Đấng sáng tạo, quyền năng tuyệt đối

26/12/20164:15 CH(Xem: 10906)
Đấng sáng tạo, quyền năng tuyệt đối

ĐẤNG SÁNG TẠO, QUYỀN NĂNG TUYỆT ĐỐI
  

Tôi là một Phật tử, thế nhưng tôi vẫn nghĩ đến một đấng sáng tạo ra tất cả, có quyền năng tuyệt đốiđịnh đoạt mọi sự việc trên đời. Như thế, con người sẽ yên tâm hơn, vì có chỗ nương tựa tối caobền vững trong đời này và sau khi chết đi. Có thể hiểu đấng ấy là Đức Phật không? Xin giải thích thêm.

Tôn Nữ Hoài Ân – đường Thành Thái, Q.10, TP. Hồ Chí Minh  

 

Suy nghĩ như thế của bạn là không đúng. Đó chỉ là mong ước của bạn cũng như của rất nhiều người khác, nhưng thực sự không thể có một đấng như vậy và Đức Phật cũng không hề tự nhận Ngài là một đấng quyền năng tuyệt đối, sáng tạođịnh đoạt tất cả. Qua kinh điển Phật giáo, chúng tôi xin lược dịch vài lập luận sau đây:

1) Mọi sự vật đều không tự có, không do một nguyên nhân độc nhất mà do số nguyên nhân (nhân duyên) để hình thành. Ví dụ: cái chén đang ở trên bàn được tạo nên bởi người thợ, bởi đất sét, lửa nung, nhà buôn, khách hàng, chuyên chở…Tức là do vô số nguyên nhân mà ta không thể kể hết được. Do đó, vũ trụ vạn vật, chúng sinh…đều do vô số nguyên nhân mà có, không thể do một nguyên nhân hay một người tạo ra được.

2) Nếu có một vị tuyệt đối toàn hảo thì vị ấy vốn đầy đủ tất cả, không cần phải làm gì, không cần phải sáng tạo ra thứ gì cả. Ta xây nhà vì ta cần nhà để ở, ta tạo hoa màu để ăn, ta trang hoàng nhà cửa để đáp ứng đòi hỏi thẩm mỹ…Tức là ta có thiếu thốn mới tìm cach sáng tạo chứ đấng tuyệt đôi toàn hảo (nếu có) thì không cần phải như thế.

3) Nếu có một vị toàn hảo, quyền năng tuyệt đối thì tác phẩm sáng tạo của vị ấy phải toàn hảo. Chúng ta thấy đâu đâu cũng là sự bất toàn. Sự bất bình đẳng giữa các thân phận con người (giàu nghèo, sang hèn, khỏe yêu, chết già, chết trẻ…), cái xấu, cái ác, thiên tai, hỏa hoạn , đói nghèo, bệnh hoạn, chiến tranh, bạo lực, suy thoái đạo đức…xảy ra khắp nơi, liên tục. Thế giới này là không hoàn hảo, không phải là tác phẩm của một vị toàn năng, toàn hảo.

4) Nếu có một vị toàn hảo,quyền năng tuyệt đối thì tac phẩm sáng tạo phải được hình thành ngay, hoàn tất, trọn vẹn, tuyệt hảo, tuyệt đối ổn định, không thay đổi…Tự bao giờ, hiện nay và trong tương lai vũ trụ thay đổi không ngừng, nhiều ngôi sao bị tan vỡ, nhiều hành tinh mới được hìnhthành, trái đất luôn biến đổi, tình hình thế giới đổi thay không ngừng…Như vậy, sự sáng tạo được gọi là của đấng toàn năng là chưa xong và không biết đến bao giờ mới xong!

Sự tin vào một đấng tuyệt đối quyền năng, quyết định tất cả mọi sự việc, theo chúng tôi, chỉ là sự mong ươc được nương tựa của những người lo lắng cho số phận mình hiện nay và sau khi chết đi. Phật giáo khẳng định rằng cái chết không phải là chấm dưt sự sống mà chỉ là sự thay đổi hình thái sống. Theo ly tái sinh, ta có vô số đời sống cho đến khi được giải thoát tối hậu, đời ta là do ta quyết định. Đối với người Phật tử, trên bước đường tìm về hạnh phúc tối hậu, nơi nương tựa duy nhấtĐức Phật, Phật phápchư Tăng Ni. Nhưng Phật, Pháp Tăng vốn chung một thể, Phật vốn là cai Tâm nguyên thủy của mỗi người, tâm mình vốn là Phật. Tất cả do tâm tạo chứ không do ai khac tạo, tốt, xâu cũng do tâm. Người Phật tử tự tin, hành trì theo lời Phật dạyhành thiện, phát triển tâm linh cho đến khi giải thoát tối hậu, không việc gì phải tự đánh mất mình bằng những tưởng tượng vu vơ.

Bàng Ẩn

Bài đọc thêm:
Đi Tìm Một Đấng Tối Cao (Trịnh Xuân Thuận)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/06/2019(Xem: 5180)
10/01/2019(Xem: 15662)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.