Thư Viện Hoa Sen

04 Về Chánh Ngữ

27/07/201112:00 SA(Xem: 12864)
04 Về Chánh Ngữ


CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Bình Anson
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549


Chánh Ngữ
Bình Anson
---*---

Chánh ngữlời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành. Trong Bát Chánh Đạo, Chánh Ngữ là chi thứ ba, và được định nghĩa như sau, như đã ghi trong Tương Ưng Bộ: "Thế nào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm". Đó là về mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, Đức Phật cũng dạy rằng chúng ta phải cố gắng tu tập để có những lời nói chân thật, hòa hợp, dịu dàng, và có ý nghĩa. Khi ta thực tập được những lời nói nầy, ta được nhiều người quý mến. Để đáp lại, họ sẽ lắng nghe những gì ta nói ra, và sẽ đáp ứng thân thiệnxây dựng

Trong Tăng Chi Bộ 10.176, Đức Phật dạy:

-- "Có bốn pháp tịnh hạnh về lời nói

1) Ở đây, có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết"; nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. 

2) Người ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi. Nghe điều gì ở chỗ này, người ấy không đi đến chỗ kia nói, để gây chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, người ấy không đi nói với những người này, để gây chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp

3) Người ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác. Người ấy chỉ dùng những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người. 

4) Người ấy đoạn tận lời nói phù phiếm. Người ấy nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích". 

Đó cũng là 4 thiện nghiệp về Khẩu trong 10 thiện nghiệp (thập thiện nghiệp) mà Đức Phật thường giảng dạy cho các vị đệ tử cư sĩ. Còn các thiện nghiệp khác là về Thân có 3: các hành động không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; và về Ý có 3: các ý tưởng không tham, không sân, không tà kiến.

*

Cũng có trường hợp, khi ta nói chân thậtlễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác, khiến họ phật lòng. Tuy thế, đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưng hữu ích, có khả năng đem đến lợi lạc trên đường tu tập. Trong kinh số 58, Trung Bộ, Vương tử Vô Úy hỏi Đức Phật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý người khác hay không. Ngài trả lời
-- "Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy. 
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy. 
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy. 
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy. 
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy. 
lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy". 

Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, như chân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích

*

Trong kinh Lời Nói (Tăng Chi 5.198), Đức Phật giảng 5 yếu tố của một lời nói thiện lành như sau:
--"Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-khưu, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những bậc Hiền trí chỉ trích. Thế nào là năm? Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời đem đến lợi ích, nói với từ tâm".

1) Nói đúng thời: có khi một lời chân thật nhưng không được phát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích hoặc làm cho người khác bực mình. Người thiện trí phải tế nhị để áp dụng lời nói của mình đúng chỗ, đúng lúc.
2) Nói đúng sự thật: bậc thiện tri thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối.
3) Nói lời nhu hoà: lời nói cần phải dịu dàng, lễ phép, tạo không khí hòa hợp.
4) Nói lời đem đến lợi ích: lời nói phải có mục đíchý nghĩa của nó, dù là lời chân thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng chỉ là lời nói nhảm, vô dụng.
5) Nói lời với từ tâm: lời nói phải phát xuất từ tấm lòng thương yêu, cẩn trọng.

Ngoài ra, trong bài kinh Khéo Thuyết, Kinh Tập 78, Đức Phật giảng thêm:
-- "Thành tựu bốn chi phần, này các Tỳ-khưu, lời nói được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu chỉ nói lời khéo nói, không nói lời vụng nói; chỉ nói lời đúng pháp, không nói lời phi pháp; chỉ nói lời khả ái, không nói lời phi khả ái; chỉ nói lời đúng sự thật, không nói lời không đúng sự thật. Thành tựu với bốn chi phần này, này các Tỳ-khưu, lời nói là được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách."

*

Trong Tăng Chi Bộ 10.69, Đức Phật khuyên chúng ta chỉ nên bàn luận về những đề tài thiết thực, có ích lợi trong sự tu tập:
-- "Có mười đề tài đáng để đàm luận. Thế nào là mười? Đó là các đề tài về ít dục, đề tài về biết đủ, đề tài về viễn ly, đề tài về không tụ hội, đề tài về tinh tấn, đề tài về giới, đề tài về định, đề tài về tuệ, đề tài về giải thoát, đề tài về giải thoát tri kiến". 

Ngài thiền sư Buddhadasa (Phật Lệ), Thái Lan, giải thích thêm:
1) Giảm dục (Appiccha-gatha): đàm luận để giảm lòng tham, dùng những lời nói khuyến khích ta tiết giảm lòng ham muốn
2) Biết đủ hay Tri túc (Santutthi-gatha): đàm luận để đưa đến sự biết đủ, dùng những lời nói khuyến khích ta thỏa mãn với những gì mình đang có, mà không còn chú ý đến các tiện nghi xa hoa
3) Viễn ly hay Độc cư (Paviveka-gatha): đàm luận để đưa đến sự sống một mình, dùng những lời nói khuyến khích việc sống và tư duy đơn độc, xa lánh các náo động. 
4) Không tụ hội hay Giảm Tiếp (Asamsagga-gatha): đàm luận để tránh các tiếp xúc vô ích, dùng những lời nói khuyến khích ta tránh phí phạm năng lựcthì giờ
5) Tinh tấn (Viriyarambha-gatha): đàm luận để bảo tồngia tăng tinh tấn, dùng những lời nói khuyến khích nỗ lực trong tu tập
6) Giới đức (Sila-gatha): đàm luận để giữ giới hạnh tốt, dùng những lời nói để khuyến khích gìn giữ đức hạnh
7) Thiền định (Samadhi-gatha): đàm luận để tạo lập tâm an định, thăng bằng, chuyên chú, hợp nhất, dùng những lời nói để khuyến khích tâm thêm trong sáng và ổn cố.
8) Trí tuệ (Panna-gatha): đàm luận để tạo thông minhtrí tuệ, dùng những lời nói để khuyến khích sự phát triển tuệ minh triết.
9) Giải thoát (Vimutti-gatha): đàm luận để giải thoát, dùng những lời nói để khuyến khích sự giải thoát tâm trí khỏi mọi phiền não, mọi mầm mống bất thiện
10) Tri kiến Giải thoát (Vimutti-nanadassana-gatha): đàm luận để tạo lập tri kiến giải thoát, dùng những lời nói để khuyến khích sự chú tâmhiểu biết về tri kiến giải thoát, xả ly khỏi mọi tham thủ và phiền não

*

Đức Phật rất chê trách những cuộc nói chuyện huyên thuyên, phí thời gian vô ích. Những lời gièm phađồn đãi không đem đến lợi lạc gì, vì chúng làm quấy động sự yên tĩnh và định tâm. Ngài cũng giảng thêm rằng người ta không thể trở thành bậc trí chỉ vì nói nhiều, cũng không phải vì nói nhiều mà người ta được gọi là bậc lão thông Pháp (Dhammadhara), như trong các câu Pháp Cú sau đây:
"Dầu nói ngàn ngàn lời,
Nhưng không gì lợi ích,
Tốt hơn một câu nghĩa,
Nghe xong, được tịnh lạc." (PC 100)

"Không phải vì nói nhiều,
Mới xứng danh bậc trí.
An ổn, không oán sợ.
Thật đáng gọi bậc trí." (PC 258)

"Không phải vì nói nhiều,
thọ trì chánh pháp.
Người nghe ít diệu pháp,
Nhưng trực nhận viên dung,
Chánh pháp không buông lung,
thọ trì chánh pháp." (PC 259)

Trong ngôn ngữ Pàli, danh từ "Mâu-ni" (Muni) trong tên "Thích-ca Mâu-ni" (Sakya Muni) có nghĩa là người luôn giữ sự yên lặng (bậc Tịch tịnh), thường được dùng để gọi một vị Thánh. Đức Phật thường khuyên các vị tu sĩ đệ tử rằng: "Này các Tỳ-khưu, khi quí vị hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: một là đàm luận về Chánh pháp, hai là giữ sự im lặng của bậc Thánh" (Phật tự thuyết, Ud 10).

*

Tóm lại, lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng, không những tác động đến đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân mà còn có thể tác động đến sinh hoạt của xã hội. Nếu có tỉnh giác và định hướng tốt, lời nói qua các cuộc đàm luận, giao tiếp hằng ngày, sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sự tu tập của những người con Phật chúng ta. Chính vì thế mà Đức Phật đã đưa Chánh Ngữ vào Bát Chánh Đạo, con đường Tám Chánh dẫn đến giải thoát giác ngộ.
Perth, Tây Úc, tháng 9-2004
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: