Xin Hỏi Một Tăng Sĩ ở Chùa Nuôi Chó Và Cho Chó Ăn Thịt Sống Có Được Không?

29/10/201012:00 SA(Xem: 22677)
Xin Hỏi Một Tăng Sĩ ở Chùa Nuôi Chó Và Cho Chó Ăn Thịt Sống Có Được Không?

Xin hỏi một tăng sĩ
ở chùa nuôi chó và cho chó ăn thịt sống có được không?

Có thể trả lời một cách rõ ràngthẳng thắnKHÔNG.

Đức Phật dạy rằng "Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh", "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành", chữ chúng sinh ở đây là chỉ tất cả mọi loài động vậtcảm giác, tức hữu tình chúng sinh, chứ không chỉ riêng loài người.

Cửa chùa là nơi truyền bá đạo Phật, tu sĩ ở chùa là Trưởng tử Như Lai, đem chánh pháp dạy chư Phật tử. Một trong những lời dạy quan trọng, cốt tủy của Đức Phật là phải dùng tâm bình đẳng để đối xử với mọi loài, cả người lẫn vật. Vậy thì việc nuôi chó và cho chó ăn thịt, dù thịt tươi hay thịt chín cũng không được. Một đằng thương con chó, lo cho con chó khỏi đói, đằng khác lại lấy đi mạng sống một con vật khác để nuôi sự sống của con chó. Điều này nghịch lý. Nguyên việc thương con chó vì không muốn nó đói đã là sai rồi. Vì có thương tất phải có ghét. Tâm đã bất bình đẳng lại thêm tâm kỳ thị thương ghét nữa. Ngoài ra còn phạm giới thứ 32 không được gây tổn hại chúng sinh trong Giới Bồ Tát: “không được buôn bán dao, gậy, cung, tên, những khí giới sát sanh. Không được chứa cân non giạ thiếu. Không được nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người. Không được ác tâm trói buộc người, và phá hoại việc thành công của người. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó ... Nếu cố làm các điều trên, Phật-Tử này phạm khinh cấu tội”….

Cũng nên biết, trong Phật Giáo điều dạy căn bán nhất của Đức Phậtlòng từ bi, không làm tổn hại đến chúng sinh. Nghiệp giết hại được hiểu là gốc rễ của tất cả khổ đau luân hồi và là nhân tố căn bản của bệnh tật và chiến tranh. Lý tưởng cao nhất và phổ cập nhất của Phật Giáo là làm việc không ngừng nghỉ để chấm dứt sự đau khổ của tất cả chúng sanh, không phải chỉ riêng loài người.

Ngày xưa có một thi sĩ Trung Hoa viết về bát canh thịt:

Ngàn năm qua một bát canh
Oán sâu biển cả hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe quán thịt tiếng gào thâu đêm.

Chỉ cần nhìn vào trong bát canh và miếng thịt trong đó, chỉ cần nhìn vào nồi súp ra-gu hầm thịt, người ta sẽ thấy được niềm oán hận của các loài bị tàn sát; nỗi oán hận này sâu như biển, lớn như núi. Nếu muốn biết được bản chất của chiến tranh hiện đang xảy ra trên thế giới, từ A phú Hãn đến Trung Đông, chỉ cần nửa đêm thức giấc lắng nghe tiếng gào thét của những con vật đang bị giết ở các lò sát sinh.

Rất tiếc cho vị tăng sĩ ở chùa, ăn chay trường, tuy bát canh không có thịt nhưng lại đem miếng thịt lấy ở đâu đó cho chó ăn. Tâm vô cảm, không thấy máu đổ thịt rơi khi con vật bị giết trong lò sát sinh và nhất là không thấy niềm oán hận của các loài bị tàn sát.

Rất tiếc cho vị tăng sĩ đã quên rằng khi còn tại thế, Đức Phật đã chế pháp ankết hạ cho Tăng đoàn. Mùa mưa ở Ấn độ là mùa hồi sinh của thiên nhiênvạn vật; cây cỏ, côn trùng và muôn thú đều vươn lên sức sống, sinh xôi và phát triển. An cư để tránh không vô tình tàn phá thiên nhiên và dẫm đạp lên những sinh vật nhỏ bé dưới chân. Phật dạy phải an cư, chẳng lẽ Phật lại cho phép cho chó ăn thịt
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1612)
01/04/2023(Xem: 3494)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.