Chứng Đạo Ca Thiển Thích

10/10/201012:00 SA(Xem: 49857)
Chứng Đạo Ca Thiển Thích
Vĩnh Gia Đại Sư
CHỨNG ĐẠO CA

Hòa Thượng Tuyên Hóa
Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự
Los Angeles, California, Mỹ Quốc, tháng 2 năm 1985
Nhà xuất bản Tôn Giáo
vinh-gia-dai-su-chung-dao-ca

chung_dao_ca_biaBài Chứng Đạo Ca là do một vị tổ sư người Trung Hoa, tên là Huyền-Giác trước tác. Sư quê quán ở Vĩnh-Gia, một địa danh của Trung Quốc thuộc Ôn Châu (tỉnh Triết-Giang), huyện Vĩnh-Gia. Ôn-châu cũng như Phúc-châu, Ninh-ba, Quảng-đông, mỗi nơi đều có tiếng nói địa phương riêng, người ở vùng khác nghe rất khó hiểu. Cái đó là do tiếng nói ở Trung Quốc không thống nhất, giọng nói cũng như tiếng nói có sự khác biệt tùy theo từng vùng. Khi lên bốn tuổi, Sư đã được cha mẹ gởi vào chùa cho xuất gia, và sau này trở thành một người học rộng vô cùng. Số là, mới bốn tuổi đã xuất gia, nên nhà chùa phải kiếm người chuyên môn, đặc biệt dạy riêng cho Sư. Vì vậycăn bản học vấn của Sư rất vững vàng. Học đã rộng, lại dụng công tu tập nên Sư đã được khai ngộ. Ngộ rồi, Sư không giữ pháp riêng cho lợi ích của chính mình, nên đã viết thành bài ca chứng đạo khai thị mọi người, muốn cho tất cả được hiểu thấu và nhận thức đúng chánh pháp để tu hành.

Hồi đó, Sư nghe nói lối truyền tâm ấn (Nhĩ đề diện mệnh, khẩu thọ tâm hội, tức là "đối diện rỉ tai, lời trao tâm lãnh") của phái Tào-khê, tức Lục-tổ ở Chùa Nam Hoa, được truyền thừa y bát từ Phật Thích Ca, Sư bèn không quản ngàn dặm đường xa, tới kiếm Lục-tổ để cầu ấn chứng.

Sư tới Chùa Nam Hoa thì gặp Lục-tổ đương thuyết pháp. Sư đắp y, tay cầm tích trượng tiến lên pháp tòa, đi nhiễu bên phải ba vòng, rồi đứng trước Lục-tổ, không cúi đầu đảnh lễ mà quát lên một tiếng lớn. Tổ hỏi:

–Người xuất gia gọi là Sa-môn phải có phép tắc, phải đủ ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh. Tại sao ông tới đây mà lại có thái độ thô lỗ như vậy, một chút lễ phép cũng không có?

Sư đáp:

–Sanh tử là việc lớn, vô thường quá mau.

Sư muốn nói rằng việc dụng công tu tập quá cấp bách, làm gì còn thời gian để làm lễ nữa? Làm gì còn thời gian để lo những điều tiểu tiết? Để nghiên cứu cái gì là ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh? Chẳng còn chuyện gì to lớn bằng chuyện sanh tử, quỷ vô thường đến bất chợt lúc nào không hay, vậy tôi còn thời gian nào để hành lễ nữa?





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 80178)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.