Tác hại của rượu bia

22/09/20153:09 SA(Xem: 10046)
Tác hại của rượu bia

 TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA 
Quảng Tánh

Beer-Hops-WheatMột số thống kê gần đây cho thấy người Việt mỗi năm tiêu thụ rượu bia xếp thứ hạng cao ngất ngưởng nhất nhì trong khu vực. Đây một thứ hạng đáng buồn! Cũng từ đó, những hệ lụy có nguồn gốc từ rượu bia dễ nhận thấy như bệnh tật, gây tai nạn giao thông, làm mất trật tự an ninh xã hội… xảy ra ngày càng nhiều. Quan trọng hơn và khó nhận thấy hơn đó là ảnh hưởng xấu của rượu bia đến đời sống tinh thần, nhẹ thì khiến tâm trí bạc nhược, dật dờ; nặng thì nghiện ngập khiến đầu óc u mê và thậm chí là si cuồng.

Chưa nói đến ma túy và các chất gây nghiện khác, chỉ riêng việc tiêu thụ rượu bia quá mức như hiện nay đã góp phần làm suy yếu thể chất và trì trệ tinh thần của không ít thế hệ trong cộng đồng. Đây là nạn, là giặc nội xâm mà người Việt cần chiến đấu và phải chiến thắng nếu muốn sống còn. Vì lẽ ấy, trong năm giới của người Phật tử, giới thứ năm Không say nghiện đã được Thế Tôn thiết lập từ xa xưa nhằm giúp con người tránh sa lạc vào đường ác.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành, thực hành nhiều rồi chịu tội súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Nếu sanh trong loài Người thì cuồng, ngu si, hoặc, chẳng biết chân, ngụy như là uống rượu. Này các Tỳ-kheo, nếu có người tâm thích uống rượu, chỗ sanh ra không có trí tuệ, thường chịu ngu si. Như thế, này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ uống rượu. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào hơn pháp này: đã thực hành, thực hành nhiều rồi hưởng phước trong loài Người, hưởng phước trên Trời, chứng được Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Đó là không uống rượu. Này các Tỳ-kheo, nếu có người chẳng uống rượu, sanh ra liền thông minh không có ngu dốt, biết rộng nhớ nhiều, ý không nhầm lẫn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Ngũ giới,  

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.190)

Thế Tôn đã khẳng định, say nghiện rượu bia là đầu mối của các tội lỗi, là tác nhân để đi đến ba đường ác “súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục”. Không đợi đến kiếp sau ta mới gặp ba ác đạo mà nó luôn ẩn hiện quanh đây. Quan sát hành vi của một người say xỉn thì chúng ta sẽ thấy rõ những biểu hiện mất hết trí khôn của phần “người”, chỉ còn lại phần “con” như tham lam, hung bạo, cuồng si, nói chung là hiện thân của ba đường ác.

Nếu ai còn chút may mắn thoát được ba đường ác thì hậu quả của say nghiện là tuy được làm người mà “không có trí tuệ, thường chịu ngu si”. Cho nên, rượu bia cũng như một loại thuốc độc, không trực tiếp sát hại nhưng giết lần mòn, khiến cho con người bạc nhược, u tối, ngu hèn. Chúng ta thử hình dung, nếu một cá nhân, một gia đình, một xã hội mà ngập ngụa trong bia rượu, sớm say chiều xỉn thì tương lai của họ sẽ về đâu?

Nên học theo lời dạy của Thế Tôn, nói không với rượu bia chính là cứu mình và cứu đời. Không uống rượu, không sản xuất (buôn bán) rượu, không ca ngợi người uống rượu chính là những đóng góp tích cực của người con Phật cho xã hội. Người đệ tử Phật nguyện giữ tâm trong sáng, luôn thức tỉnh trước mọi cám dỗ, tránh xa việc say nghiện là nếp sống lành mạnh, văn minh, lợi mình và ích người.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/06/2022(Xem: 16085)
27/08/2017(Xem: 13605)
17/11/2015(Xem: 8682)
21/10/2015(Xem: 7619)
18/09/2015(Xem: 10690)
09/09/2015(Xem: 11979)
04/08/2015(Xem: 7963)
20/07/2015(Xem: 8803)
29/06/2015(Xem: 11585)
15/06/2015(Xem: 8940)
13/05/2015(Xem: 20058)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.