Thư Viện Hoa Sen

Đừng Có Cách Biệt Với Chúng Sanh

25/05/201112:00 SA(Xem: 6484)
Đừng Có Cách Biệt Với Chúng Sanh

ĐỪNG CÓ CÁCH BIỆT VỚI CHÚNG SANH

Kinh A Hàm chép rất nhiều hành trạng của Phật Thích Ca Mâu Ni trong quá trình tu hành của Ngài, cho ta thấy Phật Thích Ca Mâu Ni cũng biết cười to, cũng biết chảy nước mắt, cũng có khi bực tức. Giữa đường gặp trẻ con, Ngài cũng biết quỳ xuống nói chuyện với chúng. Phật Thích Cacon người dễ gần gũi. Chúng ta cảm thấy Phật có một nhân cách phi thường, nhưng không có cách biệt với thế gian này.

một lần tôi đến Bản Kiều thăm một nhà điêu khắc, ông chuyên môn điêu khắc tượng Phật. Tại nhà ông, có bày một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Đấy là tượng Phật Thích Ca tu khổ hạnhTuyết Sơn, toàn thân Phật gầy gò từng đốt xương nổi lên rõ mồn một; các huyết quản cũng thấy rất rõ dưới da. Bức tượng này làm người xem rất cảm động; Phật Thích Ca đã từng tu khổ hạnh như vậy.

Nhưng các tượng Phật khác, bày trong nhà ông thì lại trông dáng người đầy đặn, béo tốt, phương phi, tướng báu trang nghiêm. Tôi hỏi ông: Tại sao ông lại bày tượng Phật Thích Ca gầy gò như củi khô ngay tại sảnh đường như vậy? Ông giải thích một hồi lâu. Lời giải thích của ông đến nay vẫn làm tôi cảm động. Ông nói: “Hiện nay chúng ta căn cứ vào nhận thức của chú ng ta đối với Phật mà tạc tượng Phật đều béo tốt mặc y phục rất đẹp khiến cho người bình thường nhận thức rằng Phật và Bồ tát đều ăn tốt, mặc đẹp, béo phây phây. Còn tôi, khi tạc một tượng Phật, tôi hy vọng không quên tinh thần của Phật Thích Ca tu khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn, vì vậy mà mỗi lần tôi tạc tượng Phật, tôi đều đến xem tượng Phật Thích Ca gầy gò tu khổ hạnhTuyết Sơn, đặt ở sảnh đường. Tôi mong rằng, bên cạnh tượng Phật Thích Ca đầy đặn béo tốt, cũng có tượng Phật Thích Ca gầy gò như con mắt sắc sảo, phản ánh tinh thần bi thương của Ngài đối với thế giới.”

Phật không có một tướng nhất định. Phật có thể có rất nhiều tướng. Ngài có thể ôn hòa, rất gần gũi, rất dễ mến. Người học Phật cũng không nên quá mức nghiêm túc, nên ứng xử ở đời với thái độ phóng khoáng, cởi mở, vì rằng, tuy chúng ta học Phật, nhưng chúng ta không tách rời chúng sanh. Chúng ta cũng là một phần tử trong chúng sanh. Không nên vì chúng ta tu hànhtrở thành một người đặc biệt, không nên để cho người khác thấy chúng ta đi trên đường bèn nói: “A! Đây là một Phật tử”.

Hãy phóng khoáng một chút, để cho người khác thấy mình cũng không khác gì họ. Như vậy, gọi là không cách biệt với chúng sanh, hòa nhập vào chúng sanh.

Trước đây, khi tôi còn ở nông thôn, tôi thường bị người ta nhận lầm là công nhân hay nông dân. Tôi đi mua rau, người bán rau thấy tôi mặc quần áo rất bình thường, đi đôi ủng chống mưa giống hệt như nông dân. Một bó rau 12 đồng, tính rẻ cho tôi hai đồng. Người bán rau không thấy tôi là người đặc biệt, mà thật sự, tôi cũng không có gì là đặc biệt. Có lần tôi đi mua trái cây. Chủ nhân vào nhà lấy tiền lẻ để đổi. Tôi đứng chờ bên quầy hàng, có ba, bốn thanh niên, nắm tay tôi bảo: “Này Thích Ca, một cân bao nhiêu tiền?” Tôi nói: “Thích Ca của tôi thì không bán, còn Thích Ca của ông kia thì 24 đồng một cân.”

Thích Ca của tôi không bán, nhưng trong tâm tôi có Thích Ca, tuy rằng tôi không tỏ cho ai biết. Người khác thấy tôi không có gì khác họ, như vậy mới gọi là đạo Bồ đề, hòa nhập vào chúng sanh, đó là thái độ tốt nhằm tạo duyên lành với chúng sanh.
***

Tôi thường nói “dưới chân đèn sáp là chỗ tối nhất”. Cứ thắp một ngọn đèn lên thì sẽ thấy, chân đèn là nơi tối nhất. Cũng như vậy, người đem lại ánh sáng cho người khác, thì thường thường một mình bị đả kích đến khổ!

Việc Phật Thích Ca Mâu Ni vào núi hay xuống núi đều là bài học cho chúng ta. Một người có thể ẩn ở núi sâu để tu hành, tự mình cầu tam muội, cầu giải thoát, cầu chánh giác. Nhưng, một người chỉ cầu như vậy mà cho là đủ rồi thì thực là đáng tiếc vậy. Phật Thích Ca, sau khi tu khổ hạnh, mình gầy như củi khô, rồi mới xuống núi, truyền bá đạo pháp. Điều này chứng tỏ, ẩn vào núi không phải là mục tiêu cuối cùng của sự tu hành.

Một người có suy nghĩ rằng phải ở trong núi sâu mới có thể tu hành được. Phật giáo Đại thừa cho rằng người đó đã “bị say vì rượu tam muội”. Đó là vì cầu tam muội mà quên mất chúng sanh. Cũng như uống rượu tam muội mà bị say vậy. Người uống rượu tam muội mà bị say, thì sẽ không cách gì thông cảm với chúng sanh được. Làm thế nào để không bị say rượu tam muội? Có ba phương pháp:

Phương pháp thứ nhất là không chấp trước tam muội. Tam muội tức là chánh giác, chánh định, chánh thọ, chánh tinh tấn.

Phương pháp thứ hai là chia một phần rượu tam muội cho người khác uống. Tự mình thưởng thức được rất nhiều cảnh giới tốt đẹp trong tam muội, nhưng không muốn uống riêng một mình rượu tam muộichia xẻ một phần cho người khác uống.

Phương pháp thứ ba là bày vẽ cho mọi người chế tạo rượu tam muội, giúp cho mọi người sanh khởi tam muội ở tâm, đó mới là mục tiêu của tu hành Phật pháp.

Thực ra không có gì đáng tranh luận giữa Đại thừaTiểu thừa. Người có tâm địa rộng lớn, thì trong Phật giáo Tiểu thừa vẫn tìm thấy tinh thần Đại thừa. Một người có tâm địa nhỏ hẹp thì tuy học kinh Đại thừa, nhưng cũng không khác gì học kinh điển Tiểu thừa.

NHÂN SANH LÀ TƯƠNG ĐỐI

Một cái nhìn khác đối với cán dao và mũi dao là Phiền não tức Bồ đề. Về vấn đề này, tôi đã nói rất nhiều lần rồi. Ở đây, lại nói nữa, với một hình thức diễn đạt mới. 

Phiền nãoBồ đề có thể được xem xét từ góc độ tương đối.

Vì sao có phiền não? Đó là do mọi người đều có chấp trước tình ái. Có người chấp trước tiền của. Có người chấp trước danh lợi. Có người chấp trước quyền lực chức tước. Họ cho rằng đó là những điều quan trọng nhất ở đời Nếu họ không được thỏa mãn về những điều ấy thì họ sinh ra phiền não. Mọi phiền não đều do sự không thỏa mãn đem lại.

Nếu thấy được những điều ấy chỉ có giá trị tương đối thì gánh nặng phiền não có thể giảm nhẹ.

Đúng như vậy, nhân sanh là tương đối. Phật pháp cũng nói, trên thế giới này không có cái gì là tuyệt đối.

Đối với một người rất đói mà cho họ ăn thì họ ăn rất ngon. Nhưng nếu bắt họ ăn một ngày 8 bữa thì họ sẽ cảm thấy ngay ăn là chuyện đáng sợ! Mùa đông, nằm ngủ trong chăn bông cảm thấy rất thoải mái, sáng không muốn dậy nữa, chỉ muốn ngủ tiếp. Nhưng nếu ra lệnh anh không được dậy nữa, bắt ngủ mãi thì lại thấy ngủ nhiều là không tốt. Thức dậy ra khỏi giường là tốt hơn.

Vui, mà sống vui mãi cũng không được khổ, vĩnh viễn chịu khổ, cũng chịu không nổi. Giữa cái vui và cái khổ, khoảng cách thực là ngắn vậy.

Điều hòa giây đàn sinh mạng cho khéo:

Trung đạo là dùng một thái độ cởi mở, phóng khoáng để sinh hoạt, học Phật, cũng giống như điều tiết giây đàn vậy.

Trong kinh “42 chương” có ghi, Phật Thích Ca có nói với một đệ tử: Phải điều tiết giây đàn ở mức vừa phải, không được căng quá, nếu căng quá thì sẽ đứt giây. Nếu chùng quá thì tiếng đàn sẽ không tốt.

Trung đạođiều tiết giây đàn sinh mạng thế nào cho vừa phải, để có thể đánh lên một bản nhạc hay, giây đàn không bị đứt. Nếu một người tu hành mà để tinh thần quá căng thẳng, mới đàn đã đứt giây thì nhất địnhvấn đề. Trái lại, nếu tu hànhphóng túng, buông thả, đến nỗi không biết tu hành là thế nào, thì cũng lại có vấn đề.

Suốt ngày không nên giữ bộ mặt đăm chiêu căng thẳng. Tình hình phiền não khác nhau tùy theo người. Mặt càng đăm chiêu, phiền não càng nhiều, chứ không giảm bớt. Nếu có thái độ bình thản, thoải mái đối với phiền não thì phiền não sẽ giảm bớt.

PHẢI GIỮ CÁI HÒM HY VỌNG

Tôi nhớ có một câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ đại, có thể dùng để nói về phiền nãoBồ đề:

Thần Jupité, để phạt Promêtê, vì cái tội đem lửa của Thiên đường xuống trần gian, bèn sai Thần lửa, dùng nước và đất sét nung thành một thiếu nữ xinh đẹp, đặt tên là Panđôra. Các Thần trong thần thoại Hy Lạp thường có tánh rất đố kỵ ganh ghét. Lửa là nguồn gốc của văn minhtrí tuệ của nhân loại. Cõi trần gian mà có lửa thì sẽ biến thành Thiên đàng có khác chi. Đó là điều mà Thiên thần không thể chấp nhận được. Một bài học của câu chuyệnchúng ta chỉ cần sống tốt ở nhân gian thì cõi người sẽ không khác gì ở Thiên đàng.

Truyện thần thoại cho biết, Thần Jupité hết sức tức giận, ra lệnh xích Promêtê trên đỉnh núi Côcadơ, và đem Panđôra gả cho em trai Promêtê là Atlas để trừng phạt. Lối trừng phạt nặng đối với người đàn ông là gả cho anh ta một cô gái đẹp. Đó cũng là một bài học rất hay đối với chúng ta. Khi Panđôra đi lấy chồng, Thần Jupité cho cô ta một cái hòm báu làm của hồi môn, nhưng lại dặn dò là cô không được mở cái hòm ấy ra. Tất nhiên Panđôra có hỏi thần Jupité lý do vì sao không được mở hòm, nhưng Thần Jupité chỉ nghiêm cấm mà không trả lời. Chúng ta thấy Thần Jupité thật là quái ác, ông ta hoàn toàn hiểu rõ tâm lý con người. Những việc càng bị cấm đoán thì con người càng làm.

Sau khi về nhà chồng, Panđôra ngày nào cũng suy nghĩ không biết trong hòm chứa đựng gì. Có một ngày, thừa cơ chồng đi vắng, cô không chịu đựng nổi sự tò mò bèn mở hòm ra. Một làn khói đen tỏa ra, nhiều thứ bay ra cùng với khói: tai họa, thống khổ, và bệnh tật.

Panđô ra hốt hoảng đóng nắp hòm lại nhưng mọi tai họa, thống khổ và bệnh tật đã bay ra cả nhân gian rồi. Chỉ có một thứ chưa kịp bay ra thì nắp hòm đã đóng lại. Đó là hy vọng. Chỉ có hy vọng là chưa kịp bay ra.

Mọi tai họa, thống khổ và bệnh tật từ đó bắt đầu lan rộng khắp nhân gian.

Câu chuyện xưa này rất có tác dụng thức tỉnh. Tuy chúng ta sống trong một hoàn cảnh đầy tai họa, thống khổ và bệnh tật ... một hoàn cảnh do Trời tạo ra, thế nhưng, trong cái hòm của chúng ta còn có hy vọng, vì vậychúng ta có thể đối phó với tai họa, thống khổ và bệnh tật.

Bồ đềphiền não kỳ thực là giống nhau. Phiền não là ở trong hoàn cảnh của chúng ta. Bồ đề là ở trong tâm của chúng ta. Nên có thái độ rất tốt đúng đắn để đối phó với phiền não thì sẽ vượt qua được phiền não.

KHAI PHÁ SỰ HOÀN MỸ NỘI TÂM

Con người sinh ra có phiền não là vì trong quá khứ tìm cầu và ham muốn.

Tôi có biết một câu chuyện như sau: Ngày xưa, có một ông già, đã hơn 70 tuổi mà chưa lập gia đình. Ông đi nhiều nơi để tìm vợ. Mọi người thấy ông khó nhọc như vậy, hỏi ông ta tìm gì? Ông ta trả lời: Tôi đi tìm một phụ nữ hoàn mỹ để kết hôn. Người ta rất đồng tình với ông già, và hỏi tiếp: Ông đã đi nhiều đoạn đường như vậy mà không tìm được một phụ nữ hoàn mỹ hay sao? Ông già nói với giọng đau thương: Khi tôi còn trẻ tuổi cũng đã tìm được một phụ nữ hoàn mỹ, không người nào có thể so sánh được! Mọi người hỏi: Thế sao ông không cưới người phụ nữ đó? Ông già nói: Vì cô ta cũng đi tìm một người đàn ông hoàn mỹ.

Các vị xem, nếu hướng ra ngoài để tìm cái hoàn mỹ thì sẽ vĩnh viễn không tìm được. Nếu tìm ra được cái hoàn mỹ chăng nữa thì anh cũng bất lực, vì bản thân nội tại anh chưa hoàn mỹ thì anh có tư cách gì, phúc phận gì để hưởng được cái hoàn mỹ đó.

bản thân nội tại của chúng ta chưa hoàn mỹ cho nên mọi cái chúng ta thấy đều không hoàn mỹ.

Muốn cầu đạo Bồ đề, muốn phá trừ phiền não, điều quan trọng là giữ vững được hy vọng, để khai phá sự hoàn mỹ của bản thân, khiến mình trở thành một con người hoàn mỹ. Chỉ khi nào chúng ta biến thành được con người hoàn mỹ thì chúng ta sẽ thấy thế giới cũng là hoàn mỹ. Tới đâu, ở đó cũng tốt. Tới đâu ở đó cũng là cõi nước thanh tịnh.

Giải thoátmục đích của việc học Phật. Một con người theo con đường hoàn mỹ, cuối cùng sẽ được giải thoát. Giải thoát có hai điều kiện; hoàn mỹ cũng có hai điều kiện. Thứ nhất là nội tâm thanh tịnh. Thứ hai là ngoại cảnh thuần tịnh.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng dạy chúng ta: Nếu nội tâm không thanh tịnh thì ngoại cảnh không thể thanh tịnh được. Muốn tìm một hoàn cảnh lý tưởng, hoàn mỹ để tu hành là chuyện không thể được, bởi vì bản thân nội tại của chúng ta không phải là lý tưởng, cũng không phải là hoàn mỹ. Nhận thức hoàn cảnh hiện tại là không lý tưởng và không hoàn mỹ, và trong hoàn cảnh đó vẫn giữ vững hy vọngtu hành. Đó chính là thái độ mà người tu hành nào cũng nên có.

LÀM CHO THANH TỊNH THÂN, MIỆNG, Ý

Lại dựa vào mối quan hệ cán dao và mũi dao để bàn vấn đề làm thanh tịnh thân, miệng, ý.

Điều quan trọng nhất của học Phật là làm cho thanh tịnh thân, miệng, ý để đạt tới sự thanh tịnh của nội tâm. Thanh tịnh thânhành vi thanh tịnh nơi thân. Thanh tịnh miệng là lời nói thanh tịnh. Thanh tịnh ý là ý thức, ý niệm đều thanh tịnh. Với thân, miệng, ý thanh tịnh thì con người mới được thanh tịnh. Để thân, miệng, ý được thanh tịnh thì chỉ có một cách là giữ cho ý niệm được thanh tịnh. Bởi vì hành vilời nói đều xuất phát từ ý niệm. Có ý niệm rồi mới có hành vilời nói thanh tịnh. Ý niệm là cái quan trọng nhất.

Người học Phật phải biết rằng, khống chế được ý niệm là điều quan trọng nhất, chứ không cần tìm động cơ và ý thức của hành vilời nói. Hành vilời nói giống như mũi dao. Nếu không nắm vững được cán dao ý niệm, thì sẽ rất dễ phạm sai lầm trong hành vilời nói. Vì vậy phải nắm thật vững cán dao ý niệm, phải khống chế được ý niệm của mình. Trong Phật giáo căn bản, có một phương pháp rất tốt và rất đơn giản để nắm vững ý niệm. Đó là pháp 10 niệm. Người nào muốn tiến theo con đường đạo Bồ đề, thì phải canh cánh trong lòng đừng quên 10 niệm này.

* Thứ nhất là niệm Phật: Phải ngưỡng mộ, tìm cầu, tin tưởng những thành tựu của đức Phật, và nuôi hy vọng mình cũng sẽ thành Phật.

* Thứ hai là niệm Pháp: Thường xuyên nhớ nghĩ Phật Pháp do Phật Thích Ca giảng dạy, hy vọng Phật Pháp đem lại lợi ích cho thân tâm mình.

* Thứ ba là niệm Tăng: Thường xuyên nhớ nghĩ rằng, ở đời này đã từng có những bậc tu hành vĩ đại và noi gương theo họ .

* Thứ tư là niệm Giới: Nghĩ nhớ tới Giới luật. Hành vilời nói của mình không được vi phạm giới luật.

* Thứ năm là niệm Thí: Thí là bố thí. Bố thí là xả bỏ. Thường nghĩ nhớ rằng phải xả bỏ những cái của mình, xả bỏ đến mức độ không còn xả bỏ được nữa, thì sẽ đạt tới cảnh giới “không tánh”.

* Thứ sáu là niệm Thiên: Niệm Thiên là nghĩ nhớ tới các cõi trời thù thắng. Trong Phật giáo căn bản, đức Phật giảng về các cõi trời thù thắng, khuyên chúng ta nghĩ nhớ tới các cõi Trời, sống theo năm giới, 10 thiện, thì có thể tái sanh lên các cõi trời , vì đời sốngnhân gian rất thống khổ.

* Thứ bảy là niệm nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là rất quan trọng không phải là cái gì xấu. Ngồi thiền lâu thấy mệt, ngủ một giấc thì có quan hệ gì? Ngủ một giấc dậy lại ngồi thiền nữa. Nhưng nghỉ ngơi còn có một nghĩa khác, tức là nghĩ cách làm cho phiền não dừng nghỉ, yên nghỉ. Phiền não yên nghỉ tức là Bồ đề.

* Thứ tám là niệm An Ban: Niệm An Ban là niệm hơi thở, thường niệm hơi thở ra vào. Theo Phật giáo có ba lớp hô hấp: Lớp 1 là suyễn. Leo núi, mệt quá thở khò khè gọi là suyễn. Đêm ngủ ngáy ồn cũng gọi là suyễn. Đó là cảnh giới thấp nhất. Lớp hai là khí. Người bình thường đều thở ra vào theo lớp hai tức lớp khí. Lớp ba là tức, thở ra vào nhè nhẹ, như có như không. Thở như con rùa, thở rất ổn định. Lối thở này làm cho con rùa sống rất thọ. Tôi có người bạn tên là Ngộ Huyền Tam, đi du lịch ở Ba Tây (Brazil), mua được con rùa rất lớn, bỏ vào hòm, gởi theo đường hàng không về Đài Loan . Vì ông ta còn thăm một số nước khác, sau đó mới về nước. Ba tháng sau về nước, mở nắp hòm ra vẫn thấy con rùa còn sống, và ngẩng đầu cười với người chủ mới của mình. Hiện nay, con rùa vẫn được nuôi ở nhà ông Tam.

Ngài Kha Lộ Nhân Ba Thiết từng giảng rằng, một người chỉ chú trọng hô hấp mà không lo mở mang trí tuệ, thì khi tái sanh anh ta có thể thành con rùa, hay một loại động vật ngủ suốt mùa đông, như con rắn, con báo v.v... Chúng ta niệm hơi thở ra vào, nên vào lúc đi đường, đi tản bộ, khi đi ngủ, khi ngồi thiền, chúng ta đều phải chú ý tới hơi thở ra vào cho thật ổn định.

* Thứ chín là niệm thân: Nghĩ tới thân này là vô thường, không thể là vĩnh hằng, tồn tại mãi được, có ngày phải chết, rời bỏ thế gian này. Không phải chỉ riêng thân mình như vậy mà thân các chúng sanh cũng đều như vậy. Nếu biết niệm thânvô thường, thì sẽ siêng năng, tinh tấn. Nếu không thì suy nghĩ: Hôm nay, khoan đã chưa tu hành vội gì tu hành quá khổ. Ngày mai rồi lại ngày mai, lần lựa mãi, cho đến lúc không còn ngày mai nữa. Khi ấy hối tiếc cũng không kịp. 

* Thứ mười là: Thường nghĩ nhớ rằng mình rồi đây sẽ chết, người nào cũng phải chết, thấy cái chết trước mặt, thì mới mở mang trí tuệ được.

Nhớ nghĩ mười niệm như vậy sẽ không đánh mất bản thân mình. Tu hành đến chỗ không có niệm là chuyện hết sức khó khăn. Nhưng tu phép 10 niệm thì không khó khăn. Hãy nên bắt đầu bằng phép tu 10 niệm.

GIỮ TẤM LÒNG CẢM ÂN VÔ HẠN

Chúng ta nắm vững được ý niệm, cũng như nắm vững cán dao vậy. Chỉ cần nắm cán dao cho vững thì khi dùng dao sẽ không sợ hãi.

Qua ví dụ con dao, cán dao và mũi dao, chúng ta sẽ có nhiều cách nhìn mới đối với nhân sinh, đối với trí tuệ. Mỗi người hằng ngày đều có cơ hội cầm dao. Cái dao bản thân không phải tốt hay xấu, cũng như Bồ đềphiền não, cũng không phải tốt hay xấu, vấn đề là ở chỗ, người nắm cán dao dùng dao như thế nào? Không nắm vững cán dao mà học Phật thì trở lại gây thương tích cho bản thân mình.

Hằng ngày cầm dao mà có cách nhìn như vậy, trí tuệ như vậy, thì sẽ có ngày được khai ngộ, giống như Hòa Thượng Thạch Thất vậy. Đến ngày đó sẽ thấy, giữa trời đất này, cây cỏ nào cũng dùng làm thuốc được, bất cứ gì cũng có thể dùng mở mang trí tuệ được. Phải biết sống ở đây, sống trong hiện tại biết nhìn dưới chân mình.

Ngày nào, thức dậy cũng giữ một thái độ rất tốt để tu hành. Khi ăn sáng, hãy biết ăn với tâm rất hoan hỷ. Ăn trưa, ăn tối và ngủ cũng với tâm trạng như vậy. Đó là tâm trạng cảm ơn, chân thành cũng như khi lễ Phật, tụng kinh, vái Phật ở Phật đường vậy.

Người học Phật, mỗi bữa ăn, đều có thái độ cảm ơn như vậy. Tức là cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng, cúng dường tất cả chúng sanh, rồi sau đó mới cúng dường bản thân mình. Tâm trạng thuần thành đó, thái độ trang nghiêm không khác gì lúc cúng dường Phật tại Phật đường vậy. Chỉ có làm đến trình độ như thế, thì mới thật sự kết hợp tu hành với cuộc sống, mỗi ngày 24 giờ đều có tu hành.

Tôi nghĩ rằng, khi chư Phật thấy chúng ta ăn sáng một cách ngon lành, các Ngài sẽ tán thán chúng ta: Hãy xem người này với thái độ cảm ân thuần thành biết dường nào, đang ăn thức ăn cúng dường của chúng sanh.

TÂM HOAN HỶ VÔ LƯỢNG

Đức Phật Thích Ca, trước khi giảng kinh, thường mặc áo, cầm bát, đi vào làng hóa duyên. Sau khi về, ăn xong. Ngài mới bắt đầu giảng kinh. Mỗi lần đọc kinh “Kim Cang”, đọc phần mở đầu như vậy, tôi đều hết sức cảm động. Điều cảm động là, Phật cũng ăn no rồi mới có thể giảng kinh. Phật cũng như chúng ta, cũng ăn cơm, cũng sống giữa nhân gian.

Khi học Phật, phải quyết tâm không tách rời cuộc sống. Nếu tách rời cuộc sống mà học Phật, thì học Phật sẽ trở thành vọng niệm, trở thành hư vọng, không thực tế, không nắm vững được. Nếu gắn liền chặt chẽ cuộc sống với học Phật thì sẽ phát hiện, mỗi bước đi của chúng ta đều đặt chân trên thực địa, cuộc sống sẽ đầy hỷ lạc, đầy chuyện tốt lành.

Trong Phật giáo căn bổn cũng như trong Phật giáo Đại thừa, Phật Thích Ca đều dạy chúng ta tu tập bốn vô lượng tâm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm, Xả vô lượng tâm.

Trong bốn Vô lượng tâm nói trên, thường bị bỏ quênHỷ vô lượng tâm. Hãy thấy cái tâm vui vẻ tràn đầy đó chính là tâm Bồ tát. Đây là lời giáo hóa rất quan trọng trong Phật Pháp cơ bản.

Nếu anh tự cảm thấy quá nghiêm túc quá đăm chiêu thì hãy thư giãn một tí, hãy thả lỏng thắt lưng và cởi bỏ bộ âu phục ra. Làm như vậy, không có can hệ gì, cũng không ảnh hưởng gì tới tu hành.

Hãy thư giãn một chút ít! Chúng ta hãy điều chỉnh lại bước đi, với một thái độ tốt đẹp, bình thản, chúng ta bước tới!

Nên thường xuyên ghi nhớ: Lòng hoan hỷ phải là vô lượng, vô biên. Cũng như lòng từ bi, cũng như hạnh bố thí vô biên. Tu hành được như thế thì sẽ không phát sanh vấn đề, và trong quá trình tu hành, cũng sẽ thực sự thể nghiệm được pháp lạc, thể nghiệm học Phật Pháp là vui.

Pháp lạc là gì? Cũng gọi là niềm vui của Thiền, niềm vui của Pháp. “No bụng bằng niềm vui của Pháp”. Đó là kinh nghiệm rất trọng yếu của sự tu hành.

Tâm hỷ vô lượng! Trước hết hãy chiếu cố đầy đủ người trong nhà anh, đảm bảo họ ăn uống đầy đủ, và mình cũng ăn uống đầy đủ. Sau đó mới có tâm tình và sức mạnh để giảng kinh cho họ nghe. Đức Phật cũng làm như vậy. 

BẢY BÁU VÀ BẢY TÌNH
ĐỪNG ĐỂ CHO PHẬT GIÁO BIẾN THÀNH HÌNH THỨC

Gần đây, tôi có đi thăm Thái Lan, để quan sát sự khác biệt giữa Phật giáo Tiểu thừanhân dân Thái Lan tín ngưỡngPhật giáo Đại thừa.

Pháp luật Thái Lan quy định mọi người đàn ông đều phải xuất gia, cũng như ở Đài Loan quy định người đàn ông nào cũng phải phục vụ trong quân đội. Đà n ông Thá i không xuất gia cũng như đàn ông ở Đài Loan chưa phục vụ trong quân ngũ, và sẽ bị xã hội coi khinh. Chỉ có điều khác với Đài Loan là, đàn ông Thái có thể phân chia thời gian để hoàn thành nghĩa vụ xuất gia của mình: Thí dụ, một năm xuất gia một tháng, sau sáu năm thì hoàn thành nghĩa vụ xuất gia.

Việc nhà nước quy định xuất gia, tạo thành hậu quả nghiêm trọng, là thái độ của nhân dân đối với Phật giáo bị phân hóa thành hai cực: Đối với người hoan hỷ xuất gia thì đó là con đường tiến tới giác ngộ (Bồ đề). Nhưng đối với những người không muốn xuất gia, thì sinh ra một phản cảm đối với Phật giáo. Đó là vấn đề mà tôi trực tiếp quan sát được.

Còn có một hiện tượng khác nữa, là ở Thái Lan cũng như ở các nước khác theo Phật giáo Tiểu thừa, nhân dân chỉ tin Phật và đệ tử Phật, về căn bản họ không tin Bồ tát.

Vì không tin Bồ tát cho nên cho rằng,cư sĩ không thể tu hànhnữ cư sĩ còn bị coi khinh nữa. Địa vị nữ cư sĩ trong xã hội Thái Lan rất thấp kém. Nếu chúng ta cử bà Pháp sư Chứng NghiệmĐài Loan qua Thái Lan thuyết pháp, thì nhân dân Thái sẽ không biết đến bà, mặc dù ở Đài LoanChứng Nghiệm được mọi người tôn trọng là vĩ đại, tuyệt vời. Bởi vì, nhân dân Thái không tin là phụ nữ có thể thành đạo. Trong quan niệm của người Thái Lan, không có người đàn bà tu hành. Đàn ông mà không xuất gia cũng không thể tu hành. Nếu so sánh thì nam cư sĩ cũng như nữ cư sĩĐài Loan thực là rất hạnh phúc.

Ngoài ra, một điều nữa làm tôi cảm xúc sâu sắc là sự tôn kính của nhân dân Thái đối với Phật giáo và người xuất gia. Ở Đài Loan không được như thế. Trước cửa các chùa lớn ở Thái Lan, đều có cắm biển ghi kiến trúc đó là chùa. Mọi người đều biết tôn trọng chùa. Các loại xe qua lại đều giảm tốc độ. Một cảnh tượng lý thú là có những chiếc xe hơi đang chạy với tốc độ cao, đến ngang chùa đều hãm chậm lại, vì không dám xâm phạm phong cảnh yên tĩnh của chùa.

Thị trưởng Băng Cốc sở dĩ đắc cử là vì có quan hệ tới Phật giáo. Khi ông còn nhỏ và xuất gia ở chùa, ông đã tỏ ra là người tu hành nghiêm túc và xuất sắc. Nhờ tiếng tăm đó nên sau này ứng cử thị trưởng, ông được đa số nhân dân bầu. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng lớn của Phật giáo ở xứ Thái. Một người đối với đạo Phật càng tín ngưỡng thuần thành bao nhiêu thì nhân dân càng tín nhiệm người ấy bấy nhiêu.

Tuy rằng, ở xứ Thái, mọi người đều tín ngưỡng Phật giáo, nhưng trên sự thực, lại có rất ít người hiểu Phật giáo. Cũng tức là nói, trên phương diện: Tín, giải, hành, chứng, đại đa số dân chúng đều dừng ở giai đoạn tín mà thôi. Đến nỗi, Phật giáo ở Thái Lan, cuối cùng biến thành một thứ Phật giáo hình thức. Đó thực là đáng tiếc! Điều này làm tôi cảm nhận rằng, các Tổ sư Trung Hoa ngày xưa của chúng ta thật vô cùng từ bi, dạy dỗ chúng ta phải đi con đường trung đạo, không được một chiều, không được cực đoan.

Kinh nghiệm Thái Lan cho tôi một nhận thức quan trọng: Nếu tôn giáo bị biến thành một quy định có tính cưỡng bức trong sinh hoạt, thì sẽ có thể khiến cuộc sống có một biến chất lớn. Tôi cho rằng, nếu tôn giáo không hòa nhập vào sinh hoạt, mà là một thứ quy định thì nó sẽ là một tai họa đối với sinh hoạt.

Đó là tình hình xảy ra ở xứ Thái Lan và các nước khác tin theo Phật giáo Tiểu thừa: xã hội phân thành hai cực. Một bộ phận nhân dân tin tưởng thuần thànhđạo Phật, và có bản tính hết sức ôn hòa, lương thiện. Một bộ phận khác thì không có việ c gì không dám làm. Một người bạn Thái nói với tôi rằng, nước Thái có một số đặc sản như thế này: một là chùa chiền, hai là Tăng sĩ, ba là gái mãi dâm, bốn là người yêu quái. Cứ thử tưởng tượng xem: Tăng sĩ đầy đường nhưng gái mãi dâm cũng đầy đường. Đó là một xã hội cắt làm đôi rõ rệt. Cũng có người nói với tôi ở Thái Lan, có thể tìm một người giết thuê, chỉ cần 1000 đồng bạc Thái là xong ngay. Bỏ ra 1000 đồng là có thể giết một mạng người! Mà ớ Thái Lan, một người cầm 1000 đồng đi giết thuê có thể là một tín đồ Phật giáo, đã từng là Tăng sĩ. Nghe ra phát sợ và không có đạo vị chút nào? Chỉ có đau lòng mà thôi.

Vì vậy tôi thể hội một cách sâu sắc rằng, muốn cho đạo Phật trở thành một bộ phận của cuộc sống thì phải trên cơ sở một tâm trạng hài hòa, vui vẻ, tình nguyện. Nếu bắt buộc người nào cũng phải làm Tăng sĩ thì tất nhiên sẽ có một số người không thích làm Tăng sĩ. Cũng như ở Đài Loan, có quy định người đàn ông nào đến tuổi cũng phải làm binh dịch, phục vụ trong quân ngũ. Do đó, mà tất nhiên sẽ có những người không thích phục vụ trong quân ngũ.

Tin đạo Phật, phải chú ý hai điểm: Một là đả phá bệnh hình thức trong Phật giáo. Hai là không được biến đạo Phật thành nguyên nhân làm chúng ta đau khổ, làm chúng ta bị ràng buộc.

ĐỪNG ĐỂ PHẬT GIÁO THÀNH RÀNG BUỘC 
ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG

Rất nhiều Phật tử trước khi học Phật, sống rất sung sướng. Nhưng sau khi học Phật rồi, thì người xung quanh cảm thấy họ sống rất đau khổ. Họ cũng tự cảm thấy mình sống rất đau khổ, vì rằng có nhiều ràng buộc, có nhiều giới luật.

Có người hỏi tôi nên giải quyết thế nào? Tôi khuyên anh ta, trước hết, nên ngưng học Phật một thời gian. Bởi vì học Phật đã tạo thành một áp lựcthống khổ đối với cuộc sống, nên nếu cứ tiếp tục, không chịu hóa giải thì một ngày kia sẽ tích lũy thành một phản ứng cực lớn. Người đó sẽ giống như Phật tử Thái Lan, có thể do phản ứngtrở thành một người rất xấu, một người yêu quái.

Phật pháp của chúng ta không được biến thành hình thức. Cái gì có phẩm chất rất tốt cũng không phải là hình thức chủ nghĩa. Học Phật pháp là để mở mang phẩm chất nội tại của chúng ta, chứ không phải để ràng buộc cuộc sống, tạo thành thống khổáp lực đối với cuộc sống. Phật phápsức mạnh giúp chúng ta được tự do tự tại. Nếu người học Phật mà ngày càng không được tự do, ngày càng không được tự tại thì trong việc học Phật, có vấn đề cần được xem xét lại.

HỌC PHẬT LÀ ĐỂ MONG CẦU 
CẢI CÁCHSÁNG TẠO TÂM LINH

Khi tôi diễn giảng ở Thái Lan, có rất đông người đến nghe. Họ nghe xong, cảm thấy điều rất bất ngờ, là sao có một Phật pháp khác biệt thế? Trong số người nghe, có ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Thái. Sau khi nghe tôi diễn giảng, liền cho phiên dịch bài giảng của tôi bằng tiếng Thái. Bài giảng thứ nhất có tiê u đề “Bài kệ báu của Bồ tát” được dịch và phổ bỉến bằng tiếng Thái, với hy vọng đem lại quan điểm mới cho Phật giáo Thái. Phật pháp mà tôi giảng không thể là mãi mãi không thay đổi, vì trên hiện thực, Phật pháp là một cuộc cách mạng tâm linh, một sự sáng tạo tâm linh.

Chữ Phật 佛 rất có ý nghĩa. Bên trái là chữ nhân 亻là người. Bên phải là chữ phất 弗 nghĩa là không phải, Phật không phải là người. Vì Phật là do cải cách con người mà thành. Điều quan trọng nhất đối với Phật, đối với Bồ tát theo Đại thừa là gì? Là từ bi. Chữ từ 慈 là tâm như vậy. Tâm vốn có như vậy. Còn bi 悲phi tâm, không phải là tâm 非 心 , tức không phải là tâm người.

Cũng tức là nói, một người muốn tạo ra lòng từ bi chân chánh thì phải bắt đầu từ phi tâm, tức là bắt đầu từ cải cáchsáng tạo tâm. 

Tôi đã từng xem vở kịch về một con người. Cha anh ta chết trong hầm mỏ. Con anh ta cũng chết trong hầm mỏ. Về sau cháu anh ta cũng chết trong hầm mỏ. Vở bi kịch diễn đi diễn lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó không phải là số phận mà là do người trong gia đình ấy không biết cải cáchsáng tạo. Nếu sau khi cha chết mà con cháu rời bỏ hầm mỏ đi nơi khác thì mạng vận của họ ắt đã thay đổi. Đó cũng là một sự cải cáchsáng tạo của tâm.

Có người yêu đương gặp thất bại, yêu đương nữa lại thất bại, cứ một lần yêu là một lần thất bại, và mỗi một lần như vậy là cả người đầy “thương tích”. Có một cô gái biên thư cho tôi, kể cô ta liên tục bị ba thanh niên từ bỏ. Lần thứ nhất, bị từ bỏ cô nghĩ: “Đây là nghiệp chướng của mình”. Lần thứ hai, bị từ bỏ, cô nghĩ: “Đây có thể không phải là nghiệp, tôi phải báo thù”. Đến lần thứ ba bị từ bỏ, cô nghĩ: “Tôi phải giết chết anh ta mới được”.

Cách suy nghĩ của cô ta càng ngày càng hung bạo. Tôi hỏi cô ta: “Sao cô không suy nghĩ thế này: Vì sao mình bị họ từ bỏ?” Đó là một ý nghĩ sáng tạo, một cách suy nghĩ mới đối với sinh mạng và cuộc sống.

Trong cuộ c sống có rất nhiều mô hình hành vi ảnh hưởng đến chúng ta. Thí dụ cô gái đã biên thư cho tôi. Cô ta thất bại trong tình yêu, vì sao lại oán giậ n? Vì sao phải báo thù? Vì sao phải giết đối phương? Tôi suy nghĩ về vấn đề này và cho rằng, phản ứng đó không phải là do tình cảm chân thực của cô ta, mà là do bắt chước các mô hình ứng xử trong kịch truyền hình, trong các vụ thất tình, có sự kiện đánh bạt tai hay đổ nước vào đối phương. Tình tiết đó thường xuất hiện trên quảng cáo, kịch truyền hình, trong tiểu thuyết, thành một loạt mô hình ứng xử. Gặp sự việc như vậy thì phải phản ứng một cách cứng nhắc như vậy, tuy rằng sự phản ứng đó không phải là phản ứng chân thực của mình.

Nếu nói chuyện luyến ái thì trong 100 người thất tình, không phải người nào cũng sanh lòng oán giận, có thể là có 50 người không oán hận. Vì sao, anh lại oán hận? Chính là vì từ nhỏ, anh đã được giáo dụchuân tập theo mô hình ứng xử oán hận như vậy.

CẢI CÁCH TÂM BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Ngày xưa, khi tôi gặp phải thất bại trong tình yêu, tôi suy nghĩ: “Có thể hay không đừng có thù hận? Vì sao phải thù hận?”.

Người khác ôm hận thù trong tâm, nhưng chúng ta không nhất định phải hận thù; suy nghĩ như vậy, sẽ cảm thấy nhân cách của mình được nâng cao lên.

Đó là một bước khai phát mới, khiến cho tâm linhcải cách mới, sáng tạo mới.

Trong xã hội ngày nay, mọi người đều theo đuổi danh lợi, đều thở không khí ô nhiễm, đều chịu đựng cảnh giao thông hỗn loạn. Tuyệt đại đa số người đều phải chịu đựng, không biết làm thế nào, không nghĩ ra cách sáng tạo một không gian mới. Con người vì sao phải tu hành? Đấy là do hy vọng có được cải cáchsáng tạo trong nội tâm, có được không gian mới trong nội tâm.

TÌM RA CỦA BÁU TRONG MÌNH VÀ ĐẦU MỐI CỦA BẢY TÌNH

Bảy tình là hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục. Tức là bảy phản ứng tình cảm của con người. Theo Phật giáo thì bản chất của bảy tình là một. Vì bản chất của chúng là một cho nên chúng ta có thể kết luận: “Chỉ có người khóc rất tốt mới cười được rất tốt”.

Khóc và cười, bản chất là một. Nếu chúng ta không biết khóc cho tốt thì chúng ta cũng không biết thế nào là cười cho tốt vì khóc và cười là cùng một đầu mối. Nếu chúng ta tìm được đầu mối ấy, thì khi chúng ta sướng (hỉ), chúng ta sẽ sướng rất tốt, khi chúng ta giận (nộ), chúng ta sẽ giận rất tốt; khi chúng ta bi ai (ai), chúng ta sẽ bi ai rất tốt; khi chúng ta vui (lạc), chúng ta sẽ vui rất tốt. Chú ng ta có cảm thọ gì cũng đều cảm thọ rất tốt, chứ không phải là vì học Phật mà chúng ta biến thành người hoàn toàn không có cảm thọ.

Nếu chúng ta học Phật mà biến thành người hoàn toàn không có cảm thọ, như gốc cây khô thì tức là học Phật sai rồi. Con người phải có hỉ, nộ, ai, lạc, nhưng cần biết rõ, đầu mối của chúng là ở đâu? Nếu biết rõ đầu mối ở đâu thì sẽ không còn sợ bóng tối nữa! Cũng như một người biết rõ cửa khóa của phòng mình ở đâu, thì dù là đi vào một gian phòng tối om cũng không còn sợ hãi. Dù có nhắm mắt cũng thắp được đèn sáng lên.

Chúng ta sợ bóng tối vì chúng ta không biết cánh cửa phòng là ở đâu. Chúng ta suy nghĩ: “Ái chà tối quá! Làm thế nào đây?” Do đó mà lo lắng sợ hãi.

Bảy vật báu là vàng, bạc, lưu ly, mã não, xà cừ, hổ phách, thủy tinh. Các kinh Phật nói về bảy báu tuy không giống nhau, nhưng nói chung, vật báu nào cũng đẹp đẽ, cũng rất tốt.

Vì sao bảy vật báu được nói trong các kinh lại khác nhau? Vì rằng “báu” là do nhận định chủ quan. Vật này, tôi cho là báu nhưng người khác lại không cho là báu.

Tôi có một người bạn. Anh ta thích sưu tập các bô. Trong nhà tích lũy đến 40, 50 cái bô. Mỗi ngày thay đổi dùng một cái. Anh ta cho là rất quý, còn chúng tôi thì không chịu nổi, sao ở trong một nhà lại bày ra có nhiều bô như vậy, và vui thích gì mà tích lũy cái bô chứ!

Thực ra, trong kinh Phật, bảy báu chỉ có giá trị tượng trưng, tượng trưng cho những cái gì đẹp.

Nếu một người có vật báu ở trong người thì anh ta sẽ thấy bất cứ vật gì cũng đều rất quý báu. Đó là một sáng tạo mới, sáng tạo ra một không gian nội tại mới.

Xem Tiếp: Trang 04

 

Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19534)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: