Thực Hành Chính Niệm

21/01/201312:00 SA(Xem: 22693)
Thực Hành Chính Niệm


THỰC HÀNH CHÍNH NIỆM
Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia Hội đàm Tâm thứcĐời sống lần thứ 26
Phúc Cường

Trị liệu Nhận thức Dựa vào Chính niệm là một tập hợp các phương pháp thực hành rất hữu ích, chính niệm trong hoàn cảnh này có nghĩa chú tâm trong khoảng khắc hiện tại, không đánh giá, không phán xét. Trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều người. Về mặt lâm sàng đó là sự có mặt của nỗi buồn đau kéo dài và rời bỏ những điều đem lại ý nghĩathú vị.

Drepung Lachi, Mundgod, Karnataka, Ấn Độ, 21 tháng 1 năm 2013 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới buổi Hội đàm Tâm thức & Đời sống với một chiếc khăn choàng màu xanh lá cây khoác trên vai, ngài giải thích là đã được cúng dường bởi những người vừa thỉnh cầu ngài ủng hộ cho các chiến dịch tiêm chủng bại liệt tại địa phương.

Người dẫn chương trình Diana Chapman Walsh thuật lại một số nội dung đã đạt được tại các buổi thảo luận và điểm lại chi tiết nội dung ngày hôm trước: Giáo sư Christof muốn đo lường tất cả mọi thứ, Tiến sĩ người Pháp muốn sở hữu không gian và Giáo sư Arthur, hơn bao giờ hết, muốn xây dựng một nhịp cầu nối. Sau khi các nhà khoa học đã thảo luận sự ảnh hưởng của thực hành chính niệm đến não và cơ thể, thì chúng ta cần nên biết chúng có ảnh hưởng đến lối sống của mình như thế nào. Cô giới thiệu, vào buổi sáng, Tiến sĩ Tâm lýThần kinh học Sona Dimidjian, Giáo sư vật lý Arthur Zajonc và Geshe Ngawang, mỗi người sẽ thuyết trình về thực hành chính niệm trong thế giới. Vào buổi chiều, trong bối cảnh thúc đẩy phát triển con người, Tiến sĩ James Doty sẽ nói thuyết trình về Rèn luyện Trưởng dưỡng tâm từ bi tại Đại học Stanford, Geshe Lobsang Tenzin Negi sẽ thuyết trình về Rèn luyện tâm từ bi dựa trên Nhận thức.

blank

Đức Dalai Lama chào mừng Sona Dimidjian trước khi cô thuyết trình tại hội đàm Tâm thứcĐời sống XXVI tại Tự viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 2013. ảnh / Jeremy Russell / OHHDL

Tiến sĩ Sona Dimidjian làm việc với các bệnh nhân đang phải vật lộn để đối phó với căn bệnh trầm cảm. Cô làm việc tại Đại học Colorado, Boulder, với phương pháp Trị liệu Hành viTrị liệu Nhận thức Hành vi bằng cách sử dụng thiền chính niệm. Công việc này mang lại một cơ hội giải quyết các tình trạng nếu không sẽ rất khó điều trị. Trị liệu Nhận thức Dựa vào Chính niệm là một tập hợp các phương pháp thực hành rất hữu ích, chính niệm trong hoàn cảnh này có nghĩa chú tâm trong khoảng khắc hiện tại, không đánh giá, không phán xét. Trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều người. Về mặt lâm sàng đó là sự có mặt của nỗi buồn đau kéo dài và rời bỏ những điều đem lại ý nghĩathú vị. Tiến sĩ Sona đã thuyết trình:

"Quý ngài đã chia sẻ với chúng tôi tầm quan trọng của việc phảilòng can đảm và sự tự tin. Một khi bệnh nhân nói rằng: "Tôi không muốn buồn khổ,” khi ấy chúng tôi có thể giúp họ xóa đi nỗi buồn và khỏe mạnh trở lại."

mô tả bằng cách sử dụng chính niệm về hơi thở, cơ thể, sự lắng nghe, suy nghĩ và trải nghiệm của cảm xúc. Ngoài ra, liệu pháp nhận thức hành vi được sử dụng để nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của nỗi đau buồn và trầm cảm, và tập trung vào tiến trình suy nghĩ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt câu hỏi trong các nghiên cứuthực hành lâm sàng, liệu có thể quan tâm tới lý lịch của bệnh nhân như mức độ giáo dục, tình trạng kinh tế, cho dù họ có theo tôn giáo hay không. Và nếu được như vậy thì liệu có thể sử dụng thêm các phương pháp điều trị khác nhau? Ngài cho biết trầm cảm là một trạng thái tiềm ẩn ngầm nơi mỗi người, thậm chí có nó thể ảnh hưởng đến cả các Lạt ma. Ngài đã từng đặt câu hỏi, "Nó có thể như thế nào?"

Tiến sĩ Sona trình bày gần đây đã có một số lượng rất lớn các ấn bản giới thiệu về chính niệm được phát hành. Cô thấy rằng phương pháp tiếp cận khoa học của tâm lý học đã giới thiệu nhiều hơn về đức tính trung thực. Chiều hướng lừa dối chính mình hoặc người khác giảm đã đi nhiều. Cùng với đó, động cơ và những suy nghĩ đem lại lợi ích cho người khác luôn được duy trì.

Giáo sư Arthur Zajonc quan tâm đến thực hành chính niệm có thể đóng góp cho giáo dục như thế nào. Ông thấy rằng nếu được giới thiệu cho sinh viên ở cấp đại học, nó sẽ giúp họ thấu hiểu được bản thân và khi rời ghế giảng đường họ sẽ trở thành con người tốt hơn. Ông đã trích dẫn lời của Einstein mà mình rất yêu thích: "Những ai không còn biết ngừng lại để tự hỏi và đam mê, thì chẳng khác gì đã chết.”

Luôn giữ trong tâm sự khích lệ của Đức Đạt lai Lạt ma rằng, hãy khám phá những cách thức truyền tải sự đề cao giá trị con người vào nền giáo dục hiện đại, giáo sư Arthur cho rằng thực hành chính niệm có thể hỗ trợ, phát triển sự chú tâm và cân bằng cảm xúc. Nó cũng có thể trở thành một phương thức mang đến trí tuệ sâu sắc. Nó dẫn đến sự chuyển hóa thế giới xung quanhbản thân chúng ta bởi vì nó cho phép ta trưởng dưỡng sự đồng cảm, lòng vị thatâm từ bi.

blank

Geshe Ngawang Samten thuyết trình tại hội đàm Tâm thứcĐời sống XXVI tại Tu viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Ông đã nói về đưa sự đào tạo như vậy vào thực tế từ mẫu giáo thông qua quá trình giáo dục. Ông đã chỉ những tấm hình các trẻ nhỏ tham gia trong khóa đào tạo sự chú tâm, học cách tĩnh lặng nội tâm để lắng nghe tiếng côn trùng xung quanh. Ngay cả những trẻ em này đã có phản ứng tích cực với chính niệm. Ông nói:

"Chúng ta có một cơ hội tuyệt vời để dạy dỗ các trẻ em trong điều kiện riêng của các em chứ không phải là một người lớn. Chúng ta hãy cố gắng từ bi như cách mà ta nhìn thấy ở trẻ em."

Geshe Ngawang Samten bắt đầu bằng cách giải thích lý do tại sao các phương pháp tiếp cận thuận theo đạo đức thế tục mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất là một ý tưởng tuyệt vời.

"Nhiều người không biết tâm thức vận hành thế nào. Ví như, họ không biết rằng sự tức giận rất có hại cho sức khỏe. Họ có nhiều quan niệm sai về các trạng thái tinh thần. Những lầm sai đó có thể được xóa bỏ nếu chúng ta đề xuất giới thiệu về bản đồ tâm. Những thay đổi tích cực như vậy có thể trong tầm tay. "

Ngài cho rằng rằng khi đạo đức thế gian đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường học, chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến kết quả đạt được. Đại học Delhi, nơi mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ về lĩnh vực này trước đây, đang đưa giáo dục ý thức đạo đức và các giá trị của con người vào đào tạo mà không mang màu sắc tôn giáo. Đây là một dẫn chứng tại sao các phương pháp tiếp cận thế tục lại phù hợp. Dựa trên lý vô thường, một khía cạnh của thực tại, và lý duyên sinh, tính không, Phật giáo đã phát triển vô số các phương pháp khác nhau để rèn luyện tâm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giải thêm rằng:

"Tôi muốn chia sẻ mối quan tâm của tôi về đạo đức thế gian. Chúng ta ở nơi đây, ngoại trừ nhiệt độ rất nóng, còn lại mọi thứ khá thoải mái, nhưng nhiều nơi khác trên thế giới, nạn đói vẫn đang hoành hành. Nếu không có thay đổi, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối. Chúng ta cầu nguyện cho hạnh phúc của chúng sinh, nhưng với chúng ta dường như họ ở một nơi chốn khác xa lạ. Chúng ta cần tập trung vào những con người ở nơi đây và ngay bây giờ. Nếu chúng ta thực sự có thể từ bi hơn, lòng từ lan tỏa khắp, thì khắp cả thế giới sẽ được cải thiện. Vấn nạn dân số và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, đó chính là nguồn gốc tạo ra xung đột. Ở một mức độ nào đó cùng với việc mang lại sự phát triển, khoa học cũng góp phần dẫn tới khổ đau. Tôi thấy rằng có rất nhiều điều trong truyền thống Phật giáo có thể mang lại lợi ích, nhưng ở phạm vi toàn thể, sẽ không bao giờ có một ứng dụng phổ quát.

"Trong lĩnh vực giáo dục, những gì chúng ta hiện đang cần là một hệ đạo đức cho thế gian. Nếu không thực sự thay đổi, sẽ có những rắc rối khủng khiếp xảy tới. Chúng ta phải suy nghĩ về các thế hệ kế tiếp, giống như chúng ta, họ cũng sẽ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc.

"Chúng ta cần một ủy ban để xây dựng một chương trình giảng dạy về đạo đức thế gian, có thể được sử dụng trong hệ thống giáo dục, từ mẫu giáo đến đại học. Giáo trình này trước hết sẽ dựa trên bản đồ của tâm thức. Nó sẽ không chỉ dạy về điều đúng và sai, mà sẽ chỉ rõ các cảm xúc tiêu cực của chúng ta và những tác hại của chúng. Những gì chúng ta cần là những hình thức rèn luyện tinh thần bên cạnh việc rèn luyện thể chất.

"Tôi hài lòng khi được nghe về các dự án thí điểm khác nhau. Chúng ta không làm điều này để kỷ niệm hay phô trương, mà bởi vì một cuộc khủng hoảng thực sự đang diễn ra đòi hỏi phải có giải pháp lâu dài. Và trên hết mọi vấn đề đều bắt nguồn từ nơi trái tim. Nếu có thể lợi ích người khác, chúng ta hãy làm, còn nếu không thể thì ít nhất hãy tránh làm tổn hại tới họ ".

 

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com/news
(Contemplative Practice - His Holiness the Dalai Lama Participates in the 26th Mind & Life Meeting at Drepung - Day 5)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/07/2015(Xem: 13390)
05/10/2010(Xem: 79363)
21/07/2015(Xem: 18388)
01/06/2017(Xem: 29723)
12/06/2019(Xem: 14556)
06/04/2014(Xem: 19206)
29/01/2013(Xem: 42000)
16/08/2013(Xem: 14534)
05/01/2018(Xem: 13005)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.