Nhẫn

18/02/201312:00 SA(Xem: 11429)
Nhẫn

NHẪN 
Nguyễn Thế Đăng

nhan-300x199Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thế giới, dù thu nhập chúng ta có cao thuộc loại hạng nhất thế giới. Đi chơi mà trời nắng, phải đội mũ, nhẫn với ánh nắng mặt trời. Nếu gặp mưa, phải mặc áo mưa, nhẫn với mưa. Vào lúc chuyển mùa, nhẫn với cảm cúm. Ngay cả thiết bị kỹ thuật cao cấp nhất là phi thuyền Con Thoi, thời tiết xấu, cũng phải hoãn phóng vài ngày. Phải nhẫn thôi.

Uống một ngụm trà, nước còn quá nóng, phải chờ, phải nhẫn. Mỗi ngày có khi muốn gấp mà không gấp được, phải nhẫn. Có khi muốn chậm mà không chậm được, phải nhẫn. Có khi muốn chuyện gì xảy ra mà nó không xảy ra. Có khi muốn chuyện gì không xảy ra, nó lại xảy ra. Phải nhẫn thôi. Không nhẫn được thì sẽ stress, mặt mày nhăn nhó cả ngày, rồi bệnh.

Rồi đến tuổi già. Một chậu cây nhỏ cũng không dám bưng. Rồi đến lúc chống gậy, ngồi xe lăn. Nói trước quên sau, để đâu quên đó. Rồi có lúc thân tâm này không chịu tuân theo ý mình nữa. Phải nhẫn thôi.

Mỗi ngày chúng ta phải nhẫn với biết bao điều. Rất nhiều cái chống lại ý muốn của ta. Nếu mỗi cái mỗi tức giận thì chắc là không sống thọ nổi. Nhẫn quá nhiều thành quen, đến độ nhìn kỹ thì đời người chỉ là một chuỗi dài những nhẫn. Kể cả nhẫn với thành công, nhẫn với thất bại. Nhẫn với được, nhẫn với mất. Có phải đạo Phật đã gọi cõi chúng ta đang sống đây là cõi Ta Bà, nghĩa là cõi Kham Nhẫn?

Chúng ta phải nhẫn với những tham muốn của mình. Tham muốn thì quá nhiều mà thành tựu thì quá ít, quá lâu. Tham muốn ấy nếu bị người nào cản trở, chống lại, thì nổi tức giận. Lại phải nhẫn với sự tức giận.

Chúng ta lại phải nhẫn với những quan niệm sai lầm của mình, những quan niệm sẽ sinh ra những hậu quả tai hại, mà có khi cả đời người cũng không đủ thấy, rồi than trời trách đất, oán người trách đời.

Nhẫn là nhẫn với tham, sân, si, vượt thắng con người tạp nhạp hỗn loạn của mình. Nhẫn là một đức tính để làm người và để vượt khỏi thân phận con người rối loạn hạn hẹp của mình.

Chúng ta phải nhẫn vì hiện hữu thân tâm của chúng tagiới hạn, bất toàn và, thế giới chung quanh chúng ta cũng hữu hạn, bất toàn. Chúng ta phải nhẫn vì thân tâm chúng ta đang bị thúc ép, trói buộc. Như thế, mỗi cái nhẫn ấy phải chăng là một lời kêu gọi của tự do? Mặt bên kia của một sự việc khiến ta phải nhẫn chính là tự do. Ai mà chẳng thuộc “sắc tức là Không, Không tức là sắc; sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc”. Vấn đề là ngay nơi cái nhẫn này chúng ta có thể nghe đượctìm thấy sự tự do tối hậu hay không.

Nhẫn là một đức tính để sống ở đời, để làm bất cứ việc gì, để khỏi gây gổ, để khỏi tự làm tổn hại mình, để đi đến thành công trong bất cứ việc gì. Nhẫn được xác định là một trong sáu sự hoàn thiện (ba -la – mật) để trở thành một người cao cả, phát huy được những đức tính của con người. Đó là Nhẫn nhục ba -la – mật. Chữ “nhục” đây không có nghĩa là nhục nhã, mà có nghĩa là chịu khuất, chịu lép vế, chịu nhịn. Để sống ở đời, để tự hoàn thiện, để trở nên cao đẹp, chúng ta cần đức tính nhẫn: kiên nhẫn, chịu đựng, chịu khó, biết nhường nhịn, biết bớt tham, bớt sân, bớt si…

Đi du lịch ở một bãi biển đẹp, chúng ta cứ nghĩ tiền tôi thì tôi hưởng. Nhưng nhìn sâu một chút thì sự hưởng thụ của chúng ta dựa vào công sức kiên nhẫn, chịu khó của biết bao người. Ai đổ mồ hôi làm những con đường đến đây, ai làm sạch sẽ bãi biển mỗi ngày, nhà này ai xây, hạt gạo này từ đâu mà có…? Hóa ra, trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta sống là dựa vào sự nhẫn nhục với nhau để sống. Sống là sống trong sự nhẫn nhục của tất cả chúng sanh với nhau.

Từ đó mà có sự biết ơn, tình thương, tôn trọng cho tất cả chúng sanh. Từ đó mà có từ bi, sức mạnh vận hành toàn bộ đời sống.

Muốn tiến lên trên con đường sự thật, con đường chân lý, cũng đòi hỏi chúng ta phải nhẫn nhục với những sự thật, để thấu hiểu và xuyên qua chúng. Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã là những sự thật rất khó chịu đựng. Để thấu hiểu chúng, để thoát khỏi tính ích kỷ thâm căn cố đế, chúng ta phải nhẫn nhục chịu đựng những sự thật làm tróc gốc hiện hữu của ta. Chịu đựng chúng lâu ngày, dần dần chúng ta sẽ nhận ra chúng, thấu hiểu chúng và vượt qua được bờ bên kia của tự dogiải thoát.

Thế nên, như một cách diễn tả con đường đi đến chân lý, đạo Phật dùng chữ nhẫn: Phục nhẫn, Tín nhẫn, Tùy thuận nhẫn, Vô sanh pháp nhẫnCứu cánh nhẫn hay Tịch diệt nhẫn. Càng ở thấp, càng ít phát triển, càng kém hoàn thiện, chúng ta càng phải nhẫn nhiều. Đó là dấu hiệu cho chúng ta biết chúng ta còn có ít tự do. Cho đến Vô sanh pháp nhẫn thì không có gì để phải nhẫn nữa. Không có một cái tôi để phải nhẫn với cái gì, và không có một cái gì để phải nhẫn nữa. Nhẫn, như vậy, là một con đường để đến tự do và cũng là một thước đo cho sự tự do nội tại vốn có của chúng ta.

Cho nên, đạo Phật mở ra con đường nhẫn nhục ba – la – mật, một trong sáu sự hoàn thiện của con người. Ba -la – mật là hoàn thiện, trọn vẹn, rốt ráo, vượt qua đến bờ bên kia.

Tóm lại, nhẫn nhục là một đức tính không thể thiếu trên con đường làm người (nhân đạo), và càng không thể thiếu trên con đường trở thành một con người hoàn hảo, toàn thiệntoàn diện (Phật đạo).

Nguyễn Thế Đăng

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/02/2015(Xem: 8182)
03/12/2014(Xem: 6219)
30/09/2014(Xem: 5908)
06/07/2014(Xem: 10232)
31/05/2014(Xem: 14577)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.