIẾT HỌC

 Trường phái triết học Trung Quán chủ yếu là do Long Thọ khai triển. Ngài là một trong những đại thiên tài lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới. Ngài đã xây nền cho giáo phái này, và sau đó các môn đồ kiệt xuất của Ngài đã tiếp tục khai triển. Lịch sử phát triển của nền triết học này đã liên tục từ thế kỷ thứ nhì sau Tây Lịch cho mãi đến thế kỷ thứ 11.

 Sự phát triển của học phái này gồm ba giai đoạn rất dễ phân biệt. Triết học Trung Quán giai đoạn thứ nhất, do Long ThọĐề Bà đề xướngthuyết minh một cách có hệ thống. Giai đoạn thứ hai, hệ thống triết học này được phân chia thành hai phái là “Qui Mậu Luận Chứng Phái” (Pràsangika) và “Tự Y Luận Chứng Phái” (Svàtantrika). Giai đoạn thứ ba là giai đoạn khẳng định lại “Qui Mậu Luận Chứng Phái”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.