Đừng đổ thừa tất cả cho nghiệp

25/07/20183:53 SA(Xem: 17122)
Đừng đổ thừa tất cả cho nghiệp

ĐỪNG ĐỔ THỪA TẤT CẢ CHO NGHIỆP

Thích Tánh Tuệ

 

cngNgười học Phật khi gặp nghịch cảnh thường lý giải rằng: do nghiệp ác trong quá khứ trổ quả nên giờ phải chịu quả báo. Lý giải này rất đúng theo những gì đức Phật đã nói, tuy nhiên nếu lạm dụng cách nhìn nhận này thì chúng ta sẽ không thể làm chủ được cuộc đời mình.

Người thành công là người nhận hết mọi trách nhiệm về bản thân, không đi đổ lỗi cho hoàn cảnh. Việc đổ lỗi cho nghiệp mà không chịu nhìn chính mình là một sai lầm.

- Một gia đình với những đứa con hư hỏng bất hiếu, đừng đổ lỗi do nghiệp. Chính cách dạy con của cha mẹ khiến đứa con như vậy. Những con người hư hỏng, những tên tội phạm đa số xuất thân từ các gia đình không hạnh phúc, thiếu sự giáo dục của cha mẹ từ nhỏ.

- Có những người mãi không bao giờ giàu, đừng đổ lỗi do nghiệp. Muốn hết nghèo việc làm phước bố thí không chưa đủ, mà phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong sự nghiệp nữa. Nếu chỉ hi vọng những điều này sẽ tạo ra thiện nghiệp giúp thay đổi số phận thì chả khác gì giao phó tương lai của mình cho một sức mạnh vô hình nào đó. Trong tư duy của người giàu và người nghèo rất khác nhau, muốn giàu thì phải có kiến thức kinh tế, phải học cách tư duy như một người thành đạt.

- Sinh ra không lành lặn, đó là một bất hạnh, tuy nhiên làm gì với nỗi bất hạnh đó mới là quan trọng. Có những người mãi chấp nhận sự thua thiệt đó và đổ tại nghiệp, nhưng cũng có người vươn lên làm chủ số phận của mình...

Nếu như người bình thường đổ thừa tại số phận thì nhiều người Phật tử lại đổ thừa do nghiệp. Chính sự đổ thừa này tước đi quyền làm chủ của mỗi người và khiến cho nhiều người nhìn vào Phật giáo như một tôn giáo mê tín, tin vào sự an bài của một khái niệm thần thánh nào đó. Chỉ khi thôi đổ thừa và tự nhận hết trách nhiệm về bản thân mình, khi đó chúng ta mới tự quyết định được cuộc đời của mình.

Bạn có quyền nhìn nhận mọi vấn đề theo nghiệp, nhưng đừng lấy nghiệp ra để bao che cho sự yếu kém của bản thân.

Namo Buddhaya

 

Biết Ngày Nao..

 

con thuyen khong benKhông ai biết được đường về
Nếu chưa từng nếm não nề khổ đau
Không ai thấy được Đạo mầu
Nếu chưa trải nghiệm khổ sầu, đắng cay
Nào ai hiểu kiếp mộng say
Nếu chưa chạm trán một giây vô thường!!

Chưa vào bịnh viện sao lường
Phút kề sinh tử chiếc giường bao nhiêu?
Mấy ai thấu rõ tình yêu
Dấu sau nồng ấm lắm điều khổ tâm...
Tình, tiền, danh, lợi.. nghìn năm
Kiến bò miệng chén, kiếp tằm trói trăn..
- Ai chưa xuyên suốt hồng trần
Thì thôi.. cứ tiếp đánh vần mộng mơ..
Khi con sóng dập bơ phờ..
''Hoát nhiên đại ngộ'', bên bờ khổ, vui..
Đời là trường học người ơi!
Phúc cho ai tỉnh mà bơi ngược dòng..

 

Như Nhiên - Thích  Tánh Tuệ

Thư Viện Hoa Sen





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19419)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :