Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng

16/02/20245:11 SA(Xem: 11398)
Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
CẨN TRỌNG VỚI LỢI DƯỠNG
Quảng Tánh

blankNgười tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báocông năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.

Cố nhiên, lợi dưỡng vốn không có lỗi. Người tu cũng cần một lượng vật chất tối thiểu mới có thể ổn định đời sống, an tâm tu hành. Nhưng khi lợi dưỡng ngày càng nhiều, cung kính ngày càng lớn sẽ trở thành một thách thức cho người xuất gia. Nếu không tỉnh giác xả ly để vượt qua, lợi dưỡngcung kính sẽ trở thành chướng ngại, nhấn chìm người tu hành không thoát ra được kềm tỏa của tham dục, đắm trước.

Vì vậy, Thế Tôn luôn khuyến cáo hàng đệ tử xuất gia “chớ ôm lòng ham lợi dưỡng”, “chớ khởi lòng đắm trước lợi dưỡng”:

“Một thời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà, cùng với năm trăm người.

Bấy giờ vua A-xà-thế thường đem năm trăm nồi cơm cấp cho Đề-bà-đạt-đa. Khi đó Đề-bà-đạt-đa danh vang bốn phương, giới đức đầy đủ, tiếng khen đầy đủ, có thể khiến cho vua hàng ngày đến cúng dường.

Lúc đó, Đề-bà-đạt-đa được lợi dưỡng này rồi. Các Tỳ-kheo nghe được bạch với Thế Tôn:

- Nhân dân trong nước khen ngợi Đề-bà-đạt-đa, tiếng khen vang xa; khiến cho vua A-xà-thế hằng đến cúng dường.

Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheo các thầy! Chớ ôm lòng ham lợi dưỡng của Đề-bà-đạt-đa. Vì sao thế? Người ngu Đề-bà-đạt-đa tạo ba việc này: thân, miệng, ý hành trọn không kinh sợ, hãi hùng. Như nay người ngu Đề-bà-đạt-đa sẽ lại hết các công đức lành này. Ví như đem chó dữ cắt mũi nó, nó lại càng thêm hung ác. Người ngu Đề-bà-đạt-đa cũng lại như thế; nhận lợi dưỡng này rồi bèn khởi cống cao. Thế nên, các Tỳ-kheo, cũng chớ khởi lòng đắm trước lợi dưỡng. Nếu có Tỳ-kheo mắc vào lợi dưỡng sẽ không được ba pháp. Thế nào là ba? Đó là Giới hiền thánh, Tam-muội hiền thánhTrí tuệ hiền thánh không được thành tựu. Nếu có Tỳ-kheo không mắc lợi dưỡng sẽ được ba pháp. Thế nào là ba? Đó là Giới hiền thánh, Tam-muội hiền thánh, và Trí tuệ hiền thánh. Nếu muốn thành tựu ba pháp này nên phát lòng lành chớ mắc lợi dưỡng. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Địa chủ,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.434)

Pháp thoại này cho thấy một điều vô cùng thú vị rằng, không phải ngày nay mà tự xa xưa, khi một vị Tỳ-kheo được vua quan hay những người giàu có cung kính, trọng vọng, cúng dường hậu hĩ thì vị ấy trở thành đối tượng quan tâm, ngưỡng vọng của nhiều người, nhất là những người xuất gia trẻ. Thực ra, không phải người xuất gia nào cũng đủ phước duyên để được vua quan cung kính, cúng dường. Mặt khác, không phải sự hỗ trợ nào từ vua quan cũng là hộ trì Chánh pháp đích thực mà đôi khi đó chỉ là mặt tiền của một “liên minh ma quỷ” nào đó mà thôi. Như liên minh giữa vua A-xà-thế và Tỳ- kheo Đề-bà-đạt-đa trong pháp thoại này là một minh chứng điển hình.

Cho nên, đứng trước thềm lợi dưỡngcung kính, Thế Tôn luôn khuyến cáo các Tỳ-kheo “chớ ôm lòng ham lợi dưỡng”, “chớ khởi lòng đắm trước lợi dưỡng. Vì sao? Vì nhận nhiều và đắm trước lợi dưỡng sẽ khởi lên ngã mạn, cống cao và từ đó đi chệch với mục tiêu lý tưởng ban đầu của người xuất giathành tựu giới-định-tuệ. Thế Tôn đã xác định, người tu nếu vướng mắc vào lợi dưỡng thì không thể thành tựu giới-định-tuệ, điều này đồng nghĩa với việc không thể vượt qua tham ái, phiền nãosanh tử.

Vì thế, “chớ ôm lòng ham lợi dưỡng”, “chớ khởi lòng đắm trước lợi dưỡng” phải luôn là đề mục quán niệm của người xuất gia. Quán niệm càng sâu sắc thì chúng ta dễ dàng thấy rõ, lợi dưỡng là một phương tiện cần có để hành đạo, nhưng quyết không kẹt, không dính mắc vào nó. Hành trình của người xuất gia là xả buông, càng nhẹ chừng nào thì càng bay cao và bay xa chừng nấy. Với lợi dưỡng thì tuy có mà không, vô trướcvô nhiễm, chỉ tùy duyên mà tiếp vật để thực thi Phật sự làm lợi ích chúng sanh.

(Phần tô mầu chữ là do người phụ trách post bài lên mạng)

Hai bản văn kinh liên quan đến bài viết trên:

KINH TĂNG NHẤT A HÀM

Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
(PL.2549 - 2005 sửa chữa và bổ sung)

BA PHÁP

23. PHẨM ĐỊA CHỦ

KINH SỐ 7
blankTôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại Ca-lan-đà, trong vườn Trúc, thành La-duyệt, cùng với năm trăm Tỳ-kheo.

Bấy giờ vua A-xà-thế thường xuyên cung cấp cho Đề-bà-đạt-đâu năm trăm chõ cơm. Lúc đó, Đề-bà-đạt-đâu danh vang bốn phương, giới đức trọn vẹn, danh xưng đầy đủ, mới có thể khiến cho vua hằng ngày đến cúng dường.

Khi các Tỳ-kheo nghe Đề-bà-đạt-đâu đã được lợi dưỡng này, họ đến bạch Thế Tôn:

“Nhân dân trong nước ca ngợi Đề-bà-đạt-đâu nổi tiếng khắp nơi, mới khiến cho vua A-xà-thế thường xuyên đến cúng dường.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo các ngươi chớ ôm lòng ham muốn lợi dưỡng của Đề-bà-đạt-đâu này. Vì sao vậy? Vì Đề-bà-đạt-đâu là người ngu gây ra ba sự này, các hành vi của thân, miệng, ý, nhưng không hề kinh sợ, cũng không sợ hãi. Như Đề-bà-đạt-đa hiện nay là người ngu nên tiêu hết các công đức thiện. Như bắt chó dữ mà đánh vào mũi nó, càng làm nó hung dữ thêm. Người ngu Đề-bà-đạt-đâu cũng như [614a] vậy, nhận lợi dưỡng này liền nổi lên cống cao. Cho nên, này các Tỳ-kheo, cũng đừng khởi lên ý tưởng đắm trước lợi dưỡng. Tỳ-kheo nào đắm trước lợi dưỡng thì không được ba pháp. Ba pháp gì? Đó là không thành tựu giới Hiền Thánh, tam-muội Hiền Thánh, trí huệ Hiền Thánh. Tỳ-kheo nào không đắm vào lợi dưỡng thì sẽ được ba pháp. Ba pháp gì? Đó là thành tựu giới Hiền Thánh, tam-muội Hiền Thánh, trí huệ Hiền Thánh. Nếu thành tựu được ba pháp nầy sẽ phát thiện tâm, không đắm vào lợi dưỡng.

“Này các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy”.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

http://thuvienhoasen.org/p16a11266/3/ba-phap

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP II - THIÊN NHÂN DUYÊN

[17] Chương VI
Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính

I. Phẩm Thứ Nhất

V. Trùng Phẩn (Tạp, Đại 2, 346a) (S.ii,228)

tuong-ung-bia1) ... Tại Sàvatthi.

2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con trùng phẩn, ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt có một đống phân lớn.

4) Nó khinh miệt các con trùng phẩn khác và nói: "Ta ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt ta, có đống phân lớn này".

5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào làng hay thị trấn để khất thực. Vị ấy tại đây đã ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát của vị ấy được tràn đầy.

6) Vị ấy đi đến ngôi vườn (tịnh xá) và giữa chúng Tỷ-kheo khoe khoang như sau: "Ta ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát này của ta tràn đầy. Ta nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh. Nhưng các Tỷ-kheo khác công đức ít, ảnh hưởng ít, không nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh".

7) Vị ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, khinh miệt các Tỷ-kheo chánh hạnh khác. Này các Tỷ-kheo, như vậy sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho kẻ ngu si ấy.

8) Như vậy khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

http://thuvienhoasen.org/p15a626/2/17-chuong-vi-tuong-ung-loi-dac-cung-kinh







Tạo bài viết
20/06/2022(Xem: 19799)
27/08/2017(Xem: 14218)
17/11/2015(Xem: 9162)
21/10/2015(Xem: 8146)
18/09/2015(Xem: 11400)
09/09/2015(Xem: 12782)
04/08/2015(Xem: 8654)
20/07/2015(Xem: 9442)
29/06/2015(Xem: 12426)
15/06/2015(Xem: 9403)
07/06/2015(Xem: 10557)
13/05/2015(Xem: 21805)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…