Tương tợ Tỳ-kheo

15/10/20158:32 SA(Xem: 8769)
Tương tợ Tỳ-kheo

TƯƠNG TỢ TỲ KHEO
Quảng Tánh

tuong to ty kheoTrong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, chính là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Thực tế có một số người tham gia vào hội chúng xuất gia, nói và nghĩ rằng “tôi là Tỳ-kheo” nhưng phạm hạnh không giống, oai nghi cũng khác, các căn buông thả không được hộ trì, những vị này không có gì tương ưng với các Tỳ-kheo chân chính cả. Theo Thế Tôn, họ là tương tợ Tỳ-kheo, như con lừa trà trộn vào đàn trâu, tương tợ với trâu mà thôi.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hôm nay Ta sẽ nói về: Có người giống lừa, có người giống trâu. Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó!

Các Tỳ-kheo đáp:

- Xin vâng, Thế Tôn.

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:

- Kia sao gọi là người giống lừa?

Nếu có một người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo. Bấy giờ người kia các căn bất định. Nếu mắt thấy sắc theo đó khởi tưởng về sắc, theo đuổi vạn mối lúc đó nhãn căn không trong sạch, sanh các loạn tưởng, không thể gìn giữ, các ác đến đủ khắp; cũng lại chẳng thể hộ trì nhãn căn; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi vạn mối. Bấy giờ ý căn không thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đến đủ, cũng lại chẳng thể hộ trì ý căn, không có oai nghi lễ tiết cần thiết; bước đi, tiến dừng, co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát đều trái giới cấm, liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích. “Chao ôi! Người ngu này tựa như Sa-môn” rồi chịu sự chê trách: “Nếu là Sa-môn đáng ra không nên như thế”. Người ấy nói rằng: “Tôi cũng là Tỳ-kheo! Tôi cũng là Tỳ-kheo!”. Ví như con lừa vào trong bầy trâu rồi tự xưng rằng: “Tôi cũng là trâu, tôi cũng là trâu”, nhưng xem hai lỗ tai lại chẳng giống trâu, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác. Bấy giờ bầy trâu hoặc lấy sừng húc, hoặc lấy chân đá hoặc lấy miệng cắn. Nay Tỳ-kheo này cũng lại như thế, các căn bất định, nếu mắt thấy sắc, theo khởi tưởng sắc, rong ruổi muôn mối; bấy giờ nhãn căn chẳng thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đến đủ, cũng lại chẳng thể hộ trì về nhãn căn, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi muôn mối. Bấy giờ ý căn chẳng thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đủ cả; cũng lại chẳng thể hộ trì ý căn; không có oai nghi lễ tiết đáng làm; đi bước, tiến dừng, co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát, đều trái cấm giới, liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích: “Ôi! Người ngu này tựa như Sa-môn” rồi bị nêu lỗi: “Nếu là Sa-môn, đáng ra không nên như thế!”. Người ấy nói rằng: “Tôi là Sa-môn”, giống như con lừa vào trong bầy trâu. Đó là người giống lừa”.

 (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hỏa diệt [trích], 
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.207)

Thế Tôn đã chỉ cho chúng ta thấy lừa với trâu khác biệt mười mươi, “hai lỗ tai lại chẳng giống, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác”. Cũng vậy, người hiện tướng đầu tròn, áo vuông nhưng thiếu vắng phạm hạnh, không có oai nghi, các căn không hộ trì, tâm ý tán loạn, các ác đủ cả… thì những vị này chỉ “tựa như Sa-môn” mà thôi.

Những đệ tử Phật xuất gia chân chính nguyện theo dấu chân xưa của Thế Tôn và các bậc Thánh đệ tử cần quán niệm về hình ảnh “con lừa vào trong bầy trâu” để tự hoàn thiện mình. Khi số lượng người xuất gia ngày càng đông mà người hướng đến mục tiêu phạm hạnh và trau dồi pháp hành không nhiều thì chưa phải là tín hiệu hưng thịnh đáng mừng.

Chưa nói đến việc chứng đắc các Thánh quả, người xuất gia nguyện tinh cần giữ vững oai nghi, sống phạm hạnh, chánh niệm tỉnh giác, hộ trì các căn… là đã xứng đáng dự phần vào hàng ngũ Tăng-già hòa hợpthanh tịnh, là Tỳ-kheo (Sa-môn) đích thực, là “con trâu vào trong bầy trâu” chứ không phải là “con lừa vào trong bầy trâu”. 

Quảng Tánh



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/06/2022(Xem: 16083)
27/08/2017(Xem: 13605)
17/11/2015(Xem: 8682)
21/10/2015(Xem: 7618)
18/09/2015(Xem: 10690)
09/09/2015(Xem: 11978)
04/08/2015(Xem: 7962)
20/07/2015(Xem: 8803)
29/06/2015(Xem: 11583)
15/06/2015(Xem: 8940)
13/05/2015(Xem: 20058)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.