- Mục Lục
- Lời Người Dịch
- Lời Nói Đầu
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1a- Những Suy Nghĩ Về Xã Hội Hiện Tại Và Tương Lai Cuả Thế Giới
- Phần Thứ Nhất- Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1b- Những Vấn Đề Nêu Ra Và Những Câu Trả Lời
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1c - Khát Vọng Hòa Bình
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1d- Cây Hòa Bình - Nhân Loại Và Thiên Nhiên
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1e- Phụng Sự Nhân Loại
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2a- Từ Bi
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2b- Đạo Đức Và Xã Hội
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2c- Nhân Quyền Và Bất Bạo Động
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2d- Nghĩa Vụ Của Tôn Giáo
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3a- Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Theo
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3a- Tây Tạng Giữa Hai Giòng Nước: Kháng Chiến Và Bất Bạo Động Đang Và Sẽ Mãi Mãi Là Người Tây Tạng
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3b- Về Tương Lai Của Một Đất Nước Tây Tạng Tự Do Cuộc Đấu Tranh Cho Tự Do
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3c- Cộng Đồng Thế Giới
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3d- Nhân Quyền - Cuộc Gặp Gỡ Với Hội Ân Xá Quốc Tế
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3e- Ngôn Đế: Lời Cầu Nguyện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4a- Lời Nói Đi Đôi Với Việc Làm
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4b- Một Cảm Quan Chung Cho Các Tôn Giáo Khác Biệt
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4b -Tôn Giáo Vì Hạnh Phúc Con Người
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4c- Một Ý Thức Trách Nhiệm Phổ Quát - Nhân Cuộc Thăm Viếng Lộ Đức
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4d- Sự Giải Phóng Con Người
- Phần Thứ Năm - Duyên Khởi Và Tánh Không - 5a- Duyên Khởi: Khoa Học, Tánh Và Thức
- Phần Thứ Năm - Duyên Khởi Và Tánh Không - 5b- Sắc Tướng Và Thức Tướng
- Phần Thứ Năm - Duyên Khởi Và Tánh Không - 5c- Thực Tại Và Ảo Ảnh
VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa
VÌ HẠNH PHÚC CỦA CON NGƯỜI
Hiện có đến khoảng năm tỷ người đang sống trên quả đất này, trong đó tôi nghĩ rằng họ có thể được phân chia thành ba thành phần chính. Trước tiên, khoảng một phần ba trong số này có đức tin tôn giáo, và đang theo đuổi một hành trình tâm linh; như một đối cực, một phần ba khác phủ nhận tôn giáo như là một thứ độc dược tinh thần và không làm gì khác hơn ngoài việc miệt thị nó; và cuối cùng một phần ba còn lại gồm những người vô thưởng vô phạt, không theo và cũng không chống tôn giáo.
Nhân loại, bao gồm cả ba thành phần trên, nói chung đều có một ước vọng giống nhau là xa lánh khổ đau và kiếm tìm hạnh phúc. Trên phương diện này họ chẳng có gì khác biệt nhau -con người ai cũng nỗ lực hết sức mình tìm mọi cách để gặt hái thành đạt và hạnh phúc cũng như chạy trốn khổ đau. Bây giờ chúng ta hãy thử làm một sự so sánh giữa một bên là những người chấp nhận tôn giáo, có đức tin vào một cuộc sống tâm linh và một bên là những kẻ đã chống lại một cách triệt để.
Chúng ta có thể ngạc nhiên tự hỏi giữa họ ai là người được hạnh phúc, có tâm hồn thoải mái hơn -những người có tín ngưỡng hay là những người chống đối lại? Phải đợi đến khi con người trực diện với những tình huống khó khăn, sự khác biệt sẽ xuất hiện ngay như một bằng chứng. Những người không tín ngưỡng sẽ cảm thấy tâm hồn họ lập tức bị rơi vào tình trạng giận dữ, buồn bực bởi vì họ không có gì để chống đỡ lại những cảnh huống khó khăn đó. Thế nhưng đối với những người được hổ trợ tinh thần bởi niềm tin tôn giáo sẽ cảm thấy niềm tin của mình được củng cố thêm, tạo cho họ phương tiện tốt hơn để có thể đương đầu với vấn nạn một cách trầm tỉnh.
Nếu bạn so sánh giữa người giàu và người nghèo, hình như những người không có một đồng xu dính túi thường là những người ít phải lo nghĩ hơn. Còn người giàu, có kẻ thì biết cách sử dụng tài sản, sự giàu có của mình một cách thông minh, nhưng có kẻ không, và tuỳ theo mức độ, điều mà ta dễ nhận thấy là họ bị chìm ngập trong những lo âu bối rối thường xuyên, bị giày vò xâu xé giữa hy vọng và nghi vấn, cho dù bên ngoài họ có vẻ như rất thành công trong mọi chuyện.
Một điều chắc chắn rằng cuộc sống tâm linh, tôn giáo quả rất là lợi lạc, hữu ích cho con người mỗi khi phải trực diện với những nỗi khó khăn vượt ra khỏi năng lực bình thường của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Tôi thường bảo một số thân hữu rằng nếu quả thật những người chối bỏ các truyền thống tâm linh có một cuộc sống cực kỳ hạnh phúc thì chúng ta cũng nên từ bỏ tôn giáo đi cho rồi, bởi vì chúng ta tu tập không ngoài mục đích tìm kiếm hạnh phúc và an lạc.
Các tôn giáo lớn trên thế giới được liệt vào trong hai truyền thống chính. Một số tin vào một Đấng Sáng Tạo, một số khác đặt trọng tâm vào sự chuyển hoá tâm linh. Nếu ta có thể chuyển hoá và điều ngự được tâm mình, tức là ta đạt đến tình trạng được gọi là niết-bàn. Ngược lại, nếu ta không thể kiểm soát được nó, ta sẽ là những kẻ nô lệ cho chính tâm mình, và sẽ mãi đắm chìm trong luân hồi sinh tử. Đó là hai sự khác biệt lớn lao. Tôi tin rằng tất cả mọi người đều có những khát vọng khác nhau, thế nên đa tôn giáo quả thật là điều rất tốt và rất đáng tán dươ ng.
Phật giáo, Kỳ-Na giáo (Jain), một bộ phận của trường phái triết học Số luận (Samkhya), truyền thống Ấn giáo, đều là những truyền thống không tin tưởng vào một Đấng Sáng Tạo. Thái độ bất bạo động, không làm hại kẻ khác, và quan điểm về duyên khởi là hai phạm trù chính nêu bật bản sắc đặc biệt của Phật giáo.
Nhưng thế nào gọi là bất bạo động? Có thể nói một cách dễ hiểu rằng đó là thái độ không những không chấp nhận bạo động mà còn thực hiện những điều tốt đẹp cho kẻ khác. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất ta phải tuyệt đối tránh làm những việc gây thiệt hại cho kẻ khác.
Làm thế nào để thực hành bất bạo động, và làm thế nào để đạt đến hạnh phúc, điều mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm? Những mục tiêu này đều tùy thuộc vào một số nguyên nhân và điều kiện, sự cần thiết của khả năng kiểm soát, huấn luyện, và chuyển hoá tâm thức, tất cả sẽ đưa ta đến tình trạng an lạc và hạnh phúc; ngược lại nếu ta không đủ khả năng để thực hiện sự chuyển hóa này, ta sẽ rơi vào vòng đau khổ triền miên.
Chúng ta phải hành động theo một cung cách nào đó để cho những khát vọng của ta, cũng là khát vọng chung của mọi con người -theo đuổi hạnh phúc và xa lánh khổ đau- sẽ không trái nghịch với hậu quả gây ra bởi những hành động của chính mình. Dĩ nhiên là chúng ta phải tận dụng mọi nguồn hổ trợ để đạt đến mục tiêu này.
Khi chúng ta tìm cách diễn đạt cho một người sơ cơ về cấu trúc của con đường dẫn đến giác ngộ, ta thường nói đến ngũ đạo và thập địa (tiếng Phạn: bhumi). Và như thế, cứ lần hồi, tinh tấn tiến bước trên con đường tu tập này sẽ đưa ta đến tình trạng nhất thiết trí của Phật quả. Ta đồng thời cũng thường đề cập đến tam thân (kaya): Đó là Pháp thân (Dharmakaya), Báo thân (Sambhogakaya), và Hóa thân (Nirmanakaya).
Hai loại thân sau -Báo thân và Hóa thân- xuất hiện từ hư không của tri kiến của Pháp thân, một mặt bằng tuyệt đối, được biểu hiện bởi hình tượng của một vị Cổ Phật, Đức Tổng Thể Phật (Samanta-bhadra), mà màu xanh là dấu hiệu tượng trưng cho tính chất bất biến của Ngài. Chúng ta tắm gội trong ánh sáng của Ngài. Tổng Thể Phật còn được biểu hiệu dưới một dạng nữ thân khác là Phật Mẫu Samantabhadri. Tổng Thể Phật tượng trưng cho tình trạng nguyên thủy liên quan đến đại hoan hỷ, trong khi Samantabhadri tượng trưng cho tình trạng tinh khiết nguyên thủy.
Khi chúng ta nói về Ngài Tổng Thể Phật hay Phật Mẫu Samantabhadri, chúng ta không xem các Ngài như là những đấng thượng đế sáng tạo. Chính từ hư không của tri kiến và sự chứng ngộ của các Ngài mà vòng luân hồi sinh tử và niết-bàn đã được tuyên xưng và xuất hiện.
Dĩ nhiên quả là điều quan trọng khi ta biết được những giai đoạn tiến triển khác nhau của tiến trình tâm linh, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải biết sống như thế nào trong cuộc sống đời thường. Những vị đại sư của Cam-đan phái (Kadampa) đã nói rằng, nhiều người trông có vẻ giống như những hành giả đang tu tập nghiêm chỉnh chánh Pháp khi bao tử của họ căng đầy và được ngồi thoải mái dưới nắng ấm mặt trời, nhưng rồi họ hoàn toàn đánh mất dáng vẽ này, trở nên giận dữ và cãi lộn lẫn nhau, một khi họ bị bực mình trước những tình huống khó khăn. Đó là điều mà chúng ta cần phải tránh. Bởi vậy, điều quan trọng là ta phải thực hành giáo lý của Chánh Pháp hằng ngày, ngày này qua ngày khác.
Những đức hạnh chủ yếu nào ta cần phải trau dồi , tu dưỡng trong cuộc sống thường nhật? Trước tiên, đó là lòng nhân ái, từ tâm, kiên nhẫn, và khoan dung; đồng thời cũng phải biết tri túc, thỏa mãn với cuộc sống khiêm tốn, đơn giản -đó là những điểm được chia xẻ bởi tất cả mọi tôn giáo.
Đặc biệt, Phật giáo có giúp được cho chúng ta phương cách nào để đạt đến mục tiêu thỏa mãn và an lạc? Để giải thích điều này, thiết tưởng chúng ta cần phải nên biết đến luật nhân quả, nghiệp báo, để hiểu rằng tình trạng bất toại ý được bắt nguồn từ vòng luân hồi sinh tử, cũng như để biết cách làm thế nào để ta có thể chuyển hoá hạnh phúc và nhận lấy những khổ đau của tha nhân làm của mình. Hận thù và ác tâm là những mối nguy cơ lớn nhất cho hoà bình và hạnh phúc.
Để có thể ngăn ngừa hận thù và giận dữ có cơ hội mọc rễ trong ta, trước tiên ta phải tìm cách loại bỏ cho được lòng bất mãn,bởi vì đó chính là cội rễ của hận thù và ác tâm. Để có thể thực hiện được việc này, ta phải làm cho tâm của mình trở nên thanh thản, rộng mở và thư giản. Bởi vì một khi ngọn lửa thù hận đã bùng cháy lên với tất cả sức mạnh của nó, ta khó mà tìm ra phương thuốc để chữa trị. Cho nên điều quan trọng là ta phải phòng ngừa, ngăn cản những gì có thể làm cho lòng hận thù phát khởi.
Sự thù nghịch, gây hấn và hận thù là những sản phẩm chính của lòng bất mãn, và để ngăn ngừa cái tình cảm bất toại ý này phát sinh, chúng ta phải giữ cho tâm mình ở trong trạng thái hoàn toàn thanh thản, rộng mở, và bao dung, cũng như luôn luôn thoải mái với chính mình. Trái lại, nếu tâm ta chật hẹp, khép kín thì cho dù chỉ một sự kiện nhỏ xảy ra cũng sẽ làm cho ta bực bội, bất mãn và cảm thấy mình bị thương tổn, bất toại ý mà hậu qủa sẽ dẫn ta đến giận dữ và oán thù.
Thế nên điều quan trọng là ta phải luôn giữ cho tâm mình ở trong trạng thái quân bình, rộng mở, và thanh thản. Hạnh phúc của chúng ta luôn gắn chặt với hạnh phúc của kẻ khác. Nó tuỳ thuộc sâu xa vào tất cả những người sống quanh ta. Thế nên chúng ta phải luôn ý thức điều này để mỗi khi cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn chúng ta phải nhận ra rằng mình đang mang một món nợ ân nghĩa đối với lòng nhân ái của tất cả mọi người.
Trong đời sống này có thể là chúng ta sẽ có kẻ thù, những người có ý muốn hoặc đang thật sự hảm hại ta. Tuy nhiên yếu tính căn bản của Phật giáo, đặc biệt Phật giáo Đại thừa, là lòng nhân ái, từ bi và bồ đề tâm, tâm thức của giác ngộ. Thế nên nếu sự giận dữ và thù hận phát khởi trong ta, sức mạnh của lòng từ và tinh thần giác ngộ của ta phải có đủ năng lực để chống lại chúng. Bởi vậy nhẫn là một đức tính cần thiết mà mỗi người Phật tử cần phải có. Không có hạnh nhẫn nhục không thể thực hành được Bồ Tát Đạo.
Nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ về điều này, thì vấn đề chính yếu là làm thế nào để cho nhẫn nhục được thực hiện và phát triển trong cuộc sống đời thường? Nhẫn nhục cần sự có mặt của kẻ thù -một điều rất rõ ràng là chúng ta không cần phải thực hành nhẫn nhục đối với Đức Phật, vị tôn sư, hay người bạn tinh thần của mình. Ngược lại, nhẫn nhục chỉ có thể được thực hiện đối với những kẻ muốn hảm hại ta, những kẻ mà ta gọi là “kẻ thù”, qua đó nhẫn nhục mới thực sự được nuôi dưỡng và phát triển.
Chính kẻ thù đã giúp ta một cơ hội duy nhất để thực hành hạnh nhẫn nhục và qua đó phát triển được tất cả những phẩm chất qúy giá của Bồ Tát Đạo. Như vậy thay vì xem kẻ thù như là một cái gì đó rất khó ưa, ta ngược lại phải đối xử với họ bằng lòng kính trọng và sự biết ơn, bởi vì họ đã cho ta cơ hội duy nhất này để thực hành Bồ Tát Đạo.
Một khi đã chứng tỏ được lòng nhân ái và vị tha của mình, ta đồng thời cũng sẽ trở nên can đảm và vững tâm trước mọi chuyện; thế nên những ngày đi qua trong đời ta sẽ thắm đượm với hạnh phúc, thanh thản và thỏa mãn. Mặc dù cá nhân tôi không có nhiều kinh nghiệm trên lãnh vực này, tôi vẫn luôn cố gắng thực hiện những điều nhẫn nhục nhỏ nhất có thể có được.
Chúng ta sẽ không bao giờ ngưng tiến bộ và nhận thức rằng nếu ta thực hiện được điều này ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng nọ, năm này đến năm kia, đời này sang đời khác ta sẽ đạt đến nỗi hạnh phúc vô bờ.
Theo Ngài, Phật Pháp có thể giúp ích được gì cho Tây Phương?
Trong xã hội Tây phương, nói chung những anh chị em huynh đệ của tôi, những tu sĩ hay nữ tu Cơ Đốc giáo, hoặc là những tín đồ đang tu tập, Phật giáo có thể mang lại cho họ những trợ giúp cần thiết để phát triển thêm tình yêu thương, từ ái, được coi như là những phẩm chất cốt lõi của bất kỳ tôn giáo nào. Đồng thời nó cũng giúp phần nào trong vấn đề cải thiện thiền tập.
Thưa Ngài, làm thế nào để đời sống tâm linh và thế tục có thể hoà điệu cùng nhau?
Khi nói đến những sinh hoạt thế tục, chúng ta thường đề cập đến tám vấn đề quan tâm chính yếu của người đời: đó là những ý tưởng liên quan đến tầm mức quan trọng mà chúng ta thường gắn bó với niềm vui và đau khổ, sự được thua thành bại, tăm tiếng và vô danh, việc được ca tụng hay bị chỉ trích. Tám mối quan tâm này có những mức độ khác nhau mà tuỳ theo trường hợp có thể hoàn toàn trở nên tiêu cực, trung hoà, hay rất mực tích cực.
Trong những trường hợp cực đoan nhất, tâm của người đời nặng về đời sống thế tục thường bị tràn ngập bởi những tình cảm hận thù, hoặc tham vọng muốn chiếm hữu mọi thứ về cho mình cho dù phải gây tổn hại hay dối lừa kẻ khác. Trong trường hợp như thế dĩ nhiên nó đã đi quá xa đối với những đòi hỏi về tâm linh. Ngược lại trong những trường hợp mà những hoạt động thế tục được thúc đẩy bởi những tình cảm cao qúy, chẳng hạn như những người có ý hướng muốn tham gia vào việc điều hành kinh tế cho một quốc gia, hay khu vực nào đó mà động cơ chính là lòng nhân ái hoặc vì quan tâm đến phúc lợi của kẻ khác, thì vấn đề hoà điệu giữa đời sống tâm linh và thếù tục quả là một vấn đề rất đơn giản.