61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?

24/11/201012:00 SA(Xem: 40628)
61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?

61. PHẬT TỬ KHÔNG ĐƯỢC ĐỌC SÁCH CÁC TÔN GIÁO KHÁC? 

Về nguyên tắc, không những không cấm mà còn khuyến khích nữa ! Vì Phật giáo tin rằng tín ngưỡng Phật giáo rất hợp với lý tính. Một người đã tin theo đạo Phật và có trình độ nhận thức sâu sắc phần nào đối với Phật Pháp, thì dù có muốn chuyển sang tin theo một đạo khác cũng không được. Vì vậy, dù cho các tôn giáo khác có tuyên truyền thế nào, một Phật tử chính tín cũng đủ sức chịu đựng thử thách, niềm tin của Phật tử đó không hề bị lung lay. Hơn nữa, Phật giáo không phải là tôn giáotín ngưỡng độc đoán. Phật giáo không phủ nhận chân giá trị của những tôn giáo khác. Vì nhu cầu độ thế, pháp môn Phật giáo chia làm 5 thừa : nhân thiên thừa (pháp môn của loài Trời và loài người) là nền tảng của cả 5 thừa, là pháp môn chung cho tất cả pháp môn, cũng là pháp thiện chung cho tất cả mọi tôn giáotriết học. Vì vậy, Phật giáo vẫn khẳng định giá trị của Kinh sách các tôn giáo khác, tất nhiên là Phật giáo không tán thành những bộ phận giáo lý của họ có tính võ đoán, mê tín, không phù hợp tình lý.

Đồng thời, một Phật tử chính tín phải là một người truyền bá Phật pháp. Kỹ thuật hoằng dương Phật pháphết sức trọng yếu đã giúp những người thuộc các tôn giáo khác chuyển sang tin theo đạo Phật, giúp những người đang do dự phân vân giữa tín ngưỡng Phật giáo và các tín ngưỡng khác, giúp cho tri thức về tôn giáo học so sánh. Nếu không nói lên được điểm ưu việt của tín ngưỡng Phật giáo so với các tín ngưỡng khác, thì làm sao thuyết phục được người khác vui vẻchân thành tin theo đạo Phật ? Chính vì vậy, một Phật tử "lý tưởng" phải được trang bị nhất định về kiến thức đối với các tôn giáo khác (chú 13).

Đương nhiên, đối với một người mới bước đầu tin Phật, thì việc nghiên cứu giáo lý các tôn giáo phải là không cần thiết. Vì vậyPhật giáo chủ trương, người học Phật đã giỏi có thể bỏ ra 1/3 thời gian để đọc sách ngoại điển. Nếu không thì công phu học nội điển còn chưa đủ, còn thời gian đâu để đọc kinh sách các tôn giáo khác ?
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 80420)
02/10/2012(Xem: 50536)
09/10/2016(Xem: 11203)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.