Cha Ăn Mặn Con Khác Nước

19/10/201012:00 SA(Xem: 52311)
Cha Ăn Mặn Con Khác Nước

CHA ĂN MẶN CON KHÁT NƯỚC
Thích Phước Thái

Hỏi: Kính bạch thầy, con thường nghe người ta nói câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Con chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu nói nầy như thế nào? Và nói như thế có trái với luật nhân quả hay không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con được rõ.


Đáp: Câu nói nầy mới nghe qua, thì dường như có chống trái với luật nhân quả. Vì theo luật nhân quả, ai làm nấy chịu, không thể người nầy ăn mà người khác lại no, hay người nầy uống mà người kia đã khát. Nghiệp quả mình gây, thì mình phải chịu nhận lấy, không ai thay thế cho ai. Thế thì, tại sao ở đây nói, đời cha ăn mặn, đời con khát nước? Câu nói nầy, theo chỗ hiểu của chúng tôi, thì nó nói lên cái tác động ảnh hưởng qua lại trong đời sống gia đình.

Đã sống chung trong một gia đình, tất nhiên, ngoài biệt nghiệp ra, nó còn có sự cộng nghiệp trong đó. Nếu không có sự cộng nghiệp, thì chắc chắn không có sự quan hệ gắn bó tương quan qua tình nghĩa cha con hay vợ chồng. Dù đây là duyên nợ oan gia chằng chịt của mỗi người với nhau trong quá khứ.

Đã nói là cộng nghiệp, thì ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng với nhau. Theo biệt nghiệp, thì ai làm nấy chịu. Như cha phạm pháp, thì cha phải chịu tù tội trước luật pháp, không ai có thể thay thế. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện cộng nghiệp, thì việc làm của người cha sẽ gây ra ảnh hưởng đến gia đình rất lớn. Ảnh hưởng tác động qua nhiều phương diện. Như sa sút về phương diện làm ăn, khó khăn trong vấn đề kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến sự học hành của con cái về mặt lý lịch, vật chất cũng như tinh thần.

Điều liên hệ ảnh hưởng về việc học hành thi cử nầy, chúng ta thấy rất rõ, sau năm 1975, đa số các con em học sinh trong những gia đình có cha làm sĩ quan cấp lớn thời quốc gia, đều bị đánh rớt vì lý lịch không tốt. Như vậy, việc cha làm có ảnh hưởng cho gia đình và con cái là như thế.

Đó là một cộng nghiệp chung của gia đình phải gánh chịu. Còn người cha bị pháp luật trừng trị hành hạ đó là nghiệp riêng của ông ta. Từ đó suy ra, hành động tốt hay xấu của mỗi thành viên trong gia đình hay trong một đoàn thể, rộng ra là cả quốc gia dân tộc, đều có tác động ảnh hưởng chung. Vì thế mới có những câu nói : “Tốt lá tốt nem, tốt em, tốt chị. Hay ngược lại cũng thế. Hoặc: một người làm xấu cả bọn mang nhơ; một người làm tốt cả bọn được nhờ. Một con sâu làm sầu nồi canh v.v…” Còn và còn rất nhiều những câu nói như thế.



Nếu làm cha mẹ ăn ở khôngđạo đức, thì người con dễ bị hư hỏng. Thí dụ trong gia đình, người cha thì hay rượu chè say sưa be bét, còn mẹ thì cũng hay thích chơi bài bạc đỏ đen. Đã vậy, hai người còn xung khắc cãi vã rầy rà với nhau mãi. Cuộc sống giữa hai người không có một chút hạnh phúc. Cả hai đều sống buông thả như thế, thì bảo làm sao con cái trong gia đình nên thân cho được? Bởi cha mẹ thiếu đạo đức, thì làm sao dạy dỗ con cái. Tất nhiên, con cái cũng có cuộc sống bê tha mà thôi. Điều nầy, đã và đang xảy ra nhan nhãn hằng ngày trong xã hội.

Trong cuộc đời tương đối, đôi khi cũng có những trường hợp đặc biệt ngoại lệ. Như cây đắng mà sanh trái ngọt. Có những gia đình, cha mẹ thiếu đạo đức, kém học thức, nhưng có những đứa con rất ngoan hiền, học giỏi đổ đạt thành tài. Những trường hợp ngoại lệ nầy, thật sự mà nói, ta thấy rất ít. Đại đa số, đều tác động chịu ảnh hưởng bởi cộng nghiệp rất lớn.

Tóm lại, câu nói trên, theo tôi, thì không có gì là chống trái với luật nhân quả cả. Vì luật nhân quả, ta phải xét qua nhiều mặt. Không thể xét một cách đơn phương, cục bộ, một chiều được. Bởi lý nhân quả nó tương quan theo ước định của chiều thời gian. Và sự ảnh hưởng qua lại giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp đương nhiên là phải có. Đời cha gây ra những hành động xấu, tốt, tất nhiên, phải có ảnh hưởng đến đời con. Nếu đời cha là người ăn ở có đạo đức, hiền từ, có trình độ học vấn kiến thức khá, và có một đời sống cư xử gương mẫu, thì đời con chắc chắn là phải có ảnh hưởng tốt đẹp lây. Trường hợp nầy đã xảy ra nhan nhãn trong xã hội xưa nay.

Ngược lại, nếu người cha là một người kém đạo đức, đời sống bê tha trụy lạc, có nhiều tánh xấu, thì tất nhiên sẽ gây tác động ảnh hưởng đến tánh tình và đời sống của người con rất lớn. Như ăn mặn là nhân mà khát nước là quả. Chính vì cha mẹ ăn ở khôngđạo đức mà có thể gây ảnh hưởng hậu quả cho đời con gánh chịu. Đây là nhân quả tương đồng tác động ảnh hưởng bởi cộng nghiệp mà ra.


Thích Phước Thái
Chùa Quang Minh, Australia



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/06/2019(Xem: 5635)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.