Thư Viện Hoa Sen

Chương 18: Thực Tập Của Người Phật Tử (Tiếp Theo)

23/05/201112:00 SA(Xem: 9512)
Chương 18: Thực Tập Của Người Phật Tử (Tiếp Theo)

Một dạng nghệ thuật thông thường ở Tây TạngNhật Bản trình bày Bồ Tát Avalokiteśvara với “một ngàn tay” (vài tượng, vì lý do thực dụng, có ít tay hơn), và mười một cái đầu (xem Hình 9). Bảy tay cầm những biểu tượng khác nhau, trong khi phần còn lại tượng trưng cho những phương tiện thiện xảo vô bờ bến của Bồ Tát. Mỗi tay đều làm mật ấn ((mūdra), hoặc “động tác”, bao hàm ý nghĩa “không sợ hãi”, và trong lòng bàn tay là một con mắt, tượng trưng cho bản chất của Bồ Tát là luôn theo dõi canh chừng và sẵn sàng nhanh chóng giúp đỡ các chúng sinh. Mười một cái đầu được giải thích theo câu chuyện cho rằng khi Bồ Tát thấy vô số chúng sinh đang đau khổ nơi các địa ngục, sự kinh hãi và nước mắt của Bồ Tát làm cho Ngài trong khỏanh khắc hơi thất vọnglời nguyện cứu độ tất cả. Đầu của Bồ Tát liền bị chia ra thành mười mảnh, như lời Ngài đã nguyện nếu từ bỏ quyết tâm của mình. Đức Phật Amitābha liền cứu sống Bồ Tát để Bồ Tát thực hiện lời nguyện của mình. Làm cho mỗi mảnh đầu là một cái đầu mới, Đức Phật Amitābha gom tất cả lại và để trên đôi vai của Bồ Tát, và trên cùng hết, Đức Phật Amitābha làm ra một bản sao của chính cái đầu của mình, biểu tượng cho Đức Phật Amitābha luôn tiếp tục truyền cảm hứng cho Bồ Tát trong các hoạt động của Ngài. Với mười một cái đầu, Bồ Tát Avalokiteśvara bây giờ được trang bị tốt hơn để tìm kiếm những chúng sinh cần được cứu độ! Từ những giọt nước mắt của Bồ Tát Avalokiteśvara, hai dạng của Tārā được hình thành.

Kinh Bồ Tát Avalokiteśvara nói rằng Bồ Tát trong phút chốc sẽ trả lời cho tất cả những người “kêu gọi Bồ Tát với tất cả tâm tư”. “Do phẩm hạnh năng lực của Bồ Tát”, những người nầy sẽ vào lửa không bị cháy; được cứu thoát khỏi giông tố của biển cả; những kẻ sát nhân sẽ trở nên tử tế; người tội phạm, có tội hay vô tội, sẽ được giải thoát khỏi xiềng xích; người buôn bán sẽ không bị nạn trộm cướp; các thú dữ lánh xa; sẽ đạt được sự thành công ở nơi tòa án hay trong trận chiến, và một người phụ nữ sẽ có con đức hạnh, và được con trai hay con gái theo ý muốn. Các người mộ đạo sẽ được giải thoát khỏi những bám víu, sân hậnsi mê bằng cách “luôn nhớ trong tâm trí hình ảnh của Bồ Tát Avalokiteśvara, những điều nầy được so sánh với năng lực về tụng niệm những paritta. 

Sự giúp đỡ kỳ diệu của Bồ Tát Avalokiteśvara được hiểu theo nghĩa đen là sự can thiệp ngay ở trong thế giới nầy, có thể là qua sự giúp đỡ của một người lạ bí mật, hoặc là một ảo ảnh dẫn dắt người nào qua một đường núi nguy hiểm trong lúc sương mù, và đồng thời cũng là năng lực niềm tin của người mộ đạo. Kinh Śurangama cho rằng Bồ Tát Avalokiteśvara giúp đỡ các chúng sinh bằng cách đánh thức bản chất Phật từ bi nơi chính họ, và để thuận theo ý nầy, bất cứ hành động nào mà tử tế đều có thể được xem là sự giúp đỡ của Bồ Tát Avalokiteśvara.

Ch’an/ Zen cho rằng “Từ bi là Kuan-yin (Plat. sec.35), và thường cho rằng sự giúp đỡ của Bồ Tát là những từ có tính cách nội tại tâm linh : chẳng hạn “giông tố” là sự tức giận, “lửa” là ham muốn, “xiềng xích” là sự sợ hãi, bị áp bức là vì thiếu kiên nhẫn, và thú dữ chỉ làm hại những người có ý xấu. Ch’an / Zen kính ngưỡng Bồ Tát Kuan-yin để “phát triển tâm Bồ Tát Kuan-yin”: làm tăng trưởng hạt giống từ bi cho đến khi một người trở nên lúc nào cũng sẵn sàng để giúp đỡ người khác.

Nơi Phật giáo Bắc tông, thần chú Maṇi (Maṇi mantra-xem tr. 136) rất là phổ biến để kêu gọi sự giúp đỡ của Bồ Tát Avalokiteśvara và cũng để phát triển lòng từ bi. Thần chú nầy thường được tụng niệm trên môi những người có lòng kính ngưỡng Phật giáo, thần chú nầy cũng được sử dụng trong lúc lần chuỗi. Câu nầy có thể được sử dụng khi một người bắt đầu công việc của họ, niệm thầm theo hơi thở hoặc thầm thì theo nhịp điệu mà người dân Tây Tạng gọi là “kêu rừ…ừ…ừ”. Người Tây Tạng cũng hoạt hóa năng lực của thần chú nầy, và tạo ra “công đức”, bằng cách sử dụng “bánh xe tôn giáo Maṇi”, được phương Tây gọi là “bánh xe nguyện cầu”. 

Câu thần chú nầy được khắc hoặc vẽ ở phần ngoài của hình trụ ngắn hơn, và được viết nhiều lần trên giấy và cuộn lại thật chặt để vào bên trong hình trụ. Mỗi một lần trục quay tương đương với sự lặp lại của những công thức được viết ở bên trên và bên trong trụ, việc nầy có liên quan đến bài giảng đầu tiên của Đức Phật, gọi là “chuyển bánh xe Pháp”. Có rất nhiều loại “bánh xe tôn giáo Maṇi” khác nhau. Loại cầm tay có hình trụ dài chừng 7 phân tây, đặt trên tay cầm dài khoảng 12 phân tây; một cân nhỏ được cột vào trụ với dây xích dùng để xoay trên một trục quay đặt ở tay cầm. Bánh xe có chiều cao khoảng 25 phân tây, được sắp theo hàng dọc theo những tháp (stūpas) hoặc tu viện, để cho người ta có thể quay các bánh xe theo chiều mà họ đi nhiễu vòng. Những bánh xe lớn nhất được tìm thấy ở ngõ vào các chùa, tu viện, kích thước cao khoảng 4 thước và đường kính là 2 thước, chứa đựng cả ngàn công thức Maṇi, cùng với những bài viết và hình ảnh. Cũng có những bánh xe được quay bằng những con suối hoặc khói của lò sưởi. Thần chú Maṇi cũng được khắc trên ụ đá đặt ở đỉnh núi, hay khắc trên mặt đá bên cạnh những con đường, trên đường dài đặc biệt được xây khi gần đến các tỉnh của thành phố, và được in trên những “ngọn cờ nguyện cầu”. “Công đức” tích lũy cho những ai đã chi phí và sản xuất những bánh xe nầy, cho những ai thoáng nhìn thấy chúng, nghĩ đến Bồ Tát Avalokiteśvara và lòng từ bi, cũng như công đức của Ngài cũng đến với những sâu bọ chạm đến chúng.

Kính ngưỡng đức Phật AMITĀBHA

Lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật Amitābha được tìm thấy trong phần lớn các trường Đại thừa (Mahāyāna), và bản chất của sự thực tập về Tịnh độ tập trung vào việc niệm Phật (Tr.h. nien-fo, Nh.b.nembutsu). Câu niệm “Nam mô A-di-đà Phật” (Tr.h. Nam-mo Amit-t’o fo, Nh.b. Nama Amida Butsu), dịch từ tiếng Sanskrit “Namo Amitābhāya Buddhāya”, nghĩa là “Kính ngưỡng Đức Phật Amitābha”. Ở Trung Quốc, việc niệm Phật theo nhịp hơi thở tự nhiên đều đặn, và có thể được lặp lại nhiều lần trong ngày, như thể người thực tập không bao giờ biết là chỉ cần niệm “mười lần” với “sự tập trung không gián đoạn”. Một sản phẩm phụ của việc tập trung ý nghĩ vào Đức Phật Amitābha và sự tỉnh thức đạt đượcTịnh độ, là tinh thần được thanh tịnh hóa khỏi những đam mê lăng xăng. Nembutsu cũng có phẩm chất như thần chú, là mở đường cho một sinh vật thánh thiện và một người mộ đạo : trong trường hợp nầy, là nguồn thanh nhã. Hơn nữa, khi việc thực tập hoàn thành một cách hết mình, sẽ trở thành tự nhiên, và nhận thấy được việc niệm Phật trong không gian tinh thần mà nơi đó tự ngã đã bị hòa tan trong khỏanh khắc. Cùng với việc thực hành niệm Phật (nembutsu), xâu chuỗi của một người, thường được xem là môt vật đáng được tôn thờ; đụng vào chuỗi tức khắc trong tâm liền niệm Phật và đem lại lợi ích cho những trạng thái tinh thần.

Trung Quốc, Shan-tao (613-681) bắt đầu nhấn mạnh việc niệm Phật như là một thực tập “đầu tiên” của Tịnh độ. Việc “thứ hai” kế đó gồm có: tụng các KinhTịnh độ (Pure Land Sūtras); hình ảnh hóa Đức Phật Amitābha và cõi Tịnh độ của Ngài; kính ngưỡng các vị Phật khác; hát thánh ca, ca ngợi Đức Phật Amitābha; để được tái sinh nơi cõi của Ngài, và phát triển lòng đại lượng, từ bi bằng cách giúp đỡ các người nghèo khó, thiếu thốn, và ăn chay trường. 

Nhật Bản, trường Jōdo-shin chỉ nhấn mạnh về Đức Phật Amitābha, và việc niệm Phật (nembutsu), cũng như bao gồm tất cả các thực tập khác, dù các thực tập phụ cũng là những cách bày tỏ lòng biết ơn đối với việc được cứu độMục đích duy nhất của việc niệm Phật (nembutsu) là để dễ dàng nhận thức niềm tin; một khi mà điều nầy thật sự xảy ra thì được xem là một kinh nghiệm siêu việt, vô hạn; trong lúc niệm Phậttính cách thiêng liêng, người mộ đạo trở nên một với Đức Phật Amitābha. 

Sau khi niềm tin xuất hiện, bất cứ lần niệm Phật nào cũng duy nhất là để bày tỏ sự biết ơn, thường được diễn tả bằng việc đeo chuỗi nơi cườm tay. Đây cũng là một nhắc nhở cho rằng “con người tội lỗi” là một bọn đam mê so với Đức Phật Amitābha. Những người mộ đạo bày tỏ sự ngưỡng mộ vui vẻ đối với Đức Phật Amitābha, và xem Ngài như là bậc cha mẹ, vì thế Đức Phật Amitābha cũng thường được gọi là Osayama, “Bậc cha mẹ”. 

Hình số 10 trình bày một bàn thờ nhỏ kiểu Nhật, cho thấy Đức Phật Amitābha trong lúc thiền định, với ngón trỏ và ngón cái đâu vào nhau chỉ định rằng những người mộ đạo cần phải từ bỏ “tự lực” và nương tựa vào “tha lực” để được cứu rỗi. Hình ảnh Đức Phật Amitābha là một người thanh thảndịu dàng, Ngài thu hút các người mộ đạo đến với Ngài bằng lòng từ bi. Hình dáng rực rỡ của Đức Phật trên đài sen, với hai vị Bồ Tát trợ giúp ở hai bên : Bồ Tát Avalokiteśvara (dâng tặng ngọc ba điều ước trên hoa sen) ở bên trái, và Bồ Tát Mahāsthānaprāpta ở bên phải. Hình ảnh nầy tụ chung tìm cách miêu tả trọng tâm của Cực Lạc (Sukhāvatī), và để khuyến khích sự nâng cao về mặt kinh nghiệm tâm linh, làm tăng trưởng sâu sắc về khát vọng được tái sinhcõi Tịnh độ. Thật vậy, nền nghệ thuật Đại thừa (Mahāyāna), phần lớn là được khơi dậy bởi những kinh nghiệm nhận thấy được và nghệ thuật cũng giúp gây hứng khởi thêm cho những kinh nghiệm tương đương.

Kính ngưỡng đức Phật Dược Sư (BHAIṢAJYA-GURU) 

Lòng kính ngưỡng Đức Phật Dược Sư (Bhaiṣjya-guru), “Vị thầy thuốc” rất quan trọng trong Phật giáo Bắc tôngPhật giáo Đông phương. Ở các chùa Trung Hoa, các dãy hành lang thường có tượng ảnh của Đức Phật Bhaiṣajya-guru và Đức Phật Amitābha ở hai bên cạnh Đức Phật Śakyamuni. 

Đức Phật Bhaiṣajya-guru thường cầm một cái chén được cho rằng có công năng chữa bệnh, làm bằng đá Lapis lazuli, một loại đá quý màu xanh da trời đậm. Thân thể của Đức Phật cũng giống như ngọc lưu ly, và tràn đầy ánh sáng. Trong một nghi lễ chữa bệnh của người Trung Hoa, một người phải giữ giới trong bảy ngày, cúng dường cho tăng sĩ, lễ lạy Đức Phật Bhaiṣajya-guru, tụng kinh của Đức Phật nầy tất cả là bảy mươi chín lần, làm bảy tấm hình của Đức Phật và rồi chiêm nghiệm hình ảnh Đức Phật cho đến lúc hình ảnh nầy trở nên sống động với năng lực tâm linhnăng lượng chữa bệnh của Đức Phật hướng về đây, kế đó người mộ đạo nhập vào với Đức Phật về mặt tinh thần.

Kính ngưỡng kinh Pháp Hoa (LOTUS SŪTRA)

Trong trường Nichiren ở Nhật Bản, tựa kinh phong phú với tính cách biểu tượng là “Kinh Liên Hoa của Pháp chân thật” (Lotus Sūtra of the True Dharma), Myōhō-renge-kyō, là sự tập trung thờ kính bộ kinh nầy. Đây được gọi là daimoku, và được xem là biểu trưng của thực tại tối hậu trong sự trong sạchthực chất. Nó chứa đựng trong công thức cầu khẩn có bảy âm vận, Na-mu myō-hō ren-ge-kyō, được lặp đi lặp lại nhiều lần theo tiếng trống, là một thực tập quan trọng. Tụng câu nầy với lòng thành tín trong năng lực chân lý của kinh là giúp thanh lọc tinh thần, bảo vệ và đem lợi ích cho người đọc tụng, phát triển những sự hoàn hảo của một vị Bồ Tát. Tựa kinh nầy cũng được viết hoặc khắc trên giấy cuộn hoặc mảnh cây được gọi là gohonzon, hoặc “vật quan trọng được tôn thờ”. Phía dưới ở giữa là câu thần chú viết bằng chữ Nhật in đậm; ở trên, bên trái và bên phải, là những danh hiệu của Đức Phật Prabhūtaratna, một vị Phật quá khứ đã hiện ra trong một dịp nơi Kinh Pháp Hoa, và Đức Phật Śakyamuni; ở các cạnh là những tên của “bốn vị đại hoàng đế”, những thần linh bảo hộ ở cung trời thấp nhất được diễn tả trong vũ trụ học Phật giáo cổ xưa; trong những chỗ trống còn lại là tên của những sinh vật thánh thiện được nhắc đến trong Kinh Pháp Hoa – luôn cả một vị Bồ Tát mà ngài Nichiren cho rằng mình là hiện thân của vị đó – và vài vị Kami của Thần Đạo (Shintō). Những gohonzon được xem là tượng trưng cho chân lý cuối cùng, như được nói trong Kinh, nhấn mạnh rằng Đức Phật Śakyamuni là thực tại thâm nhập tất cả và là năng lựctính cách hoàn vũ. Như vậy, gohonzon là một trọng tâm và là vật quan trọng trong việc tôn thờ, chiêm nghiệm, được trình bày một cách nổi bật trong các chùa Nichiren giữa các hình ảnh của Đức Phật Śakyamuni và Đức Phật Prabhūtaratna. Môn phái nhỏ được biết đến là trường Nichiren Shō-shū, nhưng có hình ảnh của ngài Nichiren ở chính giữa. Sự thực tập thứ hai của trường Nichiren là tụng những phần trong Kinh Pháp Hoa (Lotus Sūtra) về các phương tiện thiện xảo và tuổi thọ của Đức Phật Śakyamuni .

Cuộc hành hương

Trong Phật giáo, việc hành hương rất là phổ biến, và được thực hiện bởi nhiều lý do khác nhau: đem các sự kiện sống động từ cuộc đời của các vị thánh thiện và như vậy củng cố sự khát vọng về mặt tâm linh; để tạo ra “công đức”; để năng lực làm tốt được tràn ngập từ các di vật, và “cây Bồ Đề”; nhận được sự bảo hộ từ các thần thánh ở những nơi đó; hoặc để thực hiện một nguyện ước hành hương sau khi đã nhận được sự giúp đỡ từ nơi một vị Bồ Tát đặc biệt nào đó. Những nơi hành hương cổ kính là nơi Đức Phật sanh ra đời, nơi bài pháp đầu tiên được giảng dạy, nơi Đức Phật thành đạo và nơi Đức Phật nhập Niết Bàn (parinibbāna). Đức Phật nói những nơi nầy nên được thăm viếng với lòng thành kính, như vậy nếu có ai đó mà chết trên đường đi hành hương sẽ được tái sinhcõi trời (D. II.140-1). Nơi quan trọng nhất là Bodh-Gayā, nơi mà cây Bồ Đề cổ xưa được trồng lại chính từ nhánh của nó, nơi Đức Phật thành đạo. Những nhánh cây trĩu xuống được chống đỡ một cách cung kính, các ngọn cờ nguyện cầu phất phới từ những nhánh cây, và các người hành hương thu nhặtgìn giữ những lá rơi từ các nhánh nầy.

Tích Lan, một nơi hành hương được ưa chuộng nhất là viếng cây Bồ Đề ở thủ đô cũ của Anurādhapura, được trồng từ một nhánh của cây Bồ Đề Nguyên Thủy. Một nơi khác ở Kandy, “Chùa Răng” (Temple of the Tooth) có chứa đựng một cái răng của Đức Phật. Những người hành hương có thể viếng đỉnh Siripāda, được người Anh gọi là “Đỉnh Ađam”, một dãy núi hùng vĩ nhất ở Tích Lan

Ở đỉnh núi có một dấu lún sâu trên nền đá dài một thước bảy, được tin rằng đây là dấu chân của Đức Phật để lại khi Đức Phật dùng thần thông để bay đến đảo nầy thuyết pháp. “Những dấu chân” như thế nầy hiện hữu ở những nơi khác trong thế giới Phật giáo, và là những vật có giá trị rất lớn vì có liên quan đến Đức Phật Gotama. Ở núi Siripāda, lòng kính ngưỡng được bày tỏ nơi “dấu chân” và ở đền Saman, một vị trời ở địa vị nhập lưu là người cai quản đỉnh núi. Trong tinh thần hoàn vũ xuất sắc, người Ấn giáo tôn thờ dấu chân của thần Siva, và người Hồi giáo coi đó là dấu chân của A-đam.

Ở Đông Nam Á , những nơi hành hương như tháp Shwe-dāgon được tôn thờ vì những di vật ở đó, hoặc nơi mà Đức Phật đã thăm viếng trong giờ phút cuối của cuộc đời, hoặc trong những kiếp trước. Nơi hành hương quan trọng của người Tây Tạng là điện Potala, nơi cư ngụ của các vị Dalai-Lama. 

Trung Quốc, những người hành hương thăm viếng bốn dãy núi thiêng được xem là “nơi cư ngụ” của các “vị Đại Bồ Tát” ở cõi thế gian. Ở Nhật Bản, Bồ Tát Avalokiteśvara được cho rằng đã hiện ra dưới những dạng khác nhau ở ba mươi ba địa điểm chung quanh thành phố Kyoto. Mỗi địa điểm có một đền thờ và một ngôi chùa, nơi mà các người hành hương mộ đạo có thể thực hành những thực tập kham khổ, như là tắm nước thác lạnh cóng hoặc cầu nguyện cả đêm. Người hành hương được đóng một con dấu vào trong “quyển sách hành hương” của mình hoặc một con dấu trên “cuộn giấy hành hương” (pilgrim scroll) được gìn giữ như những lời nhắc nhở về chuyến hành hương và sự hành hương đã được khơi dậy và bày tỏ bằng lòng kính ngưỡng mộ đạo.

Lễ hội

Người Phật tử thích thú và biết thưởng thức các lễ hội như là một dịp để xác nhận lại sự mộ đạo và sự cam kết, tạo ra “công đức” cho một cá nhâncộng đồng, củng cố liên hệgiá trị của đoàn thể, và các hội hè đình đám, những truyền thống Nam tông, Bắc tôngĐông phương, mỗi truyền thống đều có những lễ hội quan trọng, và cũng có những khác biệt dân tộc nơi những lễ hội nầy, cũng như những lễ hội ở trong vùng, thí dụ, kỷ niệm ngày thành lập chùa.
Vài lễ hội người Phật tử tổ chức không có liên quan gì đến Phật giáo, chẳng hạn lễ mừng trúng mùa, kỷ niệm các thần linh dân tộc, hoặc truyền thống của Khổng giáo. Ở Phật giáo Nam tông, phần đông các lễ hội quan trọng xảy ra vào lúc trăng tròn. Như ở Phật giáo Bắc tông, chu kỳ của mặt trăng cũng đánh dấu những ngày Bố tát (uposatha’s), hoặc “những ngày lễ kỷ niệm”, những ngày trăng tròn, trăng non và, ít quan trọng hơn, những ngày trăng khuyết. Trừ vào những ngày lễ hội quan trọng, các ngày lễ kỷ niệm chỉ có những người rất mộ đạo mới đến dự, và ở lại tu viện trong vùng một ngày đêm. Các vị tăng sĩ được cúng dường thực phẩm một cách long trọng, cam kết tuân theo giới cấm đã được thọ nhận, các tăng sĩ tụng kinh cho giới cư sĩ, và đôi lúc nói một bài pháp ngắn: những đặc điểm nầy cũng có ở tất cả lễ hội của Phật giáo Nam tông. Thời gian còn lại là để bày tỏ lòng kính ngưỡng, đọc kinh sách, tiếp chuyện với các tăng sĩ, và có thể là thực tập một chút thiền định.

Trong những vùng đất Phật giáo Nam tông, theo truyền thống lễ hội hàng năm bắt đầu vào Năm mới, được tổ chức nhiều lần khác nhau, đôi khi lên đến bốn ngày, trong giữa tháng tư. Vào ngày đầu, mọi nhà đều được dọn dẹp, lau chùi bụi của năm cũ. Nước, đôi lúc được làm cho thơm, được đổ lên các tượng Phật theo nghi lễ và rửa tay các vị tăng sĩ và những thân nhân lớn tuổi, như là dấu hiệu của sự kính trọng. Ở Đông Nam Á, thường được tiếp theo bằng một cuộc vui tát nước khi các cư sĩ tạt nước vào mọi người. Ở Thái Lan, Cam Bốt, Lào, vào ngày thứ hai, những tháp (stūpas) bằng cát được tạo dựng ở những phần đất quanh chùa hoặc ven bờ sông. Khi Năm Mới bắt đầu vào ngày kế, cát được trải ra để làm thành một nền đất, hoặc bị cuốn trôi theo dòng sông. Sự phân tán của cát tượng trưng cho “việc rửa sạch” những việc xấu của một người trong năm qua. Suy ngẫm về những việc làm không tốt, người ta liền cam kết lần nữa để tuân theo những giá trị của Phật giáo. Vào năm mới cũng là lúc để giúp đỡ các chúng sinh bằng cách thả chim bị nhốt lồng và cứu cá khỏi những sông hồ đã cạn nước. Lễ hội cùng kèm theo những cuộc đua thuyền, đấu diều, nhạc, kịch và vũ điệu dân tộc.

Vào lúc trăng tròn theo âm lịch, vào ngày rằm tháng năm (Vesākha Pūjā) là ngày lễ mừng Đức Phật đản sanh, thành đạonhập Niết Bàn (parinibbāna). Ở Tích Lan, đây là lễ hội quan trọng nhất, khi mọi nhà được trang hoàng bằng vòng hoa và đèn giấy, các con đường và các sân chùa được thắp đèn sáng. Mọi người thả bộ giữa những diễn viên kịch câm và các sảnh đường trưng bày những bức tranh về cuộc đời Đức Phật, và thực phẩm được phân phát cho những quầy xin ăn bên đường. 

Ở Miến Điện, các cây Bồ đề được tưới bằng nước thơm, trong khi ở Thái Lan, Cam Bốt và Lào, các tăng sĩ dẫn giới cư sĩ đi nhiễu vòng ba lần chung quanh chùa, Tháp (Stūpas) hoặc tượng ảnh của Đức Phật. Tiếp theo đó là một bài pháp về đời sống của Đức Phật, đôi lúc kéo dài cả đêm.

Tích Lan, ngày trăng tròn kế tiếp đánh dấu lễ hội Poson, lễ mừng ngài Mahinda truyền bá Phật giáo đến đảo. Những bức hình của ngài được diễn hành qua các đường phố theo tiếng trống, và các cuộc hành hương đi đến tận thành phố Anurādhapura và gần đến tỉnh Minhintala, nơi mà ngài Mahinda đã gặp gỡ và cải đạo cho đức vua.

Ngày trăng tròn kế tiếp, đánh dấu lễ Āsātha Pūjā, lễ mừng Đức Phật đi tu và bài pháp đầu tiên, và cũng đánh dấu buổi đầu ba tháng của Vassa (“Mùa mưa”). 
Trong thời gian nầy, trừ những lúc vắng mặt ngắn hạn, các tăng sĩ ở lại trong tu viện của họ, chú tâm học tập và thiền định, và vô số các thanh niên ở Đông Nam Á được tạm thời thọ giới. Giới cư sĩ cũng cam kết sâu sắc thêm với tôn giáo mình đã chọn. Họ thường tránh các tiệc tùng, nhất là các tiệc cưới, và nhiều người thực tập ngày Bố tát ở các tu viện trong vùng hơn thường lệ. Phần lớn sự thọ giới xảy ra trong thời gian chuẩn bị ngày lễ Āsātha Pūjā với hy vọng để góp phần “công đức” đúng lúc vào đầu mùa mưa. 

Vào lúc trăng tròn đánh dấu ngày cuối của mùa mưa (Vassa), các tăng sĩ cử hành lễ Pavāraṇā. Khi họ tụng kinhthiền định, sáp từ cây nến đang cháy chảy vào trong tô nước, đây được xem là một vài “công đức” của các tăng sĩ được tái tạo trong mùa Vassa, tràn vào trong nước làm trở thành nước thánh. Sau đó, nước nầy được rải lên giới cư sĩ như là ban phước lành. 

Ở Đông Nam Á, nhất là ở Miến Điện, ngày kế tiếp là ngày Tāvatiṃsa, ngày lễ hội mừng Đức Phật sau mùa Vassa đã đến cung trời Tāvatiṃsa để thuyết pháp cho mẹ của Đức Phật, và rồi trở về trái đất. Như “ánh sáng” thế gian được tiếp cận một lần nữa , đây là một lễ hội ánh sáng, mọi nhà, tu viện và tháp đều thắp sáng đèn, và những ngọn nến có thể được thắp sáng trong những chiếc tàu lá nhỏ thả trên sông. Một loại thực phẩm đặc biệt được cúng dường cho đoàn tăng sĩ diễn hành, dẫn đầu bằng một vị cư sĩ nam cầm hình ảnh Đức Phật và chén khất thực, tượng trưng cho sự trở lại của Đức Phật

Tháng kế tiếp là mùa ăn mừng lễ Kaṭhina, vào lúc nầy các quần áo mới, dụng cụ cần thiết và tiền được dâng tặng cho các tu viện. Hành động nầy chú trọng vào việc dâng tặng những mảnh vải mà các tăng sĩ sẽ nhuộm và làm thành một loại áo choàng đặc biệt, cũng trong ngày nầy, kỷ niệm những chiếc áo được may từ những vải vụn trong thời kỳ Phật giáo ban sơ. Những ngày lễ nầy rất thuận lợi, thường được cử hành ở những tu viện (vihāras) trong vùng, những lễ nầy bổ sung cho những lễ hàng năm quan trọng hơn nơi Phật giáo Nam tông.
Ngoài Nepal, có bảy lễ hội trong Phật giáo Bắc tông trùng hợp với những lễ của Phật giáo Nam tông: Lễ mừng Đức Phật thành đạonhập Niết Bàn (ngày Đức Phật đản sanh được cử hành trước đó tám ngày), bài pháp đầu tiên và sự trở lại từ thượng giới (ở đây là cõi trời Tuṣita). Những trường phái khác nhau cũng có những lễ hội liên quan đến người sáng lập ra chúng, với cái chết của Tsong-kha-pa (vào tháng mười một) là một trong những ngày lễ quan trọng; các tu viện cũng có lễ hội liên quan đến vị thánh thần hộ mệnh đặc biệt của họ. 
Vào tháng hai, lễ mừng Năm mới của Tây Tạng rất quan trọng trong các trụ sở lễ hội và có đặc tính riêng. Vào hai tuần trước đó, các tăng sĩ mặc áo màu sặc sỡ và mang mặt nạ, cử hành những vũ điệu rất oai vệ có tính cách nghi lễ, trước những khán thính giả đông đảo. Kèm theo là tiếng tù và, trống, kèn, và tiếng loảng xoảng của chũm choẹ, các tăng sĩ làm ra một chuỗi cử động long trọng, uy nghi, kéo dài cả mấy tiếng đồng hỗ. Những vũ điệu nầy được xem là để xua đi những năng lực ma quái, trong khi những lễ nghi khác là để giúp cho chúng sinh tiến đến sự tỉnh thức

Bắt đầu từ ngày bốn đến ngày hai mươi lăm của tháng đầu tiên, các tăng sĩ thực hành những nghi lễ của sMon Lam (ph.a. Monlam), “Lời tuyên thệ lớn”, được cử hành trong vòng năm ngày, ăn mừng việc Đức Phật “thi triển thần thông” ở Śrāvasti (Pali Sāvatthī; xem tr. 26). Như là một sự kiện mà các thầy đối nghịch bực dọc, đây trở nên một dấu hiệu thích ứng cho việc khắc phục các sức mạnh xấu ác, và là sự chiến thắng của Phật giáo đối với đạo Bon. Vào ngày thứ mười ba, các vũ điệu miêu tả các thánh thần bảo hộ Phật giáo Tây Tạng trong việc đấu tranh chống ma quỷ và sự si mê về tâm linh. Những vị thánh thần nầy được tựng trưng bằng một hình người nộm nhỏ và bị giết theo nghi lễ, tượng trưng cho sự chiến thắng ma quỷ và một năm mới an lành, giàu sang. Để nâng cao độ năng lượng của con người cho năm mới, các cuộc đua ngựa và các cuộc thi bắn cung được cử hành trong thời gian nầy.

Trong những đất Phật giáo Đông phương, những lễ hội trong năm có rất ít yếu tố Phật giáo, nó mang nhiều yếu tố Khổng giáo, Thần Đạo, và những truyền thống dân gian. Ở Cộng Sản Trung Quốc, các lễ hội thường bị thế tục hóa và chính trị hóa, cho dù những ngày lễ cũng tiếp tục trước đó ở Đài Loan và nơi những người Trung Hoa di cư. Giữa những người Trung Hoa, việc cử hành lễ hội dựa theo âm lịch, ngày Đức Phật đản sanh được cử hành vào tháng năm, như ở Đại Hàn, trong khi ở Nhật Bản, thì được cử hành vào ngày tám tháng tư. Lễ quan trọng là ghi nhớ câu chuyện Đức Phật Śakyamuni lúc mới vừa sanh ra đã đứng được và được tắm bằng nước do các vị trời dâng tặng: những hình tượng nhỏ về một đứa bé đang đứng được đặt trong các chén và được tưới nước thơm hoặc nước trà. Cho những người Phật tử Trung Hoa, lễ hội cũng là thời gian phổ biến việc cứu thoát các chúng sinh còn sống dưới nước hay trên trời. Ở Đại Hàn, đây là thời gian để đốt các đèn lồng ở chùa. Ở Nhật Bản, lễ hội được biết đến như là Hana Matsuri, “Hội Hoa Đăng”, và còn chất chứa những yếu tố của các lễ hội trước thời Phật giáo, gồm có việc thu nhặt các hoa ở núi rừng hoang dã như là đem các thần thánh từ rừng về nhà để bảo hộ đồng lúa. Sự liên quantính cách Phật giáoĐức Phật Śakyamuni được sanh ra ở trong động đầy những hoa, và vì thế tượng ảnh Đức Phật lúc còn là em bé được đặt trong các bệ thờ trang hoàng đầy hoa.

Những lễ hội quan trọng khác của người Trung Hoa là những ngày “sanh”, ngày “thành đạo” và ngày “tử” của Bồ Tát Kuan-Yin, và đặc biệtlễ Vu Lan (Ullambana), ngày mà những người không phải Phật tử cũng làm lễ. Ngày “Lễ hội của ma, và quỷ đói”, vào tháng tám/ tháng chín, lúc mà các thân quyến, ông bà, cha mẹ đã chết, bị tái sinh làm ma đói, lúc nầy là lúc mà họ được đi vào cõi người, là một nguồn năng lượng nguy hiểm. Vào lúc trăng tròn, chấm dứt ba tháng “hè an cư”, các tăng sĩ hồi hướng “công đức”, đem thực phẩm ra và tụng kinh cho những ngạ quỷ để giúp họ có thể được tái sinh những chỗ tốt hơn
Giới cư sĩ bảo trợ các nghi lễtham gia bằng cách đốt những thuyền bằng giấy “đưa qua sông” các ngạ quỷ đến một thế giới khác tốt hơn, như thế là bày tỏ lòng hiếu thảo đối với các bậc tổ tiên. Một câu chuyện được ưa chuộng được kể vào lúc nầy là câu chuyện về Ngài Mu-lien (Pali Moggallāna), một vị đại đệ tử A-la-hán của Đức Phật, đã khám phá ra rằng mẹ của mình bị tái sinh làm ma đói hoặc bị ở địa ngục (có hai cách thuật lại khác nhau). Theo lời khuyên của Đức Phật, Ngài Mu-lien giúp mẹ được tái sinh ở cõi tốt hơn bằng cách hồi hướng “công đức” cho bà. Ở Nhật Bản, ngày lễ Vu Lan (Ullambana) trở thành lễ O-bon, “Tiệc của người quá cố”, được cử hành từ ngày mười ba đến ngày mười lăm tháng bảy. Các ngôi mộ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ, và một bàn thờ được đặt ở trong hoặc gần nhà để dâng cúng hoa và dược thảo tươi. Một ngọn lửa được đốt lên và các cây nến được thắp sáng để tiếp đãi các linh hồn tổ tiênchia xẻ các lễ vật, một tu sĩ Phật giáo được mời đến để tụng một bài kinh nơi mỗi nhà gần xứ đạo của mình.

Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19535)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.