SỰ THẬT VỀ CÚNG CÔ HỒN VÀO MÙNG 1 & 15 HÀNG THÁNG Thích Nhật Từ
Hỏi: “Chúng con muốn cúng thí thựccô hồn vào ngày sóc vọng mùng 1 - 15 hàng tháng, chúng con đọc bài ‘Mông sơn thí thực’ trong Kinh nhật tụng nhưng lại nghe có người nói việc cúng chúng sinhngoài trời chỉ thích hợp ở chùa, có quý sư tu hànhthanh tịnh; người tại gia nếu cũng cúng tương tự sẽ kéo theo tình trạng trong nhà bị phá phách, nhất là cúng ở ngoài giờ đã định nhiều khi có hại hơn là có lợi. Xin thầy chia sẻ vấn đề này”.
Trả lời: Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốcbiên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng. Cho nên kho còn sống các vị vua không chăm sóc cho người dân, thu gom ngọc ngà vàng bạcchâu báu chôn ở dưới đế kim tự tháp, ướp xác để mình tiếp tục được sống và hoàng hậu, cung tần mỹ nữ từng được vua sủng ái đều phải bị chôn sống theo. Người TQ đã có cải biên về tập tục này, thay vì chôn vàng thật, họ đốt giấy vàng mã; thay vì làm kim tự tháp tốn tiền thật, họ làm nhà giấy vàng mã; thay vì chôn người chết thật là phạm pháp họ chôn người hình nộm.
Dù có cải biên, phong tục tập quán của người TQ và Ai Cập cổ đều là mê tín giống như nhau, cho nên người TQ tin rằng có 10 loại cô hồn, nếu không được cúng và cầu siêu họ sẽ không thể được siêu thoát. Cho nên các chùa TQ vào 4 giờ chiều đều cúng nghi thức cúng cô hồn và phẩm vật cúng cô hồn thật ra chỉ là 1 chung nước nhỏ đường kính 3cm, chiều cao 3cm, trong đó chỉ bỏ 7 hạt cơm. Bằng sự quán tưởng, người TQ tin rằng thế giớima quỷ ăn no đủ từ 1 chung 7 hạt cơm đó - đó là cường điệu và hoang tưởng. Vì theo đức Phậtsau khi chết Nghiệp dẫn chúng sanhtái sinh trong Luân hồi.
Đã trở thànhthói quen nhiều thế kỷ rồi, các chùa VN tiếp tục cúng cô hồn và nhấn mạnh đến việc cúng cô hồn này, từ đó có nhiều thầy cường điệu qua các câu chuyệnly kỳ và từ đó người ta đồn thổi với nhausau khi chếtma quỷ vẫn chưa siêu. Vài chục năm, vài trăm năm, vài nghìn năm, điều đó trái vớiPhật học vừa trái với khoa học hiện đại. Một số nhà sư TQ còn cường điệu: đang khi cúng cô hồn, nếu lỡ mà mình nghĩ đến chìa khóa thì các cô hồn này chỉ nhai chìa khóa không, nếu nhà sư đó nhớ đến các cục đá cục đất thì cô hồn chỉ ăn đá và đất, nếu lỡ người cúng nghĩ đến vàng vòng thì các cô hồn này hưởng vàng vòng là không có thật. Cúng là 1 hình thức tưởng niệm, mục đích của sự tưởng niệm này để nối kết văn hóa “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệđời sau dành cho ông bà tổ tiên đã qua đời.
Cho nên, chỉ có những chùa tu theo Tịnh Độ tông kiểu TQ mới cúng cô hồn vào 4 giờ chiều tại các chùa; VN mô phỏng TQ 100% nên chùa nào tại VN cũng cúng cô hồn vào 4 giờ chiều. Do vậy, người Phật tửtại gia không nên làm việc đó vì không cần thiết và không có giá trịthiết thực gì. Thay vì dành 45 phút cho nghi thứcMông sơnthí thực, các Phật tử hãy đọc các bài Kinh thuần Việt, mở mang trí tuệ hoặc đến chùa làm công quả, tham gia các hoạt độngtừ thiện, làm công ích gì đó – giá trịthiết thực cao hơn nhiều lắm. Vì đặt nặng vào nghi thức cúng cô hồn, Phật giáo TQ, VN, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng rơi vào việc biến đạo Phậtthành đạođám ma. Ở Nhật Bản người ta có 1 câu rất đau lòng: “Muốn tổ chức sinh nhật linh đình, hãy vào các đền thờ Thần Đạo – đạo riêng của người Nhật, họ tổ chức thôi nôi, sinh nhật rất hay. Nếu muốn tổ chức các lễ cưới linh đình, hãy vào các nhà thờ Công Giáo, Tin Lành, vì tại đây lễ cưới rất trang trọng; muốn tổ chức đám malinh đình, hãy vào nhà chùa.” Vì mỗi đám ma, các Phật tử mời đến vài chục nhà sư, mấy chục Phật tử cùng hộ niệm, như vậy đạo Phật đã trở thành đạo hốt xác.
Một nhà sư nếu chịu khó đi giảng kinhthuyết Pháp có thể độ được vài chục ngàn Phật tử, khi còn sống nghe giảng còn chưa chắc hiểu được, hiểu rồi chưa chắc vượt qua được nghiệp chướng; huống hồ ngay cái chết, tâm thức của hương linh chuẩn bị tái sinh rối bời, vừa tiếc nuối, vừa sợ hãi, vừa lo lắng, vừa bấn loạn, … tâm trí đâu mà lắng nghe, có nghe cũng rất khó có thể làm được. Cho nên trở về với đạo Phật gốc, chúng ta (bao gồmcư sĩ và Phật tử) hãy độ người còn sống đúng với lời Phật dạy. Khi người còn sống đó, có đời sốngđạo đức, nhập thế, năng động, tích cực; khi chết chẳng cần ai tụng kinh, người đó tái sanhngay lập tứcdựa vào Nghiệp thiện do chính mình tạo dụng được. Đó là cách tu rất thiết thực, còn tại các chùa hiện nay người ta vẫn tiếp tục tụng bài Kinh cúng cô hồn; thay vì tụng bài kinh cúng cô hồn, chúng ta hãy đọc bài kinhđạo đức (Kinh 5 điều đạo đức, Kinh 10 điều đạo đức, Kinh 8 điều đạo đức, Kinh phước báu, Kinh lời vàng Phật dạy) đều là những bài Kinh người đọc tụng có thể phát triển đạo đức và nhân cách cao thượng.
Do đó, muốn cho đạo Phật phát triển, chúng ta phải mạnh dạn tách rời sự nô lệvăn hóa vào TQ. Phật giáo VN, phải tách rời sự nô lệPhật giáo vào văn hóaPhật giáo TQ và trở về với đạo Phật gốc. Chúng ta không tốn thời gian mà đạt được được những kết quả rất lợi lạc, thiết thực.
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.