Chương 8. Sự Quyết Trạch Về Như Lai TạngPhật Tánh

12/03/201312:00 SA(Xem: 9578)
Chương 8. Sự Quyết Trạch Về Như Lai Tạng Và Phật Tánh

NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG
Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận
Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

Chương 8. (Chương Cuối)
SỰ QUYẾT TRẠCH VỀ NHƯ LAI TẠNGPHẬT TÁNH

1. Thuyết Như lai tạng của kinh Lăng-già

Kinh Lăng-già có tổng cộng 3 bản dịch, bản do Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra) dịch vào năm Nguyên Hi (khoảng năm 440 A.D.) đời Tống, gọi là Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh, 4 quyển. Trong những luận thư của Vô trước (Asaṅga), Thế thân (Vasubandhu), thì vẫn không có dẫn chứng bộ kinh này, cho nên sự biên tập của kinh này vào khoảng cuối thế kỷ 4 A.D. 1. Như lai tạng và ngã: kinh Lăng-già và học pháp Du-già (Yoga) có mối quan hệ vô cùng gần gũi, nếu như có cái sai biệt nào, thì đó chính là nhận thức về thuyết Như lai tạng (tathāgata-garbha). Các học giả Du-già căn cứ vào sự không có phân biệt của chân như thanh tịnh, giải thích Như lai tạng ở trong kinh; kinh Lăng-già cũng nói như vậy, nhưng có trình bày thêm một bước về nghĩa căn bản của Như lai tạng. Như Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh(I) nói: “Trong tu-đa-la, đức Thế tôn nói: tự tánh của Như lai tạngthanh tịnh, chuyển thành 32 tướng, nhập vào trong thân tất cả chúng sanh. Giống như viên ngọc có giá trị lớn được buộc trong chiếc áo dơ, tạng của Như lai luôn thường trụ, bất biến cũng như vậy, nhưng bị buộc vào trong chiếc áo dơ ấm giới, bị tham dục, nhuế, si, những vọng tưởng trần lao không thật làm ô nhiễm. … Vì sao đức Thế tôn, cũng giống như ngoại đạo, nói có Như lai tạng vậy? Bạch Thế tôn! Ngoại đạo cũng nói có ‘kẻ tạo tác’ thường hằng, lìa cầu-na, có mặt khắp nơi, bất diệt.” “Này Đại Huệ! Ta nói Như lai tạng, không giống với cái ngã do ngoại đạo nói. Này Đại Huệ! Có lúc nói là không, vô tướng, vô nguyện, như, thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết-bàn…, các cú [từ] như vậy là nói về Như lai tạng mà thôi, Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác vì nhằm trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] vô ngã nên nói đến môn Như lai tạngcảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu. … Nhằm khai mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã nên nói về Như lai tạng, khiến họ lìa cái vọng tưởng về ngã kiến không thật, nhập vào cảnh giới ba môn giải thoát, hi vọng họ mau chóng được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Vì vậy Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác nói về cái tạng của Như lai như thế. … Nhằm lìa các kiến chấp của ngoại đạo thì phải dựa vào cái tạng vô ngã của Như lai.” Kinh Như lai tạng, v.v., đã nói rằng: Như lai tạng ở trong thân tâm của chúng sanh, là tự tánh thanh tịnh (prakṛti-viśuddha), thường trụ (dhruva), điều này có gì khác với cái ngã (ātman) mà ngoại đạo đã nói? Cái ngã mà ngoại đạo nói ấy, chẳng phải cũng thường trụ, có mặt khắp nơi, bất diệt, lìa cầu-na (guṇa) ư? ‘Lìa cầu-na,’ bản dịch đời Ngụy nói là “không nhờ vào các duyên, tự nhiên mà có,”1 cho nên ngã là tác giả, không phải là cái nhờ duyên mới có. Cái ngã như vậy, không phải tương đồng với Như lai tạng ư? Kinh trên cần gì phải nói về Như lai tạng vậy! Kinh Lăng-già giải thích rằng: Như lai tạng có các tên gọi khác nhau - như (tathatā), thật tế (bhūtakoṭi), pháp tánh (dharma-dhātu), v.v., là ‘cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu.’ Chân như, pháp giới, v.v., mà thường thấy trong kinh, vì sao lại phải gọi là Như lai tạng vậy? Đây là phương tiện nhằm ‘trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] vô ngã,’ ‘khai mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã.’ Trong dòng trôi lăn của sanh tửgiải thoát, ngoại đạo đều chủ trương có ‘ngã’. Đối với sanh tử mà nói, thì ngã là tác giả; giải thoát, ngã sẽ lìa sanh tử nên luôn luôn an lạc. Phật nói vô ngã (nirātman), là điều mà ngoại đạo, cũng như những người thông thường không dễ gì tin và chấp nhận được. Không có ngã, thì ai là kẻ tạo nghiệp, ai chịu quả báo? Không có ngã, thì sự giải thoát không phải là bằng với sự không có gì cả ư? Cái vô ngã và niết-bàn (nirvāṇa) mà Phật nói ấy, là chỗ sợ hãi của ngoại đạo và những kẻ phàm phu ngu si thông thường. Bất đắc dĩ, đành phải lấy chân như nói là Như lai tạng, nói gần với thần ngã của ngoại đạo. Nếu như tin và chấp nhận thuyết Như lai tạng, lại tiến thêm một bước lý giải nội dung của nó, thì biết rằng nó khác với thần ngã, thật sự đó là cái chân như ‘lìa vọng tưởng, vô sở hữu.’ Không khởi lên kiến chấp về ngã, về pháp, từ ba môn giải thoát (trīṇi-vimokṣa-mukhāni) hướng đến Phật đạo. Như lai tạngphương tiện để dẫn dụ và giáo hóa ngoại đạo, cho nên là ‘tạng vô ngã của Như lai.’ Kinh Lăng-già nói gần với Du-già học, mà nói được càng rõ ràng hơn! ‘Cái tạng vô ngã của Như lai,’ và ‘ngã ấy tức là nghĩa Như lai tạng’ của kinh Đại niết-bàn,2 phương tiện là chẳng tương đồng. Bài tụng chánh văn của luận Bảo tánh nói: nhằm khiến chúng sanh xa rời 5 lỗi lầm, cái lỗi lầm thứ 5 là ‘chấp thân này có thần ngã,’ cho nên nói chúng sanhPhật tánh (buddha-garbha),3 cũng có ý nghĩa nhằm dẫn dụ và giáo hóa ngoại đạo chấp ngã kiến nên nói có Phật tánh (tên riêng của Như lai tạng). Nhưng phần giải thích của luận thí nói: “Bởi ôm giữ cái lỗi hư vọng nên không biết được công đức chân thật, vì vậy không sanh được cái [tâm] từ bi bình đẳng tự-tha.”4 Luận Phật tánh giải thích rằng: “Do nghe Phật nói về Phật tánh, nên biết cái lỗi lầm hư vọng, biết cái công đức chân thật, thì ở trong chúng sanh khởi lên tâm đại bi; không có [sự phân biệt] bỉ - thử, nên trừ được ngã chấp.”5 Đây là dùng cái đại ngã xem tự - tha bình đẳng để lìa được cái tiểu ngã hư vọng. Luận Hiển dương Thánh giáo nói: “Phải biết cái tâm tánh bình đẳng này chính là đại ngã a-thế-da và quảng đại a-thế-da,”6 đồng nhất ý nghĩa với Bảo tánh luận thích. Điều này cố nhiên là có nguồn gốc từ nghĩa chân như khôngsai biệt, nhưng đối với sự tùy theo căn cơ mà thuyết giáo phápý nghĩa của sự thuyết giáo pháp nhằm ‘trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] vô ngã,’ ‘khai mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã,’ kinh Lăng-già rõ ràng lại thắng hơn một nước! 2. Như lai tạngtạng thức: Như lai tạng (tathāgata-garbha) là cái làm nơi nương tựa (āśraya), thức a-lại-da (ālayāvijñāna) là cái làm nơi nương tựa, vốn là hai hệ tư tưởng khác nhau. Trong các bộ luận của Vô trước (Asaṅga), Thế thân (Vasubandhu), tuy dùng chân như (tathatā) để giải thích Như lai tạng, cũng không có cùng phối hợp với thức a-lại-da. Kinh mà đem hai cái này phối hợp với nhau để trình bày mối quan hệ của chúng, là kinh Lăng-già, như Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh(II) nói: “Này Đại Huệ! Cái vừa có tính chất thiện vừa có tính chất bất thiện, đó là 8 thức. Tám thức đó là gì? Là [1] Như lai tạng mang tên thức tạng tâm, [2] ý, [3] ý thức, và 5 thức thân.”(b) Tám thức là thuyết được sáng tạo bởi các học giả Du-già. Thức tạng chính là tạng thức – thức a-lại-da. Theo ý nghĩa đặc thù, thức thứ 8 a-lại-da gọi là tâm (citta), thức thứ 7 gọi là ý (mano), 6 thức trước gọi là thức (vijñāna). Kinh trên nói ‘8 thức’, lại nói ‘Như lai tạng gọi là thức tạng (tâm),’ đây là đem Như lai tạng và a-lại-da kết hợp làm thức thứ 8. Bản dịch đời Ngụy tuy chỉ nói ‘thức a-lê-da,’ nhưng văn bên dưới nói: “thức a-lê-da gọi là Như lai tạng,”7 đã biểu thị ý nghĩa ‘Như lai tạng gọi là thức tạng’. Kinh Lăng-già xem chân nhưNhư lai tạng, cùng với hàm nghĩa của a-lại-da, đương nhiên là không hoàn toàn nhất trí, nhưng rốt cuộc đã kết hợp làm thức thứ 8. Sự kết hợp Như lai tạng và a-lại-da làm thức thứ 8, hẳn phải là dựa vào tâm tánh bổn tịnh (prakṛti-pariśuddha-citta), bị khách trần phiền não che lấp (āgantuka-kleśa-āvṛta) mà ra, như Lăng-già a-bạt-đà-la bảo kinh(III) nói: “Như lai tạng thức tạng này, tâm tưởng của tất cả Thanh văn, Duyên giác thấy được, tuy tự tánh thanh tịnh nhưng vì bị khách trần che lấp nên vẫn thấy bất tịnh.”(c) “Ta dùng thần lực kiến lập nên nghĩa này, khiến phu nhân Thắng man và các Bồ-tát, v.v., có đầy đủ trí bén nhạy tuyên dương diễn thuyết tên gọi Như lai tạngthức tạng, và cùng sanh 7 thức, nhằm (khiến) Thanh văn (không) chấp trước, thấy nhân và pháp đều vô ngã. Phu nhân Thắng man nương oai thần của Phật để thuyết về cảnh giới Như lai tạng, chẳng phải là cảnh giới của Thanh văn, Duyên giácngoại đạo, Như lai tạng thức tạng duy chỉ là cảnh giới trí huệ của Phật và các bậc Bồ-tát có trí bén nhạy nhờ vào nghĩa này [được thông đạt].”(d) Kinh Lăng-giàdựa vào kinh Thắng man, nhưng có giải thích thêm một bước. Kinh Thắng man có hay không có nói đến thức a-lại-da là một vấn đề khác, nhưng “Như lai tạng có tự tánh thanh tịnh, mà bị khách trần phiền não, phiền não bậc thượng làm nhiễm ô, (là) cảnh giới không thể suy lường của Như lai,”8 đúng là điều mà kinh Thắng man đã nói. Theo thuyết Như lai tạng, bị khách trần phiền não che lấp (hoặc bị làm ô nhiễm); theo thuyết a-lại-da, là được tích tập (hoặc huân tập) bởi chủng tử tạp nhiễm. Trong kinh Lăng già, hai thuyết này cũng được thống nhất lại. Vốn là, a-lại-da – tạng, giống như là ‘cái kho’ của cái hang, ngôi nhà. Trong Nhiếp Đại thừa luận, Huyền trang dịch nghĩa là ‘nhiếp tạng,’ ‘chấp tàng’. Nhiếp tạng, bản dịch của Phật-đà-phiến-đa (Buddhaśāmti) dịch vào đời Ngụy, gọi là ‘y – nương tựa’; bản dịch đời Trần gọi là ‘ẩn tàng’; bản dịch đời Tùy gọi là ‘y trụ - nơi nương tựa.’9 Kinh Giải thâm mật do Huyền trang dịch, nói: “Cũng gọi là thức a-lại-da, vì sao vậy? Do vì thức này ở trong thân, nó có ý nghĩa giữ gìn, ẩn tàng, cùng chịu an nguy;” ‘giữ gìn, ẩn tàng,’ kinh Thâm mật giải thoát nói là: “Bởi vì nó trụ ở trong thân.”10 Thức a-lại-da có ý nghĩa ẩn tàng, làm nơi nương tựa, giống như nương tựa torng cái hang, căn nhà, cũng chính là ẩn tàng trong cái hang, căn nhà. Cho nên trong kinh Lăng-già, sự hiện rõ ra cảnh giới, khởi lên 7 thức, v.v., đương nhiên đó là tác dụng của thức a-lại-da, mà tự tánh thanh tịnh, bị sự huân tập hư ngụy, xấu xa, làm nhiễm ô, sanh ra (căn bản của tạp nhiểm) vô minh trụ địa (hoặc gọi là ‘tập địa’), là chìa khóa để Như lai tạng mà đổi tên thành thức là a-lại-da. Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh(IV) nói: “Tạng của Như lai là cái nhân thiện và bất thiện, có khả năng tạo ra tất cả sanh thú;… ngoại đạo không biết, cho nó là tác giả. Do từ vô thỉ đã bị tập khí hư ngụy huân tập, nên gọi là thức tạng, sanh ra vô minh trụ địa, cùng [sinh khởi] với 7 thức. Nó giống như sóng của biển, luôn luôn sanh ra không ngừng, lìa cái lỗi về vô thường, lìa cái lý luận chấp ngã, tự tánh không có cáu bẩn, rốt ráo thanh tịnh.”(e) Văn cú của bản dịch đời Ngụy có khác chút ít, như nói: (lược đoạn trên) “Vì các ngoại đạo, v.v., nhận thức sai lầm về ngã, nên không thể thấy đúng như thật về Như lai tạng. Bởi các ngoại đạo, từ vô thỉ đến nay, huân tập các bằng các chấp trước sai lầm, các loại hí luận. Này Đại Huệ! Thức a-lê-da ấy được gọi là Như lai tạng, mà nó cùng kết hợp với vô minh và 7 thức. Vì nó như sóng của đại dương, luôn luôn sinh ra không dứt, cùng sanh với thân, lìa cái lỗi về vô thường, lìa cái lỗi về ngã, có tự tánh thanh tịnh.”11 Theo lời kinh đã nói: gọi là thức a-lại-da là do vì Như lai tạng, từ vô thỉ, đã bị huân tập bởi thói quen xấu, hư ngụychấp trước sai lầm, các loại hí luận. Cái huân tập mà được chấp nhận ấy, Du-già học gọi là ‘chủng tử thuộc biến kế sở chấp,’ hoặc nói a-lại-da là ‘cái khối lỗi lầm và bệnh hoạn’. Kinh Lăng-già tuy sử dụng thuyết chủng tử (bīja), huân tập (vāsanā), mà a-lại-da rõ ràng chính là: tự tánh thanh tịnh nhưng bị phiền não che lấp, làm nhiễm ô. Theo Đại thừa trang nghiêm kinh luận để giải thích: Như lai tạng và thức a-lại-da có cùng một nghĩa, đó là tâm chân như (tathatā-citta) là tự tánh thanh tịnh. Chúng cũng có ý nghĩa sai biệt, thức a-lại-da tuy không rời tự tánh thanh tịnh của chân như, nhưng là cái chân như bị che lấp, là cái khối tổng hợp bao gồm những tạp nhiễm, lỗi lầm, tai họa, phiền não huân tập. Bản dịch đời Tống thì dịch thức a-lại-da là “che lấp cái thức chân thật kia,”12 đã thức sâu sắc được ý kinh của Lăng-già vậy! Cho nên, tên gọi thức a-lại-da là [chỉ cho cái] không thanh tịnh. Nếu như tu đến chỗ tất cả các thứ chấp sai lầm không sinh khởi nữa, dứt trừ hết những huân tập hí luận từ vô thỉ đến ngày nay, thì chuyển đổi và xả bỏ cái tên gọi thức a-lại-da, duy chỉ còn là cái Như lai tạng thanh tịnh không có cáu bẩn. Sự chuyển đổi và xả bỏ cái tên gọi tạng thức trong Như lai tạng, như kinh Lăng-già13 ở trên nói: Bản dịch đời Tống: “Người tu [sau khi] sinh ra cái tưởng giải thoát, mà không lìa, không chuyển tên gọi Như lai tạngthức tạng, 7 thức lưu chuyển không diệt. Vì sao vậy? Vì người ấy có cái nhân là vin níu vào các thức được sanh ra ấy.”(f) “Người muốn sự tiến bộ thù thắng thì phải làm trong sạch tên gọi Như lai tạngthức tạng. Này Đại Huệ! Nếu không có cái thức tạng tên là Như lai tạng, thì [cái thức tạng] ấy không có sanh diệt.”(g) Bản dịch đời Đường: “Đắc được cái tưởng giải thoát, nên làm trong sạch các tên Như lai tạngtạng thức. Này Đại Huệ! Nếu khôngthức tạng, 7 thức liền diệt, vì sao vậy? Nhân vì nó và sở duyên được sanh.” “Muốn đắc được pháp thù thắng thì cần phải làm trong sạch cái tên Như lai tạngtạng thức. Này Đại Huệ! Nếu không có cái Như lai tạng được gọi là thức tạng ấy, thì không có sanh diệt.” Bản dịch đời Ngụy: “Sanh ra tướng giải thoát, bởi vì không chuyển và diệt tướng hư vọng. Này Đại Huệ! Như lai tạng thức không ở trong thức a-lê-da, vì vậy 7 thức có sanh có diệt, mà Như lai tạng thức thì không sanh không diệt. Vì sao vậy? Vì 7 loại thức ấy dựa vào quan niệm về cảnh giới nên sanh ra.” “Vì muốn chứng pháp thù thắng, thì phải tu hành để khiến cái Như lai tạng a-lê-da thức ấy được thanh tịnh. Này Đại Huệ! Nếu cái tên Như lai tạng a-lê-da thức không có, thì lìa được thức a-lê-da, không có sanh, không có diệt.” Hai bản dịch đời Tống và Đường có văn nghĩa tương đồng, văn cú của bản dịch đời Ngụy có điểm bất đồng. Nhưng bản dịch đời Ngụy nói: không có tên gọi thức a-lại-da, Như lai tạng không sanh không diệt, sự sanh diệt biến chuyển của 7 thức cũng sẽ diệt mà không khởi, vẫn nhất trí với bản dịch đời Tống, Đường. Kinh Lăng-già nói 8 thức, khởi đầu là lấy tạng thức tâm và chuyển thức – 7 thức để luận với nhau, như nói: “Ví như sự đổi thay của nước biển, có nhiều lớp sóng di chuyển, 7 thức cũng như vậy, cùng tâm hòa hợp sanh ra, nghĩa là nơi tạng thức ấy, các thức chuyển biến ra nhiều loại.”14(h) Về quan hệ giữa tạng thức và 7 chuyển thức, kinh nêu ra hòn đất và vi trần làm thí dụ, nhằm giải thích rằng chuyển thứcthể diệt, mà tạng thức không phải là “cái tướng chân thật của chính thức bị diệt, nhưng tướng nghiệp thì diệt.”15(i) Điều này rõ ràng xem chân như là cái tướng chân thật của chính tạng thức, cho nên nói ‘tạng thức không diệt.’ Trong quyển 4 của bản dịch đời Tống, nói ‘Như lai tạng tên là thức tạng,’ lấy Như lai tạng (tạng thức) và 7 thức để luận với nhau, như nói: “Như lai tạng sâu xa, mà kết hợp với 7 thức.”16 Sở dĩ chuyển đổi và xả bỏ thức a-lại-da chỉ là trừ bỏ sự huân tập bởi những tập khí xấu, hư ngụy làm che lấpchướng ngại tướng chân thật, trừ sạch cái tên gọi thức a-lại-da mà thôi. Sự thống nhất của Như lai tạng và thức a-lại-da, có thể nói là đặc sắc của kinh Lăng-già vậy! Thức a-lại-da được kinh Lăng-già nói ấy, đặc trọng tâm vào chân như, nên có khả năng được giải thích là ‘chân tâm!’ Như lai tạng là chỗ nương tựa của sanh tử và niết-bàn: kinh Thắng-man rõ ràng đã đề cập đến rằng Như lai tạng là chỗ nương tựa của tất cả pháp, như kinh Thắng man sư tử hống Nhất thừa đại phương tiện phương quảng(V) nói: “Bạch Thế tôn! Vì có Như lai tạng nên nói có sanh tử, đó gọi là thiện thuyết.”(j) “Như lai tạng lìa tướng hữu vi, Như lai tạng thường trụ bất biến, vì vậy Như lai tạng là chỗ nương tựa, là cái duy trì, là cái tạo dựng. Bạch Thế tôn! [Như lai tạng] là [Phật] pháp không lìa, không đoạn, không thoát ra, không đổi khác, là không thể suy lường. Bạch Thế tôn! Cái mà làm chỗ nương tựa, duy trì, tạo dựng nên pháp hữu vi thuộc đoạn, thoát ra, đổi khác, bên ngoài ấy, là Như lai tạng.”(k) “Bạch Thế tôn! Nếu khôngNhư lai tạng ấy thì không thể nhàm chán sự khổ, mong cầu niết-bàn. Vì sao vậy? Vì 6 thức này và tâm pháp trí, 7 pháp này không dừng trụ trong khoảng sát-na, không gieo trồng các thứ khổ [thì] không nhàm chán khổ, [nên] không mong cầu niết-bàn được.(l)”17 Trong những đoạn kinh văn được dẫn ở trên, đoạn đầu tiên nói, có Như lai tạng cho nên có thể có dòng biến chuyển của sanh tử, đây là sự thuyết pháp khéo léo. Thứ đến, thành lập hai loại căn cứ: Như lai tạngpháp vô vi thường trụ không thay đổi, cho nên là chỗ nương tựa và duy trì của Phật pháp không thể suy lường thuộc không lìa, không đoạn, không thoát ra, không đổi khác, cũng sẽ nhờ vào nó mà có niết-bàn của Phật. Đồng thời, nó là chỗ nương tựa và duy trì pháp hữu vi thuộc đoạn, thoát ra, đổi khác, bên ngoài, cũng sẽ nhờ đây mà có sanh tử. Kết luận nói: nếu như khôngNhư lai tạng, thì dòng biến chuyển của sanh tử không thể được thành lập, bởi vì 7 pháp gồm 6 thức, v.v., là pháp sanh diệt không ngừng trong từng sát-na, là không gieo trồng (thọ) các thứ khổ. Không có Như lai tạng cũng không thể nhàm chán cái khổ của sanh tử, phát sanh mong cầu đối với niết-bàn giải thoát. Như lai tạngnơi nương tựa của sanh tử, niết-bàn, cho thấy được cái đặc sắc của Như lai tạng học vậy! Kế thừa kinh Thắng man, dung hòa và thâu nhận Du-già học, kinh Lăng-già đã giải thích thêm một bước. Kinh Thắng man không có nói đến thức a-lại-da, kinh Lăng-già lại kết hợp Như lai tạng và thức a-lại-da (tạng) làm thức thứ 8. Kinh Thắng man nói: “6 thức và tâm pháp trí,” bản dịch đời Đường nói “6 thức và dùng cái được biết.”18 Cái được biết (jñeya), người xưa chỉ dịch là ‘trí’ và ‘ưng trí’. ‘Sáu thức và tâm pháp trí,’ kinh Lăng-già gọi là 7 thức bao gồm ý, ý thức, v.v. Trong 8 thức, vì sao ‘Như lai tạng tên là tạng thức’ có thể làm nơi nương tựa cho tất cả pháp, mà không phải là 7 thức trước vậy? Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh(VI) nói: “Đại Huệ lại bạch Phật rằng: Bạch Thế tôn! Xin Thế tôn giải thích thêm cho con! Ấm – giới – nhập thuộc về sanh diệt, chúng không có ngã, thì ai sanh ai diệt? Những kẻ phàm phu ngu muội dựa vào sanh diệt, nên không biết được sự chấm dứt khổ, không nhận thức niết-bàn.”(m) “Phật bảo Đại Huệ: Tạng của Như lai là nhân của thiện và bất thiện, có khả năng tạo ra tất cả sanh thú; ví như người diễn viên thay đổi thành các hình dáng khác nhau, nên [các hình dáng được tạo ra bởi người diễn viên là] lìa ngã và ngã sở. … Do từ vô thỉ đã bị tập khí hư ngụy huân tập, nên gọi là thức tạng, sanh ra vô minh trụ địa, cùng [sinh khởi] với 7 thức. Nó giống như sóng của biển, luôn luôn sanh ra không ngừng, lìa cái lỗi về vô thường, lìa cái lý luận chấp ngã, tự tánh không có cáu bẩn, rốt ráo thanh tịnh.”(n) Ở trên đã nói qua, vì ngoại đạo sợ hãi vô ngã (nirātman), chấp sai lầm là có ngã (ātman), cho nên nói Như lai tạng; Như lai tạng không phải là thần ngã, nhưng lại có sắc thái của thần ngã. Phật nói ‘các pháp đều vô ngã’, là điều mà người thông thường không dễ gì tin tưởngchấp nhận, cho nên trong các bộ phái Phật giáo cũng có học phái thành lập ‘ngã’. Trong kinh Lăng-già, Bồ-tát Đại Huệ (Mahāmati) đã đại biểu cho tâm lý thông thường, thỉnh Phật giải thích. Phật nói sanh tử chuyển biến, cái ở trong dòng sanh tử chuyển biến ấy chỉ là 5 ấm, 6 giới, 6 nhập (xứ), đều không có ngã. Theo cách nhìn của người thông thường, nếu như không có ngã, thì ai ở trong sanh, ai ở trong diệt? Cũng chính là ai ở trong sanh tử? Đây là cho rằng ‘vô ngã’ không thể thành lập nên sanh tử. Còn nữa, như kinh Lăng-già nói: “Ví như cái bình đã bị đập bể thì không còn tác dụng của cái bình, cũng như đốt cháy cái hạt rồi thì nó không còn tác dụng nảy mầm nữa. Như vậy, này Đại Huệ! Nếu tánh của ấm - giới - nhập đã diệt, đang diệt, sẽ diệt, do vọng tưởng của tự tâm thấy, vì không có nhân, nên nó không có lần lượt sanh ra.”19(o) Diệt (nirodha) được giải thích là vì sao đều không có gì hết, trong một sát-na trước diệt, sát-na thứ hai sẽ ‘không có nhân’ nên không thể sanh khởi được. Đây là nói: sanh diệt vô thường là cái không thể thành lập nên dòng chuyển biến của sanh tử, như kinh Lăng-già nói: “Các thức còn lại, có 7 thức gồm ý, ý thức, v.v., có sanh có diệt trong mỗi mỗi niệm [sát-na, kṣaṇa];”(p) “7 thức không bị trôi chảy chuyển biến, không thọ khổ vui,”20(q) cùng với “7 pháp này không dừng trong từng sát-na, không gieo trồng các thứ khổ” của kinh Thắng man đã nói là phù hợp với nhau.21 Học phái Du-già nói: sự sanh diệt của pháp hữu vi là không dừng trong từng sát-na, có thể thành lập nên dòng chuyển biến của sanh tử, có dị thục (vipāka) chịu khổ vui, cho nên lấy tự tánh y tha khởi (para-tantra-svabhāva), thức a-lại-da (ālaya) làm chỗ nương tựa. Nhưng kinh Lăng-già tuy chấp nhận ‘vô ngã’, nhưng lại đồng ý với quan điểm phổ biến, cho nên ngoài pháp là các hành sanh diệt, phải lập nên cái Như lai tạng (tạng thức) thường trụ bất biến, không sanh không diệt làm căn cứ. Như vậy, Như lai tạng ‘lìa cái lỗi về vô thường, lìa ngã luận’, làm chỗ nương tựa của tất cả pháp, là sự thuyết pháp khéo léo nhất. Như lai tạng là chỗ nương tựa của sanh tử, luận Bảo tánh căn cứ vào kinh Đà-la-ni tự tại vương, nói như thế này: “Đất nương nơi nước để trụ, nước lại nương nơi gió, gió dựa vào hư không, hư không thì không dựa vào đất, v.v. Như vậy ấm – giới – (6) căn trụ trong nghiệp, phiền não; các phiền não, nghiệp, v.v., dựa vào sự tư duy bất thiện; cái thực hành từ tư duy bất thiện ấy trụ trong tâm thanh tịnh; tự tánh thanh tịnh tâm thì không trụ trong các pháp kia. … Như cái tâm thanh tịnh như hư không, luôn luôn torng sáng, không có chuyển biến, vì có sự phân biệt sai lầm nên bị khách trần phiền não làm ô nhiễm.”22 Theo Như lai tạng – tự tánh thanh tịnh tâm mà có sanh tử, giống như chính nhờ hư không nên có gió, nước, đất, tuy là chỗ nương tựa của gió, nước, đất nhưng hư không vẫn trong sáng, thường trụ bất biến. Như lai tạng làm chỗ nương tựa mà kinh Lăng-già đã nói, cũng là như vậy, nhưng đã kết hợp với thuyết Duy thức của Du-già, cho nên Như lai tạng là cái bị những tập khí xấu được xông ướp từ vô thỉ đến nay, cùng sanh với 7 thức, sanh tử nối tiếp, trôi lăn trong 5 thú, 4 sanh, dựa vào tên gọi là thức a-lại-da (tạng), giống như mọi thứ đều dựa vào hư không vậy. Kinh Lăng-già nói: “Tạng của Như lai là cái nhân của thiện và bất thiện, có khả năng tạo ra tất cả (5) thú, (4) sanh;” cái nhân (hetu) được nói đó, có ý nghĩa là ‘làm chỗ y cứ, làm chỗ trụ, làm cái tạo dựng.’ Y cứ (niśraya), duy trì (ādhāra), tạo dựng (pratiṣṭhā), không phải giống như chủng tử sanh ra hiện hành, là ‘cái nhân làm chỗ nương tựa’. Như đại chủng tạo ra sắc, căn cứ theo thuyết “sanh, nương tựa, trụ, duy trì, nuôi dưỡng,”23(r) nương tựa, duy trì, tạo dựng, chính là nhân – năng tác nhân (kāraṇa-hetu) thuộc loại này. “Tạng của Như lai là nhân của thiện và bất thiện, có khả năng tạo ra tất cả sanh thú; ví như người diễn viên thay đổi thành các hình dáng khác nhau” là gần với thuyết thần ngã của ngoại đạo. Đây là phương tiện để “khai mở và dẫn dắt kẻ ngoại đạo chấp ngã,” Như lai tạng chỉ là tên gọi khác của chân như. Như lai tạng là cái nhân của thiện và bất thiện, là chỗ nương tựa của sanh tử, quyết chẳng phải rằng Như lai tạngchân như có khả năng sanh khởi ra thiện ác, trôi lăn trong sanh tử, chỉ là thiện ác, sanh tử dựa vào như lại tạng để thành lập, giống như mây và sương mù nương tựa vào hư không vậy. Mây và sương mùa dựa vào hư không, tự tánh của hư không vẫn là trong sáng như vậy, tuy nhiên, dường như hương không bị mờ ám nên mất đi sự trong sáng, kỳ thật là không thấy nhưng không phải là hư không có sự thay đổi nào đó. Cho nên kinh Lăng-già, tiếp theo, nói: “lìa cái lỗi về vô thường, lìa cái lý luận chấp ngã, tự tánh không có cáu bẩn, rốt ráo thanh tịnh.” Nhằm giáo hóa và dẫn dắt những kẻ phàm phuquan điểm không có pháp thường trụ bất biến thì sẽ không thể thành lập nên dòng chuyển biến của sanh tử, cho nên nói Như lai tạng là nhân, là chỗ nương tựa. Như kinh Lăng nghiêm và luận Khởi tín được truyền trong Phật giáo Trung quốc đã nói rằng ‘chân như bị vô minh huân tập,’ ‘vô minh huân tập chân như,’ v.v., trong Phật giáo Đại thừa hậu kỳ ở Ấn độ, dường như khôngquan điểm như thế. Nhờ Như lai nên có niết-bàn, cũng là ‘làm chỗ nương tựa, làm cái duy trì, làm cái tạo dựng.’ Kinh Lăng-già đã dung hợp Du-già học, cho nên lập nên tập khí, như Lăng-già a-bạt-đà-la bảo kinh(VII) nói: “Này Đại Huệ! [Pháp mà thuộc] sát-na là cái thức tạng được gọi là Như lai tạng, kết hợp với ý, bằng tập khí của chuyển thức, đó là [pháp thuộc] sát-na. Khi nó kết hợp bằng tập khí vô lậu thì không phải là [pháp thuộc] sát-na. Những kẻ phàm phu ngu muội chấp trước vào sát-na luận nên không biết được tất cả pháp thuộc sát-na (hay) chẳng phải thuộc sát-na, chúng dùng cái đoạn kiến để phá hoại pháp vô vi.”(t) Trong cái thức tạng được gọi là Như lai tạng ấy sanh ra tập khí của 7 thức, là sát-na (kṣaṇa), là pháp hữu vi sanh diệt; có riêng tập khí vô lậu khác, là chẳng phải sát-na, cũng chính là pháp vô vi không sanh diệt. Ở đây, rõ ràng bất đồng với Du-già học. Du-già học cho rằng: tập khí vô lậu cũng là cái sanh diệt trong từng sát-na, cho nên bốn trí bồ-đề của quả vị Phật cũng vẫn là cái thuộc hữu vi sanh diệt. Kinh Lăng-già phê bình rằng: “Nếu bậc đắc vô gián có tính sát-na, thì vị Thánh ấy chẳng phải là Thánh!”24(u) Từ ‘vô gián’ của bản dịch đời Tống chính là ‘vô gián đẳng’ (abhisamaya), là cách dịch khác của ‘hiện quán’ hoặc ‘hiện chứng’. Đây là sự chứng đắc về Thánh trí, nếu như cái trí do chứng được ấy mà là sanh diệt trong khoảng sát-na, thì vị Thánh ấy cũng đã không thành Thánh vậy! Các công đức gồm trí vô lậu, v.v., theo kinh Lăng-già, thì chúng là thuộc vô vi không sanh diệt. Kinh Nhập Lăng-già,(VIII) là bản dịch đời Ngụy, nói: “Nói cái có tính chất sát-na ấy được gọi là không. Thức a-lê-da gọi là Như lai tạng, vì không [sanh] cùng với ý và huân tập chuyển thức nên gọi nó là không; vì pháp huân tập đầy đủ vô lậu nên gọi là chẳng phải không.” Bản dịch đời Ngụy, nhìn chung là có chút khác biệt. Cái mà thuộc sát-na-ca – sát-na mà kinh Lăng-già nói đó, là cái tách rời với Như lai tạng, cho nên cái đó là không (śūnyatā); tập khí vô lậu là (chẳng phải thuộc sát-na) bất không (aśūnya). Không là cái hữu vi sanh diệt, bất không là cái vô vi chẳng sanh diệt. Không và bất không, rõ ràng là đã trích dẫn từ lời kinh Thắng man nói: “Không Như lai tạngsự hoặc lìa, hoặc thoát khỏi, hoặc khác với tạng của tất cả phiền não. Bạch Thế tôn! Bất không Như lai tạngPhật pháp vượt quá số cát sông Hằng, không lìa, không thoát, không khác, không thể suy lường.”25 Căn cứ vào pháp hữu vi gồm phiền não, v.v., của Như lai tạng, thì thuộc về không; căn cứ vào Như lai tạng, cái mà không lìa, không khác với Như lai tạng, là Phật pháp không thể suy lường thuộc vô lượng vô biên, là bất không. Như lai tạng là tên gọi khác của chân như, là tánh không sai biệt của tất cả pháp, công đức vô lậu không phải là cái có từ tánh chân như, mà là cái tập khí vô lậu mà không lìa, không khác với chân như được hiển lộ ra. Nó là cái do trải qua sự tu tập lìa các thứ che lấp nên hiện ra, tương ưng với chân như nên vĩnh viễn không bị mất hay hư hoại. Kinh Lăng-già dựa vào thuyết tập khí vô lậu, nên tông chỉ của nó quy về Như lai tạng học. Cũng nhân đây, kinh Lăng-già và Du-già học tương đồng, nói có 5 chủng tánh. Chúng đều lập nên loại vô chủng tánh (agotra), vô chủng tánh là người nhất-xiển-đề (icchantika), nhưng nhất-xiển-đề là người bỏ hết tất cả thiện căn, ‘do nhờ thần lực của Như lai, nên hoặc có khi thiện căn được sanh.’(v) Cho nên “vì những người mới trị địa ấy nên thuyết [lập nên] chủng tánh”(w) khác nhau, kỳ thật chúng đều có thể thành Phật.26

2. Thuyết Phật tánh của bộ phận được dịch tiếp nối của kinh Niết-bàn

Kinh Đại Bát-niết-bàn do Đàm-mô-sấm (Dharmarakṣa) dịch, lần dịch đầu tiên gồm có 10 quyển, so với kinh Đại Bát-nê-hoàn do Pháp Hiển dịch, là cùng một nguyên bản nhưng bản dịch khác nhau. Ba mươi quyển còn lại là do Đàm-mô-sấm trở lại Tây Vực, tìm được rồi dịch tiếp.1 Phần được dịch tiếp này, tổng cộng có 8 phẩm: phẩm Hiện bệnh, phẩm Thánh hành, phẩm Phạm hành (ở sau phẩm này phải có phẩm Thiên hành, giống như kinh Tạp hoa đã nói), phẩm Anh nhi hành, từ phẩm này trở về trước trình bày rõ ‘5 loại hành’; phẩm Quang minh biến chiếu cao quí đức vương Bồ-tát, trình bày về ‘10 đức’; phẩm Sư tử hống Bồ-tát; phẩm Ca-diếp Bồ-tát; phẩm Kiều-trần-như. Chủ đề trung tâm của kinh Đại Bát-niết-bàn là ‘đức Như laithường trụ, bất biến’, niết-bàn có 4 đức ‘thường, lạc, ngã, tịnh’, ‘tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh’. Đại bát-niết-bàn (mahāparinirvāṇa) được thành tựu bằng vô lượng công đức, vì thường trụ bất biến nên làm lợi ích vô tận cho chúng sanh. Như lai (Tathāgata) cũng không phải sanh ra tại vương cung, nhập diệt tại thành Câu-thi-na (Kuśinagara), mà đó là do đức Như lai thường trụ trong đại niết-bàn thị hiện ra. Mười quyển thuộc phần đầu của kinh Niết-bàn đã nêu lên rõ ràng về nghĩa của Như lai tạng, như kinh Đại Bát-niết-bàn2 nói: 1. “Ngã ấy, tức là nghĩa của Như lai tạng; tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh, tức là nghĩa của ngã.” 2. “Tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh, bởi do Phật tánh, nên trong thân của chúng sanh có ngay liền 10 lực, 32 tướng, 80 tướng tốt.” 3. “Phật tánh là cái không thể suy lường như thế, (có đủ) 32 tướng, 80 tướng tốt cũng không thể suy lường được.” Như lai tạng chính là ngã (ātman), ngã chính là Phật tánh (buddha-dhātu, buddha-garbha, tathāgata-dhātu), trong thân của chúng sanh có đủ các công đức gồm 10 lực, 32 tướng, v.v., của Như lai, so với thuyết Như lai tạng của sơ kỳ - kinh Như lai tạng, kinh Ương-quật-ma-la, kinh Pháp cổ, v.v., về chủ thể thì hoàn toàn nhất trí với nhau. Như lai tạng có đầy sắc thái thần ngã này – thuyết Phật tánh, giới Phật giáo Đại thừa đã có khuynh hướng làm cho nó trở nên thanh tịnh [tịnh hóa]. Như tác giả của luận Bảo tánh, đã dựa vào 3 nghĩa để giải thích Như lai tạng, học giả Du-già (Yoga) đã dùng ý nghĩa của cái chân như (tathatā) không có sai biệt để giải thích Như lai tạng; 13 quyển sau cùng của kinh Niết-bàn cũng có sự giải thích độc đáo. Tịnh hóa Như lai tạng – khuynh hướng chung mà Phật tánh có được, chính là đã làm nhạt đi sắc thái chúng sanhchân ngã. Ba mươi quyển được dịch tiếp của kinh Niết-bàn cũng không phải là được biên tập hoàn thành cùng một lần. Như 5 phẩm gồm phẩm Bệnh hành, v.v., và phẩm Sư tử hống Bồ-tát, phẩm Ca-diếp Bồ-tát, khi giải thích về Phật tánh ở trên, cũng có giải thích thêm ít nhiều bất đồng đối với thuyết ở trước. Khi bộ phận được dịch tiếp tục ấy được biên tập thành (hoặc được dịch ra), đối với bộ phận được dịch lần đầu, cũng có thể có ít nhiều tu chỉnh, bổ sung thêm. Như ‘3 đức bí tạng’, bản dịch của Pháp Hiển không có. Đoạn Bồ-tát Ca-diếp nêu lên câu hỏi, bản dịch của Pháp Hiển cũng giản lược rất nhiều.3 Bộ phận được dịch tiếp tục của kinh Đại Bát-niết-bàn, tư tưởng rất là rộng lớn và phức tạp, không thể thảo luận đầy đủ ở đây được, ở đây chỉ bàn sơ lược về bộ phận được dịch tiếp tục ấy, là giải thích ‘tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh’ như thế nào. Như lai tạng, ngã, Phật tánh, là những tên gọi khác nhau nhưng đồng một ý nghĩa. Trong 30 quyển sau ấy, điều mà chúng ta cần phải chú ý, là không một lần đề cập đến từ Như lai tạng! Phẩm Sư tử hống Bồ-tát, nói: 500 Phạm-chí hỏi Phật về thuyết vô ngã: “Nếu vô ngã thì ai là người trì giới? Ai là người phá giới?” Phật nói: “Ta thường tuyên thuyết rằng tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh, Phật tánh ấy há chẳng phải ngã ư,” này những người Phạm-chí, “Vì [có người] nghe nói Phật tánh tức là ngã, nên liền phát tâm a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” Sau đó Phật bảo bọn họ rằng: “Phật tánh ấy thật sự chẳng phải là ngã; vì chúng sanh nên Ta gọi nó là ngã.”4 Phật tánh (Như lai tạng) không có ngã mà nói nó là ngã, đó chỉ là nhằm thích ứng với Thần giáo của Ấn độ, là phương tiện để dụ dẫn kẻ ngoại đạo chấp ngã, là nhất trí với kiến giải của kinh Lăng-già. Trong phẩm Ca-diếp Bồ-tát, Phật nói 5 ấm là vô thường, vô ngã, tâm của đệ tử ngoại đạo đều sanh sợ hãi, không tin và không chấp nhận lời dạy của Phật. Nhưng Phật “vì các đại chúng nên nói có pháp mang tánh thường, lạc, ngã, tịnh,” hàng đệ tử ngoại đạo liền bỏ ngoại đạotin theo Phật.5 Phật nói đến thường, lạc, ngã, tịnh, chính trong những thứ đó đã có ý nghĩa rằng niết-bàn của Như lai chẳng phải là không, nhưng nói là thường, lạc, ngã, tịnh, thì quả thật đã có ý liên quan đến việc thích ứng với Thần giáo của thế tục. Thuyết Như lai tạng (Phật tánh), là nói tổng quát ở trong thân (nối tiếp nhau) của chúng sanh, ở trong uẩn-xứ-giới của chúng sanhNhư lai tạng, có đủ 32 tướng. Bây giờ, tu chỉnh rồi cho nó sự giải thích mới, như quyển 27 của kinh Đại Bát-niết-bàn (T. 12, tr. 524b) nói: “Vì tất cả chúng sanh nhất định đắc được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thế nên Ta nói tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh thật tế chưa có 32 tướng, 80 vẻ đẹp.” ‘Tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh’, không phải nói đang hiện hữu bên trong thân của chúng sanh có 32 tướng tốt giống như của Như lai. “Nếu trong (thân) của các chúng sanhPhật tánh ấy, thì tất cả chúng sanh phải có thân của Phật, giống như Ta hiện nay vậy.”6 Như vậy, trong thân chúng sanhNhư lai tạng, có đủ 32 tướng, là dùng phương tiện để nói mật ý vậy! Cái không có ngã mà nói có ngã, theo bộ phận được dịch tiếp tục của kinh Niết-bàn, thì không có gì nghi ngờ, nó là phương tiện để thích ứng với Thần giáo học đương thời. Vậy thì, cái ngã thuộc thường-lạc-ngã-tịnh của Như lai, ý thật là ở đâu? Như kinh Đại Bát-niết-bàn7 nói: 1. “Vì có cái đại ngã nên gọi là đại niết-bàn. Vì niết-bàn không có ngã, là đại tự tại nên gọi là đại ngã. Sao gọi là đại tự tại? Vì có 8 thứ tự tại nên gọi là ngã.” 2. “Pháp thân của Như lai không có giới hạn, không có chướng ngại, chẳng sanh, chẳng diệt, được 8 thứ tự tại, nên gọi là ngã.” 3. “Chư Phật… không thọ trở lại trong 25 hữu nên gọi là xuất thế, bởi xuất thế nên gọi là ngã.” 4. “Vì nó là ‘thường’ nên gọi nó là ngã.” 5. “Trong pháp không có ngã ấy có cái ngã chân thật.” Theo 2 đoạn đầu nói, niết-bàn là cái không có ngã, nhưng Như lai thường trụ trong đại bát-niết-bàn, được 8 thứ tự tại (như kinh đã nói) cho nên gọi là đại ngã. Ngã là ý nghĩa của ‘tự tại’, cho nên Phật gọi là đại ngã, đã cho thấy sự đại tự tại của Phật. Đại niết-bàn là sự ra khỏi 25 hữu thuộc sanh tử của thế gian, cho nên đoạn 3. nói: “Bởi xuất thế nên gọi là ngã.” Đoạn 4. nói “vì nó là ‘thường’ nên gọi nó là ngã”, cũng là dựa theo sự ra khỏi vô thường, sanh tử để nói. “Trong pháp không có ngã ấy có cái ngã chân thật” mà đoạn 5. đã nói, là thuộc bài kệ xưng tán của phẩm Ca-diếp Bồ-tát. Bài kệ để tán thán ấy có ý vị văn học, trên mặt pháp nghĩa thì không thể xem là chuẩn mực được! Bộ phận được dịch tiếp tục ấy có thể chia làm 4 phần. Phần thứ nhất: trình bày rõ về ‘5 hành’, ‘10 đức’, là phẩm Bệnh hành…, phẩm Quang minh biến chiếu cao quí đức vương Bồ-tát, 5 phẩm này là lấy nghĩa ‘không’ của Đại thừa để trình bày tất cả. Như phẩm Phạm hạnh trình bày rõ 11 loại không: nội không (adhyātma-śūnyatā), ngoại không (bahirdhā-śūnyatā), nội-ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā), hữu vi không (saṃskṛta-śūnyatā), vô vi không (asaṃskṛta-śūnyatā), vô thỉ (chung) không (anavarāgra-śūnyatā), tánh không (prakṛti-śūnyatā), vô sở hữu không (abhāva -śūnyatā), đệ nhất nghĩa không (paramārtha-śūnyatā), không không (śūnyatāśūnyatā), đại không (mahā-śūnyatā).8 “Chư Phật Thế tôn từ 6 ba-la-mật, 37 phẩm trợ đạo, 11 loại không để đi đến đại niết-bàn.”9 Trong kinh này cũng đã nói đến: “Như lai thường tu 18 nghĩa của ‘không’.”10 Như kinh trên11 nói: 1. “Tánh của niết-bàn thật tế chẳng có, chư Phật Thế tônthế gian nên nói là có.” 2. “Niết-bàn như vậy cũng được gọi là có, nhưng niết-bàn thật tế chẳng phải là có, vì chư Phật Như lai tùy theo thế tục nên nói niết-bàn là có. … Vì tùy theo thế tục nên nói rằng chư Phật có đại niết-bàn.” 3. “Nếu thấy được Phật tánh thì sẽ không thấy trở lại rằng tất cả pháp (có) tánh. Bởi do tu loại không tam-muội như vậy nên không thấy pháp (có) tánh, bởi không thấy nên thấy được Phật tánh. … Bồ-tát ma-ha-tát tu đại niết-bàn, thì thảy đều không thấy tất cả pháp, nếu vị nào có thấy thì không thấy được Phật tánh. … Bồ-tát không chỉ nhân vì thấy (‘không’?) tam-muội nên thấy được ‘không’, bát-nhã ba-la-mật cũng không,… Như lai cũng không, đại bát-niết-bàn cũng không: vì vậy Bồ-tát thấy tất cả pháp thảy đều là không.” 4. “Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, do nhiều duyên giả hợp thời liền có thể thấy. Do nhiều duyên giả hợp nên thành được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Nếu cái mà đợi nhiều chuyên hòa hợp rồi sau mới thành thì tức là cái không có tánh; bởi không có tánh nên có thể đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” ‘Bổn tánh của tất cả các pháp tự nó là không’, nhờ duyên nên mới có, là cái ‘không’ không có tự tánh (asvabhāva). Không riêng pháp sanh tử mang tánh tạp nhiễm, mà bát-nhã (prajñā), Như lai, đại bát-niết-bàn cũng là ‘không’. Tất cả đều là ‘không’, cho nên bồ-đề vô thượng và đại bát-niết-bàn đều là những cái tên giả được đặt nên theo thế tục. Bổn tánh của tất cả đều là ‘không’, không phải cái gì cũng đều không có, đây là cái tướng đúng như thật của tất cả, cho nên cũng có thể nói đại bát-niết-bàn có thường-lạc-ngã-tịnh. Dựa vào đây để nói, thì Phật tánh là cái chẳng ngoài sự dựa vào không (tánh), như (tathatā) để nói, như quyển 14 của kinh Đại Bát-niết-bàn (T. 12, tr. 445b-c, 447c) nói: “Phật tánh không có sanh, không có diệt, không có đi, không có đến, chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc vị lai, chẳng phải thuộc hiện tại, chẳng phải do ‘nhân’ làm ra, chẳng phải không có nhân làm ra, chẳng phải hành động làm, chẳng phải kẻ thực hiện hành động, chẳng phải tướng, chẳng phải không có tướng, chẳng phải có tên, chẳng phải không có tên, chẳng phải danh, chẳng phải sắc, chẳng phải dài, chẳng phải ngắn, chẳng phải cái được thâu tóm và duy trì bởi ấm-giới-nhập, vì vậy gọi là ‘thường’. … Phật tánhvô vi nên là ‘thường’. Hư không ấy là Phật tánh.” “Hư không chẳng phải cái sanh ra, chẳng phải là cái được sanh ra, chẳng phải kẻ làm, chẳng phải kẻ tạo ra, chẳng phải là pháp hữu vi. Như lai cũng vậy. … giống như tánh của Như lai, Phật tánh cũng vậy.” Phật tánh là cái giống như hư không, là vô vi – chẳng phải là pháp hữu vi, thường trụ - chẳng phải là pháp bị biến đổi. Kinh trên nói: Bồ-tát biết được 6 nghĩa của Phật tánh: thường, tịnh, thật, thiện, thấy thật trong hiện tại, chân;12 định nghĩa của Phật tánh tương đồng với định nghĩa của ‘không tánh’. “Nếu thấy được Phật tánh thì không thấy trở lại tánh của tất cả pháp,”13 chính là cái ‘không tánh’ dứt tuyệt mọi hí luận do bát-nhã mà thể nhập và chứng được. Kinh trên nói: “Phật tánh ấy tức là Như lai;”14 “nghĩa của Phật tánh ấy gọi là a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.”15 Kỳ thật, “Phật cũng không nói Phật (Như lai) và Phật tánh, niết-bàn không có tướng sai biệt, duy chỉ nói là thường hằng, bất biến, không có sai biệt mà thôi.”16 Dựa theo cái nghĩa thường trụ, không có sai biệt của tánh không chân như cho nên nói Phật tánh tức là Như lai, Phật tánh tức là bồ-đề vô thượng. Nói tánh khôngPhật tánh, đương nhiên là ‘tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh’. Nhưng nói chúng sanhPhật tánh, nhất định không phải giống như trong cái bình có chứa đồ vật, không phải giống như trong cái mầm có cái cây, mà là “Phật tánh cũng như vậy, không có trú xứ, bởi dùng phương tiện khéo léo nên có thể nhận thấy được.” Cho nên người nhất-xiển-đề (icchantika) không bị dứt mất Phật tánh, cũng có thể nói “trong nhất-xiển-đề không có Phật tánh.”17 Phần thứ 2 là phẩm Sư tử hống Bồ-tát, tổng cộng có 6 quyển, lấy Phật tánh (và niết-bàn) làm chủ đề, còn cho nó sự nghiên cứu đầy đủ. Điều mà 5 phẩm ở trên nói: “Nếu thấy được Phật tánh thì không thấy tánh của tất cả pháp;” nói thường-lạc-ngã-tịnh mà không nói ‘chẳng phải không’; bàn rộng về tánh không của tất cả pháp thuộc sanh tử, niết-bàn, là chịu ảnh hưởng sâu sắc của kinh Bát-nhã. Phẩm Sư tử hống Bồ-tát lại quay trở về lập trường ‘không’ và ‘bất không’ của phần đầu,(a) nhưng là căn cứ vào 12 nhân duyên – 12 (chi) duyên khởi (dvādaśāṅga-pratītya-samutpāda), trung đạo (madhyamārga), đệ nhất nghĩa khôngthắng nghĩa không (paramārtha-śūnyatā) để triển khai sự nghiên cứu về Phật tánh, không có gì nghi ngờ rằng nó đã chịu ảnh hưởng Trung luận của Long thọ (Nāgārjuna). Đương nhiên, đây là trích dẫn cái thuyết của Luận sư để trang bị cho chính mình, nên tư tưởng không cần phải nhất trí với Trung luận. Trước hết, phẩm Sư tử hống Bồ-tát đã nêu ra: Cái gì là Phật tánh? Vì sao gọi là Phật tánh, vì sao lại gọi là thường-lạc-ngã-tịnh? Vì sao có khi không thấy, có khi không thấy rõ ràng, có khi thấy rõ ràng Phật tánh? Giải đáp chủ yếu đối với 2 câu hỏi đầu tiên, như quyển 27 của kinh Đại Bát-niết-bàn (T. 12, tr. 523b-524b) nói: “Này Thiện nam tử! Phật tánh ấy được gọi là đệ nhất nghĩa không, đệ nhất nghĩa không được gọi là trí huệ. Cái được gọi là không ấy, chẳng thấy không và bất không. Người trí thấy được không và bất không, thường và vô thường, khổ và lạc, ngã và vô ngã. Không, ấy là tất cả sanh tử; bất không, ấy là đại niết-bàn; cho đến, vô ngã ấy tức là sanh tử, ngã ấy là đại niết-bàn. Nếu thấy tất cả là không mà không thấy bất không thì không gọi là trung đạo; cho đến người nào thấy tất cả đều là vô ngã mà không thấy ngã thì không gọi là trung đạo. Trung đạo ấy được gọi là Phật tánh, bởi do nghĩa này, nên Phật tánh thường hằng, không có biến đổi, vì vô minh cho lấp nên khiến cho chúng sanh không thể thấy được. Hàng Thanh vănDuyên giác thấy tất cả là không mà không thấy bất không, cho đến thấy tất cả đều vô ngã mà không thấy được ngã, bởi do nghĩa này, nên không đắc được đệ nhất nghĩa không; vì không đắc được đệ nhất nghĩa không, nên không thực hành được trung đạo; vì không có được trung đạo nên không thấy được Phật tánh.” – đoạn này trả lời cho câu hỏi thứ nhất. “Này Thiện nam tử! Phật tánh ấy tức là chủng tử trung đạo thuộc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề của tất cả chư Phật.” “Không có thường hằng, không có đoạn diệt nên mới gọi là trung đạo. Không có thường hằng, không có đoạn diệt tức là cái trí có được do quán chiếu 12 nhân duyên, cái trí đắc được do quán như vậy được gọi là Phật tánh.” “Này Thiện nam tử! Thứ trí huệ có được do quán 12 nhân duyên này tức là chủng tử của a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, bởi do nghĩa này, nên12 nhân duyên được gọi là Phật tánh. Này Thiện nam tử! Ví như trái dưa Hồ [dưa vàng] được gọi là trái bệnh nhiệt, vì sao vậy? Vì nó thường làm nguyên nhân gây là bệnh nhiệt; 12 nhân duyên cũng như vậy.” “Này Thiện nam tử! Phật tánh ấy có nhân, có nhân của nhân, có quả, có quả của quả. Có nhân, ấy tức là 12 nhân duyên; nhân của nhân, ấy tức là trí huệ; có quả, ấy tức là a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề; quả của quả, ấy tức là đại bát-niết-bàn vô thượng.” “Mười hai nhân duyên là bất xuất (sanh?) bất diệt, bất thường, bất đoạn, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng đến, chẳng đi, chẳng phải nhân, chẳng phải quả. Này Thiện nam tử! Cái là nhân thì chẳng phải là quả, giống như Phật tánh; cái là quả thì chẳng phải là nhân, giống như đại niết-bàn; cái vừa là nhân vừa là quả, giống như pháp do 12 nhân duyên sanh ra; cái chẳng phải nhân chẳng phải quả thì gọi là Phật tánh. Vì (Phật tánh) chẳng phải nhân chẳng phải quả, nên thường hằng, không có biến đổi. Bởi do nghĩa này nên trong kinh, Ta nói: 12 nhân duyên ấy, ý nghĩa của nó rất sâu xa! … Vì vậy ở trong các kinh, Ta nói: Nếu có người nào thấy được 12 nhân duyên thì tức là thấy pháp; người mà thấy được pháp thì tức là thấy Phật. Phật ấy chính là Phật tánh, vì sao vậy? Vì tất cả chư Phật đều lấy cái này làm tánh.” “Này Thiện nam tử! Cái trí có được do quán 12 nhân duyên ấy, có 4 loại… Vì người quán được trí thượng thượng thì thấy được rõ ràng [liễu liễu], nên đắc được đạo a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Bởi do nghĩa này, nên 12 nhân duyên được gọi là Phật tánh, Phật tánh ấy tức là đệ nhất nghĩa không, đệ nhất nghĩa không được gọi là trung đạo, trung đạo ấy tức được gọi là Phật, Phật ấy được gọi là niết-bàn.” – những đoạn này trả lời cho câu hỏi thứ 2. Phật tánh là gì? “Phật tánh ấy được gọi là đệ nhất nghĩa không, đệ nhất nghĩa không được gọi là trí huệ.” Đệ nhất nghĩa không, rút ra từ kinh Tạp A-hàm, cũng thấy trong phẩm Phạm hạnh của kinh Niết-bàn này.18 Kinh trên nói: 6 xứ gồm con mắt, v.v., khi sanh ra, nó không từ đâu đến, khi diệt đi, nó cũng không đi về đâu; có nghiệp báo mà không có kẻ tạo nghiệp. Căn cứ vào sự đặt bày theo thế tục, thì 12 nhân duyên là: “Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh; cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái này diệt,” cũng chính là sự hình thành và diệt đi, sanh tử và niết-bàn của nhân duyên: đây chính là duyên khởi trung đạo mà kinh A-hàm đã nói. Cho nên, đệ nhất nghĩa không mà kinh Niết-bàn này nói, là thắng nghĩa không về 12 nhân duyên. Luận Đại trí độ nói: “Bát-nhã ba-la-mật được chia làm 2 phần, người thành tựu được nó thì nó được gọi là bồ-đề, khi chưa thành tựu được nó thì nó được gọi là không.” “Mười tám loại không ấy tức là trí tuệ.”19 Phải biết rằng, 11 loại không hoặc 18 loại không, là do quán bổn tánh của pháp là không – không quán (hoặc ‘không’ tam-muội); trong sự thực hành sự quán này, quán bổn tánh của nhân duyên, v.v., đều là không, đến khi thấy (chứng) được ngay hiện tại về tánh không; pháp quán về không này trở thành bát-nhã – trí huệ, cho nên nói: “Đệ nhất nghĩa không được gọi là trí huệ” (thật tướng bát-nhã). Kinh trên tiếp theo nói: “Cái được gọi là không ấy, chẳng thấy không và bất không; người trí thấy được không và bất không…:” đây là đệ nhất nghĩa không và trí (huệ) mà đoạn kinh trên đã nói. Hai câu này dường như là rất khó hiểu! Căn cứ vào đoạn kinh ở trên để nói, thì cái ‘không’ của đệ nhất nghĩa không, tiếng Phạn là tánh không (śūnyatā), tánh không là chỗ không có tranh luận nên dứt tuyệt không còn hí luận, không chỉ cái chẳng phải không không thể nắm bắt được, mà cái không (śūnyatā) cũng không thể nắm bắt được, cho nên nói: Bồ-tát “thực hành cái ‘không’ không thể nắm bắt ấy, thì ‘không’ cũng không thể nắm bắt.”20 Nói đến trí (huệ) để thể nhập và thấy được tánh không, kinh Bát-nhã có truyền lại 2 thuyết: 1) không thấy gì về tất cả pháp; 2) không thấy gì nhưng không có gì không thấy.21 Kinh Niết-bàn phù hợp với thuyết thứ 2. Đệ nhất nghĩa không của 12 nhân duyên, ở trong sự thể nhập và nhận thức lìa tất cả hí luận chấp trước, thấy cái không, vô thường, khổ, vô ngã thuộc giới hạn sanh tử của duyên khởi, cũng thấy cái chẳng phải không, thường, lạc, ngã thuộc giới hạn niết-bàn của duyên diệt, cho nên nói: “người trí thấy được không và bất không;” “cái không, ấy là tất cả sanh tử; cái bất không, ấy là đại bát-niết-bàn.” Đây là duyên khởi trung đạo do trí huệ thấy được, “trung đạo được gọi là Phật tánh;” Nhị thừa thấy không, vô thường, khổ, vô ngã, mà không thấy được cái chẳng phải không, thường, lạc, ngã, vì thấy một bên nên không thực hành được trung đạo, cũng sẽ không thể thấy được Phật tánh. Vì sao gọi là Phật tánh? Phật tánhchủng tử của a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề (anuttara-samyak-saṃbodhi). Chủng tử là tỉ dụ cho nhân duyên, khác với thuyết chủng tử của học giả Du-già. Nhờ nhân duyên này mà có thể thành Phật, cho nên gọi là Phật tánh, gần với ý nghĩa của chủng tánh (gotra) Phật. “Trí huệ có được do quán 12 nhân duyên ấy tức là chủng tử của a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề,” có thể thấy đây là lấy cái trí đệ nhất nghĩa không làm Phật tánh. Trí đệ nhất nghĩa không là do nhờ quán chiếu về 12 nhân duyên mà có, cho nên lại nói “12 nhân duyên được gọi là Phật tánh.” Đến đây, cái mà có thể được gọi là Phật tánh thì có 3: 1) 12 nhân duyên; 2) cái ‘không’ của 12 nhân duyêntrung đạo; 3) trí có được do quán 12 nhân duyên. Mười hai nhân duyên được gọi là Phật tánh, thì trong nhân mà nói đến quả, nêu ra quả dưa Hồ được gọi là bệnh nhiệt để nói thí dụ. Mười hai nhân duyên được Phật tánh nương tựa, nên cũng được gọi là Phật tánh. Đến chỗ này, kinh trên đã nêu ra thuyết nhân quả của Phật tánh, như sau: Danh từ Phật tánh này, mặc dù liên hệ đến cả 3 việc, nhưng từ trong sự phân tích và giải thích đã liệt kê ở trên, thì có thể thấy Phật tánh là ‘12 nhân duyên, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng đến chẳng đi’, chính là duyên khởi gồm 8 phủ định mà Trung luận đã nói, cũng là điều mà kinh này nói: “Phật tánh ấy tức là đệ nhất nghĩa không, đệ nhất nghĩa không được gọi là trung đạo” (người xưa gọi nó là chánh nhân Phật tánh). Theo liệt kê ở sơ đồ trên, 12 duyên khởi là cái nhân để Phật tánh nương tựa, ở trong nhân mà nói đến quả, cho nên gọi là Phật tánh. Trí huệ có được do quán 12 nhân duyên là do dựa vào 12 nhân duyên nên có thể chứng và thấy được cái ‘liễu nhân’ của nhân duyên gồm 8 phủ định, gọi là Phật tánh, kỳ thật nó là cái nhân cho cái nhân của Phật tánh. Phật tánh vừa là chủng tánh vừa là thể tánh để thành Phật, cho nên cái quả của Phật tánh là bồ-đề vô thượng. Nhờ sự giác ngộchứng đắc bồ-đề vô thượng nên đắc được sự tịch diệt của niết-bàn lìa mọi chướng ngại, cho nên niết-bàn là cái quả của cái quả của Phật tánh. Nhưng 12 nhân duyên gồm 8 phủ định – trung đạo đệ nhất nghĩa không (tánh), là cái chẳng phải là nhân, chẳng phải là quả, mà là cái thường hằng không biến đổi: đây mới là nghĩa chân thật của Phật tánh. Đệ nhất nghĩa khôngPhật tánh, so với Du-già học lấy tánh không của tất cả pháp làm Như lai tạng, về đại ý thì gần nhau, chẳng qua kinh này xem trọng về trung đạo của đệ nhất nghĩa không. Tiếp theo, có 4 cú [trường hợp] khác nhau: “là nhân mà không phải là quả, như Phật tánh,” hẳn phải là trí huệ có được do quán 12 nhân duyên (nhân của nhân), “là quả mà không phải là nhân, như đại niết-bàn” (quả của quả); “vừa là nhân vừa là quả, như pháp do 12 nhân duyên sanh ra,” chính là pháp do 12 ‘duyên sanh ra’ (paṭicca-samuppanna); “cái mà chẳng phải nhân chẳng phải quả thì được gọi là Phật tánh,” tức là duyên khởi trung đạo gồm 8 phủ định. Trong 4 cú khác nhau này, “là nhân mà không phải là quả,” như Phật tánh; “cái mà chẳng phải nhân chẳng phải quả” cũng gọi là Phật tánh. Trên mặt văn cú, phải nói là còn thiếu khéo léo! Trung luận sớ của ngài Gia Tường, nói: “Pháp sư La-hầu-la (bạt-đà-la) là người cùng thời với Long thọ, khi giải thích về 8 phủ định [bát bất], bèn sáng tác ra 4 đức thường-lạc-ngã-thịnh để giải thích rõ cho nó.”22 Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyếtTam luận huyền sớ văn nghĩa yếu đều nói Pháp sư La-hầu-la-bạt-đà-la (Rāhulabhadra) viết Trung luận chú.23 Vào đời Lương, Chân Đế (Paramārtha) từng dịch ra Trung luận gồm 1 quyển,24 truyền thuyết của ngài Gia Tường, v.v., đại để do đây mà ra. Pháp sư La-hầu-la dùng thường-lạc-ngã-tịnh giải thích 8 phủ định, so với tư tưởng của phẩm Sư tử hống Bồ-tát, hẳn phải là rất gần gũi. Trung đạo gồm 8 phủ định của Trung luận là do căn cứ theo duyên khởi trung đạo của kinh A-hàm mà ra: phẩm Sư tử hống Bồ-tát dựa vào đệ nhất nghĩa không để triển khai thành thuyết trung đạo gồm không và chẳng phải không, có thể nói đó là thuyết trung đạo của tất cả pháp đều là không của Long thọ đã bước vào khuynh hướng chung của Đại thừa hậu kỳ. Phẩm Sư tử hống Bồ-tát nói, cũng vẫn là có nguồn gốc từ kinh A-hàm, cho nên nói: “Trong kinh, Ta nói: 12 nhân duyêný nghĩa sâu xa.” Nghĩa sâu xa của 12 nhân duyên là điều được nhiều nơi trong kinh A-hàm nói đến. Kinh Niết-bàn này lại nói: “Ở trong các kinh, Ta nói: người thấy được 12 nhân duyên tức là thấy pháp, người thấy pháp tức thấy Phật. Phật ấy tức là Phật tánh, vì sao vậy? Vì tất cả chư Phật đều lấy nó làm tánh.” Lời kinh đã được dẫn ấy, là kinh Tượng tích dụ của Trung A-hàm. Nhưng bản kinh được Thượng tọa bộ (Sthavira) truyền, chỉ nói “thấy duyên khởi thì liền thấy pháp, nếu thấy được pháp thì liền thấy nhân duyên,”(a) không có nói “thấy pháp tức thấy Phật.”25 Lời được kinh Đại thừa dẫn, đều có câu “thấy pháp tức thấy Phật,” có thể có nguồn gốc xuất phát từ kinh do Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika) truyền. Kinh Niết-bàn này dựa vào lời đó rồi giải thích thêm, “Phật ấy tức là Phật tánh,” bởi vì Phật là dựa vào cái ‘không’ trung đạo của 12 nhân duyên làm thể tánh. Như vậy, lấy cái ‘không’ – trung đạo của 12 nhân duyên làm Phật tánh là có nguồn gốc từ kinh A-hàm, trải qua sự diễn tiến của Long thọ học mà thành. Theo sự trình bày ở trên, có thể Phật tánh có 2 ý nghĩa: 1) Phật tánhchủng tử của bồ-đề vô thượng – có tánh ‘nhân’; 2) Phật tánhthể tánh của Phật. Cho nên nguyên ngữ của Phật tánh rất khả năng là buddhadhātu, có thể dịch thành ‘Phật giới’, ‘Phật tánh’. Ý nghĩa của dhātu – giới, rất nhiều, có nghĩa là ‘nhân’, cũng có nghĩa là ‘thể tánh’. Căn cứ vào ý nghĩa bao hàm của từ Phật tánh này, cho nên trừ ngoài 12 nhân duyên, trí huệ có được do quán 12 nhân duyên, nhân duyên gồm 8 phủ định – trung đạo đệ nhất nghĩa không đã được nói qua rồi, còn nói đến Nhất thừa (ekayāna), tam-muội thủ-lăng-nghiêm (śūraṃgama-samādhi), 10 lực (daśabala), 4 vô sở úy (catvāri-vaiśāradyāni), đại bi (mahākaruṇā), 3 niệm xứ (trīṇi-smṛty-upasthānāni).26 Ngã (ātman), đại từ (mahā-maitrī), đại bi (mahākaruṇā), đại hỉ (mahā-mudita), đại xả (mahā -upekṣa), đại tín tâm (mahā-śraddhā), nhất tử địa (eka-putra-bhūmi), lực thứ tư (caturtha-bala), 12 nhân duyên, 4 loại trí vô ngại (catasra-pratisaṃvida), đảnh tam-muội (mūrdha-samādhi):27 tất cả thứ này đều được gọi là Phật tánh. Trong những thứ được gọi là Phật tánh này, có thứ là quả đức của Phật, là thể tánh của Phật; có thứ là Bồ-tát hành, Bồ-tát địa, là cái tánh ‘nhân’ của Phật. Bồ-tát hành và công đức của Phật, chúng sanh thì không có, nhưng “tất cả chúng sanh chắc chắn sẽ được,” dựa theo sự có trong vị lai để nói, thì: “tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh.” Duy chỉ có 12 nhân duyên, kinh Niết-bàn này dùng ‘duyên khởi (nhân duyên) là vô vi’ để nói, cho nên, “12 nhân duyênthường hằng, Phật tánh cũng vậy.”28 “Phật tánh ấy được gọi là 12 nhân duyên, vì sao vậy? Vì do nhân duyên nên Như lai thường trụ.” Mười hai nhân duyên mà được gọi là Phật tánh ấy, là thường trụ không biến đổi, điều này bất đồng với sự nhất định sẽ được trong vị lai, cho nên nói: “Tất cả chúng sanh nhất định có 12 nhân duyên như vậy, vì vậy nên nói tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh.”29 Như vậy, dựa theo 12 nhân duyên để nói, thì Phật tánh là thứ mà chúng sanh ‘nhất định có’. Dựa theo Bồ-tát hành, công đức của Phật để nói, thì Phật tánh là thứ mà chúng sanh ‘sẽ có’. Dựa theo đệ nhất nghĩa khôngtrung đạo để nói, thì Phật tánh là ‘tất cả chúng sanh cùng có nó’, nhưng điều này khác với sự tưởng tượng của thế tục, cho nên trong kinh phá bỏ chủ trương ‘trong nhân có tánh’, ‘trong nhân không có tánh’. Kinh trên 30nói: 1. “Phật tánh của chúng sanh là thứ không bị phá, không bị hoại, không bị dắt dẫn, không bị nắm bắt, không bị trói, không bị buộc, giống như hư không có ở trong chúng sanh.” 2. “Phật tánh ‘Sao gọi là có? Vì tất cả chúng sanh thảy đều có. Vì sao gọi là không có? Vì theo phương tiện khéo léo nên thấy được. Sao gọi là chẳng phải có, chẳng phải không có? Vì tánh giống như hư không.” 3. “Phật tánh ấy chẳng phải là ấm-giới-nhập (chẳng phải lìa khỏi ấm-giới nhập); chẳng phải là trước đó không có mà nay mới có, chẳng phải đã có rồi trở thành không có; nhờ nhân duyên lành nên chúng sanh thấy được.” 4. “Phật tánh ấy chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, tuy chẳng phải ở trong hay ngoài nhưng chẳng phải là thứ bị mất hay hư hoại, nên gọi là chúng sanh thảy đều có Phật tánh.” 5. “Bởi do chánh nhân nên khiến cho chúng sanh đắc được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Cái gì là chánh nhân? Đó là cái được gọi Phật tánh.” 6. “Phật tánh của chúng sanh là thứ chẳng phải là một, chẳng phải là hai; chư Phật đều bình đẳng, (Phật tánh) giống như hư không, tất cả chúng sanh đều có chung nó.” Chánh nhân của Phật tánh là cái ‘tất cả chúng sanh cùng có chung’, đương nhiên có thể nói là ‘thảy đều có’. Nhưng Phật tánh giống như hư không, chẳng phải một, chẳng phải khác nhau, chẳng phải ở bên trong, chẳng phải ở bên ngoài, thường trụ mà chẳng phải bị thâu tóm bởi 3 đời, cho nên có thể nói có, cũng có thể nói không có, có thể nói chẳng phải có chẳng phải không có. Tất cả chúng sanh cùng có chánh nhân Phật tánh, nhưng đối với sự thành Phật, quyển 32 của kinh Đại Bát-niết-bàn (T. 12, tr. 555b-c) nói: “Này Thiện nam tử! Ngươi nói chúng sanh thảy đều có Phật tánh, thì hẳn phải đắc được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, giống như viên đá nam châm. Lành thay! Lành thay! Bởi có lực nhân duyên của Phật tánh nên đắc được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Nếu nói rằng không cần phải tu Thánh đạo, thì nghĩa ấy không đúng! Này Thiện nam tử! … Phật tánh của chúng sanh cũng giống như thế, không thể hấp dẫn được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” Trung đạo đệ nhất nghĩa khôngchánh nhân Phật tánh, mặc dầu có thể nói rằng đó là thứ mà tất cả chúng sanh cùng có chung; cũng do Phật tánh nên chúng sanh đều có thể thành Phật. Nhưng sự thành Phật vẫn cần phải tu hành Thánh đạo. Bởi vì đệ nhất nghĩa tánh không của nhân duyên là thứ thường trụ chẳng biến đổi, và không thể hấp dẫn chúng sanh để thành tựu Phật đạo. Nếu không, tất cả chúng sanh cùng có Phật tánh, dù có Phật [xuất hiện] hay không [xuất hiện], thì pháp tánh vẫn thường trụ, thì tất cả chúng sanh đều đã phải sớm thành Phật rồi! Tóm lại, Phật tánh, Bồ-tát hành và công đức của Phật, mà phẩm Sư tử hống Bồ-tát đã nói, là cái ‘sẽ có’; chánh nhân Phật tánh là cái ‘sẽ thấy’, ‘thảy đều có’, là cách nói bất đồng với thuyết Như lai tạng, có khả năng khiến cho chúng sanh chán sự khổ nên cầu niết-bàn mà kinh Thắng man đã nói. Từ sự lý giải về đệ nhất nghĩa không tánh (cũng chính là vô tánh), đối với những thuyết phổ biến, như thuyết chúng sanh vốn có Như lai tạng, ngã, Phật tánh, đã cho nó sự tu chính để phê phán. Học giả Thiên Thai đã dựa vào kinh Niết-bàn lập nên 3 nhân của Phật tánh: chánh nhân Phật tánh, liễu nhân Phật tánh, duyên nhân Phật tánh,(b) so với kinh Niết-bàn, có lẽ nói được tốt hơn! Nếu căn cứ vào bản văn của kinh Niết-bàn, về tổng quát, những điều được trình bày ấy có một ít bất đồng. Trong phẩm Sư tử hống Bồ-tát đã nhiều lần nói đến 2 nhân khác nhau: hoặc là sanh nhânliễu nhân, hoặc là chánh nhân và duyên nhân, hoặc là chánh nhân và liễu nhân. Nếu như tổng hợp lại, thì có sanh nhân, liễu nhân, chánh nhân, duyên nhân – 4 danh từ khác nhau. Kinh trên31 nói: 1. “Phật tánh… là thường, có thể nhận thấy được, là liễu nhân chứ không phải là tác (đồng nghĩa với ‘sanh’) nhân.” 2. “Chánh đạo có khả năng làm liễu nhân cho Phật tánh của tất cả chúng sanh, mà không làm sanh nhân, giống như ánh sáng của đèn chiếu rõ sự vật.” 3. “Duyên nhân, ấy tức là liễu nhân.” Chánh nhân của Phật tánh là thứ mà hàng Bồ-tát Thập trụ và Phật có thể chứng và thấy được, nhưng cần phải từ duyên hiển lộ ra. Chánh nhân của Phật tánh là thứ thường trụ, cho nên không phải sanh ra do sanh nhân, mà là do liễu nhân nhận thấy rõ. Từ duyên hiển lộ ra, cho nên “duyên nhân, ấy tức là liễu nhân.” Chánh đạo là 8 (chi) chánh đạo (āryāṣṭāṅga-mārga), trong các bộ phái có thuyết ‘các chi của đạo là thứ thuộc vô vi’. Kinh Niết-bàn này cũng nói Thánh đạo vô lậu là “bình đẳng, không có hai, không có sự khác nhau giữa nơi này và nơi khác.”32 Phẩm Phạm hành cũng nói: đạo và bồ đề, và đến cả niết-bàn, thảy đều được gọi là thường.”33 Thánh đạo là thường, cho nên là liễu nhân của Phật tánh. Dựa theo cái tánh ‘nhân’ của Phật để nói, thì Phật tánh có chánh nhân và liễu nhân (liễu nhân chính là duyên nhân). Nếu như dựa theo thể tánh của Phật để nói, thì có sự bất đồng giữa các thuyết. Kinh trên từng có một cuộc vấn đáp rằng: “Nếu Phật và Phật tánh khôngsai biệt, thì tất cả chúng sanh cần gì phải tu đạo? Phật đáp: Này Thiện nam tử! Theo như lời ngươi đã hỏi, thì nghĩa này không đúng. Phật và Phật tánh tuy không có sai biệt, nhưng các chúng sanh thảy đều chưa có đầy đủ.”34 Ở đây là nói: dựa theo đệ nhất nghĩa khôngtrung đạo để nói, thì Phật và Phật tánh khôngsai biệt; nhưng Phật tánh là cái chánh nhân để chúng sanh thành Phật, so với Phật là bậc viên mãn rốt ráo – (đắc) a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, rốt cục không thể so sánh với nhau được, nên phải có liễu nhânsanh nhân, như quyển 28 của kinh Đại Bát-niết-bàn (T. 12, tr. 530a) nói: “Lại có sanh nhân, đó là 6 ba-la-mật của a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” “Lại có liễu nhân, đó là Phật tánh của a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” “Lại có liễu nhân, đó là 6 ba-la-mật của Phật tánh.” “Lại có sanh nhân, đó là tam-muội thủ-lăng-nghiêm của a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” “Lại có liễu nhân, đó là 8 chánh đạo của a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” “Lại có sanh nhân, đó là cái được gọi là tín tâm về 6 ba-la-mật.” A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề là quả của Phật, là trung đạo đệ nhất nghĩa không nên được thành tựu vô lượng vô biên công đức. Cho nên tu 6 ba-la-mật, tam-muội thủ lăng nghiêm, đối với a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, chúng là sanh nhân. Phật tánh và 8 chánh đạo là thứ thường trụ, cho nên đối với a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, chúng là liễu nhân mà không phải là sanh nhân. Chánh nhân của Phật tánh là thứ thường trụ, không phải là thứ sanh ra do sanh nhân, cho nên tu 6 ba-la-mật (trí quán ở bên trong), hiển lộ ra Phật tánh, chỉ có thể nói nó là liễu nhân. Tín tâm đối với 6 ba-la-mật, đương nhiên đã là sanh nhân. Theo đây có thể thấy rằng, trí quả, a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, của phẩm Sư tử hống Bồ-tát, không chỉ là do liễu nhân nhận thức rõ, mà cũng là do sanh nhân sanh ra. Điều mà kinh văn đã nói, không có đầy đủ và khéo léo như các học giả Thiên thai đã nói! Phần thứ 3 là phẩm Ca-diếp Bồ-tát, tổng cộng có 6 quyển. đối với việc chúng sanhPhật tánh, các tỉ dụ như nhà nghèo có kho báu, viên ngọc châu nơi cổ của người lực sĩ, v.v., tất cả những điều mà kinh Niết-bàn đã từng nói qua ở trên, dường như đều không có giải thích mới. Phương châm để giải thích là: đức Như lai tùy theo căn cơ nên thuyết pháp không nhất định; lại nêu ‘tùy theo ý kẻ khác mà nói’, ‘tùy theo ý của mình và kẻ khác mà nói’, ‘đức Như lai tùy theo ý mình mà nói’ để kết nối lại những giải thích bất đồng. Trong khi giải thích để kết nối lại, xem trọng về thuyết nhân duyên nên đã biểu hiện ra điểm đặc sắc của phẩm này. Phật tánh, có tánh ‘nhân’ của Phật, có tánh ‘thể’ của Phật – 2 nghĩa. Phật tánh của đức Như lai, như kinh trên35 nói: 1. “Tám vạn ức các môn tam-muội gồm 10 lực, 4 vô sở úy, đại từ đại bi, 3 niệm xứ, thủ-lăng-nghiêm, v.v., và 32 tướng, 80 vẻ đẹp, 5 trí ấn, v.v.,… của Như lai, các pháp như vậy đều là Phật tánh của Phật.” 2. “Này Thiện nam tử! Như lai đã đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, Phật tánhNhư lai có, tất cả Phật pháp đều thường, không có biến đổi, bởi do nghĩa này nên không có 3 đời, giống như hư không. Này Thiện nam tử! Vì hư không là thứ không có gì nên chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, vì Phật tánhthường hằng nên chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, vì thế nói Phật tánh giống như hư không. Này Thiện nam tử! Giống như trong thế gian, chỗ mà không có thứ gì gây chướng ngại thì được gọi là hư không, Như lai đắc được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, đã ở nơi tất cả Phật pháp không có chướng ngại, nên nói rằng Phật tánh giống như hư không.” Phật tánhthể tánh của Phật, đã hàm chứa tất cả công đức của Như lai. Trong quả vị Phật, “vì Phật tánh là thường [hằng] nên chẳng phải là thứ thuộc về 3 đời,” khi đạt đến sự viên mãn rốt ráo thì không có sự biến đổi nào thêm nữa, cũng sẽ không có quá khứ, hiện tại, vị lai để có thể diễn tả. Trước khi đạt được quả vị Phật, Phật tánh của hậu thân Bồ-tát – Thập trụ, v.v., và Phật tánh của Phật, sai biệt như thế này:36 Khi bàn đến Phật tánh của chúng sanh, quyển 37 của kinh Đại Bát-niết-bàn (T. 12, tr. 581a) nói: “Cái chẳng phải là Phật tánh, đó là tất cả các vật được gọi là vô tình như tường vách, gạch đá, v.v.; trừ những vật vô tình như vậy ra, còn lại đều được gọi là Phật tánh.” Phật tánhchúng sanh có mối quan hệ không thể tách rời, chỉ có chúng sanh mới có thể hướng đến, làm hiển lộ rõ để thành tựu Phật tánh. Mặc dù chúng sanh đều không bằng với Phật tánh, nhưng có thể nói như thế này: “Chúng sanh tức là Phật tánh, Phật tánh tức là chúng sanh, chỉ bởi khác biệt về thời gian nên có tịnh và bất tịnh.”37 Điều mà phẩm Sư tử hống Bồ-tát nói, Phật tánh của chúng sanh có “chánh nhân ấy đó là các chúng sanh,”38 cũng là nhằm ý này. Sự tịnh hay bất tịnh của Phật tánh chúng sanh, so với điều mà kinh Bất tăng bất giảm đã nói: Pháp thân (dharma-kāya), khi ở trong phiền não, được gọi là chúng sanh; khi tu tập bồ-đề hành thì gọi là Bồ-tát, khi lìa khỏi chướng đạt được sự thanh tịnh rốt ráo thì gọi là Như lai:39 có ý nghĩa gần gũi nhau. Luận Bảo tánh cũng dựa theo Như lai giới (tathāgata-dhātu) – Như lai tánh, nói có 3 địa vị gồm bất tịnh, vừa tịnh vừa bất tịnh, tịnh.40 Phật tánh của chúng sanh, thuyết trung đạo mà luận này đề xuất, cũng chính là có thể nói có, nói không có, nói cũng có cũng không có, chẳng phải có chẳng phải không có. Như kinh41 nói: 1. “Phật tánh của chúng sanh chẳng phải có chẳng phải không có. Vì sao vậy? Phật tánh tuy có, chẳng phải giống như hư không… Phật tánh tuy không có, nhưng khác với sừng thỏ… Vì vậy Phật tánh chẳng phải có chẳng phải không có, cũng có cũng không có. Vì sao gọi là có? Tất cả (chúng sanh) thảy đều có, các chúng sanh này chẳng đoạn, chẳng diệt, giống như ngọn lửa của đèn, cho đến đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, vì vậy gọi là có. Vì sao gọi là không có? Hiện tại, tất cả chúng sanh đều chưa có tất cả pháp, chưa có thường, lạc, ngã, tịnh, vì vậy gọi là không có. Vì hữu và vô kết hợp với nhau tức là trung đạo, vì vậy Phật nói rằng Phật tánh của chúng sanh chẳng phải có chẳng phải không có. … Vì vậy ở trong kinh này, Như lai nói như thế này: [nếu khẳng định] tất cả chúng sanh nhất địnhPhật tánh, thì đó gọi là chấp trước; nếu [khẳng định] không có Phật tánh, thì đó gọi sai lầm: người có trí cần phải nói rằng Phật tánh của chúng sanh cũng có cũng không có.” 2. “Này Thiện nam tử! Nếu có người nói rằng: tất cả chúng sanh nhất địnhPhật tánh, có thường, lạc, ngã, tịnh, Phật tánh ấy không hành động, không sanh ra, vì nhân duyên phiền não nên không thể thấy được, cần phải biết rằng người này phỉ báng Phật Pháp Tăng. Nếu có người nói rằng: tất cả chúng sanh đều không có Phật tánh, giống như sừng thỉ, từ phương tiện sanh ra, trước kia vốn không có mà nay mới có, đã có rồi trở lại thành không có, cần phải biết rằng người này phỉ báng Phật Pháp Tăng. Nếu có người nói rằng: Phật tánh của chúng sanh chẳng phải có giống như hư không, chẳng phải không có giống như sừng thỏ… Vì vậy được nói là cũng có cũng không. Vì có nên phá [cái chấp không có, giống như] sừng thỏ, vì không có nên phá [cái chấp có, giống như] hư không, người nói như vậy thì không phỉ báng Tam bảo.” “Chúng sanh nhất địnhPhật tánh,” giống như thông thường nói tất cả chúng sanhNhư lai tạng, có đầy đủ trí huệ trang nghiêm giống như Phật, thì không thể được phẩm này đồng ý! Nhưng cũng có thể nói chúng sanhPhật tánh, như kinh trên42 nói: 1. “Ta thường tuyên thuyết rằng tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh, đó gọi là tùy theo ý của mình mà nói. Tất cả chúng sanh chẳng đoạn chẳng diệt, cho đến đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, đó gọi là tùy theo ý của mình mà nói.” 2. “Vì sao gọi là có (Phật tánh)? Vì tất cả đều có, các chúng sanh này chẳng đoạn, chẳng diệt, giống như ngọn lửa của đèn, cho đến đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, vì vậy gọi là có.” 3. “Tất cả các loại kết gồm vô minh, phiền não, v.v., thảy đều là Phật tánh. Vì sao vậy? Vì do cái nhân của Phật tánh. Từ vô minh, hành và các phiền não, đắc được 5 ấm thiện, nên gọi là Phật tánh. Từ 5 ấm thiện, cho đến đạt được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.” ‘Tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh’, không phải trong thân chúng sanh đã có thứ gì đó, như chủng tử vô lậu, những công đức phù hợp với tánh, v.v. và v.v., mà là từ nhân duyên nối dài chẳng dứt chẳng diệt của chúng sanh từ vô thỉ đến ngày nay để hiểu rõ. Cho dù là phiền não, thì phiền não cũng có thể cảm ứng được quả báo lành thuộc cõi người, cõi trời – ‘5 ấm thiện’. Nhờ 5 ấm thiện nên có thể gần gũi bạn lành, nghe được chánh pháp, một mạch cho đến khi viên mãn Phật tánh. Chúng sanh ở trong dòng sông 12 nhân duyên, sanh tử trôi lăn, từ đầu chí cuối đều là giống nhau, nối tiếp nhau chẳng đoạn chẳng diệt. Giống như ngọn lửa của đèn, trước và sau có mối quan hệ chẳng liền nhau, chẳng lìa nhau, chẳng phải là một, chẳng phải khác nhau. Nếu khôngvô minh, hành, v.v., thì không có chúng sanh sanh tử; không có chúng sanh thì không có Phật, không có sanh tử thì còn ở đâu có niết-bàn! Cho nên, không chỉ là pháp thiện, mà phiền não, v.v., cũng là Phật tánh, là cái nhân để Phật tánh nương tựa. Căn cứ vào quan điểm này, quyển 36 của kinh Đại Bát-niết-bàn (T. 12, tr. 579b, 580c) nói: “Trong đại niết-bàn vi diệu như vậy, từ nhất-xiển-đề, lên đến chư Phật, tuy có tên gọi khác nhau nhưng cũng không rời khỏi nước Phật tánh. Này Thiện nam tử! Bảy loại chúng sanh này, hoặc pháp thiện, hoặc pháp bất thiện; hoặc đạo phương tiện, hoặc đạo giải thoát, hoặc đạo thứ đệ, hoặc nhân, hoặc quả, thảy đều là Phật tánh, đó gọi là Như lai tùy theo ý của mình mà nói.” “Khi chưa đắc được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thì tất cả thiện, bất thiện, vô ký, hết thảy đều được gọi là Phật tánh.” Bộ phận được dịch tiếp tục của kinh Niết-bàn, đối với các luận đề căn bản như ‘Như lai thường trụ’, ‘thường, lạc, ngã, tịnh’, ‘tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh’, v.v., đều đã cho chúng những giải thích khéo léo. Năm phẩm đầu sử dụng nhiều ý của kinh Bát-nhã; phẩm Sư tử hống Bồ-tát đã tham khảo thuyết bát bất của Trung luận; phẩm Ca-diếp Bồ-tát căn cứ vào thuyết nhân duyên. Bổn hữu luận chủ trương chúng sanhNhư lai tạng, đến đây đã trở nên nhạt đi đến mức còn không thấy nữa. Ngược lại, chỉ trích rõ ràng: “Nếu có người nói tất cả chúng sanh nhất địnhPhật tánh, [Phật tánh ấy] có thường, lạc, ngã, tịnh, không hành động, không sanh ra, vì nhân duyên phiền não nên không thấy được, cần phải biết rằng người này phỉ báng Phật Pháp Tăng.”43 Người xưa nói: kinh Niết-bàn ‘phù Luật đàm thường’,(c) sự ủng hộ Luật và Luật chế của Thanh văn có quan hệ với nhau. Kinh Niết-bàn cũng dẫn rộng lời của các kinh khác, chủ yếu là kinh A-hàm, rồi cho nó sự giải thích độc đáo. Bộ phận được dịch tiếp tục sử dụng nhiều ‘danh tướng’ của Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), đặc biệt là phẩm Ca-diếp Bồ-tát; ý nghĩa ‘ba đời là có [tồn tại]’ cũng đã được trích dẫn, đây là điều không được các học giả kinh Niết-bàn chú ý lắm! Thuyết Như lai tạng, kinh Thắng man, v.v., cùng với thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ - ‘tự tánh thanh tịnh tâm’ (prakṛti-prabhāsvara-citta) kết hợp thành một dòng, cuối cùng kết hợp chung với thuyết thức a-lại-da (ālaya-vijñāna). Thuyết Phật tánh của kinh Niết-bàn, vì xem trọng thuyết nhân duyên của kinh A-hàm, tham khảosử dụng tư tưởng của Bát-nhã, Trung luận, v.v., để giải thích, cho nên so với thuyết Như lai tạng có khuynh hướng duy tâm, thì trên mặt tư tưởng, nó đã đặt chân trên con đường tắt khác rồi mạnh tiến tới trước. Kinh Niết-bàn không nói ‘sanh tử tư1c là niết-bàn’, ‘phiền não tức là bồ-đề’, cũng không nói ‘trong một pháp đã có đủ tất cả pháp’, ‘trong một hành động đã có tất cả hành động’, đại kháituyên thuyết rằng Như lai thường trụ, đã thành Phật từ lâu, cho nên Thiên Thai học xem nó cùng là Viên giáo như kinh Pháp hoa. “[Khi] căn cơ viên [đốn] thích hợp với giáo, thì không có giáo nào là không viên,” tác gia có nhãn quan đủ viên dung, cần phải nói bộ kinh này là thuộc Viên giáo, thì đương nhiên nó chính là thuộc Viên giáo vậy!



(I) Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 2, T. 16, tr. 489a-b. 1 Lăng-già kinh 3, T. 16, tr. 529b. 2 Đại Bát-niết-bàn kinh 7, T. 12, tr. 407b. 3 Cứu cánh Nhất thừa bảo tánh luận 1, T. 31, tr. 816a-b. 4 Cứu cánh Nhất thừa Bảo tánh luận 4, T. 31, tr. 840c. 5 Phật tánh luận 1, T. 31, tr. 787b. 6 Hiển dương Thánh giáo luận 17, T. 31, tr. 562b. (II) Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 512b. (b) Skt: kuśalākuśalāḥ punarmahāmate yaduta aṣṭau vijñānāni / katamānyaṣṭau? yaduta tathāgatagarbha ālayavijñānasaṃśabdito mano manovijñānaṃ ca pañca ca vijñānakāyāstīrthyānuvarṇitāḥ / 7 Nhập Lăng-già kinh 8, T. 16, tr. 559c. (III) Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 510c. (c) Skt: ayaṃ tathāgatagarbhālayavijñānagocaraḥ sarvaśrāvakapratyekabuddhatīrthyavitarkadarśanānāṃ prakṛtipariśuddho 'pi san aśuddha ivāgantukleśopakliṣṭatayā teṣāmābhāti (d) Skt : etadeva mahāmate mayā śrīmālāṃ devīmadhikṛtya deśanāpāṭhe anyāṃśca sūkṣmanipuṇaviśuddhabuddhīn bodhisattvānadhiṣṭhāya tathāgatagarbha ālayavijñānasaṃśabditaḥ saptabhirvijñānaiḥ saha pravṛttyabhiniviṣṭānāṃ śrāvakāṇāṃ dharmanairātmyapradarśanārthaṃ śrīmālāṃ devīmadhiṣṭhāya tathāgataviṣayo deśito na śrāvakapratyekabuddhānyatīrthakaratarkaviṣayo 'nyatra mahāmate tathāgataviṣaya eva tathāgatagarbha ālayavijñānaviṣayastvatsadṛśānāṃ ca sūkṣmanipuṇamatibuddhiprabhedakānāṃ bodhisattvānāṃ mahāsattvānāmarthapratiśaraṇānāṃ no tu yathārutadeśanāpāṭhābhiniviṣṭānāṃ sarvānyatīrthyaśrāvakapratyekabuddhānām / 8 Thắng man sư tử hống Nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh, T. 12, tr. 222b. 9 Nhiếp Đại thừa luận bổn, q. thượng, T. 31, tr. 133b. Nhiếp Đại thừa luận, q. thượng, T. 31, tr. 97b. Nhiếp Đại thừa luận, q. thượng, T. 31, tr. 114a. Nhiếp Đại thừa luận thích luận 1, T. 31, tr. 273b. 10 Giải thâm mật kinh 1, T. 16, tr. 692b. Thâm mật giải thoát kinh 1, T. 16, tr. 669a. (IV) Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 510b. (e) Skt : tathāgatagarbho mahāmate kuśalākuśalahetukaḥ sarvajanmagatikartā pravartate naṭavadgatisaṃkaṭa ātmātmīyavarjitaḥ / tadanavabodhātrisaṃgatipratyayakriyāyogaḥ pravartate / na ca tīrthyā avabudhyante kāraṇābhiniveśābhiniviṣṭāḥ / anādikālavividhaprapañcadauṣṭhulyavāsanāvāsitaḥ ālayavijñānasaṃśabdito 'vidyāvāsanabhūmijaiḥ saptabhirvijñānaiḥ saha mahodadhitaraṃgavannityamavyucchinnaśarīraḥ pravartate anityatādoṣarahita ātmavādavinivṛtto 'tyantaprakṛtipariśuddhaḥ 11 Nhập Lăng-già kinh 7, T. 16, tr. 556b-c. 12 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 1, T. 16, tr. 483a. 13 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 31, tr. 510b. Đại thừa Nhập Lăng-già kinh 5, T. 16, tr. 619c. Nhập Lăng-già kinh 7, T. 16, tr. 556c. (f) yogināṃ vimokṣabuddhirbhavatyapravṛtteḥ // aparāvṛtte ca tathāgatagarbhaśabdasaṃśabdite ālayavijñāne nāsti saptānāṃ pravṛttivijñānānāṃ nirodhaḥ / tatkasya hetoḥ? taddhetvālambanapravṛttatvādvijñānānām, (g) tasmāttarhi mahāmate tathāgatagarbhaḥ ālayavijñānasaṃśabdito viśodhayitavyo viśeṣārthibhirbodhisattvairmahāsattvaiḥ // yadi hi mahāmate ālayavijñānasaṃśabditastathāgatagarbho 'tra na syāditi asati mahāmate tathāgatagarbhe ālayavijñānasaṃśabdite na pravṛttirna nivṛttiḥ syāt // 14 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 1, T. 16, tr. 484b. (h) udadheḥ pariṇāmo 'sau taraṃgāṇāṃ vicitratā / ālayaṃ hi tathā citraṃ vijñānākhyaṃ pravartate // Lank_2.103 // 15 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 1, T. 16, tr. 483a. (i) tasmānmahāmate na svajātilakṣaṇanirodho vijñānānāṃ kiṃ tu karmalakṣaṇanirodhaḥ / 16 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 510c. Nhập Lăng-già kinh 7, T. 16, tr. 557a. Đại thừa Nhập Lăng-già kinh 5, T. 16, tr. 620a. (V) Thắng man sư tử hống Nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh, T. 12, tr. 222b. (j) Skt: sati bhagavaṃs tathāgatagarbhe saṃsāra iti parikalpam asya vacanāyeti | Ratnagotravibhāgo (k) Skt: tasmād bhagavaṃs tathāgatagarbho niśraya ādhāraḥ pratiṣṭhā saṃbaddhānām avinirbhāgānām amuktajñānānām asaṃskṛtānāṃ dharmāṇām | asaṃbaddhānām api bhagavan vinirbhāgadharmāṇāṃ muktajñānānāṃ saṃskṛtānāṃ dharmāṇāṃ niśraya ādhāraḥ pratiṣṭhā tathāgatagarbha iti | Ratnagotravibhāg. Luận này không dẫn câu: “Như lai tạng lìa tướng hữu vi, Như lai tạng thường trụ bất biến.” (l) Skt: tathāgatagarbhaś ced bhagavan na syān na syād duḥkhe ’pi nirvinna nirvāṇecchā prārthanā praṇidhir veti vistaraḥ | Ratnagotravibhāgo. Luận này không dẫn câu trả lời. 17 Đại Bảo tích kinh 119, Thắng man phu nhân hội, T. 11, tr. 677c. Cứu cánh Nhất thừa Bảo tánh luận 4, đã dẫn văn, T. 31, tr. 840a. 18 Đại Bảo tích kinh 119, Thắng man phu nhân hội, T. 11, tr. 677c. (VI) Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 510a-b. (m) atha khalu mahāmatirbodhisattvo mahāsattvaḥ punarapi bhagavantamadhyeṣate sma - deśayatu me bhagavān, deśayatu me sugataḥ skandhadhātvāyatanānāṃ pravṛttinivṛttim / asatyātmani kasya pravṛttirvā nirvṛttirvā? bālāśca pravṛttinivṛttyāśritā duḥkhakṣayānavabodhānnirvāṇaṃ na prajānanti / (n) bhagavāṃstasyaitadavocat - tathāgatagarbho mahāmate kuśalākuśalahetukaḥ sarvajanmagatikartā pravartate naṭavadgatisaṃkaṭa ātmātmīyavarjitaḥ / tadanavabodhātrisaṃgatipratyayakriyāyogaḥ pravartate / na ca tīrthyā avabudhyante kāraṇābhiniveśābhiniviṣṭāḥ / anādikālavividhaprapañcadauṣṭhulyavāsanāvāsitaḥ ālayavijñānasaṃśabdito 'vidyāvāsanabhūmijaiḥ saptabhirvijñānaiḥ saha mahodadhitaraṃgavannityamavyucchinnaśarīraḥ pravartate anityatādoṣarahita ātmavādavinivṛtto 'tyantaprakṛtipariśuddhaḥ 19 Lăng–già a-bạt-đa-la bảo kinh 1, T. 16, tr. 483c. (o) tadyathā mahāmate ghaṭakapālābhāvo ghaṭakṛtyaṃ na karoti, nāpi dagdhabījamaṅkurakṛtyaṃ karoti, evameva mahāmate ye skandhadhātvāyatanabhāvā niruddhā nirudhyante nirotsyante, svacittadṛśyavikalpadarśanāhetutvānnāsti nairantaryapravṛttiḥ // (p) vijñānānyutpannāpavargāni manomanovijñānaprabhṛtīni kṣaṇikāni saptāpyabhūta 20 Lăng–già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 510b, 512b. (q) asaṃsāriṇo mahāmate pañca vijñānakāyā ananubhūtasukhaduḥkhā 21 Thắng man sư tử hống Nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh, T. 12, tr. 222b. 22 Cứu cánh nhất thừa Bảo tánh luận 1, T. 31, tr. 814a-b. 23 Đại thừa A-tỳ-đạt-ma Tạp tập luận 1, T. 31, tr. 696a. (r) catvāri mahābhūtānyupādāya jananasaṃniśrayapratiṣṭhopastaṃbh-opabṛṃhaṇahetutvena / Abhidharmasamuccayabhāṣyam. Luận Câu-xá cũng dẫn: “jananānniśrayāt sthānādupastambhopavṛṃhaṇāt”| Abhidharmakośa (VII) Lăng-già a-bạt-đà-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 512b. (t) kṣaṇikaṃ punarmahāmate ālayavijñānaṃ tathāgatagarbhasaṃśabditaṃ manaḥsahitaṃ pravṛttivijñānavāsanābhiḥ kṣaṇikamanāsravavāsanābhirakṣaṇikam / na ca bālapṛthagjanā avabudhyante kṣaṇikavādābhiniviṣṭā kṣaṇikākṣaṇikatāmimāṃ sarvadharmāṇām / tadanavabodhāducchedadṛṣṭyā asaṃskṛtānapi dharmānnāśayiṣyanti / 24 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 4, T. 16, tr. 512b. (u) yadi punarmahāmate abhisamayaprāptiḥ kṣaṇikā syāt, anāryatvamāryāṇāṃ syāt / Ý câu này là nếu cho rằng các pháp đều sanh diệt trong từng sát-na thì khi một vị nào đó chứng đắc được đạo, thì sự trạng thái chứng đắc đó cũng diệt ngay trong sát-na ấy. Mà sự chứng đắc bị diệt mất thì vị đó cũng trở lạiphàm phu chứ không phải là Thánh nữa. Ở đoạn sau Phật phủ định cách hiểu này, và đưa ra ví dụ rằng, đã là vàng, kim cương, hay xá-lợi của Phật thì dù trong điều kiện nào nó cũng không đánh mất đi tính chất của nó. Cũng vậy, đã chứng đắc rồi thì không trở lại thành phàm phu nữa. (VIII) Nhập Lăng-già kinh 8, T. 16, tr. 559c. 25 Thắng man sư tử hống Nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh, T. 12, tr. 221c. (v) Skt: tathāgatādhiṣṭhānātkadācitkarhicitkuśalamūlān vyutthāpayati / (w) Skt: parikarmabhūmiriyaṃ mahāmate gotravyavasthā / Người ‘sơ trị địa - parikarmabhūmi’ là người mới phát tâm tu hành. 26 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 1, T. 16, tr. 487b-c. 1 Xuất Tam tạng ký tập 14, T. 55, tr. 103b; và q. 9, tr. 60a. 2 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 7, tr. 407b. 2) q. 9, tr. 419a. 3) q. 8, tr. 410b. 3 Đại Bát-niết-bàn kinh 3, T. 12, tr. 379c-380a. Đại Bát-nê-hoàn kinh 2, T. 12, tr. 863c. 4 Đại Bát-niết-bàn kinh 27, T. 12, tr. 525a. 5 Đại Bát-niết-bàn kinh 39, T. 12, tr. 591b ; q. 30, tr. 544c: ngoại đạo tín tin tưởng, thọ trìxuất gia, ý hướng tương đồng. 6 Đại Bát-niết-bàn kinh 28, T. 12, tr. 531b. 7 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 23, tr. 502c. 2) q. 32, tr. 556a. 3) q. 13, tr. 441a. 4) q. 39, tr. 596a. 5) q. 38, tr. 590a. 8 Đại Bát-niết-bàn kinh 16, T. 12, tr. 461b-c. 9 Đại Bát-niết-bàn kinh 18, T. 12, tr. 468b. 10 Đại Bát-niết-bàn kinh 22, T. 12, tr. 494c. 11 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 18, tr. 468c. 2) q. 21, tr. 747b-c. 3) q. 26, tr. 521b. 4) q. 26, tr. 519b-c. 12 Đại Bát-niết-bàn kinh 25, T. 12, tr. 513a. 13 Đại Bát-niết-bàn kinh 26, T. 12, tr. 521b. 14 Đại Bát-niết-bàn kinh 14, T. 12, tr. 449a. 15 Đại Bát-niết-bàn kinh 17, T. 12, tr. 463c. 16 Đại Bát-niết-bàn kinh 25, T. 12, tr. 513c. 17 Đại Bát-niết-bàn kinh 26, T. 12, tr. 519b. (a) Sơ phần, tức phần do ngài Đàm-mô-sấm dịch lần đầu. 18 Tạp A-hàm kinh 13, T. 2, tr. 92c. Đại Bát-niết-bàn kinh 16, T. 12, tr. 461c. 19 Đại trí độ luận 35, T. 25, tr. 319a; và q. 57, tr. 465c. 20 Đại trí độ luận 37, T. 25, tr. 335a. 21 Huệ nhãn của hàng Bồ-tát đều không thấy gì, như Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 404 (phần thứ 2), T. 7, tr. 21c. Huệ nhãn của hàng Bồ-tát chẳng phải thấy, chẳng phải chẳng thấy, như Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 8 (phần đầu), T. 5, tr. 43b. 22 Trung quán luận sớ 3, T. 42, tr. 40c. 23 Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết, phần 1 của q. 1, T. 46, tr. 149c. Tam luận huyền sớ văn nghĩa yếu 2, T. 70, tr. 229c. 24 Lịch đại Tam bảo kỉ 11, T. 49, tr. 99a. (a) Pāli: ‘‘yo paṭiccasamuppādaṃ passati so dhammaṃ passati; yo dhammaṃ passati so paṭiccasamuppādaṃ passatī’’ti. PTS: M.1.28,190. 25 Trung A-hàm kinh 7, Tượng tích dụ kinh, T. 1, tr. 467a. Trung bộ, (28) Tượng tích dụ kinh, Nam truyền 9, tr. 339. 26 Đại Bát-niết-bàn kinh 27, T. 12, tr. 524c-525c. 27 Đại Bát-niết-bàn kinh 32, T. 12, tr. 556c-557a. 28 Đại Bát-niết-bàn kinh 28, T. 12, tr. 533b. 29 Đại Bát-niết-bàn kinh 32, T. 12, tr. 557a. 30 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 28, tr. 531b. 2) q. 27, tr. 526a. 3) q. 27, tr. 526b. 4) q. 28, tr. 530b. 5) q. 28, tr. 532a. 6) q. 29, tr. 539a. (b) Ba nhân của Phật tánh: 1) chánh nhân Phật tánh, là cái chân như chân chánh, lìa tất cả tà vạy, lỗi lầm, nhờ nó nên thành tựu được quả đức của Pháp thân; 2) liễu nhân Phật tánh, soi thấy rõ cái lý và trí của chân như, dựa vào nó mà thành tựu được quả đức của bát-nhã; 3) duyên nhân Phật tánh, nhờ duyên vào cái liễu nhân để khai mở tất cả thiện căn công đức của ‘chánh nhân’, dựa vào nó nên thành tựu được cái đức của giải thoát. 31 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 32, tr. 559a. 2) q. 29, tr. 539b. 3) q. 28, tr. 531b. 32 Đại Bát-niết-bàn kinh 29, T. 12, tr. 539b. 33 Đại Bát-niết-bàn kinh 17, T. 12, tr. 465c. 34 Đại Bát-niết-bàn kinh 27, T. 12, tr. 524, 524b. 35 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 35, tr. 571a. 2) q. 37, tr. 581a. 36 Đại Bát-niết-bàn kinh 35, T. 12, tr. 571a-b. 37 Đại Bát-niết-bàn kinh 35, T. 12, tr. 572b-c. 38 Đại Bát-niết-bàn kinh 28, T. 12, tr. 530c. 39 Bất tăng bất giảm kinh, T. 16, tr. 467b. 40 Cứu cánh Nhất thừa Bảo tánh luận 31, T. 31, tr. 832a-b. 41 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 35, tr. 572b. 2) q. 36, tr. 580c. 42 Đại Bát-niết-bàn kinh, T. 12: 1) q. 35, tr. 573c. 2) q. 35, tr. 572b. 3) q. 35, tr. 571b-c. 43 Đại Bát-niết-bàn kinh 36, T. 12, tr. 580c. (c) Phù luật đàm thường giáo (扶律談常教): Giáo pháp trợ giúp cho giới luật, nói Phật tánhthường trụ, tông Thiên Thai gọi đó là giáo thuyết của kinh Niết-bàn. Cuối đời của đức Thế tôn có những tỳ-kheo xấu, phá giới luật, đức Như lai dạy cho những kẻ sanh ra hiểu lầm về vô thường, v.v., nên nhân đó thuyết kinh Niết-bàn này, đó gọi là ‘phù luật đàm thường giáo’. 高觀廬居士 編纂, 《實用佛學辭典》, 財團法人佛陀教育基金會, 台北, 2002, 頁794.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2021(Xem: 4137)
02/02/2024(Xem: 997)
06/08/2017(Xem: 10486)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.