Mong ước của người xuất gia

14/09/20143:00 SA(Xem: 10629)
Mong ước của người xuất gia
MONG ƯỚC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
Nguyên Châu

blankNgười xuất gia mong ước những gì, và làm sao thành tựu được mong ước của mình? Trong bài kinh Ước nguyện (Àkankheyyasutta) thuộc tuyển tập Trung Bộ, Đức Phật nêu ra mười hai mong ước “chính đáng” của người xuất gia nhằm khuyến khích các học trò mình nỗ lực tu tập đạo lý giác ngộ. Có mong ước chính đáng tức sẽ có nỗ lực chính đáng và kết quả chính đáng. Mười hai mong ước gồm:
1. Mong được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý và tôn trọng.
2. Mong nhận được tứ sự cúng dường: y phục, món ăn khất thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
3. Mong những vị hiến cúng tứ sự cúng dường được quả báo, lợi ích lớn.
4. Mong bà con huyết thống khi mệnh chung nghĩ tưởng đến mình với tâm hoan hỷ nhờ vậy được quả báo, lợi ích lớn.
5. Mong nhiếp phục lạc và bất lạc.
6. Mong nhiếp phục khiếp đảm và sợ hải.
7. Mong chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú.
8. Mong chứng được các cảnh giới giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát sắc giới, thuộc vô sắc giới.
9. Mong chứng quả Dự lưu.
10. Mong chứng quả Nhất lai.
11. Mong chứng quả Bất lai.
12. Mong thành tựu lục thông (thần túc thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng minh, thiên nh.n minh, lậu tận minh), hướng đến diệt trừ lậu hoặc, chấm dứt khổ đau.
Trên đây là mười hai mong ước “chính đáng” của người xuất gia. Đáng chú ý là bài kinh đề cập các ước nguyện của người xuất gia và dùng các mệnh đề giả định để khẳng định một luận đề: Có làm thì có kết quả.
Chẳng hạn, luận đề thứ nhất nêu như sau:

“Này các Tỷ- kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh”. Như vậy, vấn đề không phải nằm ở chỗ mong ước mà chính là cách thức làm thế nào để thực hiện mong ước. Người xuất gia có thể nuôi dưỡng các ước mong chính đáng của mình nhưng cần phải biết cách biến mong ước thành hiện thực. Nói khác đi, Đức Phật khuyên người xuất gia cần phải nuôi dưỡng các tâm lý ước mong chính đáng để thúc đẩy . chí tự độ và độ tha, nhưng trên hết cần phải hiểu rằng sự chuyên tâm hành trì giáo lý giới- định- tuệ chính là cách duy nhất để người xuất gia hoàn thành các ước mong chính đáng của mình. Sau đây là toàn văn lời Phật dạy1: “Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên tr., nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nay hưởng thọ các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh! Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ đến ta với tâm hoan hỷ và nhờ vậy được quả báo lớn, lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống, luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống, luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, tùy theo . muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc giới. Mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú trong cảnh giới ấy!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không c.n bị đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng trừ diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt lai, chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.


Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta chứng được các loại thần thông! Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chạm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăngmặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiênloài Người, ở xa hay ở gần!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanhloài Người. Tâm có tham, ta biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si. Tâm không si, ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, ta biết tâm đại hành. Tâm không đại hành, ta biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, ta biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, ta biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… các trú xứ không tịnh.

Này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo có ước nguyện:“Mong rằng ta nhớ đến các đời sống của quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, một trăm đời một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: “ Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ Tại chỗ ấy ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế  này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này . Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây !”. Tỳ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật …trú xứ không tịnh.

Này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo có ước nguyện: “ Mong rằng với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy được sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ  rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kè bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng . Các Tôn giả chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, những người này sau khi thân hoại  mệnh chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ địa ngục. Còn các Tôn giả, chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ bán các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiế , những người này sau khi thân hoại, mạng chung, được sanh lên các thiện chú, cõi Trời trên đời này. Như vậy ta với thiên nhãn thuần tịnh , siêu nhân , thấy sự sống chết của chúng sanh, biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ , kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh , đều do hạnh nghiệp của họ !”. Tỳ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật …trú xứ không tịnh.

Này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo có ước nguyện : “ Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri, tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát , tuệ giải thoát không có lậu hoặc!” Tỳ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh thích sống tại các trú xứ không tịnh”.

Vài nơi trong kinh tạng Pàli 2, Đức Phật dùng hình ảnh con gà mái kiên trì ấp trứng để lưu nhắc các Tỷ-kheo chuyên tâm trong vấn đề thực hành đạo lý giải thoát. Vì chỉ có thái độ kiên trì tu tậpthực hành đạo lý giải thoát mới giúp cho người xuất gia thành tựu sở nguyện tự độ và độ tha. Người xuất gia có thể khởi lên các mong ước chính đáng nhưng phải chuyên tâm tu tập giáo lý giới-định-tuệ thì mọi ước nguyện mới thành tựu. Tựa như con gà mái thường xuyên ấp nằm, ấp nóng, ấp dưỡng các quả trứng một cách kiên trìđúng đắn thì đến lúc các con gà con sẽ tự phá vỡ vỏ trứng và thoát ra ngoài một cách an toàn, dù cho nó có khởi ý muốn, mong các chú gà con sẽ nở ra an toàn hay không.
Chú thích:
1. Kinh Ước nguyện, Trung Bộ.
2. Kinh Tâm hoang vu, Kinh Hữu học, Trung Bộ; Kinh Sự tu tập, Tăng Chi Bộ.

(TC. Văn Hóa Phật Giáo 137)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 74411)
26/12/2021(Xem: 4254)
02/02/2024(Xem: 1089)
06/08/2017(Xem: 10603)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.