18. Nhẫn Nhục

04/08/201112:00 SA(Xem: 21995)
18. Nhẫn Nhục


PHÁ MÊ KHAI NGỘ

 Lê Sỹ Minh Tùng

18. Nhẫn nhục

Trên con đường tu đạo chúng ta sẽ gặp rất nhiều thử thách, nhưng trước khi nói về những chông gai trắc trởchúng ta có thể sẽ đối diện, chúng ta hãy quay về khoảng 2500 năm trước đây khi Đức Phật quyết định xuất gia xả thân cầu đạo, thì Ngài phải đương đầu với không biết bao nhiêu là trở ngại. Ngài bắt đầu tu thiền rồi cũng không đạt được những điều Ngài muốn, nếu không kiên nhẫn thì Ngài đã bỏ cuộc. Ngài tiếp tục tu theo lối khổ hạnh, hành thân hoại thể trong sáu năm trời cũng không đem lại kết quả thích đáng nào. 
 
 

 Thử hỏi ở trường họp của một người thường, chúng ta có còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục con đườngchúng ta muốn đi đến nữa không? Sau đó, Ngài tham thiền nhập định trong suốt 49 ngày trước khi Ngài chứng quả Bồ-đề. Sự thành công của Đức Phật không phải là một sự tự thiên mà có, nhưng đây là một thử thách cực độ đức tính kiên nhẫn của một vĩ nhân khi muốn đạt được một chân lý tối thượng để giải thoát cho nhân loại thoát khỏi cảnh sinh tử khổ đau.

Khi đã hiểu sự kiên nhẫn đưa đến thành công lớn như thế, thì chúng ta tự hỏi nhẫn nhụcý nghĩa gì?

 Nhẫn có nghĩa là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt, nghịch lòng.

 Nhục là điều sĩ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình.

 Nhưng trong kinh Phạn không có chữ “nhục”, mà chữ nhục ở đây là do những vị Đại sư khi họ dịch kinh điển từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa mà ra. Họ đã ghép thêm chữ nhục vào cho nó thêm ý nghĩa. Tại sao mà họ làm vậy?

 Chúng ta còn nhớ trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc, thì Đạo Khổng đã phát triển rộng rãi trong xã hội này. Đức Khổng Tử đã lấy Hiếu, Để, Trung,Thư làm gốc và lấy sự sửa mình làm căn bản để mà dạy người. Bởi vậy, người Trung quốc có câu:”Sĩ khả sát, bất khả nhục”, có nghĩa là người trí thức thà chết chứ không chịu nhục. Quý vị thử nghĩ rằng: “thà chết vinh còn hơn sống nhục” thì cái giá trị của chữ “nhục” còn nặng hơn cái chết.

 Bởi vậy, khi dịch kinh sách thì những vị Đại sư ngày xưa đã ghép hai chữ này lại với nhau cho ý nghĩa của nó thật sâu sắc để chúng sinh ngẩm nghĩ mà tu hành.

 Vậy nhẫn nhục là chịu nhục đến chỗ tột cùng không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế nữa.

 Nói như thế thì người tu Phật tại sao lại cần phải nhẫn nhục?

 Con đường tu đạo mà muốn đạt thành viên mãn thì không phải là dễ, chẳng hạn như tu thiền không thể nào một sớm một chiều mà đạt được”minh tâm kiến tánh”, và niệm Phật cũng cần thời gian mới đạt được “nhất tâm bất loạn”. Nhưng trên đời này chúng ta nhẫn cái mà người khác không nhẫn được thì mới thành công được. Muốn thành công nhỏ thì nhẫn nhỏ, nhưng nếu muốn thành công lớn thì chúng ta cần phải nhẫn nhiều hơn. Hơn thế nữa, cổ nhân cũng có câu:”Tiểu bất nhẫn, bất thành đại sự”, có nghĩa là việc nhỏ mà mình không thể nhẫn nhục được, thì việc lớn không mong chi thành công.

 Chúng ta hằng ngày phải đương đầu với rất nhiều cảnh trái tai gai mắt, đó là chưa kể người đời thì ăn ngược nói ngạo, gian tham quỷ quyệt, thay trắng đổi đen. Nếu không có tâm nhẫn nhục thì Tham, Sân, Si sẽ nỗi dậy khiến cho Thân, Khẩu, Ý của chúng ta vọng động và từ đó chúng ta sẽ tạo cho mình những ác nghiệp mà có thể làm trở ngại cho việc vãng sinh sau này. Khi đối diện với nghịch cảnh, chúng ta nên nhớ rằng tất cả mọi việc trên thế gian này đều là vô thường, ngay cả chính cái bản thân của chúng ta cũng vậy, thì dầu cho chúng ta có tranh dành, chiếm đoạt, đánh đập, hay sĩ vả người khác cũng chẳng có ích lợi gì. 
 
 

 Nói như thế không phải chúng ta chọn con đường nhu nhược để sống. Mà con đường chúng ta đi là con đường nhân đạo dựa trên căn bản thêm bạn bớt thù và lấy phương châm là tạo hạnh phúc cho người tức là tự tạo hạnh phúc cho chính mình vậy. Nếu có người chửi mắng mình, thì mình phải bình tỉnh tự nghĩ rằng: Ta có làm gì sai quấy không? Nếu có thì họ sĩ nhục ta là thích đáng rồi, ta không nên cải lại mà chỉ cám ơn họ thôi. Còn nếu ta trong trắng, thì những lời chửi mắng kia đâu có dính líu gì với ta đâu mà phải bận tâm! Ta nhẫn nhục là vì ta có lòng Từ Bi Hỷ Xã, thương người, và không muốn làm người phải đau thương.


 
 

 Nhẫn nhục của lòng từ bi thì khác hẳn với nhẫn nhục do tham vọng, sân si, ái dục thúc đẩy. Bởi vì những nhẫn nhục do ái dục sinh ra, thì họ cố cắn răng chịu nhục một thời, rồi sau đó sẽ tìm phương hại người để trả thù. Đây là đại ác. Khi nói về chuyện nhẫn nhục để trả thù thì trong truyện Đông Châu Liệt Quốc vào khoảng năm 26 đời Châu Kinh Vương, tức là cùng một thời với Đức Khổng Tử tại nước Lổ, giữa vua Việt là Câu Tiển và vua Ngô là Phù Sai. 
 
 

 Quý vị còn nhớ là Ngủ Tử Tưchạy trốn vua Sở Bình Vương đã giết hại toàn gia đình của mình, phải nghĩ cách trốn qua ải, chỉ một đêm mà đầu bạc phơ. Sau ông gặp được vua Ngô là Hạp Lư, cùng với Tôn Vủ đem binh về báo thù nhà, nhưng lúc bây giờ vua Sở mới chết. Lòng thù hận đã khiến ông sai lính quật mồ vua Sở Bình Vương để bằm tử thi nát ra như cám cho hả giận. Khi vua Việt là Doản Thường nghe tin nước Ngô đang bỏ trống, định đánh lén bất ngờ, nhưng Tôn Tử đã giúp vua Ngô lui binh về kịp. Từ đó giữa Việt và Ngô lại tạo thù kết oán
 
 

 Khi vua Ngô là Hạp Lư chuẩn bị kéo quân sang báo thù, thì vua Việt là Doản Thường bị bệnh chết, con là Câu Tiển lên thay. Vì không nghe lời can gián của Ngủ Tử Tưđang lúc người ta có tang mà đánh là bất nhân, vua Ngô bị thảm bại mà chết, cháu là Phù Sai lên thay và thề sẽ trả mối hận này. Khi quân đã hùng mạnh thì vua Phù Sai đánh thắng vua Câu Tiển. Nhưng thay vì giết đi, lại nghe lời nịnh hót của Thái Tể Bá Hi để cho Câu Tiển được hàng. 
 
 

 Trong thời gian bị giam cầm, vì chí lớn, Câu tiển nghe lời Phạm Lải đi nếm phân của vua Phù Sai để lấy lòng trong khi ông ta đang bệnh. Quý vị có thấy là khi con người đã quyết chí báo thù thì họ chấp nhận làm bất cứ việc gì để có cơ hội phục thù. Vì nghĩ rằng Câu Tiển đã ăn năn nên Phù Sai thả “cọp” Câu Tiển về nước. Sau đó Câu Tiển nghe lời Phạm Lải đem mỹ nhân kế Tây Thi, Trịnh Đán cống sang làm cho Phù Sai say đắm mà quên đi phòng bị. Cuối cùng Câu Tiển đã diệt được Phù Sai.
 
 

 Cái nhẫn nhục của Câu Tiển thì trên đời nầy khó có ai bì kịp bởi vì ở địa vị cao sang tột đỉnh của một vì chúa tể một nước mà cam lòng làm tên giữ ngựa, hốt phân, giữ chuồng mà bề ngoài không tỏ ý oán hận. Việc nếm phân cho Phù Sai càng chứng tỏ sự nhẫn nhục đến tột độ và cho thấy chí phục thù mảnh liệt đã giúp cho Câu Tiển đến chỗ thành công. Nhưng sự thành công nào mà không phải trả giá. Cái giá ở đây là từ khi Câu Tiển nếm phân, ông ta sinh ra bệnh hôi miệng cho nên dù cao lương mỹ vị ông ta ăn cũng không biết ngon. May thay, Phạm Lải tìm được một thứ rau gọi là “rau chấp” dâng cho vua ăn để trừ bịnh nầy. Rau này ăn có mùi hôi nhưng rất hạp với Câu Tiển nên nhà vua cho đặt tên ngọn núi có rau này là Chấp sơn.

 Có nhẫn nhục thì lòng từ bi mới chan chứa, tính thanh tịnh tràn lan, sự nghiệp dâng cao, người người quý trọng, và dĩ nhiên đạo quả viên thành.

 Vì nhận thấy công đức lớn lao và quý báu của nhẫn nhục, nên cổ nhân đã có câu nhắn nhủ với người đời một cách mạnh mẻ như sau:

 Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận.

 Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn hóa nhất tề tiêu.

 Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc.

 Hưu hưu hưu, cái thế công danh bất tự do.

Tạm dịch là:

 Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, khẩu nhẫn, tâm nhẫn) thì điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.

 Nhịn nhịn nhịn (thân nhịn, khẩu nhịn, tâm nhịn) thì ngàn tai muôn họa đều tan biến.

 Nín nín nín (thân nín, khẩu nín, tâm nín) thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đây mà được.

 Thôi thôi thôi (thân thôi, khẩu thôi, tâm đều thôi) thì những công danh cái thế không còn tự do.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 18989)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.