Không có Ngã, cũng không có Vô Ngã

19/01/20163:55 SA(Xem: 9612)
Không có Ngã, cũng không có Vô Ngã

Đức Đạt Lai Lạt Ma
KHÔNG CÓ NGÃ, CŨNG KHÔNG CÓ VÔ NGÃ
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Trung Đạo.Chính tín căn cứ trong Suy lí.
Bài 3. Phân tích Ngã và Vô Ngã. (The Dalai Lama. The Middle Way.
Faith grounded in Reasoning. Wisdom, 2009. 


7. Không có ngã cũng không có vô ngã

Trung Luận. Kệ tụng XVIII. 6

Ngã được nói đến,
Để phân biệt với vô ngã.
Chư Phật dạy thật tướng các pháp,
Không có ngã, không có vô ngã.

Cũng có hai cách khác biệt để đọc bài tụng này. Trong cách đọc thứ nhất, ở dòng đầu “Ngã được nói đến”, quy chiếu về các học phái phi Phật giáo họ đề khởi luận đề ngã là một thực tại / thực tại tính độc lập, bản vị, bất biến (independent, unitary, unchanging reality). Một tỉ dụ là tiểu ngã vĩnh cửu (eternal atman) hoặc ngã (self), được đề thuyết bởi các học phái kinh điển Ấn Độ phi Phật giáo, tỉ dụ như Số Luận (Samkhya).

Ngài Nguyệt Xứng (khoảng 600-650) định nghĩa khái niệm về ngã này trong “Nhập Trung Đạo” (Entering the Middle Way / Madhyamakavatara) như sau:

Ngã là kẻ trải nghiệm, một thực thể vĩnh cửu, không là tác giả,
không có các phẩm tính, và không tạo tác, đó là ngã các triết gia ngoại đạo đề khởi

(Tụng VI.121 ab)
(tirthikas: các triết gia ngoại đạo)

Dòng thứ nhì bản văn của ngài Long Thọ quy chiếu vào một học phái Ấn độ cổ xưa phi Phật giáo, học phái Charvaka. Những nhà Charvaka là những nhà theo chủ nghĩa duy vật (materialists), với nhiều vị bác bỏ quan điểm tái sinhbiện luận rằng ngã chỉ là hiện hữu của thân, khi thân diệt, người (ngã) cũng diệt luôn. Do đó dòng thứ nhì quy chiếu tới quan điểm duy vật bác bỏ sự hiện hữu của một ngã vượt ngoài hiện hữu của thân.

Trong cách đọc thứ nhất, hai dòng cuối được xem là trình bày chính quan điểm của Phật là hoàn toàn đối nghịch với các quan điểm của hai dòng đầu: Đức Phật công nhận là chẳng có một ngã vĩnh cửu bất biến và cũng chẳng có một ngã tương đương với thân. Quan điểm thứ nhất cụ thể hoá một ngã vĩnh cửu, trong khi quan điểm thứ hai giảm thiểu ngã xuống thành thân của riêng một đời này, và ngài Long Thọ không chấp thuận cả hai quan điểm kinh điển Ấn Độ này.

Theo một cách đọc khác, tất cả các dòng của bài tụng này đều trình bày quan điểm của Phật giáo. Trong cách diễn dịch này, chúng ta đọc dòng thứ nhất, “Ngã được nói đến” ý nói rằng Đức Phật, trước các sự khác biệt về các năng lực tinh thần (mental disposition: biến hoá đổi dời về tinh thần), các khuynh hướng triết học, và các xu hướng tự nhiên trong giới đệ tử, đã phát biểu trong một số bản kinh nói rằng có một ngã độc lập với các uẩn. Tỉ dụ, trong một bản kinh, Đức Phật tuyên bố rằng năm uẩngánh nặng và ngã là kẻ mang vác gánh nặng đó, điều này gợi ý một niềm tin vào một ngã tự trị.

Trong cách đọc này, dòng thứ nhì, “để phân biệt với vô ngã”, biểu tỏ rằng Đức Phật cũng giảng các phương diện khác biệt về ý nghĩa của học thuyết vô ngã. Những tiếp cận khác biệt này gồm cả tính vô ngã về mặt thô xem vô ngã như là bác bỏ một ngã kết hợp bởi các bộ phận, một quan điểm của các học phái sơ cấp của Phật giáo.

Đức Phật cũng giảng vô ngã là chẳng có nhị nguyên đối đãi chủ thể -- đối tượng, đó là quan điểm của học phái Duy Thức (the Mind Only school). Học phái Duy Thức giảng dạy một học thuyết ba tính (three natures), trong đó tính viên thành (the perfected nature) -- là tính y tha (the dependent nature) khi nó chẳng có tính biến kế (the imputed nature) -- được hiểu là hiện hữu xác thực.

(The Mind Only school teaches a doctrine of three nature, where the perfected nature – which is the dependent nature devoid of the imputed nature – is understood to be truly existent)

Trong tiếp cận này, một phương diện của thực tại tính được nói là vô ngã trong khi một phương diện khác được nói là sở hữu ngã tính. Những nhà Trung Quán bác bỏ cách ứng dụng tuyển chọn như thế của học thuyết vô ngã.

Vậy thì ở đây hai dòng cuối được hiểu là lập trường sau cùng của Đức Phật về vấn đề ngã và vô ngã, “Đức Phật đã dạy, chẳng có ngã, cũng chẳng có vô ngã hiện hữu”. Đức Phật không chỉ bác bỏ hiện hữutự tính của con người, thế nên giảng dạy vô ngã, nhưng ngài còn bác bỏ ngay chính hiện hữu tuyệt đối, có tự tính của chính tính vô ngã. Đây là quan điểm diệu nghĩa thâm mật của tính không của mỗi mỗi hiện tượng đơn biệt, gồm ngay cả tính không.

(Buddha not only rejected the intrinsic existence of the person, therefore teaching no-self, but also rejected even any intrinsic, absolute existence of selflessness itself. This is the profound view of the emptiness of every single phenomenon, including even emptiness)

Chủ đề làm sao để chắc chắn chúng ta không đi đến chung cuộc cụ thể hoá tính không (bởi vì hiểu sai tính không), đều được lập lại trong các tác phẩm của ngài Long Thọ. Ở đoạn khác trong bản văn, Ngài Long Thọ nói rằng nếu có một pháp / hiện tượng nhỏ bé nhất mà có hiện hữutự tính, lúc đó tính không chính nó sẽ thực có hiện hữutự tính. Nếu tính không thật có hiện hữutự tính hoặc tuyệt đối (tuyệt đối = không bị hạn chế), lúc đó hiện hữutự tính chẳng bao giờ có thể bị phủ định. Lúc đó ngài Long Thọ quy chiếu về quan điểm chấp thủ thực tại tính của tính không vốn có hiện hữutự tínhtri kiến không thể cứu độ được (irreparable view), tri kiến không thể chỉnh đốn được hoặc làm đúng lại được.

(Nagarjuna then refers to the view of grasping at the intrinsic reality of emptiness as an irreparable view that cannot be repaired or corrected) (Stanza XIII, 7).

(* Xem chú thích cuối bài ghi: Đức Đạt lai lạt ma nói: Ngay cả tính không cũng không có hiện hữu độc lập, nên chúng ta nói về tính không của tính không. Tất cả các hiện tượng đều chẳng có hiện hữutự tính.ĐHP)

Giờ đây ngài Long Thọ giảng tính không là gì trong kệ tụng XVIII.7

-------------------

Chú thích của bản Việt

2. Để đoạn dứt sự e sợ danh từ VÔ NGÃ của phàm phu,

Đức Như Lai đã giảng trong Kinh Lăng già:

Phật bảo Đại Huệ:

Ta nói Như Lai Tạng chẳng đồng với cái thuyết “Chơn ngã” của ngoại đạo.

Đại Huệ! Ta có lúc nói Không, Vô tướng, Vô nguyện, Như thật tế, Pháp tánh, Pháp thân, Niết Bàn, lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, bổn lai tịch tịnh, tự tánh Niết Bàn v.v… dùng những danh từ này để thuyết Như Lai Tạng xong, ấy là vì Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác muốn đoạn dứt sự e sợ danh từ VÔ NGÃ của phàm phu, nên nói cảnh giới lìa vọng tưởng, Vô Sở HữuNhư Lai Tạng.

Đại Huệ! Bậc Bồ Tát vị lai, hiện tại, chẳng nên sanh ngã kiến chấp trước.

Ví như thợ gốm nơi một đống đất dùng phương tiện nhơn công, nước, cây, bánh xe quay để làm ra các món đồ gốm, thì Như Lai cũng như thế; ở nơi pháp Vô Ngã lìa tất cả tướng của vọng tưởng, dùng đủ thứ trí huệ, phương tiện khéo léo, hoặc thuyết Như Lai Tạng, hoặc thuyết Vô Ngã.

Do nhân duyên này, nên cái thuyết Như Lai Tạng của ta chẳng đồng với cái thuyết chơn ngã của ngoại đạo.

Vì khai mở cái trói chấp ngã của các ngoại đạo, nên có cái thuyết Như Lai Tạng, khiến họ lìa vọng tưởng ngã kiến chẳng thật, ngộ nhập cảnh giới ba cửa giải thoát, mong họ chóng được Vô Thượng Bồ Đề.

Cho nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phải thuyết Như Lai Tạng như thế. Nếu chẳng như vậy, ắt đồng với ngoại đạo.

Cho nên, Đại Huệ! Vì lìa kiến chấp của ngoại đạo, cần phải y theo pháp Vô Ngã của Như Lai Tạngtu học.

( Kinh Lăng già. Bản dịch Thích Duy Lực, trang 67-68)

---------------------

3. Luận Bảo hành vương chính (Vòng hoa quý báu)

(dịch từ: Nagarjuna’s Precious Garland (Ratnavali) bản dịch Anh của Jeffrey Hopkins. 2007)

(25)

Giáo pháp về toàn hảo xác định

Chư Tối Thắng thuyết giảng

Vi diệuchấn động

Kẻ sơ trí thiếu học

(26)

Tôi hiện hữu, tôi sẽ không hiện hữu

Tôi có, tôi sẽ không có

Làm kẻ sơ trí sợ

Làm kẻ trí vô úy

(27)

Ngài cứu độ hữu tình

Nên nói các hữu tình

Sinh khởi ý niệm ngã

ý niệm ngã sở .

(28)

Ngã, ngã sở hiện hữu

Như tối hậu: đều sai

Vì chúng không an lập

Bởi bản thức thật tướng

(29)

Các uẩn tâm thân sinh

Từ ngã chấp sai lầm

Sao có thể tăng trưởng

Hạt giống giả thành thật?

(30)

Thấy các uẩn không thật

Ngã chấp bị buông bỏ

Do buông bỏ ngã chấp

Các uẩn không sinh nữa.

(31)

Cũng như mọi người nói

Hình của mặt được thấy

Tùy thuộc vào tấm gương

Không hiện hữu là mặt

(32)

Khái niệm ngã hiện hữu

Tùy thuộc vào các uẩn

Nhưng giống hình của mặt

Ngã không thật hiện hữu

(33)

Như không tùy thuộc gương

Hình của mặt không thấy

Niệm ngã không hiện hữu

Mà không tùy các uẩn

(34)

Khi tôn giả A nan

Được nghe nghĩa pháp này

Ngài đạt được pháp nhãn

Và giảng lại chư tăng.

---------------------------

(25) The doctrines of definite goodness

Are said by the Conquerors

To be deep, subtle and frightening

To the childish, who re not learned.

(26) “I am not, I will not be

I have not, I will not have,”

That frightens all the childish

And extinguishes fear in the wise.

(27) By him who speaks only to help beings,

It was said that all beings

Have arisen from the conception of I

And are enveloped with the conception of mine

(28) “The I exists, the mine exists,”

These are wrong as ultimates,

For the two are not [established]

By a thorough consciousness of reality as it is.

(29) The mental and physical aggregates arise

From the conception of I which is false in fact. (in fact:ultimately)

How could what is grown

From a false seed be true?

(30) Having seen thus the aggregates as untrue,

The conception of I is abandoned,

And due to abandoning the conception of I

The aggregates arise no more.

(31) Just as it is said

That image of one’s face is seen

Depending on a mirror

But does not exist [as a face],

(32) So the conception of I exists

Dependent on the aggregates,

But like the image of one’s face

The I does not at all really exist.

(33) Just as without depending on a mirror

The image of one’s face is not seen,

So too the conception of I does not exist

Without depending on the aggregates.

(34) When the Superior Ananda

Heard what this means,

He attained the eye of doctrine

And repeatedly spoke of it to monastics.

----------------------------------------

5. Minh cú luận:

Ngã không là thân, ngã không sở hữu thân, ngã không ở trong thân, thân không ở trong ngã… Biện luận tương tự áp dụng cho các uẩn còn lại, cho tới: Ngã không là thức, ngã không sở hữu thức, ngã không ở trong thức, thức không ở trong ngã… Trong cách thức này tất cả các pháp đều chẳng có ngã…

------------------------

6. Ngài Nguyệt Xứng trong “Luận giải về Bốn trăm tụng của ngài Thánh Thiên” viết:

“Ở đây “ngã” là một hiện hữutự tính (svabhava) của các hiện tượng, đó là, không tùy thuộc vào cái khác. Sự phi hiện hữu của ngã này là vô ngã. Vô ngã này được thực chứng hai lần xuyên qua một phân chia thành con người và các hiện tượng (khác) -- một vô ngã của các nhân thể và một vô ngã của các hiện tượng (khác) [nhân ngãpháp ngã].”

(trích theo J.Hopkins. Meditation on Emptiness .trang 637)

7. Bờ này bờ kia

Ngài Nguyệt Xứng viết trong Minh cú luận, trích dẫn Kinh Bát Thiên Tụng Bát Nhã:

“Bất cứ ai muốn trở thành một người đi theo một giác giả hoặc một giác giả, hoặc một pháp vương, mà không trực nhập sự tịch tĩnh này (bát nhã ba la mật), sẽ không thành tựu chi cả: một người mà không nhận ra được các bờ của một con sông sẽ không thể tới được hoặc bờ này hoặc bờ kia”

(“Whoever desires to become a follower of the realized one or a realized one himself, or a monarch of the truth, without attaining this imperturbableness, will achieve nothing: a man who does not discern the banks of a river will not arrive either at this bank or the other.”)

( trích từ trang 174, đoạn 354: Lucid Exposition of The Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from The Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79485)
02/10/2012(Xem: 49458)
09/10/2016(Xem: 10061)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.