Ý nghĩa Phẩm tính Tathāgata – Như Lai

25/06/20156:25 CH(Xem: 18551)
Ý nghĩa Phẩm tính Tathāgata – Như Lai
Ý nghĩa Phẩm tính Tathāgata – Như Lai
 Phước Nguyên
[Trích Tổng luận Năng Đoạn Kim Cương]

blankI.1. Ngữ nguyên Tathāgata

Trong kinh Kim cương Phạn ngữ xuất hiện thuật từ Tathāgata , vậy nội hàm của nó mang ý nghĩa như thế nào? Khó mà có một câu trả lời đầy đủ và thỏa đáng. Trong sự vay mượn của ngôn ngữ và hãn hữu của tư duy, chúng ta chỉ có thể giải thích tương đối về những ý nghĩa đơn thuần của nó.

Như Lai hay Như Khứ là dịch nghĩa của từ Sanskrit: Tathāgata, được ghép từ hai yếu tốtathāAgata hoặc tathāgata. Gata có nghĩa là “đã đi” vì nó làm vai trò là động-tính thụ động quá khứ của động từ  căn gam (đi). Agata có nghĩa là "đã đến" nó làm động-tính thụ động quá khứ của động từ căn gam có nghĩa là (đến). Tathā với ý là chân như, nhất như, hay như thực. Nên Tathāgata là người “đến và đi từ chân như”.

Một giải thích khác, đề xuất bởi học giả Richard Gombrich, dựa trên ngữ pháp sanskrit, khi được sử dụng như là một hậu tố từ trong hợp từ Tathāgata,  đuôi -gata thường mất ý nghĩa đen của nó và thay vì được hiểu là "được, đi, thành tựu/v.v.."; từ đó, Như Lai sẽ được hiểu theo nghĩa "Nhất như", không có sự dịch chuyển theo cả hai hướng[1]. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến bất đồng cho rằng về cách giải thíchý nghĩa chính xác ban đầu của nguyên ngữ Tathāgata này đều không có cơ sở chắc chắn[2].

Tạng ngữ Kim Cương có từ  tương đương với Tathāgata  là དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་ de bzhin gshegs pa/ (dezhin shekpa) thường đường hiểu là “đi-như thế”(thus-gone); hay “nhất như” (One Gone Thus); trong Tây Tạng từ này cũng dùng để chỉ cho phẩm tính của Phật (epithet of the Buddha).

I.2. Luận Tathāgata đông-tây

Peter Harvey khi bàn về thuật ngữ Tathāgata, cho là đồng nghĩa với A-la-hán 阿羅漢[3] và định nghĩa là người đã đạt đến đời sống thánh thiện tối thượng[4]; hay Như Lai (Tathāgata) cũng được cho là tương đương với Vô thượng sĩ (anuttarapuruṣa) tức là bậc tối thượng tôn của chúng sinh[5]; Đôi khi Tathāgata được hiểu là một con người siêu việt[6].

Về nghĩa nguyên của từ ngữ này, Chalmers nhận định rằng: những ức đoán về ý nghĩa của nó đã xuất hiện từ thời đức Phật, có tám giải thích về từ này trong Sumaṅgalavilāsinī Dīghanikāya (chú giải kinh Trường Bộ) của ngài Buddhaghosa, đó là do có sự phân tích ngữ nguyên khác nhau[7].

Theo Theodore Stcherbatsky, Tathāgata, có nguồn gốc đầu tiên không phải từ Phật giáo, và được chứng minh khi so sánh với việc sử dụng của nó trong các tác phẩm phi Phật giáo, chẳng hạn như Mahabharata[8]; Stcherbatsky đưa ra thí dụ sau đây từ Mahabharata (Shantiparva, 181,22 ): “Cũng như các dấu vết chim (bay) trong bầu trời và cá (bơi) trong nước không thể được nhìn thấy, thực tại (tātha) có mặt (gati) với những người nào đã nhận ra chân lý”[9].

Ta cũng có thể tách Tathāgata ra thành hoặc Tat-Agata có nghĩa một người đã đi đến đó [thực tại tối hậu]; Tat nó có vai trò như danh từ trong hợp từ Tathāgata. Thuật ngữ này có liên quan và được gán cho Brahman (thực tại tuyệt đối - Reality Absolute) trong siêu hình học Hindu từ thời xa xưa, thí dụ như một câu nói khá nổi tiếng trong Upanishad: "Điều đó (Brahman) là thuật của ngươi"[10].

Edward Conze khi luận về ý nghĩa của Tathāgata, ông nói, đó là biểu thị cho “chân ngã” vốn có nơi mỗi chúng sinh; Tathāta được gọi chung là chân như, và sau này phát triển thành Tathāgata được hiểu là chân ngã, hay “chân như” nơi mỗi người[11].

Như vậy, Tathāgata trong Prakrit cổ có thể được hiểu như nghĩa đen của nó: “Người đã đạt đến tuyệt đối” (The sage who has arrived at the Absolute), định nghĩa này đa số được các nhà Phật học trường phái Đại thừa giải thíchchấp nhận.

Tyson Anderson, khi bàn về ý nghiã bản chất Tathāgata , ông nói rằng trạng thái của các vị Như Lai, A la hán, cả trước và sau khi nhập Niết bàn , nằm ​​ngoài phạm vi có thể mô tả thông một cách thường ngôn ngữ chúng ta; đó là, tập hợp các uẩn và sự tham lam, sân hận, và si mê được "thổi tắt" với niết bàn[12].

Ý kiến của Childers trong bộ từ điển Pāli của mình, chúng ta có thể lược ghi lại như sau: Điều khá hiển nhiên rằng, thuật ngữ Tathāgata lần đầu tiên được áp dụng cho một chúng sinh chứng được quả vị Phật-đà; Là tên gọi cho một vị đã thành Phật với ý nghĩa là “sự tuyệt diệu” (excellence), trong các kinh, thông thường đức Phật Thích Ca thường xưng ngài là “Như Lai”.

Theo Shuhmacher, Stephan and Gert Woerner trong Đại thừa Như Lai là để chỉ cho đức Phậtphương diện hóa thân của ngài. Như Lai gọi là đấng Đại Trượng Phu, người có khả năng biến thể dưới mọi hình thức và đã thành tựu thập lực, bốn pháp vô sở úy, mười tám pháp bất cọng v.v... của các vị Phật; thông hiểu tất cả nguyên tắc, bản chất của vũ trụ, không còn bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện, yếu tố nào nữa. Ngài là vị đã vượt ra khỏi hai hình thái bản chấtthế giới hiện tượng (Ly lưỡng biên). Trong ý nghĩa chân đế, Như Lai Tathāgata thường bị đánh đồng với śūnyatā (không), prajnapti (giả danh)[13].

I.3. Luận Tathāgata Kinh Luận.

I.3.1. Đại Thừa Kinh Luận

Như Lai là Bậc Ứng cúng, Đẳng chánh giác, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn. Đó là điều mà đức Thế Tôn đã nói rõ trong Kinh Thiện Đạo[14], như vậy chúng ta hiểu tại sao về sau lại có nhiều quan điểm của các bộ phái cho rằng phẩm tính Tathāgata đã bao hàm ý nghĩa của các phẩm tính giác ngộ khác.

Kinh thuật lại, có một lần, đức Phật kể về nhơn địa của ngài trong khi tu hành còn làm Bồ-tát, trải qua sự tu tập các hành, với mục đính để mong cầu Tuệ giác vô thượng, nay đã thành đạt được sự chân thực của Tuệ giác và Niết-bàn, sự thành đạt ấy là thể chứng được tri kiến chân thực về Bát Thánh Đạo, nên được gọi là Như Lai (Tathāgata); và như chư Phật quá khứ đã nhiếp hộ tâm, làm cho tâm vắng mặt mọi khởi sinh của phiền nãođi vào Niết-bàn, cho nên có danh hiệuNhư Lai[15].

Kinh Đại Bát Niết Bàn nêu lên ba định nghĩa sau[16], không thấy có định nghĩa nào được nêu lên từ nguyên ngữ Sanskrit, các định nghĩa được đức Phật trình bày từ ý nghĩa của nó:

Giống như những điều được diễn thuyết bởi chư Phật quá khứbất biến; Tại sao nó bất biến, vì mười hai thể tài kinh điển đã được chư phật quá khứ thuyết giảng để hóa độ chúng sinh; thời đức Thích Ca Như Lai ngài cũng đã diễn nói Như vậy, nên gọi là Như Lai.

Hết thảy chư Phật Thế Tôn, từ sáu ba-la-mật[17], ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười một Pháp Không mà đi đến Niết-bàn, cho nên có danh hiệuNhư Lai; Như Lai cũng “như vậy” nên có danh hiệuNhư Lai.

Chư Phật, Thế Tônchúng sinhtùy nghi khai thị ba cỗ xe, thọ mạng vô lượng, không thể suy lường; Như lai cũng như thế nên được gọi là Như Lai[18].

Đức Phật được gọi là Tathāgata, bởi vì từ lúc sau bốn mươi chín ngày đêm, lúc sao mai ló dạng, nơi cội cây Tất-bát-la, Bồ-tát Sĩ-đạt-ta đã chứng ngộ Tuệ giác tối thượng; cho đến nửa đêm ở xứ Câu-thi-na, dưới hai tàng cây Ta-la, đức Thích Tôn thể nhập vô dư Niết-bàn, thời gian ở giữa đó, tất cả những gì được diễn tả, được thuyết giảng, được trình bày bởi ngài đều được gọi là Tathā (Như); bởi nó không hư vọng, không có biến diện, nó đích thực như thế, hiện kiến rồi mới diễn thuyết[19].

Ngài Kumārājīva khi dịch Mahāprajñãparamitta śāstra sang hán văn, với nhan đề là Đại Trí Độ Luận, đã phiên âm Tathāgata thành Đa-đà-a-già-đà. Luận chép rõ như sau: “…như pháp tướng mà hiểu, như pháp tướng mà giảng thuyết, như con đường an ổn của chư Phật mà đi đến. Phật cũng như vậy mà đến, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng thế, Ngài đã đi đến mà không bao giờ bị trải ở trong con đường bị tái sanh, vì vậy mà gọi ngài là Đa-đà-a-già-đà[20]

….

Phần tiếp theo: Luận Tathāgata trong đại thừa kinh luận tiếp theo.

Luận Tathāgata trong Kinh Kim Cương.

 



[1] Jayarava, (27 February 2009), "Philological odds and ends I".

[2] Chalmers, Robert, The Journal of the Royal Asiatic Society, 1898. pp.103-115

[3] Skt. Arhat; Pāli. Arahant.

[4] Peter Harvey, The Selfless Mind, Curzon Press 1995.

[5] Ibid, "a tathāgata, a superior state of being (uttama-puriso)".

[6] Peter Harvey, An Introduction to Buddhism: Teachings, History, and Practices, Cambridge University Press, 1990, page 28.

[7] Dẫn bởi Chalmers, Robert, The Journal of the Royal Asiatic Society, 1898, pp.103-115.

[8] Florin Giripescu Sutton (1991), Existence and Enlightenment in the Lakāvatāra-sūtra: A Study in the Ontology and Epistemology of the Yogācāra School of Mahāyāna Buddhism, p.104.

[9] Skt. Tathā jñānavidam gatih, ibid, p. 104.

[10] Skt. Tat tvam asi, Cf. Chandogya Upanishad.

[11] Edward Conze, The Perfection of Wisdom in 8,000 Lines, Sri Satguru Publications, Delhi, 1994, p. Xix.

[12] Tyson Anderson, Kalupahana on Nirvana. Philosophy East and West, April 1990, 40(2)

[13] Cf. Shuhmacher, Stephan and Gert Woerner, The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion: Buddhism, Hinduism, Taoism, Zen. Boston: Shambala, 1994, p. 364.

[14] Tạp A-hàm, kinh 818, Đại chánh, kinh 850. Pāli, A. 11.12-13. Mahānāma.

[15] Cf. Thập Hiệu Kinh, Đại 17, tr.719.

[16] Cf. Đại 12, Đại Bát Niết Bàn Kinh, q. 18, tr. 478ab.

[17] Skt. Pāramitā.

[18] Ibid, tr. 478ab.

[19] A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc quyển 2, Đại 26, tr. 46b15.

[20] Đại Trí Độ, Quyển 2, Đại 25, tr. 71b.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 79842)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.