- Lời Người Dịch
- Lời Người Biên Tập
- Lời Tựa của Karma Lodro Choepel
- 1. Cái Thấy Đúng của Phật Pháp
- 2. Tại sao Thấy Đúng Là Cần thiết
- 3. Phát Triển Trí Tuệ Chứng Ngộ Vô Ngã
- 4. Bốn Dấu Ấn
- 5. Làm Sao Lìa Bỏ Hai Cực Đoan
- 6 Trường Phái Trung Đạo
- 7. Hai Loại Vô Ngã
- 8. Tính Vô Ngã của Cá Nhân
- 9. Hai Trường phái Trung đạo
- 10 Cái Thấy của Mật Điển
- 11 Cái Thấy về Sự Hợp Nhất Bất Sinh
- 12 Áp Dụng các Giáo Lý này vào sự Tu Tập của Chúng Ta
- Vài Nét Tiểu Sử của Thrangu Rinpoche & Thuật ngữ
Khenchen Thrangu Rinpoche
Đỗ Đình Đồng dịch
TÁNH KHÔNG
TRONG TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
hay
SHENTONG & RANGTONG
Hai Cái Thấy về Tánh Không
2
2
Tại sao Thấy Đúng Là Cần thiết
I. Tại Sao Thấy Đúng Là Cần Thiết
Bản văn này của Jamgon Kongtrul có bảy điểm chính. Điểm chính thứ nhất giải thích tại sao cần phải có cái thấy đúng và rằng tu tập mà không có cái thấy đúng thì không có lợi ích; đấy giống như đi quanh quẩn trong u tối. Tại sao thấy đúng là cần thiết? Mặc dù chúng ta ước mong thành Phật, một điều gì đó ngăn cản chúng ta đạt sự giải thoát khỏi luân hồi. Những gì ngăn cản chúng ta đạt giải thoát là sự phát sinh của những cảm xúc phiền não trong tâm. Nguồn gốc của những cảm xúc phiền não là vô minh, trạng thái không biết và không hiểu. Cần phải loại bỏ trạng thái vô minh để nhổ bỏ gốc rễ của những cảm xúc phiền não đó. Vô minh[1] bị chánh kiến (cái thấy đúng) loại bỏ. Do có sự sáng suốt và tin tưởng nơi sự vật thực sự là như thế nào, vô minh bị đánh tan, những cảm xúc phiền não ngừng lại, và được giải thoát khỏi luân hồi và đau khổ. Đấy là lý do tại sao cái thấy rất là quan trọng.
Cái thấy đúng (chánh kiến) là cái hiểu về bản tánh tối hậu của tất cả các hiện tượng (pháp), về chân tánh của sự vật. Cần phải có cách hành xử đúng (chánh mệnh), với chữ “đúng” có nghĩa “hài hòa với cái thấy.” Sự hành xử hiện hữu bên trong phạm vi bản tánh qui ước của các pháp. Do đó, cách hành xử phải đúng trong mối liên hệ với chân lý qui ước bởi vì trong cái thấy chân lý tối hậu không có sát sinh, trộm ướp, và sự hành xử tiêu cực. Điều này ám chỉ rằng sát sinh cũng được phải không? Không, bởi vì nếu một người sát sinh, ở bình diện tương đối, đây là một tội ác và hành động này sẽ gây nghiệp tiêu cực (nghiệp xấu). Điều này ám chỉ rằng trộm cướp cũng được phải không? Không, bởi vì nếu một người trộm cướp, ở bình diện tương đối là phá luật pháp. Do đó, cần phải có cách hành xử đúng trong cả hai hạn từ chân lý qui ước và chân lý tối hậu. Nếu có thể phát triển cái thấy chân lý tối hậu thì sẽ có trí tuệ loại trừ vô minh. Trí tuệ này loại bỏ vô minh và trở thành nguyên nhân của giải thoát.
Hành xử đúng (chánh mạng) phải luôn luôn đi kèm với cái thấy đúng. Chúng ta phát triển cách hành xử đúng bằng cách tránh những hành động tiêu cực và bằng cách thực hành những hành động tích cực trong phạm vi chân lý qui ước. Toàn bộ sự hành xử đúng phải đi kèm với cái thấy tánh không bởi vì một mình sự hành xử đúng sẽ không đem lại cảnh giới thiền định, hay sự thành tựu các năng lực thần thông (siddhis) thông thường và tối thượng, hay mục đích thành Phật. Bất cứ điều gì chúng ta làm cũng phải có cái thấy sâu về tánh không đi kèm. Tương tự, sự thiền định của chúng ta nên luôn luôn có cái thấy về tánh không đi kèm; nếu không, sự thiền định ấy sẽ không gì khác hơn là một trạng thái thư giãn tâm trí.
Cái thấy đúng (chánh kiến) là cái hiểu về bản tánh tối hậu của tất cả các hiện tượng (pháp), về chân tánh của sự vật. Cần phải có cách hành xử đúng (chánh mệnh), với chữ “đúng” có nghĩa “hài hòa với cái thấy.” Sự hành xử hiện hữu bên trong phạm vi bản tánh qui ước của các pháp. Do đó, cách hành xử phải đúng trong mối liên hệ với chân lý qui ước bởi vì trong cái thấy chân lý tối hậu không có sát sinh, trộm ướp, và sự hành xử tiêu cực. Điều này ám chỉ rằng sát sinh cũng được phải không? Không, bởi vì nếu một người sát sinh, ở bình diện tương đối, đây là một tội ác và hành động này sẽ gây nghiệp tiêu cực (nghiệp xấu). Điều này ám chỉ rằng trộm cướp cũng được phải không? Không, bởi vì nếu một người trộm cướp, ở bình diện tương đối là phá luật pháp. Do đó, cần phải có cách hành xử đúng trong cả hai hạn từ chân lý qui ước và chân lý tối hậu. Nếu có thể phát triển cái thấy chân lý tối hậu thì sẽ có trí tuệ loại trừ vô minh. Trí tuệ này loại bỏ vô minh và trở thành nguyên nhân của giải thoát.
Hành xử đúng (chánh mạng) phải luôn luôn đi kèm với cái thấy đúng. Chúng ta phát triển cách hành xử đúng bằng cách tránh những hành động tiêu cực và bằng cách thực hành những hành động tích cực trong phạm vi chân lý qui ước. Toàn bộ sự hành xử đúng phải đi kèm với cái thấy tánh không bởi vì một mình sự hành xử đúng sẽ không đem lại cảnh giới thiền định, hay sự thành tựu các năng lực thần thông (siddhis) thông thường và tối thượng, hay mục đích thành Phật. Bất cứ điều gì chúng ta làm cũng phải có cái thấy sâu về tánh không đi kèm. Tương tự, sự thiền định của chúng ta nên luôn luôn có cái thấy về tánh không đi kèm; nếu không, sự thiền định ấy sẽ không gì khác hơn là một trạng thái thư giãn tâm trí.
Dharmadhātu (chân tánh của tất cả các pháp, Hán dịch: pháp giới) là căn bản của những lời Phật dạy, dù cho nó là những giáo lý về vô ngã cá nhân (như đã dạy trong thừa Nền tảng) hay những giáo lý về tánh không của các pháp (như đã dạy trong Đại thừa). Khi chiêm nghiệm những lời dạy về tánh không, chúng ta không nên kết luận, “Ồ, tất cả sự vật là không và trống rỗng.” Tốt hơn chúng ta cần có một sự hiểu biết vững chắc về chân tánh của các pháp (hiện tượng), đến độ chúng ta nghĩ, “Ô, đây là những gì đức Phật muốn nói. Đây là những gì đức Phật đã dạy.”
Những lời dạy của đức Phật có thể chia thành giáo lý của các kinh (sūtrās) và mật điển (tantras). Chúng ta phân tích và chiêm nghiệm trong khi nghiên cứu các kinh như thế chúng ta có thể có được sự hiểu biết nhất định về bản tánh của các pháp. Một vài học giả Tây tạng nói rằng phát triển sự chắc chắn nhất định trong một giáo lý không nên dựa vào những gì người khác nói là đúng. Thí dụ, chúng ta không nên tin vào một điều gì đó bởi vì người nào đó tuyên bố, “Đây là những gì đức Phật đã nói.” Hơn nữa chúng ta không nên kết luận, “Cái đó phải đúng vì đạo sư của tôi đã nói thế.” Tốt hơn, chúng ta nên có được sự chắc chắn bằng cách hiểu đúng y như sự vật hay hiện tượng thực sự như thế và không lay chuyển vì những gì người khác nghĩ. Chúng ta không nên nghi ngờ sự chắc chắn và cho phép niềm tin của chúng ta bị ý nghĩ, “À, người ấy đúng và mình sai” ngấm ngầm phá hoại, khi người nào đó nói chúng ta không đúng. Thay vì, chúng ta cần phát triển một sự tin quyết chắc chắn bên trong chúng ta đặt căn bản trên những gì mình hiểu không bị người khác ảnh hưởng cách này hay cách khác. Tiếp cận kinh điển là có được một sự hiểu biết về thực tại qua suy đoán và suy luận hợp lý; chúng ta chiêm nghiệm và suy nghĩ về những giáo lý ấy và qua quá trình này phát triển sự chắc chắn nào đó về giá trị của những giáo lý ấy.
Trong truyền thống mật điển hay Kim Cương thừa, không có sự nhấn mạnh nhiều về lý luận hợp lý. Thay vì, nhấn mạnh về sự hiểu biết trực tiếp mà các bản văn gọi là “cái tâm nhìn vào chính nó và hiểu chính nó một cách trực tiếp.”[2] Nếu tâm là một cái gì đó hiện hữu, thì chúng ta sẽ thấy nó ngay, tức là, chúng ta sẽ có cái hiểu trực tiếp không tùy thuộc vào ý nghĩ hay suy luận. Sự hiểu biết trực tiếp về tánh không đạt được qua thiền định là phương thức tiếp cận trong Kim Cương thừa.
Tuy nhiên trong đoạn nói về cái thấy, Jamgon Kongtrul miêu tả cái hiểu đạt được qua phân tích và suy luận. Chúng ta không cần phải có kinh nghiệm và tri thức trực tiếp qua thiền định ở điểm này nhưng thiền định trở nên ổn định hơn nếu có cái hiểu quyết định đạt được qua phân tích và suy luận. Đây là lý do tại sao Jamgon Kongtrul trình bày cái thấy qua quá trình lý trí, trong chương này.
Để đạt được cái hiểu quyết định về tánh không, trước tiên cần phải thọ nhận giáo lý từ một bậc thầy, đọc các bản văn của các bậc đại sư, hay nghiên cứu các kinh do đức Phật dạy, như thế người ta có thể có được nền tảng vững mạnh của những lời dạy của đức Phật. Như thế, có trí tuệ hay bát-nhã (prajñā) đến từ sự học (nghĩa đen “từ sự nghe các giáo lý” hay “văn”). Chỉ đơn giản biết những gì đức Phật dạy thì không đủ; người ta cũng cần chiêm nghiệm những lời dạy ấy để hiểu tại sao những lời dạy ấy đúng. Rồi người ta đạt được trí tuệ hay bát-nhã đến từ chiêm nghiệm những lời dạy ấy. Cả hai trí tuệ ấy đều cần thiết, trí tuệ phát sinh từ sự học và trí tuệ phát sinh từ chiêm nghiệm các giáo lý ấy.
[1] Chúng tôi dịch chữ Tây tạng marigpa, một trong ba kleshas (phiền não) nền tảng, là “vô minh” (ignorance) và đôi khi dịch là “nhầm lẫn.” Trong tiếng Tây tạng từ này ám chỉ sự không hiểu chân tánh của thực tại (Phạn: dharmatā: pháp tánh), không phải vô minh theo nghĩa không biết đọc và viết hay không biết dùng internet.
[2] Trong thiền định Đại Thủ ấn (Phạn: Mahāmudrā) có sự phân biệt rõ ràng giữa sự suy nghĩ lý trí về một điều gì đó (như trong sự tiếp cận kinh) và sự yên nghỉ trong trạng thái cực kỳ trong sáng và an tĩnh của Shamatha (Chỉ) và “nhìn thẳng” (quán) vào tâm không dính dáng gì đến sự khái niệm hóa hay ý nghĩ phân biệt. [Xem “Sáng Tỏ Tâm Bình Thườn”g – cùng người dịch].