Phật Học Tinh Yếu

10/11/201012:00 SA(Xem: 73707)
Phật Học Tinh Yếu
PHẬT HỌC TINH YẾU
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Tịnh Liên Đồ Thư Quán Tái Bản Lần Thứ Nhất tại Hoa Kỳ 2002
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội 2019

Phật Học Tinh Yếu (2)

Bản PDF: Phật Học Tinh Yếu

MỤC LỤC 

ĐÔI LỜI PHI LỘ

THIÊN THỨ NHẤT

Chương 1: Xã hội Ấn Độ trước khi đức Phật ra đời
Chương 2: Nền học thuyết Ấn Độ trước Phật giáo
Chương 3: Dòng dõi đức Phật
Chương 4: Đức Thích Tôn trước khi thành đạo
Chương 5: Đức Thích Tôn sau khi thành đạo
Chương 6: Bốn kỳ kết tập
Chương 7: Kinh điển đạo Phật
Chương 8: Sự phân phái của đạo Phật
Chương 9: Giáo nghĩa các bộ phái
Chương 10: Tiểu thừaĐại thừa
Chương 11: Sự phát triển của Tiểu thừa
 Chương 12: Sự phát triển của Đại thừa

THIÊN THỨ HAI

Chương 1: Chúng sanh trong ba cõi
Chương 2: Thân trung hữu và sự thọ sanh
Chương 3: Thế giới quan của đạo Phật
Chương 4: Cõi đại thiên và thời kiếp
Chương 5: Từ đức Thích Ca đến Phật Di Lặc
Chương 6: Các chủng loại thế giới
Chương 7: Biển thế giới Hoa Tạng
Chương 8: Pháp giới tổng luận

THIÊN THỨ BA

Chương 1: Xuất phát điểm của đạo Phật
Chương 2: Phật giáo với gia đình
Chương 3: Phật giáo với xã hội
Chương 4: Khái yếu về Tam quy
Chương 5: Khái yếu về Ngũ giới
Chương 6: Khái yếu về Thập thiện
Chương 7: Ăn chay
Chương 8: Luân hồinhân quả

ĐÔI LỜI PHI LỘ

Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Đấng Điều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ, hàm ẩn Đạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải phí nhiều thời giờtâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi. Vì lẽ ấy, đã từ lâu bút giả có ý muốn gom góp phần tinh yếu của thánh-giáo viết ra thành tập, để giúp những vị mến đạo mầu của Đức Thế-Tôn, có sự hiểu biết khái quát về pháp Phật. Và ý định nầy đã được thực hiện từ năm 1963, nhân lúc sắp sửa ra đảm nhận trường Phật-Học Huệ-Nghiêm.

Nội dung của toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU sau đây gồm có nhiều thiên, mỗi thiên phân thành nhiều chương, và mỗi chương bao hàm nhiều mục. Đó là hệ thống phân biệt để duyệt giả dễ ghi nhận. Điều đáng chú ý là phần trích dẫn những Kinh-luận trong đây, nghĩa lý nó không có tánh cách nhất định. Tại sao thế? Bởi giáo pháp của thánh-nhân nói ra đều tùy thời tùy cơ để dắt dìu, phá chấp. Có thể một lời thuyết giáo đối với căn cơ nầy thích hợp nhưng với cơ khác không thích hợp, với thời gian trước tiện nghi song với thời nay không tiện nghi. Cho nên một vị tôn túc đã bảo: “Y theo Kinh giải nghĩa là oan cho chư Phật ba đời, nhưng lìa Kinh một chữ tức đồng với ma thuyết”. Vậy chỗ thu thập của người khéo học Phật là không chấp Kinh, không bỏ Kinh, như người đời đã bảo: “Khôn chết, dại cũng chết, duy biết mới sống”. Và người khéo học Phật cũng đừng chấp lý bỏ sự, hay chỉ theo sự quên phần lý. Về việc được ý quên lời nầy, duy mỗi người tự thể hội, không thể nói hết được.

“Trần chẳng tương quan, bể cả nương dâu mặc thay đổi. Lòng không sở đắc, thông xanh mây trắng tự vui nhàn”. Xin mượn hai câu nầy để chúc sự thành tựu của duyệt giả sau khi đọc xong toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU.

Ngày 12-8-1965

Tỳ-khưu Thiền Tâm, tự Liên Du







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/05/2012(Xem: 28924)
07/04/2017(Xem: 13979)
07/07/2013(Xem: 19623)
26/05/2013(Xem: 12513)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.