Bốn loại thức ăn

14/01/20194:02 SA(Xem: 41835)
Bốn loại thức ăn

BỐN LOẠI THỨC ĂN

thich phuoc tinh
HT. Thích Phước Tịnh

“Nhất thiết chư pháp do thực nhi trụ” (Kinh Tạp A Hàm).

Tất cả mọi sinh vật trên hành tinh do ăn mà sống còn, tồn tại. Cách ăn của động vậtthực vật tuy có khác biệt, nhưng tựu trung chỉ là đem dưỡng chất vào nuôi tự thể. Động vật có thể nuôi sống bằng thịt của động vật nhỏ hơn hoặc bằng cây cỏ; tuy nhiên, những loài bò sát như rắn rung chuông hay rùa đất có thể sống bằng năng lượng đất trời nhiều tháng mà không cần gì thêm. Thực vật cũng có thể tự nuôi sống nhờ rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất, nhờ lá nhận ánh nắng hay bắt côn trùng. Còn loài người chúng ta thì sao?

Trong kinh Tạp A Hàm số 373, Đức Phật bảo các thầy khất sĩ, “Có bốn loại thức ăn giúp các loài sinh vật lớn lên và sống còn. Bốn loại thức ăn đó là gì? Thứ nhất là đoàn thực, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực và thứ tư là thức thực.”

Đoàn thực

Trong từ Hán Việt, “đoàn” có nghĩa là “vắt” hay “nắm,” như người mình thường nói là nắm cơm hay vắt cơm, vì nó khởi nguồn từ văn hóa dùng tay viên thức ăn đưa vào miệng của người Ấn Độ ngày xưa. “Thực” có nghĩa là ăn. Hiểu theo nghĩa rộng, đoàn thực là loại thức ăn ở thể đặc hay thể lỏng, được đưa vào miệng. Nếu có chánh kiến, khi đưa thức ăn, thức uống vào miệng, ta biết nó bổ dưỡng hay tàn phá thân thể. Thức ăn cầu kỳ thì dễ mất đi dưỡng chất, lại làm cực công người nấu nướng. Có những thức ăn, mà sau khi thọ dụng, sẽ làm cho thân thể ta trì nặng, uể oải, tâm không còn tỉnh táo để thiền tập. Nếu có chút công phu thực tập, ta có thể chiêm nghiệm được điều nầy.

Về phương diện vật lý, sau khi ăn, máu tập trung về bao tử để giúp tiêu hóa. Nếu ta suy nghĩ, hay tính toán, máu sẽ dồn lên não, làm chậm tiêu. Thịt động vật hay thức ăn nhiều chất béo, chất ngọt từ đường góp phần không nhỏ trong việc làm trì trệ tiêu hóa và gây nên tật bệnh. Bình thường, chúng ta ăn ngày ba bữa và phải đem vào người ít nhất là hai lít nước. Vậy thì nếu không ăn, ta sống được bao lâu? Nếu không có nước uống thì sao? Điều nầy ta biết rất rõ khi đọc bản tin về số người sống sót sau những trận thiên tai, hoạn họa. Rồi còn hơi thở nữa? Ta sẽ duy trì mạng sống được bao lâu, nếu không có dưỡng khí?

Thời Đức Phật còn tại thế, ngài đã từng hỏi các thầy tỳ kheo là mạng sống con người kéo dài được bao lâu. Câu trả lời của người biết đạo là “trong một hơi thở.” Như vậy, chất dinh dưỡng giúp ta nuôi sống thân mạng này là thức ăn lành, nước uống sạch và không khí thoáng đãng. Theo thống kê mới nhất, trên trái đất chúng ta sinh sống có gần 800 triệu người đói ăn, 2.4 tỉ người không có nguồn nước sạch để uống. Vào năm 2012 đã có gần 6.5 triệu người chết vì không khí ô nhiễm. Biết vậy, ta nên tập tánh cẩn trọng trong cách tiêu dùng, không phí phạm thức ăn và nước uống. Ta cũng nên bảo vệ môi sinh để dưỡng nuôi lá phổi của mình.

Xúc thực

Loại thức ăn thứ hai mà Đức Phật nhắc đến là xúc thực. Đó là những cảm thọ mà ta có được khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, nhiệt độ, nghĩ suy. Cảm thọ đó có thể là mừng vui, giận dữ, thương yêu, thù ghét, sầu bi, an bình, tham đắm. Cũng giống như đoàn thực, xúc thực có khả năng nuôi dưỡng hay tàn hại. Nếu xúc thựccảm thọ hỷ lạc thì có sức mạnh vượt xa đoàn thực.

Thời nhà Đường có anh chàng thư sinh (Thôi Hộ) rời bỏ kinh kỳ loạn lạc về lánh nạn ở một vùng quê. Chàng gỏ cửa nhà kia xin nước. Người mở cửa đem nước cho chàng là một thiếu nữ tuổi đôi mươi. Đôi má nàng đỏ hồng trong ánh nắng ban mai làm chàng thư sinh ngẩn ngơ, tự hỏi má nàng hồng tự nhiên hay là ánh sắc hồng của hoa đào đang nở rộ trước sân?

Hình ảnh đó ghi đậm nét trong tâm thức của chàng, thôi thúc chàng trở lại chốn cũ vào mùa xuân năm sau, dù cho nơi chàng ở đã bình yên. Chàng gỏ cửa… một lần, hai lần, ba lần và hồi hộp đợi chờ, nhưng bên trong yên lắng như tờ. Lặng nhìn những đóa hoa đào tung cánh hồng rung rinh trước gió như đang cười nhạo kẻ si tình, chàng thư sinh múa bút để lại bài thơ trên vách nhà nàng, rồi thờ thẩn ra về. Âm tiếng Hán của bài thơ như sau.

Khứ niên kim nhật thử môn trung 
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng 
Nhân diện bất tri hà xứ khứ, 
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.

tạm dịch là

Năm xưa ngày ấy cửa nầy
Mặt người con gái hây hây má đào
Năm nay người ở nơi nao
Hoa đào năm cũ cợt chào gió Đông

Một năm trôi qua, mọi sự tưởng chừng đã chìm vào quên lãng, nhưng mùa xuân kế tiếp lòng chàng lại thôi thúc tìm về vùng quê ấy. Khi đứng trước của nhà nàng, chàng nghe tiếng khóc rất não lòng của người già từ bên trong vọng ra. Đáp lại tiếng gỏ cửa của chàng là một ông lão mặt đầm đìa nước mắt. Hỏi han sự tình, chàng mới hiểu ra rằng sau khi chạy loạn về, thấy bốn câu thơ trên vách, con gái ông cụ ngày nào cũng trông ngóng người đề thơ trở lại. Trông hoài không thấy, nên cô ốm tương tư, bỏ ăn không ngủ và vừa mới nhắm mắt lìa đời. Vô cùng thương cảm, Thôi Hộ tự nhận mình là người đã đề thơ và xin được vào quì bên xác con gái cụ. Khi những tiếng gọi thầm và giọt nước mắt tiếc thương của chàng nhỏ xuống mặt người con gái, nàng chớp mắt hồi sinh… và má nàng lại ửng hồng như hoa đào đang nở rộ ngoài hiên.

Đây là một trong những giai thoại của thi ca Đường mà hầu như ai cũng biết. Câu truyện nầy chứng minh rằng xúc thực rất quan trọng. Niềm vui của hạnh phúc, của hy vọng đợi chờ, có năng lực rất lớn trong việc nuôi dưỡng thọ mạng của một con người. Với người hiểu đạo, yêu đương là ái nhiễm, là buộc ràng, là nhận chìm đời sống của nhau. Tuy nhiên, ở bình diện đời thường, nếu trái tim của ta không có một lần nở ra, để yêu thương một người khác ngoài bản thân mình, ta sẽ không có điều kiện mở rộng lòng đến vô biên để trở thành một loại tâm từ bi thương yêu bao nhiêu con người khác.

Xúc thực, còn được gọi là hỷ thực, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Chúng ta không chỉ được nuôi dưỡng bằng gạo cơm, mà còn bằng tình thương yêu của bố mẹ, của những người bạn đời tặng cho ta. Niềm vui, hạnh phúc, sự yêu thương của người chung quanh có khi nuôi dưỡng ta nhiều hơn cả cơm gạo. Người nào sanh ra giữa cuộc đời mà không được nuôi dưỡng bằng sự thương yêu, thì khi lớn lên họ dễ trở thành những người hằn học, chán đời và dễ trở thành tội phạm. Do vì không được bảo dưỡng trong môi trường hạnh phúc, nên trái tim của họ bị khuyết tật. Người nào được nuôi dưỡng trong môi trường thương yêutrưởng thành trong môi trường hạnh phúc, người đó dễ thành công trong cuộc đời. Họ có trái tim nhân hậu và dễ phát sinh từ tâm.

Thế nên, nếu biết nuôi dưỡng đời sống mình thì trong bảy, tám mươi năm cuộc đời, chúng ta có vô vàn điều kiện để dâng hiến sự có mặt của mình cho bao nhiêu người, mang lại niềm vui cho tự thân và cho những người “cùng hội cùng thuyền” với ta. Có điều kỳ lạ mà ít ai để ý là, mọi thứ ta cho ra, đều trở về với bản thân ta. Sự thương yêu, thủy chung, chăm sóc, ta tặng cho người thương, không hề mất đi đâu cả, mà nó trở lại với chính tự thân ta. Có một người để ta thương và hiến tặng sự thương yêu là đủ hạnh phúc rồi. Nếu mình quan niệm tình thương là nền tảng căn bản để mở lớn trái tim con người; thế thì, có được một người để mình thương yêu là một món quà.

Quan niệm được như thế, thì chắc chắn sự thương yêu của mình không phải là một món hàng đổi chác, không phải là sự trao đổi hai chiều, không cần đối tác. Làm được như vậy, ta sẽ lấy đi sự ganh tị trong ta rất dễ. Ta chỉ muốn chia sẻ và dâng hiến niềm vui mà không cần sự đền trả của bất cứ ai. Nhờ sự có mặt của người kia, nên tôi được phơi bày lòng tôi. Được mở rộng lòng đã là một niềm vui cho chính tôi rồi, nên tôi không cần sự đền đáp bồi hoàn của người kia. Tôi không đặt lên cân, để đong đo tình cảm của hai bên xem nhiều hay ít. Hạnh phúc sẽ đến với người có quan niệm đời sống như thế. Sống với tâm niệm nầy là người biết tu ở tầng xúc thực.

niệm thực

niệm thực còn được gọi là ý chí thực, ý nguyện thực hay nguyện thực. “Tư” có nghĩa là suy nghĩ và “niệm” là nhớ. Khi tâm thức ta tràn đầy niềm mong mỏi hay khao khát một điều gì thì dù không ăn ta cũng thấy no. Xúc thực và tư niệm thực rất gần nhau về ý nghĩa, nhưng khác nhau về mức độ cạn sâu và thời gian biểu hiện. Câu chuyện Thôi Hộ là một thí dụ điển hình cho sự nối kết giữa xúc thực và tư niệm thực. Xúc thựccảm thọ hỷ lạc, nhưng không bền bỉ và chỉ ở trên bề mặt. Tư niệm thực thì thầm lặng và kéo dài trong tâm thức.

Những người có ý chí rất mạnh có thể khống chế cái đau, có thể vượt qua bao nhiêu khó khăn tưởng chừng không thể nào qua được, mới có thể tồn tại trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã. Người bị tội tù, đày ải và hủy nhục, mà với ý chí kiên cường, họ có thể vượt qua tất cả để sống còn, trở về với người thân. Nền văn minh hiện đạichúng ta đang thừa hưởng là kết quả của những năm tháng dài miệt mài trong phòng thí nghiệm của các nhà bác học, ngày quên ăn, đêm không ngủ.

Có những loại tư niệm thực làm ta khổ đau như rượt đuổi danh, lợi, tài, sắc. Thế nhưng, ước muốn được khỏe mạnh, sáng suốt để giúp đỡ gia đìnhxã hội; ước muốn được học hỏi, tu tập, chuyển hóa để theo chân Thế Tôn và các bậc Thầy, Tổ đem ánh sáng giác ngộ cho đời, cho người là loại tư niệm thực đem lại an lạchạnh phúc dài lâu.

Thức thực

Thức thực được ví như dòng nước chảy ngầm trong đời sống. Nó có năng lực duy trì thọ mạngnghiệp thức trong hiện đời để di chuyển vào đời sau. Nếu nó xuất hiện trên bề mặt thì trở thànhniệm thực; và nếu cạn hơn nữa thì là xúc thực. Niềm vui, nỗi buồn, cơn giận, nỗi bất an đều có nền là tâm thức sinh diệt. Tâm thức nầy là một dòng chảy miên man, chưa bao giờ ngưng nghĩ, nhưng các bậc minh triết sẽ cảm nhận được. Khổng Tử một lần đứng bên bờ sông đã buộc miệng nói rằng: “thệ giả như tư phù, bất xã trú dạ,” có nghĩa là “chảy mãi như thế nầy chưa dừng ngày đêm.” Ông không phải chỉ nói dòng sông trôi chảy, mà còn ám chỉ dòng chảy bên trong ta.

Dòng tâm thức thầm thì trong ta cũng tương tợ với xa lộ giao thông. Chưa bao giờ dòng xe ngừng chạy trên xa lộ. Nó chỉ thưa hay dầy mà thôi. Lưu lượng của dòng tâm thức tuôn chảy trong mỗi người chúng ta còn dầy hơn rất nhiều, mà trong kinh văn gọi là bộc bố hay bộc lưu. “Bộc bố” là tiếng Hán Việt chỉ cho một dòng thác từ trên núi cao ào ạt chảy xuống, cuồn cuộn nhìn như một mảnh vải trắng từ đỉnh núi kéo dài xuống bình nguyên, nhưng thật sự không biết bao nhiêu tỷ tỷ… những phân tử nước nối kết liên tục.

Từ ví dụ nầy, Đức Phật dạy rằng ngay khi chúng ta cảm thấy mình không có suy nghĩ gì cả, dòng tâm thức nầy vẫn miên man chảy. Ngay khi ta ngủ thật say, dòng chảy nầy vẫn vận hành và tạo thành những giấc chiêm bao. Lúc đó nếu có ai đánh thức ta dậy, thì bao nhiêu hồi ức lại ào ạt kéo về. Nếu trước khi ngủ, ta suy nghĩ về một vấn đề gì, thì khi vừa thức giấc điều đó sẽ hiện lên trong tâm trí của ta. Chính khả năng duy trì dòng chảy của tâm thức giữ gìn cho ký ức ta tồn tại, và dòng chảy nầy tiếp tục duy trì cho đến lúc chuyển sang hình hài của thân kế tiếp. Điều nầy cho thấy rằng nếu trong đời nầy, ta nuôi dưỡng tâm ta bằng những điều gì, thì khi ta trở lại lần sau, điều đó sẽ bật sáng trong tâm ta trước tiên. Nếu như ta đam mê âm nhạc, thì khi trở lại trong hình hài kế tiếp không cần học ta cũng đàn được, hát được. Điều nầy cũng lý giải được sự xuất hiện của thần đồng toán học, âm nhạc hay hội họa. Hãy tỉnh tâm nhìn lại cuộc sống hiện thời của mình và những việc mình đang làm. Mình có muốn kiếp lai sinh của mình giống như bây giờ không, hay mình muốn nó khác đi. Nếu khác đi và khác như thế nào, đều do mình chọn lựa và thực hành, bây giờ và ngay trong kiếp nầy.

Bốn loại thức ăn kể trên đều mang hai đặc tính đối ngược, nuôi dưỡng hay tàn hại, an vui hay khổ nạn, thăng hoa hay trầm lụy. Người biết thương mình là người biết nuôi dưỡng thân bằng thức ăn, thức uống lành mạnh, không khí tinh sạch, biết nuôi dưỡng sáu căn bằng cảm xúc an vui, biết làm lớn lên ý nguyện phụng sự tha nhân. Và quan trọng hơn cả là biết ta đang đưa những gì vào tâm thức mình hàng ngày để định hướng cho đời sống thánh thiện cao quý hay trần tục thấp hèn bây giờ và tương lai.

Tuệ Hiền

Phiên tả từ bài giảng “Cõi Phật Hương Tích,” Kinh Duy Ma Cật của Thầy Thích Phước Tịnh
(Tinh Tấn Magazin số 2)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/10/2016(Xem: 9797)
15/10/2010(Xem: 47590)
23/03/2017(Xem: 10018)
05/06/2019(Xem: 7639)
16/07/2019(Xem: 14854)
28/05/2015(Xem: 20028)
13/02/2011(Xem: 69173)
14/02/2018(Xem: 8609)
20/05/2018(Xem: 9097)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.