Thiện Và Ác

06/12/201012:00 SA(Xem: 25355)
Thiện Và Ác

PHẬT HỌC THƯỜNG THỨC
Tâm Minh Lê Đình Thám

THIỆN VÀ ÁC

Tiền thân của Đức Phật Thích-ca, trong một thời mạt pháp, đã không tiếc thân mạng, xin cho kỳ được, một bài kệ của đạo Phật.

Bài kệ ấy là:

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành.

Tự tịnh kỳ ý,

Thị chân Phật giáo.

Nghĩa là:

Các điều ác quyết định không làm,

Các điều thiện kính cẩn cố làm.

Tự làm cho ý niệm trong sạch,

Đó thật là lời dạy của Phật.

Bài kệ ấy tóm tắt đường lối tu hành của đạo Phật, trong đường lối ấy, bỏ ác làm thiện là bộ phận quan trọng.

Nhưng thế nào là Thiện, thế nào là Ác? Đạo Phật chia có thiện ác vô lậu thuộc về xuất thế gian. Về thiện ác vô lậu, thì thiện là thuận theo pháp giới tính, ác là trái với pháp giới tính, có thể bao gồm trong câu kệ thứ ba là “Tự tịnh kỳ ý” và sẽ được giải thích trong các bài sau.

Bài này chỉ nói về thiện ác hữu lậu, thuộc về nhân quả thế gian. Theo nhân quả thế gian, thiện là những điều lành, có lợi cho các loài hữu tình, hoặc cho đa số loài hữu tình. Ác là những điều dữ, có hại cho các loài hữu tình hay cho đa số loài hữu tình.

Riêng đối với loài người, chủ yếu thiện là những điều có lợi cho người hay cho đa số người, ác là những điều có hại cho người hay cho đa số người.

Với những định nghĩa như trên, mọi người có thể phân biệt điều thiện và điều ác. Nếu hại ít mà lợi nhiều thì vẫn là thiện, nếu hại nhiều mà lợi ít thì vẫn là ác.

Để cho dễ nhớ, có thể tóm lại các điều ác thành 10 điều:

Ba điều ác do thân làm ra là:

1. Sát hại: Nghĩa là giết chết và đánh đập hành hạ người và các loài hữu tình, chủ yếu là người.

2. Thâu đạo: Nghĩa là trộm cắp hoặc lấy của người bằng những thủ đoạn không chính đáng.

3. Dâm dục: Chủ yếu là tà dâm, những dâm dật quá độ, say đắm ngũ dục cũng là điều ác.

Bốn điều ác thuộc về lời nói là:

4. Vọng ngôn: Nghĩa là nói dối, không nói ra có, có nói ra không.

5. Ỷ ngữ: Nghĩa là nói quanh co, dua nịnh, khiêu dâm, ngụy biện, trạng quá sức phi, nói tóm lại, là nói những lời không đúng đắn.

6. Ác khẩu: Nghĩa là nói lời hung dữ như chửi mắng, nguyền rủa, dọa nạt,v.v.

7. Lưỡng thiệt: nghĩa là nói hai lưỡi, gây sự bất hòa giữa người này với người khác.

Ba điều ác thuộc về ý là:

8. Tham: Nghĩa là ham muốn, ham muốn những điều mình ưa thích hoặc những cái gì làm cho có điều mình ưa thích, nó làm cho tâm hồn bị ràng buộc với cảnh, đặc biệt là với cảnh ngũ dục.

9. Sân: nghĩa là giận ghét, giận dữ trước những cảnh trái ý, ghét bỏ những điều làm cho mình khó chịu.

10. Si: Nghĩa là si mê, si mê không biết nhân quả, si mê không tin Chánh pháp.

Cả ba điều về thân, bốn điều về lời nói, ba điều về ý đã nói ở trên kia, xét cho cùng đều có hại cho các loài hữu tình, nên gọi là ác.

Trái với ác là thiện. Không làm các điều ác đã là thiện rồi. Nếu còn làm thêm các điều có lợi cho các loài hữu tình thì lại càng thiện hơn nữa. Trái với mười điều ácmười điều thiện như sau:

1. Không sát hại, mà cứu mạng, giúp đỡ chăm sóc trong lúc hoạn nạn.

2. Không thâu đạo, mà bố thí (tài thí, pháp thí, vô úy thí).

3. Không là dâm, mà tiết dục, nghĩa là tiết giảm bớt sự dâm dục.

4. Không vọng ngôn, mà nói lời thành thật.

5. Không ỷ ngữ, mà nói lời đúng đắn, thẳng thắn.

6. Không ác khẩu, mà nói lời yêu mến, dịu ngọt, nhã nhặn.

7. Không lưỡng thiệt, mà nói lời hòa giải.

8. Không tham, mà phóng xả, nghĩa là đối với cảnh, thường bỏ qua không để ý lưu luyến, đắm trước.

9. Không sân, mà từ bi, biết thương xót người và các loài hữu tình.

10. Không si, mà trí tuệ, phân biệt lành dữ, chính tà.

Các việc thiện này, xét cho cùng, đều đem lại lợi ích cho các loài hữu tình, nên gọi là thiện.

Về các nghiệp do thân làm ra hay do miệng nói ra, thường có những ý niệm sai khiến. Có những người làm những thân nghiệp ác và khẩu nghiệp ác với ý nieemjt hiện, như sát hại bạo chúa để cứu nhân loại khỏi lầm than, như nói dối để cứu mạng người. Ngược lại cũng có những người làm những thân nghiệp, khẩu nghiệp thiện, với ý niệm ác, như giả làm việc nhân nghĩa để lừa gạt người khác, kiếm lợi cho mình, hoặc tổ chức những nhà nuôi trẻ mồ côi với mục đích vụ lợi v.v. Vì thế, điều cốt yếu phải nhận địnhthiện ác nơi ý niệm, chứ không chỉ nơi việc làm bề ngoài…

Có khi người ta không muốn làm điều ác nhưng lại gây thiệt hại cho người khác, như đi xe vô ý làm cho người khác bị thương, những việc như thế, chỉ có quả báo đối đãi, chứ không có quả báo nơi tâm thức. Khi nào cả ý nghiệp, thân nghiệpkhẩu nghiệp cùng làm việc thiện, thì quả báo thiện ác mới rõ ràng.

Người theo đạo Phật, cần phải phân biệt thiện ác cho đúng đắn, việc gì có hại cho người hay đa số người, thì quyết không làm, việc gì có lợi cho người hay đa số người, thì quyết làm. Trong một đời, làm việc thiện nhiều, làm điều ác ít, lại có công đức niệm Phật, tín ngưỡng vãng sinh, thì sẽ được về Tịnh độ. Ngoài ra nếu phát bồ-đề tâm mà làm các điều thiện thì sẽ được giác ngộchứng quả.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19039)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.