Xin Hỏi Một Tăng Sĩ ở Chùa Nuôi Chó Và Cho Chó Ăn Thịt Sống Có Được Không?

29/10/201012:00 SA(Xem: 23123)
Xin Hỏi Một Tăng Sĩ ở Chùa Nuôi Chó Và Cho Chó Ăn Thịt Sống Có Được Không?

Xin hỏi một tăng sĩ
ở chùa nuôi chó và cho chó ăn thịt sống có được không?

Có thể trả lời một cách rõ ràngthẳng thắnKHÔNG.

Đức Phật dạy rằng "Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh", "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành", chữ chúng sinh ở đây là chỉ tất cả mọi loài động vậtcảm giác, tức hữu tình chúng sinh, chứ không chỉ riêng loài người.

Cửa chùa là nơi truyền bá đạo Phật, tu sĩ ở chùa là Trưởng tử Như Lai, đem chánh pháp dạy chư Phật tử. Một trong những lời dạy quan trọng, cốt tủy của Đức Phật là phải dùng tâm bình đẳng để đối xử với mọi loài, cả người lẫn vật. Vậy thì việc nuôi chó và cho chó ăn thịt, dù thịt tươi hay thịt chín cũng không được. Một đằng thương con chó, lo cho con chó khỏi đói, đằng khác lại lấy đi mạng sống một con vật khác để nuôi sự sống của con chó. Điều này nghịch lý. Nguyên việc thương con chó vì không muốn nó đói đã là sai rồi. Vì có thương tất phải có ghét. Tâm đã bất bình đẳng lại thêm tâm kỳ thị thương ghét nữa. Ngoài ra còn phạm giới thứ 32 không được gây tổn hại chúng sinh trong Giới Bồ Tát: “không được buôn bán dao, gậy, cung, tên, những khí giới sát sanh. Không được chứa cân non giạ thiếu. Không được nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người. Không được ác tâm trói buộc người, và phá hoại việc thành công của người. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó ... Nếu cố làm các điều trên, Phật-Tử này phạm khinh cấu tội”….

Cũng nên biết, trong Phật Giáo điều dạy căn bán nhất của Đức Phậtlòng từ bi, không làm tổn hại đến chúng sinh. Nghiệp giết hại được hiểu là gốc rễ của tất cả khổ đau luân hồi và là nhân tố căn bản của bệnh tật và chiến tranh. Lý tưởng cao nhất và phổ cập nhất của Phật Giáo là làm việc không ngừng nghỉ để chấm dứt sự đau khổ của tất cả chúng sanh, không phải chỉ riêng loài người.

Ngày xưa có một thi sĩ Trung Hoa viết về bát canh thịt:

Ngàn năm qua một bát canh
Oán sâu biển cả hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe quán thịt tiếng gào thâu đêm.

Chỉ cần nhìn vào trong bát canh và miếng thịt trong đó, chỉ cần nhìn vào nồi súp ra-gu hầm thịt, người ta sẽ thấy được niềm oán hận của các loài bị tàn sát; nỗi oán hận này sâu như biển, lớn như núi. Nếu muốn biết được bản chất của chiến tranh hiện đang xảy ra trên thế giới, từ A phú Hãn đến Trung Đông, chỉ cần nửa đêm thức giấc lắng nghe tiếng gào thét của những con vật đang bị giết ở các lò sát sinh.

Rất tiếc cho vị tăng sĩ ở chùa, ăn chay trường, tuy bát canh không có thịt nhưng lại đem miếng thịt lấy ở đâu đó cho chó ăn. Tâm vô cảm, không thấy máu đổ thịt rơi khi con vật bị giết trong lò sát sinh và nhất là không thấy niềm oán hận của các loài bị tàn sát.

Rất tiếc cho vị tăng sĩ đã quên rằng khi còn tại thế, Đức Phật đã chế pháp ankết hạ cho Tăng đoàn. Mùa mưa ở Ấn độ là mùa hồi sinh của thiên nhiênvạn vật; cây cỏ, côn trùng và muôn thú đều vươn lên sức sống, sinh xôi và phát triển. An cư để tránh không vô tình tàn phá thiên nhiên và dẫm đạp lên những sinh vật nhỏ bé dưới chân. Phật dạy phải an cư, chẳng lẽ Phật lại cho phép cho chó ăn thịt




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/10/2015(Xem: 21641)
01/01/2015(Xem: 24998)
23/11/2013(Xem: 19287)
26/04/2013(Xem: 38683)
17/04/2013(Xem: 34713)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :