54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái

23/11/201012:00 SA(Xem: 67416)
54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái

54. PHẬT GIÁO CÓ BAO NHIÊU TÔN PHÁI 

Đây là một vấn đề không thể né tránh được. Vì rằng, Phật Pháp tuy chỉ có một vị, nhưng do trình độ căn cơ của người tiếp thu cao thấp khác nhau, thời đạihoàn cảnh sống cũng không đồng nhất, cho nên có sự giải thích khác nhau về Phật Pháp. Trong Kinh có câu : "Phật dùng một viên âm để thuyết pháp, chúng sinh tùy loại mà hiểu lời Phật giảng. Ý tứ là : nếu đứng ở lập trường của Phật mà xét thì Pháp môn nào cũng dẫn tới Niết Bàn. Nhưng đứng ở góc độ các đệ tử Phật mà nói thì mỗi người đều có pháp môn sở trường của mình. Như 13 vị đệ tử nổi danh của Phật, mọi người đều có tính cách đặc thù nổi bật riêng, đều có bạn đạo riêng của mình [Tạp A Hàm 16 tr. 447]. Đây có thể nói là dấu hiệu sớm sủa nhất của phân tông, phân phái trong Phật giáo.

Trong thời gian - 500 năm sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, chỉ riêng ở Ấn Độ, Phật giáo Tiểu thừa đã chia thành 20 bộ phái. Đôi khi chỉ vì một điểm bất đồng rất nhỏ, cũng tách thành một bộ phái riêng, Phật giáo Tiểu thừa, chia thành nhiều bộ phái, cho nên không có được chuẩn mức thống nhất do sự nghiệp giáo hóa của mình. Phật giáo Đại thừa Không Tông của Mã MinhLong Thụ cũng nhân cơ hội này mà hưng khởi ở Ấn Độ.

Vào khoảng 1000 năm sau khi Phật Niết Bàn, Duy Thức Hữu Tông của Vô Trước, Thế Thân, Thanh Biện, Hộ Pháp được thành lập. Từ đó, Phật giáo Đại thừaẤn Độ chia thành Không, Hữu hai tông. Sau đó ít lâu, Mật giáo lại hưng khởi, đem Phật giáo Đại thừa chia thành Hiển giáoMật giáo, đem Không tôngHữu tông nhập vào Hiển giáo.

Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, lúc đầu cũng không chia thành tôn phái. Về sau, do sự nghiệp phiên dịch dần dần thịnh vượng, số kinh Phật được dịch ra chữ Hán rất nhiều, và cũng do các nhà Phật học Trung Quốc tiến hành phân loại và tôn phái đối với Phật Pháp, cho nên mới có tông phái xuất hiệnTrung Quốc. Nhưng tông phái Phật giáo được thành lập đầu tiên ở Trung QuốcTam luận tôngTứ luận tông dựa vào các bản dịch của Cưu Ma La Thập đời Đông Tấn. Đó là những tông phái hưởng ứng với Đại thừa Không tôngẤn Độ. Nhưng tông phái này, đến thời đại sư Gia Tường mới được thành lập hoàn chỉnh. Đồng thời, dựa vào bộ luận "Thành Thực" của Tiểu thừa mà lập ra "Thành Thực tông", dựa vào bộ luận "Câu Xá" thuộc Hữu Bộ mà lập ra "Câu Xá Tông". Dựa vào Niết Bàn mà lập "Niết Bàn tông". Dựa vào bộ "Nhiếp Đại thừa luận" mà có "Nhiếp Luận tông". Từ khi ngài Đại Ma từ Ấn Độ đến, truyền tâm ấn của Phật, mà có Thiền tông, Đời Đường, có Đạo Tuyên chuyên môn truyền bá bộ "Luật tứ phần" mà thành lập Luật tôngNam Sơn. Với nội dung bộ Kinh Pháp Hoa được tổng hợp và triển khai mà có Thiên Thai Tông với Đại sư Trí Khải. Với pháp sư Huyền Trang đi cầu phápẤn Độ về, giới thiệu các bộ "Duy Thức luận" mà Pháp tướng tông được thành lập. Với nội dung bộ Kinh Hoa Nghiêm được tổng hợp và triển khai, Hoa Nghiêm tông được thành lập với đại sư Hiền Thủ. Với đại sư Tuệ Viễn tổ chức "Bạch Liên Đạo pháp môn niệm Phật", Tịnh Độ tông được thành lập. Sau đó có 3 cao tăng Mật giáo được đứng đầuThiện Vô Úy, dân Trung Quốc vào năm Nguyên niên đời nhà Đường. Các vị này dịch nhiều bộ kinh mật giáothành lập nên Mật tông ở Trung Hoa.

Tổng cộng lại, Trung Quốc có 13 tông phái. Trong số này có 2 tông Câu XáThành Thực là thuộc về Tiểu thừa; dư còn lại đều thuộc về Đại thừa Phật giáo

Về sau, do quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, hoặc mâu thuẫn hoặc hòa hợp, mà từ 13 tông ban đầu, thu lại chỉ còn 10 tông phái : Niết Bàn tông nhập vào Thiên Thai tông; Địa Luận tông nhập vào Hoa Nghiêm tông; Nhiếp Luận tông nhập vào Pháp Tướng tông;

Biểu đồ sau đây liệt kê các tông phái, và nêu mối quan hệ giữa chúng với hai bộ phái lớn Không TôngHữu Tông.

xx

Qua sự giới thiệu của tông phái như trên, Phật giáo Trung Quốc nhìn chung mà nói là hưng thịnh. Nhưng từ cuối nhà Đường trở đi, Tiểu thừa không còn được coi trọng. Tam LuậnDuy Thức đã không còn người nghiên cứu. Mật tông xuất hiệnTrung Quốc như Hoa ưu đàm. Sau pháp nạn Đường Võ Tông, niên hiệu Hội Xương thứ 5, Mật tông chuyển từ Trung Quốc sang Nhật, không còn có dấu vết tại Trung Quốc nữa. Hoàn cảnh địa lý và bối cảnh xã hội Trung Quốc khiến không thể giữ gìn giới luật một cách thật nghiêm túc được, vì vậyLuật tông, không khác gì người thở thoi thóp, còn cũng như mất. Thịnh nhất chỉThiền tông. Sau Lục Tổ Huệ Năng, Thiền tông chia làm 5 phái. Trong 2 phái này thì phái Lâm Tế và phái Tào Động phát triển hơn cả. Tất cả Tăng Ni Trung Quốc hiện nay, hầu hết thuộc 2 phái này. Về mặt hiển dương giáo lý thì chỉ có hai tông Thiên ThaiHoa Nghiêm hoạt động cầm chừng. Đến hai thời đại Tống và Minh, có một số cao tăng chủ trương kết hợp Thiền và Tịnh cùng tu, như Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ (Từ năm thứ hai Đường Ai Đế đến Tống Thái Tổ nguyên niên), vì vậyPhật giáo Trung Quốc cận đại, ngoài Thiền và Tịnh Độ ra, không còn có gì khác nữa (chú 11).

Từ cuối nhà Thanh đến những năm đầu Dân quốc, do có nhiều kinh sách Phật được đưa từ Nhật Bản trở về Trung Quốc, cho nên có hiện tượng các tông Tam Luận, Duy Thức, Luật, Mật v.v… hồi sinh trở lạiTrung Quốc. Đáng tiếc là, hàng mấy trăm năm lại đây ở Trung Quốc không có giáo dụcbồi dưỡng nhân tàihệ thống. Việc Phật giáo Trung Quốctiếp tục được vận may hưng thịnh lại hay không, là còn chờ đợi ở nỗ lực chung của chúng ta.

Ngoài Trung Quốc ra, Phật giáo ta, các vùng khác trên thế giới, cũng có nhiều tông phái : như Phật giáo Nam truyền ở Thái Lan chia thành Đại tông phái và Pháp tông phái. Mật giáo Tây Tạng chia thành Hoàng giáo, Hồng giáo, Bạch giáo, Hắc giáo. Phật giáo Nhật Bản cũng giống như Phật giáo Trung Hoa, nhưng có Tịnh độ chân tôngNhật liên tôngđặc sắc. Hòa thượng Ấn Thuận, gần đây có bình giá đạo Phật Nhật Bản như sau :

"Phật giáo kiểu Nhật Bản không phải là gia đình được Phật giáo hóa, mà là Phật giáo bị gia đình hóa; không phải là Phật giáo tại gia, mà là Phật giáo xuất gia bị biến chất [Hải Triều Âm], quyển 34, số tháng 7 bài "Phương châm xây dựng Phật giáo tại gia". Đó chính là đặc sắc của Phật giáo Nhật Bản.

Cuối cùng, tôi xin nói thêm một câu : Sự phân tông, phân phái trong Phật giáo chỉ là một vấn đề chi tiết phân loại, không phải là sự thay đổi trong tư tưởng cơ bản. Chính vì vậy, trong tương lai không xa, một nền Phật giáo thống nhất sẽ xuất hiện trên thế giới này.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 80516)
02/10/2012(Xem: 50621)
09/10/2016(Xem: 11310)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.