Biệt nghiệp và cộng nghiệp

21/09/20164:01 SA(Xem: 18992)
Biệt nghiệp và cộng nghiệp

BIỆT NGHIỆP VÀ CỘNG NGHIỆP
Nhiên Như – Quảng Tánh

gia đìnhHỎI: Xin hỏi quý Báo, tại sao trong một gia đình, cha mẹ làm ác và hậu quả thì con cái lại gánh? Đúng ra thì ai làm nấy chịu chứ! Trường hợp khác, tại sao cha mẹ giàu mà con cái lại nghèo, và ngược lại con cái giàu mà cha mẹ lại nghèo? (VĂN GIÁP, vovangiapalgiap@gmail.com)

ĐÁP: 

Bạn Văn Giáp thân mến!

Theo giáo lý Nghiệp của đạo Phật, mỗi người đều thừa tự nghiệp của chính mình. Nghiệp là những tạo tác, hành động có tác ý. Nghiệp do mình tạo ra và trở lại chi phối chính mình. Nghiệp có biệt nghiệp (nghiệp riêng) và cộng nghiệp (nghiệp chung). Hai loại nghiệp này có liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau.

Xét về biệt nghiệp thì dĩ nhiên ai làm nấy chịu, không ai có thể chịu thế cho ai. Khi cha mẹ làm ác thì chính họ sẽ chịu quả báo. Sở dĩ “cha mẹ làm ác và hậu quả thì con cái lại gánh” là do cộng nghiệp. Con cái có liên hệ cộng nghiệp với cha mẹ, nên những nghiệp thiện hay ác mà cha mẹ tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên con cái. Và ngược lại, những nghiệp thiện hay ác mà con cái tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên cha mẹ.

Trường hợp “cha mẹ giàu mà con cái lại nghèo, và ngược lại con cái giàu mà cha mẹ lại nghèo” là trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Cộng nghiệp là cả gia đình nhưng mỗi người có một biệt nghiệp khác nhau. Thế nên trong cùng một gia đình nhưng mỗi người lại có một đặc điểm giàu nghèo khác biệt nhau.

Chúc bạn tinh tấn!
Nhiên Như - Quảng Tánh


Bài đọc thêm:
Luật Nghiệp Quả, Biệt Nghiệp Và Cộng Nghiệp (Lê Sỹ Minh Tùng)
Cộng Nghiệp - Biệt Nghiệp (Đức Đạt Lai Lạt Ma - Thích Nhuận Châu dịch)
Biệt nghiệp và cộng nghiệp (GS. Minh Chi)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/06/2019(Xem: 5180)
10/01/2019(Xem: 15662)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.